MỤC LỤC
- Ông Khổng Lồ đúc chuông
- Cây mắc cỡ
- Người chồng bất nghĩa
- Con trâu bay
- Ông địa làng Bình Sùng
- Người vợ bé tài đức
- Săn chuột
- Núi Thị Vãi
- Vì con gà mà giết mẹ
- Ma Thần Vòng
- Con ong và con tu hú
- Người chết trả nợ cũ
- Cọp thổi sừng trâu
- Chùa Thầy Thiếm ở Núi Sập
- Thương nước thương dân
- Lộc Giác Chơn Nhơn
- Tham thì thâm
- Bà Kiêm Giao
- Cây Kỳ Nam
- Nhân tài của làng Ông Văn
- Cụ Đồ Chiểu giả điếc
- Ông Tăng Chủ nuôi cọp bạch
- Tích Bà Đen ở núi Tây Ninh
- Con gián, con nhền nhện
- Con vạc ăn đêm
- Theo thơ vận từ thứ
- Công chúa Mai Châu
- Hoàng hậu Tàu ở Việt Nam
- Xã Định kiện Bà Cố
- Ma rừng
- Bài thơ Chợ Quán
- Truyện Nghĩa Hổ
- Người rừng
- Đứa con thần
- Lọt sổ Diêm đình
- Người chết trả ơn
- Vợ khôn chồng dại
- Chồng giết vợ
- Con dơi
- Bộ râu còi
- Ông vua heo
- Thằng làm biếng gặp thời
- Thần linh phò hộ
- Con ngỗng có mồng trắng
- Sao Hôm Sao Mai
- La Sơn Phu Tử
- Bão lụt năm Thìn
- Cô hồn đền ơn
- Bông Thủy Tiên
- Ông Thần xã Đình Lập
- Con thỏ, con chim nắc nước, con muỗi
- Rụng lông vịt
- Hai ông quan thanh liêm
- Ăn mày xin vàng
- Anh bán vải
- Tích con chim Hít Cô
- Tích chùa Long Giáng
- Ông Vu Công trừ tà
- Con cọp và cậu học trò
- Tên trộm vịt
- Chuyện Thầy Thím
- Nữ anh hùng Bùi Thị Xuân
- Ăn trầu ngắt đuôi
- Kép Hứa Văn Hát Bội
- Thần Phạm Nhĩ hóa ra cọp
- Tích cây nhơn sâm
- Rắn già rắn lột
- Ông Huỳnh Mẫn Đạt
- Con cá nược
- Sự tích cá he hay cá nược
- Chó mực, ngựa ô
- Vần thơ yêu nước
- Núi Yên Tử ở Hải Dương
- Ông Nguyễn Mại xử án
- Thần đồng đầu thai
- Ông tiên sư làm nghề lọng
- Tích về cái yên ngựa
- Vương Thập xuống âm phủ
- Anh em họ Trương
- Thằng Cuội, Cây Đa
- Cá hóa long
- Tích con rệp
- Cái chuông, cái trống, cái mõ
- Kiếm Bạc Kiên Giang
- Thập Bát La Hán
- Sự tích Vũng Tàu
- Hổ huyệt
- Đứa con ăn mày
- Chợ Mảnh Ma Nam Định
- Bà Châu Thị Phú
- Giai ngẫu tự nhiên thành
- Ác báo
- Con rắn thần
- Ma chó
- Ông thầy tiên tri
- Tiên hóa thành … trâu
- Đôi sam
- Cọp được phong thần
- Loài khỉ chai đít
- Con kiến vàng
- Cô gái nhà giàu hóa thành con muỗi
- Rắn và rùa
- Tại sao nước biển mặn
- Mẹ gà con vịt
- Hầm vàng, hầm bạc
- Kiếp con tằm
- Sự tích trái thơm
- Tại sao con voi có vòi
- Cái bình voi
- Thần chết và thần sống đánh cờ
- Ông trạng lấy rùa
- Nàng chuột trinh tiết
- Gió biết tương tư
- Ba anh dốt làm thơ
- Con chó đá
- Giết chó khuyên chồng
- Người con chí hiếu
- Sinh con rồi mới sinh cha
- Anh khờ đi buôn
- Ba phần gia tài
- Chim bắt cô trói cột
- Cứu vật - vật trả ơn, cứu nhân - nhân trả oán
- Cái chân vịt
- Tích chim đa đa
- Cua, rùa, cá đuối
- Tích trái sầu riêng
- Ông tiến sĩ mọc lông dê
- Con mèo của Cống Quỳnh
- Chữ Đồng Tử
- Bầy thiêu thân
- Trái dưa hấu
- Chuyện quạ sói đầu
- Ông trạng mười hai tuổi
- Chim chèo bẻo
- Trạng Trình
- Cây khế bằng vàng
- Sự tích chùa Một Cột
- Thằng Lía
- Sự tích Hòn Vọng Phu
- Người thiếu phụ Nam Xương
- Cây đa bến cũ
- Truyện người lấy cóc
- Cái cân và cục máu
- Thần núi Tản Viên
- Kẻ trộm thành Phật
- Con rùa vàng
- Tích cái ống nhổ
- Bà Huyện Thủy Đường
- Cây tre trăm mắt
- Ông quan tuổi tý và con chuột bằng vàng
- Truyện con chó đá
- Tại sao cọp ghét mèo
- Sóng thần ở Phá Tam Giang
- Anh đánh cá và công chúa Thủy Tề
- Nhà sư và con cá kình
- Chuyện cá trê và con cóc
- Từ Thức gặp tiên
- Tích Nguyệt Lão tơ hồng
- Sự tích Tháp Bà
- Chuyện Thương Công Lê Văn Duyệt chém Lãnh Tạo
- Chuyện ông Cống Quỳnh
- Tích cây mía và lễ chiêu hồn
- Viên ngọc quạ
- Cọp hút á phiện
- Anh cả và anh hai
- Ông Cọp đình Tân Kiểng
- Ông Nguyễn Chất
- Bãi Ông Nam ở Cà Mau
- Sự tích Bà Mã Châu
- Đức hạnh của bà Thái Hậu Từ Dũ
- Chàng rễ khờ
- Cọp không biết trèo cây
- Mãng xà vương ở Tân Bằng
- Tiếng hát của Hà Ô Lôi
- Mạnh mẫu dạy con
- Truyện Phù Đổng Thiên Vương
- Thầy pháp sợ ma
- Dốt đặc hơn chữ lỏng
- Muôn sự của chung
- Con bạch trĩ
- Sự tích cây phướng
- Quẻ tử vi tốt xấu
- Lý Ông Trọng đánh giặc Hung Nô
- Người bán dầu
- Tích ông Bổn
- Ông Thổ địa Đằng Châu
- Truyện Phạm Tử Hư
- Sự Tích Mả Ngụy
- Truyện Ngọc Vân công chúa
- Người cõi trần xuống thăm địa ngục
- Hoàng đế bán hành
- Ông tổ nghề in là ai?
- Trạng Bùng, ông tổ nghề dệt Việt Nam
- Chuyện Phật Thích Ca và sự tích cây Nêu
- Ông Hoàng Tử Cam
- Huyền Trân công chúa và hai châu Ô, Lý
- Sự tích cây pháo
- Sự tích bông thủy tiên
- Truyện hai con ngỗng chung tình
- Hồn Trương Hoa, ma hàng thịt
- Ông Cống Quỳnh tiếp vua và sứ Tàu
- Người ăn khỏe nhất nước Nam
- Con thằng mõ làm quan trạng
- Cao nhân tất hữu cao nhân trị
- Truyện công chúa Liễu Hạnh
- Truyện thằng trời đánh
- Vì cười mà chết
- Sự tích chùa Thủ Huồn
- Ông tổ làm da ở Việt Nam
- Truyện kho vàng ở tỉnh Sơn Tây
- Người hóa thành chim
- Chuyện ni cô Tuệ Không
- Mài dao dạy vợ
- Núi Hàm Rồng ở Thanh Hóa
- Voi tập trận
- Đầm Tôm ở Thanh Hóa
- Hiền Vương giết người đẹp
- Con Trĩ, loài chim quý của Việt Nam
- Con tôm đền ơn
- Người khuất mặt ở rừng U Minh
- Gương vỡ lại lành
- Người đàn bà ghen tuông
- Đạo sĩ núi Na
- Cá thần và cá ma
- Con ranh, con lộn
- Quỷ thần bất trắc
Chương 6
Quý ròm đã giữ lời.
Buổi học chung thứ hai ngọt ngào như ướp mật. Không những không một tiếng quát, ngay cả một câu lớn giọng cũng không có. Thay vào đó là những tiếng thủ thỉ, rù rì nghe như tiếng gió reo trong lá.
Quý ròm biến thành một con người khác, điềm đạm, trầm tĩnh, hệt như có một chiếc đũa thần vừa chạm vào người nó.
Kể cả khi Tiểu Long không hiểu bài, cứ cãi chày cãi cối nó vẫn kiên nhẫn giảng đi giảng lại.
Chẳng hạn khi học về hình chữ nhật, Quý ròm nói:
- Một tứ giác có 3 góc vuông là hình chữ nhật.
Tiểu Long cãi ngay:
- Sao lại ba góc vuông? Bốn góc vuông chứ?
- Thì ai chả biết hình chữ nhật có bốn góc vuông! - Quý ròm ôn tồn - Nhưng khi làm toán, mình chỉ cần chứng minh nó có ba góc vuông là đủ!
Tiểu Long chớp mắt:
- Thế ngộ nhỡ góc thứ tư nó không vuông thì sao?
Bình thường gặp nhũng thắc mắc ngớ ngẩn như thế này, Quý ròm đã nổi cáu gắt ầm lên. Nhưng bữa nay, ông thầy nóng tính này đang quyết làm một cuộc cách mạng về phương pháp giảng dạy. Quý ròm không những không nổi nóng, lại còn mỉm cười rộng lượng:
- Đâu? Mày thử vẽ một tứ giác có ba góc vuông và một góc không vuông tao xem nào!
Tiểu Long lập tức cúi đầu hí hoáy.
Nguệch ngoạc một hồi, nó ngước mắt lên, cười lỏn lẻn:
- Ờ há! Nếu có ba góc vuông thì góc thứ tư nó cũng... tự động vuông theo!
- Tao đã nói rồi mà mày không tin!
Quý ròm khụt khịt mũi, vẻ giận dỗi. Nếu trước đây, đừng hòng moi được ở mồm nó một câu trách móc nhẹ nhàng như thế.
Cứ vậy, buổi học trôi qua một cách nhẹ nhàng, êm ả, thật chả bù không khí náo loạn như có giặc trước đây.
Cũng như lần trước, ngồi giảng bài mà cặp mắt Quý ròm cứ liếc chừng về phía cửa sau. Nhưng khác với tâm trạng nơm nớp lần trước, lần này Quý ròm mỏi mắt ngóng tìm hình bóng nhỏ Diệp cốt để khoe mẽ.
Nhưng xui cho Quý ròm, chiều nay chả hiểu nhỏ Diệp đi đâu biệt tăm biệt tích. Từ khi Tiểu Long bước chân vô nhà cho đến lúc nó ôm tập đi ra, nhỏ Diệp chẳng một lần thấp thoáng.
Quý ròm ức lắm. Lâu lâu, năm thì mười họa nó mới sắm vai tử tế trọn vẹn được một bữa, vậy mà nhỏ Diệp lại không có mặt để chứng kiến, thật hoài công!
Mãi gần đến giờ cơm, Quý ròm mới bắt gặp nhỏ Diệp ở đâu đằng trước lững thững đi vô.
- Mày đi đâu giờ này mới về? - Nghĩ đến công sức mình phải bỏ ra để nín nhịn Tiểu Long từ trưa đến giờ không được ai "thưởng thức", Quý ròm bực mình gắt.
Nhỏ Diệp rụt cổ:
- Em có đi đâu đâu!
Mặt Quý ròm hầm hầm:
- Không đi đâu mà biệt dạng từ trưa đến giờ?
Nhỏ Diệp chỉ tay ra cổng:
- Em chơi nhảy dây với mấy đứa bạn ngay đằng trước nhà đây mà!
Biết mình mắng oan cô em, nhưng đang lỡ trớn, Quý ròm nạt luôn:
- Mày thì lúc nào cũng dây với nhợ! Lớn tồng ngồng rồi mà cứ chơi trò con nít!
Nhỏ Diệp "hứ" một tiếng:
- Bọn con gái tụi em đứa nào chả chơi nhảy dây! Chứ không chơi nhảy dây thì biết chơi trò gì?
Quý ròm không phải là con gái. Mà trước nay nó cũng chẳng để ý xem bọn con gái thường chơi trò gì. Vì vậy, bị vặn vẹo thình lình, nó ngớ người một hồi rồi ậm ừ:
- Thiếu gì trò!
Nhỏ Diệp lườm ông anh:
- Như trò gì chẳng hạn?
- Trò gì hả? - Quý ròm gãi gãi đầu - Như trò ngồi xem... anh mình dạy học chẳng hạn!
- Ối trời ơi, cái đó mà gọi là trò! - Nhỏ Diệp bụm miệng cười hích hích - Mà chả cần xem em cũng biết anh dạy học như thế nào rồi!
Quý ròm quắc mắt:
- Dạy như thế nào?
- Thì giống như anh đang quát em đây nè! - Nhỏ Diệp vừa đáp vừa bước lui, đề phòng sấm sét thình lình nổ ra.
Sấm sét sém tí nữa nổ ra thật. Quý ròm nhích người tới và cung tay lên.
Nhưng sau một thoáng ngần ngừ, nó lại bỏ tay xuống. Nhỏ Diệp đã không tin mình có thể giảng bài một cách ôn tồn, hòa nhã, nếu bây giờ mình tỏ ra dữ dằn với nó, nó lại càng không tin! Quý ròm nghĩ bụng và nó lặng lẽ quay vào phòng sau khi buông thõng một câu:
- Để rồi xem!
Khi nói như vậy, Quý ròm định bụng sẽ chứng minh cho nhỏ Diệp thấy là nó đã suy nghĩ về ông anh lệch lạc như thế nào.
Buổi học kế tiếp, Quý ròm mừng rơn khi thấy nhỏ Diệp quanh quẩn trong nhà, chẳng đi đâu. Ôn bài xong, nó chạy xuống nhà sau phụ với bà lặt rau, bóc vỏ đậu, chốc chốc lại thò đầu lên nhà trên “quan sát” lớp học của ông anh.
Giả bộ như không biết có người nhìn trộm, Quý ròm cắm cúi viết viết vẽ vẽ, vừa hí hoáy vừa kiên trì giảng bài cho Tiểu Long từng li từng tí, tất nhiên bằng âm điệu ngọt ngào nhất mà nó có thể có được.
Sự thay đổi thái độ của Quý rờm khiến Tiểu Long vô cùng phấn khởi. Buổi học hôm trước, chính nhờ Quý ròm hướng dẫn từ tốn và nhẹ nhàng mà Tiểu Long hiểu bài được chút chút. Tiểu Long không ảo tưởng rằng nếu cứ học hành êm thắm như thết này, trước sau gì trình độ của nó cũng sẽ được cãi thiện.
Nhưng cái mầm hy vọng của Tiểu Long vừa nhú lên chưa kịp đâm chồi nảy búp đã nhanh chóng bị ông thầy của mình vùi dập tơi tả.
Quý ròm vẫn chứng nào tật nấy.
Đã quyết kiềm chế mọi nóng nảy để Tiểu Long khỏi trách cứ và giận dỗi, để nhỏ Diệp phải trố mắt ngẩng ngơ nhưng rốt cuộc Quý ròm đã không thực hiện nổi ý định đệp đẽ của mình. Dường như đối với nó, đóng vai hiền lành được một buổi đã là quá sức. Tới buổi thứ hai, nó không còn chịu đựng nổi “công việc nặng nề” đó. Bảo nó dạy mà đừng hò hét khác nào bảo các vũ công nghe nhạc mà đừng nhịp chân. Nó cứ thấy bứt rứt thế nào.
Thực ra thì trong mấy chục phút đầu, Quý ròm cũng đã cố nhỏ nhẹ lắm lắm. Những gì Tiểu Long không hiểu, nó tự bắt mình nhẫn nại giảng đi giảng lại cả chục lần. Trước những thắc mắc cực kỳ ngớ ngẩn của thằng bạn lờ khờ này, nó cũng sẵn sàng bấm bụng giải đáp không sót một câu.
Nhưng đến khi học qua bài hình thoi, thì Quý ròm không còn giữ bình tĩnh nổi.
Quý ròm định nghĩa:
- Hình thoi là hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau.
Vừa nòi Quý ròm vừa vẽ ra giấy một hình bình hành. Xong, nó bôi đi một khúc để hai cạnh đáy bằng với hai cạnh bên, rồi hỏi:
- Mày có thấy ở hình bình hành này, các cạnh kề bằng nhau không ?
Tiểu Long gật đầu:
- Thấy.
- Vậy đó là hình gì?
Tiểu Long hít vô một hơi:
- Hình bình hành.
- Trời đất! – Quý ròm vò đầu, cố kiềm giọng – Tao mới vừa bảo mày hình bình hành mà có hai cạnh kề bằng nhau thì đó là hình thoi kia mà!
Nhưng cái hình thoi vẽ trong sách đâu phải dậy! – Tiểu Long tròn mắt – Cái đỉn nó phải quay lên trên như đầu con diều giấy của tụi con nít thì mới đúng là hình thoi chứ?
Nãy giờ giảng khô cả họng, Quý ròm đã bực. Giờ lại thấy tên học trò thì chậm mà lại ham cải bướng, nó hết dằn nổi, liền lớn giọng gầm gừ:
- Vậy theo mày, cái hình này không phải là hình thoi phải không?
Thấy mặt ông thầy bất thần đổi sắc, Tiểu Long hơi ngán. Nhưng nó vẫn cố biện bạch:
- Thì là hình thoi! Nhưng khi nào đỉnh nó quay lên trời thì nó là hình thoi. Còn khi nó nằm ngang như thế này thì nó là… hình bình hành!
- Hình bình hành cái đầu mày!
Quý ròm nổi cơn lôi đình. Nó quên béng mất nó đang phải “trình diễn” một bộ mặt tươi tắn trước vị khán giả đang thập thò trong bóng tối là nhỏ Diệp. Giọng Quý ròm tiếp tục bốc lửa:
- Nếu nó đã là hình thoi thì dù quay tới quay lui quay xuôi quay ngược gì nó cũng cứ là hình thoi! Cũng như mày đã là thằng Tiểu Long thì dù có nằm ngang nằm ngửa hay thậm chí chúc đầu mày xuống đất, mày cũng vẫn là thằng Tiểu Long chứ chẳng thể biến thành… thằng Quý ròm được!
Thấy Quý ròm đột nhiên hét sùi bọt mép, lại lôi mình ra quay vòng vòng để làm ví dụ, Tiểu Long ức lắm.
Nếu như bữa trước, gặp cảnh này, nó đã xô ghế đứng dậy bỏ về rồi. Nhưng sáng hôm qua, Quý ròm mới nhắc nó về cái vụ ngoéo tay cam kết học chung. Đó là chưa kể cái điều khoản oái ăm “không được bỏ học dù xảy ra bất cứ chuyện gì” mà ngay từ hôm “khai giảng” Quý ròm đã tinh quái đề ra để “trói tay trói chân” nó.
Tiểu Long biết mình mắc bẫy thằng ròm, nhưng nó không muốn nuốt lời, mặc dù Quý ròm nuốt lời lia lịa. Quý ròm hứa sẽ không quát tháo nhưng nó chỉ giả vờ êm ái được có một ngày, sau đó nó quát còn lớn hơn. Nhưng Quý ròm là “nhà ảo thuật”, Tiểu Long không muốn so bì với nó. Tiểu Long là một võ sĩ. Người luyện võ bao giờ cũng trọng tín nghĩa. “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”, đó là tinh thần của người hiệp sĩ mã thượng.
Chính vì cái tinh thần “một lời đã nói, bốn ngựa khó theo” đó mà hôm nay Tiểu Long mím môi ngồi im, mặc cho Quý ròm nói hành nói tỏi.
Tất nhiên Quý ròm chẳng biết thằng bạn mình đang nghĩ gì trong đầu. Miễn thấy Tiểu Long không trở chứng đòi về là nó khoái rồi.
- Hiểu chưa hả, ngốc tử?
Quý ròm khịt mũi. Nó chẳng buồn e dè hay giữ kẻ nữa.
- Hiểu.
Tiểu Long gật đầu bừa.
Kể từ giây phút đó, Quý ròm hỏi gì, Tiểu Long cũng la “hiểu”, mặc dù nó chả hiểu gì sất. Đầu nó cứ ong ong như có hàng chục con ruồi đang bay ở trỏng.
Có tài thánh Quý ròm mới biết được điều đó. Nó sướng rên trong bụng khi thấy mình giảng tới đâu, tên học trò to xác của mình mau mắn gât đầu tới đó.
Chỉ đến cuối buổi học, kêu Tiểu Long nhắc lại những định lý, thấy thằng này ngẩn tò te, Quý ròm mới bật ngửa.
- Trời ơi là trời! Đất ơi là đất! – Quý ròm đưa tay vò đầu, miệng mếu xệch – Nãy giờ cái tay lừa của mày để đâu, sao không chịu vểnh lên nghe tao giảng hở trời?
- Thì tao vẫn để trên đầu chứ đâu!
Tiểu Long nén giận, đáp. Miệng nó cũng mếu xệch không thua gì miệng Quý ròm.