CLOSE
Add to Favotite List
EBOOKS » Vũ Thị Dạ Thảo » Mùa Thu Không Trở Lại


Chương 12

Ông Hưng ngồi ngả lưng vào nệm ghế xe, mắt không rời những hàng số biên chi chít trên cuốn sổ tay. Cuốn sổ bìa lem luốc, dính đầy dầu mỡ bởi nó được cất dấu ở 1 nơi mà người nhà ông không hề để ý tới, đó là đáy thùng đồ nghề sửa xe.

Cả hơn 1 nay những là thư ông gởi đi sang Pháp, rồi những lá thư từ Pháp gởi về đã mang theo những nỗi lòng u ủan của 2 tâm hồn yêu thương nhau nhưng duyên phận không tròn. Cũng may những lá thư ấy đều nằm trong vòng bí mật nên ông và người tình năm xưa mới còn dịp để bày tỏ với nhau những nỗi lòng thương nhớ. Thu cứ thúc giục ông nhín chút thời giờ sang thăm nàng, nhưng nàng đâu biết hoàn cảnh của ông bây giờ như cá nằm trong chậu, mọi phương tiền đều bị bà vợ tinh quái kiểm soát gắt gao.

Đôi lần trước sự chê trách của lương tâm, hào khí của 1 người đàn ông chợt bùng dậy. Ông muốn dành lấy quyền tự do của mình để thực hiện những điều ông mơ ước, nhưng mỗi lần như thế, ông e ngại khi nghĩ tới những đứa con của ông sẽ nghĩ ông ra sao khi ông ngang nhiên coi thường mẹ của chúng để đi thăm người tình cũ.

Cuối cùng ông phải thực hiện hoài vọng của mình bằng những hành động lén lút. Ông không muốn cho gia đình ông biết những chuyện ông đang làm, ông cũng không muốn cho người tình của ông biết là ông không có 1 xu dính túi để mua được 1 vé máy bay qua thăm nàng.

Đọc những lá thư của Thu, với lời lẽ của 1 kẻ đã chán mùi trần thế khiến ông cảm thấy thương nàng vộ hạn. Lá thư nào cũng vậy, nàng cũng nhắc ông 1 câu nói thật tội nghiệp mà lần nào đọc, ông cũng khóc:

"Anh yêu dấu, bây giờ, tuổi đời trên vai 2 đứa chúng mình mỗi lúc càng chồng chất lên thêm, tóc chúng ta đều nhuốm bạc. Chúng ta đang đứng ở trên triền dốc đi xuống của ngọn đồi cuộc đời, chẳng biết lúc nào THượng Đế bắt chúng mình xa lìa nhau. Hãy dành chút thì giờ sang thăm em nghe anh, sớm lúc nào hay lúc đó. Đây cũng là ước nguyện duy nhất của đời em...

Ông Hưng đã cất dấu những lá thư ấy ở bên phòng của Mành. Thỉnh thoảng ông lấy, lén ra xe, rồi lái đến 1 công viên vắng đọc lại tất cả, rồi lại viết thư trả lời, những là thư đong đầy nước mắt của 1 người đàn ông đa sầu, đa cảm.

Cho tới ngày hôm nay, sự cặm cụi làm việc vất vả của ông từ bao lâu nay đã có kết quả. Số tiền mà Mành giữ hộ ông đã lên tới hơn 5000 đồng, ông có thể mua 1 vé máy bay khứ hồi, 1 món quà cho Thu và đi chơi với nàng vài ngày bên Paris. Chỉ vài ngày thôi, sự hạnh ngộ đối với ông như thế cũng đã hạnh phúc tuyệt vời rồi.

Ông sẽ được cầm tay người ông yêu, được nhìn lại nụ cười, ánh mắt đã từng làm hồn ông xao xuyến, được bày tỏ nỗi lòng thương nhớ của ông trong khung trời Paris thơ mộng.

Ông Hưng gấp quyển sổ tay lại, ông nổ máy chạy tới 1 shopping lớn. Dù không có nhiều tiền, nhưng ông muốn món quà của ông mua phải mang nhiều ý nghĩa. Muốn thế, ông phải lo đi nhìn ngắm, khảo giá trước khi bỏ tiền mua.

Buổi chiều, ông HƯng trở về chung cư, ông sang bên phòng Mành gõ cửa, ông Thòong nở nụ cười tươi khi thấy ông bạn già hàng xóm:

- Mời ông Hưng vào chơi.

Ông HƯng bước vào trong nhìn quanh phòng rồi cất tiếng hỏi:

- Có cậu Mành ở nhà không?

Ông Thòong rót ly nước trà ra mời khách:

- Thằng Mành nó mới ra khỏi nhà cùng với cô Loan con gái ông đó mà.

Câu nói của ông Thòong khiến ông Hưng hơi thắc mắc nhưng không tiện hỏi. Ông đã hẹn gặp Mành ở công viên đằng sau chung cư, nếu Mành đi với Loan trở về thì lại kẹt cho ông. Ông ngồi xuống chiếc ghế sắt thừ người nghĩ ngợi, ông Thòong bưng nước tách trà để lên bàn, mời ông Hưng rồi cất tiếng hỏi:

- Sao hồi này người ta cứ gởi lộn thư của ông sang nhà tôi hoài. Sáng nay cũng mới nhận được 1 cái, tôi mới kêu đứa con gái nhỏ của ông sang lấy.

Câu nói của ông Thòong khiến ông Hưng giật nẩy người:

- Sao? Ông nói cái gì?

- Thì mấy lá thư gời lộn địa chỉ, tôi đã kêu con gái ông qua lấy rồi, bộ nó chưa đưa cho ông hả?

Ông Hưng toát mồ hôi hột:

- Tôi tưởng cậu Mành nói cho ông biết việc này rồi chớ?

- Nó có nói gì với tôi đâu, mọi bữa thì nó vẫn lấy thư, nhưng thỉnh thoảng tôi cũng xuống lấy cho nó.

Ông Hưng bật người ra đằng sau, mắt ông hoa lên, 1 màn tối đang bao phủ những dự tính của ông về chuyến viễn du. Tại sao ông lại không chịu nghĩ tới trường hợp ông Thòong xuống lấy thư rồi đưa lại cho con gái ông. Thế này thì lộ chuyện hết rồi còn gì, ông Hưng giơ tay lau mồ hôi trán:

- Ông kêu con gái tôi qua lấy thư mấy lần rồi:

- Chừng bốn năm lá gì đó.

Ông Hưng cảm thấy chân tay mình bủn rủn, mấy lá thư tình bắt được chắc chắn là vợ ông đã mở ra xem hết mà bà ta không la lối rùm beng lên thì đủ biết là vợ ông đang tính toán âm mưu gì trong đầu đây.

Nhớ lại hình ảnh dữ tợn của vợ trong vụ đánh ghen hồi xưa, tim ông Hưng se thắt lại. Miệng ông đắng ngắt, bây giờ ông phải đối phó với cơn thịnh nộ của vợ như thế nào đây.

Ông Hưng chào ông Thòong rồi thơ thẩn bước ra khỏi cửa, trở về phòng mình. Mấy căn phòng trống vắng, ông Hưng ngồi xuống ghê salong nơi phòng khách thừ người nghĩ ngợi. Đã tới nước này thì ông không còn chần chừ nữa, tiền nong dành dụm như thế cũng đủ, có lẽ ông phải liều mạng ra đi như ngày con trai trẻ ông đã trở về SG để gặp Thu. Nếu cứ lần lựa, chắc chắn vợ ông sẽ có nhiều mưu kế để ngăn cản ông. lúc đó ông có muốn đi cũng khó. NHưng muốn ra đi thì lấy cớ gì cho hợp lý để đi xa nhà khoảng 1 tuần lễ đây?

Ông Hưng thở dài chán nản, phố xá đã lên đèn. Ông Hưng giơ tay xem đồng hồ, rồi đi xuống tầng dưới, lái xe ra cái công viên nhỏ sau chung cư chờ Mành. Thời gian lặng lẽ trôi qua, ông Hưng hết nhìn trời rồi lại nhìn cây, lòng ngổn ngang trăm mối tơ vò. Ông có cảm tưởng như ông đang đóng 1 pha trong phim trinh thám nào đó. Chừng 1 tiếng đồng hồ sau, Mành lái xe tới, gã chui vào xe ông Hưng, trên tay cầm 1 gói giấy trắng. Ông Hưng hỏi:

- Lúc nãy cậu đi với con Loan nhà tôi phải không?

- Dạ cháu đưa cô ấy ra tiệm rồi.

Mành đưa cái gói cho ông Hưng:

- Cháu mới lãnh nhà băng 5200 đồng cho bác đây, toàn giấy 100 không, bác đếm lại đi.

Ông Hưng cầm lấy cái bọc:

- Cậu đếm rôi thì tôi khỏi đếm, cám ơn cậu nhiều lắm. Sự giúp đỡ của cậu tôi không bao giờ quên.

Mành mỉm cười:

- Cái này là công lao của bác chớ cháu có giúp gì đáng kể đâu.

- Không có cậu giúp thì làm sao tôi có việc làm để kiếm ra số tiền này.

- Thấy bác làm việc nặng nhọc, cháu cũng áy náy lắm, nhưng cháu không thể tìm được công việc nào nhẹ hơn cho bác được.

- Nặng nhọc vẫn còn hơn là không có việc, làm việc lén lút như thế này đó là điều tôi không bao giờ muốn cả, nhưng đầy là vạn bất đắc dĩ. Có thể sau này tôi sẽ không phiền cậu nữa.

Mành nắm lấy tay ông Hưng:

- Bác đừng nói như vậy, ngày nào cháu còn ở chung cư này thì ngày đó cháu sẵn sàng giúp bác mọi chuyện.

Hai người nói chuyện 1 lúc rồi chia tay nhau, ông Hưng về nhà cất dấu gói tiền ở dưới đáy thùng đồ nghề sửa xe ở dưới gầm giường.

Tất cả mọi thứ đã sẵn sàng, nhưng không hiểu sao lòng ông vẫn cứ dùng dằng chưa dám có quyết định mua vé máy bay để lên đường du lịch. Tối hôm đó, ông đem giấy bút vào 1 quán cafe vắng viết cho Thu 1 lá thơ thật dài. Chỉ là 1 bức thơ tâm tình, nhưng chưa dám hẹn chắc chắn với nàng chuyến sang Pháp của ông.

Viết xong lá thư, ông Hưng ngồi trầm ngâm bên ly cafe đắng. Âm thanh êm dịu của những bản nhạc cổ điển hoà tấu làm lòng ông càng buồn thấm thía khi nhớ lại kỷ niệm xa xưa. Cũng những bản nhạc như thế này, ông và Thu đã từng ngồi bên nhau ăn kem và uống nước trong những nhà hàng lịch sự ở SG. Không biết giờ này Thu đang làm gì nhỉ? nàng có nhơ đến ông như ông đã nhớ thương về nàng.

Ông Hưng cầm ly cafe lên nhấp 1 ngụm, mặt buồn rười rượi. Thật ra bởi còn nể sợ vợ, ông mới phải làm những công việc này trong âm thầm. Ông định bụng sẽ chỉ qua thăm Thu 1 vài ngày rồi trở về trong bí mật cho ông lấy lại sự thoải mái về tinh thần mà tiếp tục sống bên người vợ tối ngày chỉ biết đếm tiền. Nhiều lúc ông ước ao phải chi vợ ông có tâm hồn lãng mạn chỉ bằng 1 phần 10 của Thu thôi, thì có lẽ cuộc sông vợ chồng của ông còn thơ mộng đôi chút.

Ý tưởng sang thăm Thu đã thúc giục ông nhiều lần nhưng không hiểu sao ông chưa dám thực hiện ngay, ông sợ vợ? ông sợ các con? Hay tâm trạng của 1 người đàn ông yếu tinh thần, khuyên nhủ ông nên chấp nhận 1 cuộc sống yên phận? ngần ấy câu hỏi ông thể trả lời được.

Uống xong ly cafe, ông lái xe rời khỏi quán. Trời đã gần khuya, ông ghé ngang thùng thư bỏ lá thư vừa viết vào, rồi lái xe trở về nhà.

Mọi người đã đi ngủ hết, ông Hưng vào phòng ăn nhìn chiếc bàn trống trơn, mọi món đồ ăn được cất trong tủ lạnh chứ không bày ra ngoài như mọi khi. Ông Hưng mở cánh cửa tủ lạnh, lặng lẽ nhìn những dĩa thức ăn còn dư 1 lúc rồi đóng cửa lại. Suốt buổi chiều nay ông cũng chưa ăn gì, nhưng bụng ông không cảm thấy đói.

Ông Hưng vào nhà tắm nhẹ nhàng rửa mặt mũi rồi trở vào phòng mình, nhưng cửa phòng ngủ vợ chồng ông đã đóng, 1 miếng giấy nhỏ gắn nơi cửa có hàng chữ của vợ ông:

"Kể từ tối nay ông ra ngoài phòng khách mà ngủ, đừng làm rộn giấc ngủ của người khác. Mền, gối tui để sẵn ngoài ghế sa lông cho ông rồi đó."

Ông Hưng khẽ thở dài, quay gót trở vào phòng khách buông mình nằm xuống chiếc ghế nệm dài, vắt tay lên trán suy nghĩ miên man.

Sáng hôm sau, ông Hưng thức dậy, chạy bộ ra công viên tập vài động tác thể thao. Khi trở về nhà thì các con ông đã ngồi quây quần bên chiếc bàn ăn bữa điểm tâm với bà Hưng. Mặt bà lạnh như tiền, 2 đứa con gái cũng không nói với ông 1 câu. Thằng Quang thì nhìn ông mắt lấm le, phần ăn sáng của ông mọi ngày không thấy có ở trên bàn. Để phá tan bầu không khí ngột ngạt, ông Hưng hắng giọng rôi cố tạo bộ mặt vui vẻ cất tiếng hỏi:

- Hôm nay thứ 7, trời đẹp các con có muốn đi chơi đâu không?

Hai đứa con gái im lặng, bình thản ăn, chỉ có thằng Quang mừng rỡ reo lên:

- Có, ba cho con đi coi Baseball nghe ba.

Ông Hưng cười xoà:

- Cái đó má con và các chị đâu có thích. Mình đi giải trí tập thể, chẳng hạn như đi picnic.

Ông quay sang 2 đứa con gái:

- Loan, Phượng, các con có muốn đi không?

Hai đứa con gái lắc đầu, không thèm nhìn cha, vẫn cắm cúi ăn. Ông Hưng hơi ngạc nhiên hỏi lại 2 cô con gái:

- Hai đứa tụi bay sao hôm nay kỳ cục vậy?

Bà Hưng chỉ chờ có thế, lườm chồng:

- Kỳ cục làm sao thì tự ông biết lấy, hỏi làm gì?

Ông Hưng quay sang vợ, hơi cau mày:

- Cả bà nữa, tối hôm qua mắc chứng gì mà liệng chăn gối của tôi ra ngoài phòng khách vậy?

Bà Hưng trả lời nhát ngừng:

- Tui không muốn ông về khuya lắc khuya lơ đánh thức tui dậy.

- Bà 1 giường, tôi 1 giường, mắc mớ đụng chạm gì tới bà làm bà thức dậy đâu?

Câu nói của chồng khiến bà Hưng nổi giận:

- Bây giờ ông mê con đĩ ngựa đó rồi tính nói móc tui hả. Tui nói cho ông biết, từ nay trở đi tui cũng không còn coi ông là chồng nữa. Ông ngủ bờ ngủ bụi đâu thì ngủ, đừng có vô chung phòng với tui nữa.

Những lời nói thẳng của vợ như 1 gáo nước lạnh tạt vào mặt khiến ông Hưng hơi ngượng với đám con cái:

- Hôm nay sao bà lại có thái độ thù hận tôi là thế nào?

Bà Hưng lớn tiếng:

- Thù hận là còn phước cho ông, chớ tui đang muốn ông chết phứt cho rồi.

- Tại sao bà ăn nói kỳ cục vậy?

Bà Hưng đứng dậy, hay tay chống nạnh, mắt quắc lên nhìn chồng:

- Ông là 1 người chồng khốn nạn, 1 người cha vô trách nhiệm có biết không?

Ông Hưng cảm thấy toàn thân ông giá lạnh:

- Bà ăn nói giữ lời 1 chút coi chừng lối xóm họ nghe thấy họ cười cho bây giờ.

Bà Hưng cười khẩy:

- Tui đang muốn cho lối xóm chung quanh biết cái bản mặt con người tồi tệ của ông, già đầu rồi mà còn đem tiền cho gái.

Ông Hưng sấn tới gần vợ:

- Bà nói cái gì kỳ cục vậy?

- Nói thiệt cho ông nghe, bấy lâu nay ông trổ mòi thư từ với con đĩ ngựa Thu là tui thấy hết trơn rồi, tui còn chưa tính với ông thì ông lại dâu đút tiền bạc cho nó.

Ông HƯng gân cổ lên cãi:

- Bà nói tui dấu đút cái gì?

Bà Hưng cười mũi, quay sang 2 đứa con gái:

- Tụi bay thấy thằng cha già này lớn họng chối chưa. Phượng vào trong phòng má lấy bằng chứng ra đây.

Phượng buông ly sữa trên tay xuống bàn, xô ghế đứng dậy đi nhanh vào trong phòng mẹ lấy ra 1 gói giấy đưa cho bà Hưng. Ông Hưng rụng rời tay chân khi thấy gói đựng tiền mặt của ông dâu dưới đáy thùng đồ nghề sửa xe hơi đã bị vợ phát hiện. Thùng đồ nghề sửa xe chỉ có ông là lục tới, sao vợ ông lại biết ông dấu tiền ở đó.

Bà Hưng quăng mạnh gói giấy xuống mặt bàn:

- Cái gì đây? ông trả lời choi tui đi.

Ông Hưng im lặng trước những cặp mắt của vợ và đám con, bà Hưng cười mũi:

- Cũng may hôm qua ông Thòong qua đây mượn cái búa mà thằng Quang đã phát giác ra gói giấy này để tuốt sâu dưới đáy thùng. Đúng là thiên bất dung gian mà, ông thử trả lời tui nghe ông tính làm gì với số tiền lớn lao này?

Ông Hưng cảm thấy cơ thể mình rã rời, ông không sợ những lời trách móc cay cú của vợ, nhưng ông cảm thấy ngượng trước những ánh mắt nghi ngờ của lũ con ông. Làm sao ông có thể giải thích nỗi lòng của ông cho chúng nó hiểu.

Giọng nói của bà Hưng vẫn sang sảng, không buông tha chồng:

- Tụi bay thấy ba tụi bay chưa? Tiền bạc không cho con cái xài lại đem cho con đĩ ngựa đó hưởng. Thử nghĩ coi, ông có đáng cho tụi bay kính trọng không?

Ông Hưng có cảm tưởng như vừa bị vợ xô xuống 1 vực sâu, những lời buộc tuôk đầy ác ý đã cố tình tách rời ông ra khỏi tầm ảnh hưởng của lũ con, vẽ trong đầu chúng hình ảnh người cha xấu xa, đê tiện. Cuộc sống trên đất nước văn minh ngày nay đã tạo môi trường thuận tiện cho những đứa con phát triển về ý thức tự do cá nhân, sự bất phục tùnh cha mẹ đã tiềm ẩn sẵn trong đâu chúng. Bây giờ người vợ vô tình bêu xấu chồng trước mặt con cái, lũ trẻ sẽ lấy cớ đó mà cãi lại người cha. Người nắm quyền hành và có oai nhất trong nhà để giáo dục con cái đã bị hạ bệ thì làm sao người mẹ đủ khả năng để điều khiển chúng.

Ông Hưng khẽ thở dài, lòng ông đau như cắt. Cũng tại ông hèn yếu mà tình duyên giữa ông và Thu bị dở dang, bây giờ những dự tính gặp gỡ cũng không thành tựu. Có lẽ số mênh đã an bà như vậy rồi, Thu ơi, anh yếu đuối quá, anh không muốn bỏ bê gia đình, nhưng anh cũng không muốn xa em. Anh muốn trọn cả đôi bề, nhưng dường như trời bắt chúng ta phải xa nhau trong nhớ thương ray rứt, đó là 1 đau khổ khủng khiếp nhất cho anh. Một kế hoạch đã phải chuẩn bị gần cả năm trời mới thành tựu, bây giờ chỉ 1 sơ hở tiêu tan thành mây khói. Kế hoạch sang Pháp lần đầu tiên đã bị đổ bể, làm sao ông có thể thực hiên 1 chuyến thứ 2 trơn tru và trót lọt được đây. Cũng may là ông chưa quyết định dứt khoát ngày đi, chứ nếu vợ và các con ông lại tìm thấy cái vé máy bay dấu nơi đây thì ông hết đường chối cãi.

Thấy chồng vẫn im lặng, bà Hưng tấn công thêm:

- Sao tui hỏi ông không trả lời? Bộ trúng tim đen ông sao?

Ông Hưng kéo chiếc ghế dựa cạnh đầu bàn, uể oải ngồi xuống:

- Tôi chẳng cố ý đem tiền bạc cho ai cả, số tiền này là tôi dành cho sắp nhỏ 1 niềm vui bất ngờ vào dịp Tết và Giáng Sinh.

Sáu cặp mắt của 3 đứa con chợt sáng lên, bà Hưng bỉu môi:

- Ông chạy tội hay thiệt, bộ ông tính mua quà bạc ngàn cho tụi nó hay sao?

- Tôi không mua quà, nhưng tôi sẽ tặng cho mỗi đứa 1 quyển sổ tiết kiệm.

Ba đứa con vỗ tay, mặt chúng hí hửng, những ánh mắt nghi ngờ nhìn cha không còn nữa. Ông Hưng cảm thấy nhẹ nhõm khi thấy các con vui vẻ trở lại, ông giơ tay lấy cái gói giấy, mở ra, nhìn lũ con:

- Thôi bây giờ bí mật của ba đã bị bại lộ, các con đã biết hết cả rồi. Bây giờ ba chia luôn cho các con đây, con Loan nhớ phụ trách việc mở trương mục cho các em.

Số tiền cất giấu được người cha chia cho 3 đứa con, phần Loan được chẵn 2000 đồng. Ba đứa nhỏ quên hết ưu phiền, chạy đến ôm cha của chúng mà hôn cảm ơn. Ông Hưng nhắm mắt lại mặc cho 2 giọt lệ trào ra nơi khoé mắt, ông Hưng nhận thức được rằng mình đang khóc vì sự sung sướng vì đã lấy lại niềm tin của các con, hay ngậm ngùi cho 1 cuộc tình trắc trở.

Bà Hưng đã chứng kiến hết cả mọi việc, bà không ngờ rằng ván bài đấu trí với chồng đã lật ngược, bà từ vị thế của 1 kẻ thắng trận đã chuyển sang vị thế của 1 kẻ thua. Hơn ai hết bà biết rõ âm mưu của chồng, nhưng làm sao để cho các con bà hiểu tường tận lòng dạ con người.

Bà Hưng lên tiếng hỏi chồng:

- Bây giờ ông giải thích cho tui biết là tại sao ông lại lén lút thư từ với con đĩ ngựa đó.

Ông Hưng lấy lại được bình tĩnh:

- Tôi yêu cầu bà ăn nói lich sự 1 chút trước mặt các con, bà đừng tập cho chúng nó nghe những danh từ hạ cấp của phường đá cá lăn dưa.

Bà Hưng vẫn chưa bớt thái độ lấn át chồng:

- Tui thì vậy đó, lịch sự làm chi đối với thứ đàn bà mất nết đi giựt chồng người ta. Nó còn lén lút thư từ với ông thì tui còn chửi vào mặt nó.

Ông Hưng bình thản nhìn thẳng vào mặt vợ:

- Tôi quen Thu trước bà, tư cách và con người Thu tôi hiểu rõ hơn bà. Cô ấy biết tự trọng, bà dư biết là tôi và Thu yêu nhau, nay tình cờ biết được tin tức của nhau thì chuyện viết thư thăm hỏi có gì trái đâu mà phải dấu bà.

- Vậy sao ông lại nhờ người ta nhận dùm thư cho ông?

Ông Hưng nhếch mép cười:

- Tại tôi không muốn bà mất vui đi.

- Cha, ông tử tế quá hen. Chớ không phải sợ tui thấy rồi bầm xác ông ra hả?

Ông Hưng nhún vai:

- Thì bà đã không từng lấy mấy bức thơ của Thu rồi đó sao? bà đâu có bầm xác tôi.

- Tui chưa bầm bởi tui còn muốn theo dõi ông, bây giờ cấm ông không được nhận thư từ của nó nữa, nếu không, tui và ông tính chuyện ly dị.

Ông Hưng ngồi im lặng, Loan thấy bầu không khí giữa cha mẹ nàng căng thẳng, bèn lên tiếng can gián:

- Thôi tụi con xin ba má đừng ăn thua đủ với nhau nữa. Con nói má nghe, ba nhận thư từ của người quen cũ có nhằm nhò gì đâu.....

Loan chưa nói dứt lời, bà Hưng đã quắc mắc la mắng con:

- Bây giờ mày thấy ông cho tiền rồi tính binh ông hả, tụi bay về phe ông tao từ tụi bay luôn.

Phượng nói chen vào:

- Ở đây chuyện nhận thư là quyền tự do cá nhân, ba không làm gì trái thì thôi, má ăn hiếp ba làm chi.

Bà Hưng lườm Phượng:

- Còn mày nữa, chính mày đi láy thư về cho tao, bây giờ còn muốn binh ông cái gì nữa, tụi bay cứ dễ dãi, ỷ y, có bữa ông bỏ tụi bay đó.

Nói dứt câu, bà Hưng bực tức bỏ vào trong nhà, trong trận chiến tranh cân não vừa rồi, mặc dù ông Hưng thoát hiểm nhưng bà đã thu được chiến lợi phẩm. Chồng bà đã bị bó tay, tình địch của bà sẽ dài cổ ngóng chờ ngày gặp gỡ. Trong thâm tâm bà muốn hành hạ tâm hồn chồng bà và Thu càng lâu chừng nào càng tốt chừng đó. Chẳng có gì đau khổ cho bằng chờ mong trong tuyệt vọng.

Có tiếng Loan lách cách pha cafe cho ông Hưng, đám con đã bắt đầu nó chuyện liếng thoắng với cha chúng.



nguồn: dainam.net

BOOK COMMENTS

  • 3.9/7 - 9 ratings
    TO TOP
    SEARCH