EBOOKS » Vũ Hoàng Chương » Ta Đã Làm Chi Đời Ta
Tâm tư thời đại
Nữ sĩ Thanh Quan trước đây hơn một thế kỷ đã cất tiếng não nuột khóc thành Thăng Long, cảm thương cho nó trải từ Lý, Trần vẫn thường oanh liệt sắm vai trò Đế Đô, rồi chẳng tội tình gì cũng bị chấm dứt vai trò ấy một cách tàn nhẫn:
Tạo Hóa gây chi cuộc hí trường!
Đến nay thắm thoát mấy tinh sương…
Thế là từ cuối thế kỷ thứ mười tám, kinh đô nước Việt dời vào Thuận Hóa tức Huế đô mà cũng thường được gọi bằng một cái tên văn vẻ: Phượng Thành. Đối lại với Long Thành!
Khoảng 1947, nhân dịp tản cư, người viết bài này có duyên được đọc bài thơ Qua Huế cảm tác của nữ sĩ Mộng Thiên, và cứ chiếu theo năm vần của nữ sĩ họa lại như sau đây, gọi là nối dòng dư lệ của Thanh Quan, một đàng khóc thành Rồng, một đàng khóc thành Phượng:
Nửa gánh gươm đàn tới Đế đô
Mưa liền sông tạnh tưởng vào Ngô.
Bìm leo cửa khuyết, ai ngờ rứa
Rồng lẩn mây thành, chẳng thấy mô.
Lăng miếu tỉnh chưa hồn cựu mộng?
Vàng son đẹp nhỉ bức dư đồ!
Tiếng chuông Thiên Mụ riêng hoài cảm
Tốt đã vào cung… loạn thế cờ.
Câu thứ hai vì vần "Ngô" khó quá, không họa thẳng được, nên phải cầu cứu đến thơ Đường:
Hàn vũ liên giang dạ nhập Ngô…
Câu ba câu bốn đều ám chỉ việc vua B. Đ. thoái vị đi lưu vong và triều Nguyễn cũng đồng thời chấm dứt.
Câu tám đã nói màu đến thời sự: T.H.L. và C.H.C. vào Huế tước ấn kiếm Hoàng đế. Việc xảy ra cuối năm 1945.
Thời gian không ngừng trôi, cuộc biển dâu lại tiếp diễn. Giữa năm 1954, kẻ viết bài này đã theo trăm họ vào Nam.
Thị trấn Sài Gòn, thường gọi nôm na là Bến Nghé, vụt trỗi dậy sắm vai trò lịch sử của Thăng Long, Thuận Hóa trước kia; đã trở thành kinh đô Nước Việt, có quốc tế thừa nhận rõ ràng.
Hà Nội (tức Thăng Long), Thuận Hóa (tức Phượng Thành), Sài Gòn (tức Bến Nghé)… Chặng đường lui xuống phương Nam ấy, biết có khơi dậy cảm xúc cho ai chăng, riêng Vũ Hoàng Chương thì chỉ biết ghi nhận một nét tâm tư thời đại:
Long Thành đâu nhỉ? Phượng Thành mô?
Lê, Nguyễn: Hai giòng lệ cố đô.
Lệ chảy, chảy xuôi tràn Bến Nghé
Giựt mình… Nam Hải sóng lô xô.
Tạo Hóa gây chi cuộc hí trường!
Đến nay thắm thoát mấy tinh sương…
Thế là từ cuối thế kỷ thứ mười tám, kinh đô nước Việt dời vào Thuận Hóa tức Huế đô mà cũng thường được gọi bằng một cái tên văn vẻ: Phượng Thành. Đối lại với Long Thành!
Khoảng 1947, nhân dịp tản cư, người viết bài này có duyên được đọc bài thơ Qua Huế cảm tác của nữ sĩ Mộng Thiên, và cứ chiếu theo năm vần của nữ sĩ họa lại như sau đây, gọi là nối dòng dư lệ của Thanh Quan, một đàng khóc thành Rồng, một đàng khóc thành Phượng:
Nửa gánh gươm đàn tới Đế đô
Mưa liền sông tạnh tưởng vào Ngô.
Bìm leo cửa khuyết, ai ngờ rứa
Rồng lẩn mây thành, chẳng thấy mô.
Lăng miếu tỉnh chưa hồn cựu mộng?
Vàng son đẹp nhỉ bức dư đồ!
Tiếng chuông Thiên Mụ riêng hoài cảm
Tốt đã vào cung… loạn thế cờ.
Câu thứ hai vì vần "Ngô" khó quá, không họa thẳng được, nên phải cầu cứu đến thơ Đường:
Hàn vũ liên giang dạ nhập Ngô…
Câu ba câu bốn đều ám chỉ việc vua B. Đ. thoái vị đi lưu vong và triều Nguyễn cũng đồng thời chấm dứt.
Câu tám đã nói màu đến thời sự: T.H.L. và C.H.C. vào Huế tước ấn kiếm Hoàng đế. Việc xảy ra cuối năm 1945.
Thời gian không ngừng trôi, cuộc biển dâu lại tiếp diễn. Giữa năm 1954, kẻ viết bài này đã theo trăm họ vào Nam.
Thị trấn Sài Gòn, thường gọi nôm na là Bến Nghé, vụt trỗi dậy sắm vai trò lịch sử của Thăng Long, Thuận Hóa trước kia; đã trở thành kinh đô Nước Việt, có quốc tế thừa nhận rõ ràng.
Hà Nội (tức Thăng Long), Thuận Hóa (tức Phượng Thành), Sài Gòn (tức Bến Nghé)… Chặng đường lui xuống phương Nam ấy, biết có khơi dậy cảm xúc cho ai chăng, riêng Vũ Hoàng Chương thì chỉ biết ghi nhận một nét tâm tư thời đại:
Long Thành đâu nhỉ? Phượng Thành mô?
Lê, Nguyễn: Hai giòng lệ cố đô.
Lệ chảy, chảy xuôi tràn Bến Nghé
Giựt mình… Nam Hải sóng lô xô.
nguồn: talawas.org
BOOK COMMENTS
6.5/7 - 2 ratings