MỤC LỤC
- 1. Hồ Chí Minh – Ngô Đình Diệm và cuộc chiến Quốc-Cộng
- 2. Chiến tranh ý thức hệ
- 3. Tại sao thua?
- 4. McNamara và chiến tranh Việt Nam
- 5. Chiến tranh Việt-Pháp?
- 6. Trở lại danh xưng "chiến tranh Việt-Pháp"
- 7. Chống cộng hay chống độc tài?
- 8. Đừng oán trách nàng
- 9. Thiện Tâm nhưng Đãng Trí?
- 10. Khủng bố 911 và viễn ảnh thế chiến IV
- 11. Hoàng Xuân Hãn đúng hay sai?
- 12. Một thế chiến lược toàn cầu mới đã ló dạng
- 13. Bầu cử ở Iraq và Phiếu Trắng
- 14. Một cơ hội bằng vàng
- 15. Trở lại vấn đề PHIẾU TRẮNG
- 16. Con tố cha, vợ tố chồng
- 17. Chuyên chính vô sản và các đại hội ĐCS
- 18. Từ Đại Hội (X) đến Quốc Hội (XII) (hay Quốc Hội của Đảng)
- 19. Hãy nhắm trúng tâm điểm
- 20. Linh mục Chân Tín định siết cổ "đảng ta"
- 21. Tin tặc và sự thật thật
- 22. Đấu tranh cho một lá cờ
- 23. Cố Tổng Thống Ronald Reagan và Giáo Hoàng John Paul II
11.
Hoàng Xuân Hãn đúng hay sai?
Một độc giả trẻ tuổi ở New Jersey gọi điện thoại hỏi tôi: Cụ Hoàng Xuân Hãn đúng hay Minh Võ đúng? Ngạc nhiên về câu hỏi, tôi hỏi lai: Đúng về vấn đề gì mới được chứ?
- Thì trong Hồ Chí Minh nhận định tổng hợp, trang 467, ông ghi rõ ràng, cụ Hoàng Xuân Hãn tuyên bố mới đây là Hồ Chí Minh có công lớn trong việc giành độc lập thống nhất cho tổ quốc. Ai đọc cũng phải so sánh Hoàng Xuân Hãn với Minh Võ và đi đến kết luận: Minh Võ dùng uy tín của Hoàng Xuân Hãn để gián tiếp xác nhận Hồ Chí Minh có công trong việc giành độc lập và thống nhất đất nước.
Tôi đã phải mất khá nhiều thì giờ để giải thích lập trường của tôi với anh bạn trẻ. Nhân đây tôi xin mổ xẻ thêm để làm sáng tỏ vấn đề này.
Cụ Hoàng Xuân Hãn hơn tôi gần hai chục tuổi. Cụ nổi tiếng nhờ cuốn từ điển Danh Từ Khoa Học, là cuốn sách giúp rất nhiều cho việc giảng dạy khoa học bằng Việt ngữ. Cụ cũng là bộ trưởng Giáo Dục trong chính phủ Trần Trọng Kim gồm phần đông những nhà trí thức khoa bảng có tiếng cả về kiến văn lẫn tư cách. Gần đây nhà báo Thụy Khuê ở bên Pháp có gặp cụ để trao đổi về một số vấn đề đất nước. Trong cuộc gặp gỡ này mà nguyệt san Thế Kỷ 21 có đưa lên mặt báo (số 163), Hoàng Xuân Hãn đã nói với Thụy Khuê:
"Xét về Hồ Chí Minh thì phải có lâu năm sau này thì mới không thiên lệch. Hiện bây giờ người ta oán nhiều lắm. Nhưng mà nói cái kết quả tức thì bây giờ mà có độc lập, có thống nhất thì cái ấy là cái công của Hồ chí Minh to lắm."
Đọc kỹ ba câu nói trên đây, ta thấy có lẽ Thụy Khuê đã thận trọng ghi âm và chép lại đúng từng câu từng chữ của cụ Hoàng. Nó cho thấy cụ già trên chín mươi đã bắt đầu lẩm cẩm mất rồi. Một nhà khoa học, một nhà giáo còn sáng suốt không thể có lối nói luộm thuộm như vậy được. Cả về lời lẫn về ý. Thế nào là cái kết quả tức thì bây giờ? Tại sao đã xác định phải lâu năm sau này thì xét mới khỏi thiên lệch, mà lại dám đưa ra một nhận đinh chắc nịch rằng cái công của Hồ Chí Minh to lắm?
Thường người đời hay dựa vào uy tín, tiếng tăm của người nói để coi trọng lời họ nói. Mà không phân biệt khả năng, uy tín của mỗi người tùy theo từng thời, từng vấn đề. Lịch sử đã cho thấy thành phần chính phủ Trần Trọng Kim gồm phần lớn người tài đức, nhưng họ không phải là những nhà chính trị có khả năng đương đầu với thời cuộc lúc ấy. Vì vậy những nhận xét có tính chính trị của họ không phải lúc nào cũng chính xác. Hơn nữa ở vào cái tuổi gần đất xa trời, sau khi đã rời xa đất nước ròng rã gần nửa thế kỷ thì những nhận định về những vấn đề tranh cãi thuộc về quá khứ khó mà đúng đắn được.
Nhưng tại sao Minh Võ lại trích dẫn câu nói luộm thuộm và sai lệch của Hoàng Xuân Hãn mà không một lời bình luận? Thắc mắc của độc giả ở New Jersey không phải không có cơ sở.
Nhân đây cũng xin thêm là tác giả Hồ Chí Minh Nhận Định Tổng Hợp không những chỉ trưng dẫn lời của cụ Hoàng Xuân Hãn mà còn trưng dẫn nhiều nhà trí thức, khoa bảng hay học giả tiếng tăm khác cùng nhận xét như cụ Hoàng. Đặc biệt trước đó 4 trang Minh Võ còn trích nhận xét của hai cuốn từ điển bách khoa lớn của Anh và của Mỹ cũng có nhận xét tương tự về Hồ Chí Minh. Tất cả những gì chúng tôi trưng dẫn đều chính xác trên giấy trắng mực đen không thêm bớt, xuyên tạc. Độc giả có thể kiểm chứng bằng cách tìm đọc lại nguyên bản không khó.
Sở dĩ có rất nhiều đoạn được trích dẫn mà không có lời bình luận kèm theo, là vì, một phần chúng tôi muốn cho những ai còn có ý nghĩ sai lầm rằng ngày nay ai cũng biết Hồ Chí Minh như thế nào rồi. Cần gì phải viết dài dòng về ông ta làm gì. Cụ thể là tôi đã nhận được email cua ai đó (không cho biết danh tánh và địa chỉ email vì khi hồi âm bị trả lại) chê Minh Võ giờ này hãy còn mê ngủ đi viết lung tung về tên Hồ tặc.
Người quốc gia, nhất là những nạn nhân cộng sản dưới hình thức này hay hình thức khác thì đương nhiên thấy rõ chân tướng của Hồ Chí Minh. Nhưng con cháu chúng ta không có kinh nghiệm sống, đọc trong sách báo ở các thư viện Mỹ, và nhất là cũng như các bạn đồng trang lứa hiện sống trong nước, sau này chúng được đọc những pho sử"chính thống" viết bởi các sử gia VC, luôn ca tụng HCM là"cha già dân tộc", là "anh hùng cứu quốc"... chúng sẽ cho là chúng ta không tôn trọng lịch sử, không chịu đọc lịch sử, không biết đến những gì mà chúng được đọc trong sách và nghe qua các giáo sư Mỹ.
Vì thế chúng tôi thấy cần phải nêu rõ cho chúng thấy là chúng tôi cũng được đọc những gì chúng đọc, chúng nghe một cách sai lạc về ông Hồ. Còn việc phản bác những điều sai lạc đó là một vấn đề khó khăn cần đến một pho sách lớn để làm sáng tỏ.
Cũng phải nói rõ rằng nếu dựa vào số lượng những lời khen tiếng chê về nhân vật Hồ Chí Minh được viết ra trên giấy trắng mực đen thì thấy ngay là tiếng khen nhiều hơn tiếng chê. Như vậy đáng lý ra nếu xét theo cách bỏ phiếu thì phải kết luận theo số đông. Nghĩa là ông Hồ là người yêu nước. Nhưng nếu đọc hết cuốn Hồ Chí Minh Nhận Định Tổng Hợp thì độc giả sẽ thấy chúng tôi đã dùng một phương pháp riêng để phản bác tất cả những phán xét của đa số, kể cả của những từ điển bách khoa danh tiếng, để đưa ra một nhận định tổng họp hoàn toàn khác.
Ta đã biết, thường từ điển được dùng để tham khảo như mẫu mực, như một ông thầy. Ngày xưa khi đã nói "magister dixit" (thầy đã nói), giống như "(Khổng) Tử viết", thì các trò chỉ có vâng theo, không bàn cãi nữa. Và ngay cả thời nay, học trò không biết nghĩa một chữ, mở từ điển ra để tìm nghĩa. Thường thì từ điển gần như không hề sai. Nhưng thực tế trong nhiều trường hợp từ điển đã sai. Nhưng chứng minh từ điển sai là việc khó khăn và nguy hiểm. Chúng tôi đã làm việc đó. Và chỉ duy nhất có một cách là phải đọc toàn bộ tác phẩm gần tám trăm trang này mới thấy được những luận cứ của chúng tôi có tính thuyết phục hay không.
Chúng tôi chỉ xin nói một cách hết sức tóm lược bằng hình tượng. Nhiều sự việc, nếu được đặt vào trong một bối cảnh khác thì sẽ thấy nó khác. Nhận xét một con người dưới một góc độ khác thì sẽ thấy con người đó khác. Sự việc và con người cũng hiện ra khác tùy theo sự chủ quan của người nhận xét. Ví dụ đối với những học giả thiên tả thì ông Hồ là người tốt. Nhưng đối với những người khác thì ông Hồ xấu. Đó là nói một cách hết sức đơn giản. Nếu phân tích kỹ thì còn phải định nghĩa thế nào là thiên tả, tại sao họ thiên tả v.v...
Đến đây thì không thể không nói về phương pháp của chúng tôi. Chúng tôi đã không những đặt ông Hồ và hành động của ông vào trong nhiều bối cảnh khác nhau để quan sát, mà còn đặt ông ta vào trong cái gọi là"quỹ đạo" chiến tranh ý thức hệ để đánh giá. Hai chữ "bối cảnh" (background) thường cho chúng ta một hình ảnh tĩnh (tuy đôi khi ta có thể di động bối cảnh). Quỹ đạo (orbit), một từ bắt nguồn từ khoa thiên văn, luôn luôn cho chúng ta một hình ảnh động. Tại sao chúng tôi lại phải đặt ông Hồ vào trong"quỹ đạo" chiến tranh ý thức hệ? Bởi vì ông Hô; là người cộng sản, mà chủ nghĩa cộng sản của Mác và Lenin là một ý thức hệ sinh động, dựa trên nền duy vật biện chứng theo đó "vạn vật luôn luôn chuyển biến, không có gì cố định, không có gì bất di bất dịch, không có gì bất khả xâm phạm, không có gì tuyệt đối." Tất cả lý thuyết về nhân sinh quan, vũ trụ quan, về lịch sử, về chiến tranh, về chiến lược, sách lược đấu tranh, về thù về bạn đều đặt nền tảng trên quan niệm duy vật biện chứng này. Cho nên nếu chỉ đặt ông Hồ vào trong bối cảnh chiến tranh Việt Nam thì rất khó chứng minh ông ta không có công trong việc giành độc lập cho tổ quốc.
Một số luật gia đã đưa ra lập luận về pháp lý để cho rằng ông Hồ chẳng có công gì trong việc giành độc lập, vì người Pháp đã trao trả độc lập cho VN bằng hiệp ước Élysée ký kết giữa Tổng Thống Pháp Vincent Auriol và Quốc Trưởng Bảo Đại ngày 8 tháng 3 năm 1949, và sau đó đến đầu năm 1950 (mồng 2 tháng 2) chính Quốc Hội Pháp cũng đã phê chuẩn rồi. Như vậy là ta đã độc lập từ đó. Đâu cần tới cuộc chiến tranh mà ông Hồ chủ trương và lãnh đạo sau thời điểm đó? Cũng có người khác còn nói: Việt Nam đã độc lập từ tháng 3 năm 1945. Hoàng đế Bảo Đại đã ra tuyên cáo độc lập và bãi bỏ tất cả các hiệp ước mà các tiên đế đã ký với Pháp thừa nhận nền đô hộ của Pháp ở Nam Kỳ cũng như Trung và Bắc Kỳ.
Đó là về pháp lý, về lịch sử nhiều người, trong số đó có lẽ luật sư Nguyễn Văn Chức là người đầu tiên nêu sự kiện ba chục nước Á Phi đã giành được độc lập mà không phải chiến tranh gian khổ, hoặc chỉ phải tranh đấu trong một thời gian vắn. Là vì sau thế chiến II đa số các đế quốc Tây Phương chịu ảnh hưởng của một chính sách mới của Hoa Kỳ đã không còn cố bám ỉấy những thuộc địa nữa.
Nhưng chẳng những các sử gia CS, mà phần đông các sử gia và học giả Tây phương (như chúng tôi đã trình kày trong tác phẩm) đã nhận định rằng: Nền độc lập do hiệp ước Élysée dù đã được quốc hội Pháp phê chuẩn, vẫn chỉ là một nền độc lập trên pháp lý, hay đúng ra chỉ có trên giấy tờ. Bằng chứng mà họ đưa ra, xem bề ngoài rất hữu lý, là sự hiện diện của quân đội Pháp được chỉ huy bởi những tướng lãnh lừng danh của Pháp cỡ De Lattre De Tassigny đã không ngừng bắn phá đất nước Việt Nam, giết hại nhân dân Việt Nam. Quân đội Việt Minh tuy bị giết hại vô số kể, nhưng cũng đã không ngừng tuyên truyền là họ cũng đã giết hay bắt sống không biêt bao lính Pháp hay Lê Dương của Pháp. Nếu Pháp đã thực sự trao trả độc lập cho Việt Nam qua Quốc Trưởng Bảo Đại, thì tại sao không trao quyền lãnh đạo quân đội cho người Việt Kam để chống Việt Cộng?
Còn về nền độc lập thu nhận từ tay quân Nhật, thì họ cho rằng đó chỉ là bánh vẽ, vì quân Nhật không bao giờ thành thực muốn trao trả độc lập thật sự cho Việt Nam. Hơn nữa chỉ vài tháng sau khi được thành lập, chính phủ Trần Trọng Kim đã từ chức vì thấy mình bất lực. Và lúc đó là lúc Việt Minh do Hồ Chí Minh thành lập đứng ra đảm đang việc trị nước. Và chính Hồ Chí Minh đã long trọng tuyên cáo Việt Nam độc lập trước dư luận quốc tế ngày 2-9-1945. Và sự kiện này đã được ghi nhận trong các sử liệu quốc tế. Sau đó Hồ Chí Minh đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân đội Pháp vì Pháp đã không tôn trọng nền độc lập của Việt Nam. Và nhờ khoa tuyên truyền, Việt Minh đã chứng tỏ cho thế giới thấy là họ thắng quân Pháp xâm lược.
Đến như việc ba chục quốc gia thu hồi nền độc lập một cách dễ dàng thì những sử gia VC và phần đông các sử gia thế giới cho rằng đó là do ảnh hưởng của cách mạng tháng tám ở Việt Nam và do trận Điện Biên Phủ đã bắt buộc các đế quốc phải chùn bước mà miễn cưỡng trao trả độc lập cho họ. Như vậy VC càng có cớ để khoe khoang răng nhờ có họ đi đầu tranh đấu bằng mọi biện pháp gian khổ, nên đã mở ra con đường sáng cho các thuộc địa khác ở châu Á và châu Phi. Họ cũng nêu sự kiện đáng chú ý là hầu hết các thuộc địa của Pháp chỉ được độc lập sau trận Điện Biên Phủ. Nghĩa là nếu Pháp không bị Việt Minh đánh bại thì Pháp còn ngoan cố chưa chịu trả độc lập cho những thuộc địa của mình như Algeria, Maroc, Tunisie, Madagascar v.v... đâu.
Những luận cứ trên của phe cộng và của một số đông tác giả ngoại quốc, mà chúng tôi được đọc trong sách, cho thấy nếu ta chỉ xét các sự kiện lịch sử, và dựa vào các văn kiện pháp lý thì không đủ để thuyết phục các sử gia và các nhà khoa bảng thế giới rằng Hồ Chí Minh không phải là người có công giành độc lập cho tổ quốc Việt Nam. Và như một hệ luận, cũng không đủ để thuyết phục bạn đọc trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại.
Chính vì lý do đó mà chúng tôi đã phải đặt Hồ Chí Minh và cuộc chiến mà ông ta chủ xướng và lãnh đạo vào trong"quỹ đạo" chiến tranh ý thức hệ, để xem xét và chứng minh một cách thỏa đáng. Có điều việc làm này rât nhiêu khê phức tạp. Nó đòi phải trình bày lại những kiến thức về chủ nghĩa cộng sản là cái gì đó đã lỗi thời ngày nay ít người còn chú ý, nên rất khô khan. Nhưng đó là việc chúng tôi đã bó buộc phải làm, vì nghĩ rằng chỉ bằng phương pháp này chúng ta mới lôi được ông Hồ ra khỏi cái hào quang ái quốc, ái quần mà thủ hạ và những sử gia thiên tả đã tạo chung quanh đầu ông ta. Mong rằng trong khi đọc cuốn Hồ Chí Minh Nhận Định Tông Hợp bạn đọc sẽ có thể đồng ý với người viết.
San Diego 20-02-2004
nguồn: baovecovang2012.wordpress.com