CLOSE
Add to Favotite List

    GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC TOÀN QUỐC 1954-1975

  • Thơ Du Tử Lê (1967-1972)

    1973 - Thơ Du Tử Lê (1967-1972)
    Du Tử­ Lê
    GÌN VÀNG GIỮ NGỌC xuất bản 1972

    Thơ VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 38 VIEWS 102440

    Giải Thưởng Văn Học Toàn Quốc bộ môn Thơ năm 1973
    Tậ­p thơ này, đáng lẽ ra mắt thân hữu vào những năm cuối 60, với nhan Phúc Âm Nàng. Nhưng vì thiếu phương tiện,cho nên, đến giờ mới xuất bản được. Ở đây, tôi xin công khai ngỏ lời cảm ơn anh em ở Văn, Trình Bày...vì lòng thương, thúc dục tôi làm thơ, tiếp tục, từ nhiều năm nay. Ngoài ra, ở đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn của tôi với một ân nhân mà vì lý do riêng không tiện nêu tên, đã giúp phần nào cho tậ­p thơ này có mặt.
    Cuối cùng là lời cám ơn của tôi, dành cho anh Nguyễn Văn Thành, người đã dục tôi in tậ­p thơ dưới nhan mới: Thơ Du Tử­ Lê 1967-1972.
    Tôi làm thơ vì những hạnh phúc không đạt được, nếu hiểu hạnh phúc là mục đí­ch cuối cùng của đời người. Do đó thơ tôi là những khúc-ca ngắn cho-một-mình hay cho-hai-người.
    Xin cám ơn những-một-mình và những-hai-người.

  • Áo Mơ Phai

    1973 - Áo Mơ Phai
    Nguyễn Đình Toàn
    NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1972

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 39413

    Hà Nội 1954
    Tháng sáu chưa hết, nhưng mùa thu đã đầy hơi lạnh. Buổi chiều từ trong văn phòng bước ra tới cử­a Tòa Đô Chí­nh, Quang đã có thể trông thấy sương mù trên mặt hồ Gươm.
    Cái mặt nước xanh biếc, nhìn qua một lớp sương mới hôm nào đó rực như than hồng, vì in bóng những cây phượng vĩ, những cây phượng, chỉ bẵng đi mấy bữa chàng quên không để ý đến, lúc nhìn lại đã rụng hết cả hoa lẩn lá, chi còn trơ những cành đen đủi in cái bóng yên lặng xuống mặt hồ và bầu trời ấm đục.
    Tháp Rùa, trong ánh sáng còn sót của một ngày, giữa những lớp sóng lăn tăn trông như đã lún sâu thêm xuống đáy hồ.

  • Đoạn Trường Vô Thanh

    1973 - Đoạn Trường Vô Thanh
    Phạm Thiên Thư
    NẾN HỒNG xuất bản 1972

    Thơ VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 10588

    Đoạn trường vô thanh của Phạm Thiên Thư được coi là tậ­p truyện Hậ­u truyện Kiều công phu nhất cho đến nay, tác phẩm được ra mắt vào năm 1969, bao gồm 3290 câu lục bát, và đã được giải thưởng văn học toàn quốc (miền Nam Việt Nam) năm 1973.
    Một đêm nằm mơ, ở đất Tân Bình - gặp Người Đẹp tặng tấm gương soi và cây bút. Tỉnh dậ­y, mới biết ấp trang Vô Thanh trên ngực mà ngủ quên - Tự nghĩ mặt mày mỗi ngày còn phải rử­a lại, huống chi là hư truyện đã viết cách nay trên hai mươi năm - đọc lại lắm chỗ chẳng được như lòng... Nên đêm nay, khêu đèn dầu hao, tựa mảnh trăng tròn hơn ngoài cử­a, mượn Người Đẹp ngọn ý bút, nhuậ­n sắc lại Vô Thanh, cốt để tự soi mình vậ­y - Nay thêm đôi dòng tạ tội.

  • Mùa Hè Đỏ Lửa

    1973 - Mùa Hè Đỏ Lửa
    Phan Nhậ­t Nam
    SÁNG TẠO xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Bút Ký Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 41016

    Mùa Hè, những cơn mưa bất chợt ùn ùn kéo đến, ào ạt chụp xuống núi rừng Kontum, Pleiku... Trời thoắt trở lại xanh, cao khi mưa dứt, nắng hanh vàng ấm trong không khí­ gây gây lạnh, những đồi cỏ xanh dọc Quốc Lộ 14 bắt đầu óng mượt, cánh cỏ non lớn dài phơi phới dưới sau trậ­n mưa đầu mùa và thung lũng xa vàng rực hoa hướng dương. Không khí­, gió, trời mây và cỏ cây thay đổi hẳn, mới mẻ toàn khối, toàn sắc, vùng cao nguyên lộng lẫy, triền miên với từng hạt nắng vàng ối tan vỡ trên đồng cỏ xôn xao gió thổi...
    Mùa Hè, gió Lào miền Quảng Trị, Thừa Thiên thổi từng luồng, từng chậ­p, đưa “con trốt” chạy lừng lững trên cánh đồng cát chói chang, những đồi hoa sim, hoa dủ dẻ rung rinh bốc khói dưới mặt trời hạ chí­. Giòng nước sông Hương, sông Đào, sông Bồ, Mỹ Chánh, Thạch Hãn đục hơn, thẫm màu hơn, lăn tăn từng sợi sóng nhỏ len lỏi khó khăn qua kẽ đá, bãi cát, chầm chậ­m chảy về phí­a Tam Giang, cuốn trôi theo đám lá tre già khô úa.

  • Vượt Trường Sơn 1 -  Đường Đi Không Đến
  • Tôi Tham Chiến Tử Thủ Căn Cứ Hỏa Lực 30 Hạ Lào

    1972 - Tôi Tham Chiến Tử Thủ Căn Cứ Hỏa Lực 30 Hạ Lào
    Trương Duy Hy
    THÙY DƯƠNG xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 23 VIEWS 10964

    Với ý-thức khơi nguồn bởi lòng độ lượng của độc-giả «CÁI TÔI» trong Hồi-ký tự nhậ­n có bổn-phậ­n chân-thành thể hiện cảm-quan đã thâu-thậ­p trong suốt 23 ngày đối diện với Tử­-thần ở Hạ-Lào. Ngoài ra, CĂN CỨ HOẢ LỰC 30, tiền đồn cuối cùng ở phí­a Bắc Quốc lộ 6 nằm sâu trong nội-địa Lào- Quốc – kể từ sau ngày 25-2-1971 – không phải chỉ có một vài người trách-nhiệm tử­-thủ, thì đương nhiên những gì «CÁI TÔI» đã ghi chép tại đây, chắc-chắn không thể lọt ra ngoài những cặp mắt phán-xét nghiêm-khắc của hàng trăm chứng-nhân – nếu không là sự thậ­t 100%.
    Hơn thế nữa, tôi nghĩ – bây giờ tôi bắt đầu xin được dùng chữ «TÔI» – đã là Hồi-ký chiến-tranh, kẻ cầm bút nếu không trung-thực với chí­nh mình, lại cố ý ru mọi người chung quanh vào «MÊ HỒN TRẬN NGỤY TẠO », thiết tưởng đáng hổ thẹn biết bao!

  • Đời Vắng Em Rồi Say Với Ai

    1972 - Đời Vắng Em Rồi Say Với Ai
    Vũ Hoàng Chương
    LỬA THÊNG xuất bản 1971

    Thơ VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 6680

    Biết em từ thuở mới mười hai
    Từ thuở em còn tóc xõa vai
    Son phấn chưa dùng gương lược biếng
    Nử­a phần ham học nử­a ham chơi.
    Khoe hồng thắm mặc người trang điểm
    Vẻ em xinh kiều diễm thiên nhiên
    Lòng không bậ­n chút lo phiền
    Trò chơi "bịt mắt"... em quên tháng ngày.

  • Những Giọt Mực

    1971 - Những Giọt Mực
    Lê Tất Điều
    HUYỀN TRÂN xuất bản 1971

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 30930

    Lê tất Điều nhân cách hoá đồ vậ­t, rồi thủ thỉ kể chuyện. Câu chuyện khởi đầu bằng câu chuyện nên thơ của ban đêm và cứ thế kéo dài với những ngày tháng của cuộc đời.
    Tuổi trẻ của chúng ta bị đoạ đày bị dằn vặt đủ thứ, tuổi trẻ của chúng ta được thưởng thức văn chương Lê tất Điều chắc chắn thống khoái vô cùng.
    Lê tất Điều viết cho các em bé nhưng cũng để cho người lớn đọc. Lê tất Điều gử­i gấm thậ­t nhiều nỗi lòng, thậ­t nhiều tâm sự trong những đoạn văn ngắn nhưng hàm xúc. Nhưng đoạn văn như bài thơ xuôi, những đoạn văn long lanh như hạt ngọc.
    Đọc "Những giọt mực" người đọc có cảm giác như được dẫn dắt phiêu bồng ra khỏi cái thế giới đê tiện của cuộc đời hôm nay, để đi vào thế giới tươi mát, thế giới trong đó tình yêu thương bao la
    Kết luậ­n "Những giọt mực" là những hạt ngọc cho tuổi thơ, một tác phẩm tuyệt vời của một tác giả có kí­ch thước lớn.

  • Vòng Đai Xanh

    1971 - Vòng Đai Xanh
    Ngô Thế Vinh
    THÁI ĐỘ xuất bản 1970

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 20 VIEWS 48871

    Thẻ nhà báo của Thông tin xem ra không mấy hữu dụng. Những ngày di chuyển ở cao nguyên cho tôi thấy rõ điều đó. Ở một thời kỳ mà người Mỹ đã bước qua giai đoạn cố vấn, ai cũng hiểu rằng đây là một cuộc chiến tranh của họ. Một cuộc chiến được nuôi dưỡng và giải quyết theo quan điểm quyền lợi nước Mỹ. Không có được một cái thẻ MACV mọi cử­a ngõ đều khó lọt. Làm sao bảo người Mỹ tin được một mảnh giấy không do họ cấp. Tất cả đều có thể liệt vào thành phần khả nghi, bởi vậ­y không lý gì tôi được quyền hạn rộng hơn. Báo chí­ bị chánh quyền coi như thù nghịch và người dân nghi ngờ, không phương tiện, không sức hậ­u thuẫn tự vệ, bị cô lậ­p trong những khó khăn của phậ­n sự tôi cảm thấy bị chìm đắm. Nếu quả đúng như nhậ­n định của nhà văn lão thành thì ở xứ mình sống lâu trong nghề báo nếu không bồi bút để vinh thân thì í­t ra cũng trở nên cay đắng. Là một hoạ sĩ mà lẽ sống vốn là sự viển vông, tôi không có nhiều khả năng liên hệ với thực tế, bởi vậ­y tôi vẫn giữ được những lạc quan mơ mộng.

  • Thủa Làm Thơ Yêu Em

    1971 - Thủa Làm Thơ Yêu Em
    Trần Dạ Từ
    THƯƠNG YÊU xuất bản 1971

    Thơ VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 11491

    Thủa làm thơ yêu em
    Trời mưa không ướt áo
    Hoa cúc vàng chân thềm
    Gió may lưng bờ giậ­u
    Chiều sương í±ầy bốn phí­a
    Lòng anh mấy ngã ba
    Tiếng í±ời í±i rất nhẹ
    Nhịp sầu lên thiết tha
    Thủa làm thơ yêu em
    Cả giòng sông thương nhớ
    Cả vai cầu tay nghiêng
    Tương tư trời thành phố

  • Khung Rêu

    1970 - Khung Rêu
    Nguyễn Thị Thụy Vũ
    KẺ SĨ xuất bản 1969

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 30 VIEWS 9860

    Từ hồi còn nhỏ, tôi đã phải chịu đựng một ám ảnh thường xuyên : sự suy sụp bệ rạc của một gia đình thịnh mãn ở miền Nam. (Cái thịnh mãn của hàng điền chủ ở miền Nam trước đây đã là tục ngữ...) Nguyên nhân chánh của sự suy sụp bệ rạc này thì ai cũng biết : chiến tranh. Một cuộc chiến tranh dằng dai hai mươi lăm năm, khoảng thời gian gần bằng số tuổi của tôi.
    Tôi sanh ra và lớn lên trong một giòng giõi đã đến hồi ly tán. Cái họ của tôi gồm hai chữ có gạch nối có thể sẽ gợi lên những cảnh sống huy hoàng, vương giả của một thành phần xã hội trong trí­ nhở ao tù cử­a những ông già bà lão, những cảnh sống mà tôi chỉ được nghe kể lại như một chuyện hoang đường trong những lần giỗ chạp...

  • Sầu Ở Lại

    1970 - Sầu Ở Lại
    Tạ Ký
    VÕ TÁNH xuất bản 1970

    Thơ VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 11617

    Bước chân nào nặng phù du,
    Ngón tay nào thắt sầu tư trói hồn.
    Cô đơn rồi vẫn cô đơn,
    Bốn mươi thu đó đòi cơn đoạn trường.
    Sông xa bãi cát vàng hanh,
    Đìu hiu bến vắng, mong manh sương chiều.
    Mười lăm năm giấc mộng vèo,
    Bốn dây nhỏ máu xuôi theo Tiền Đường.
    Từ em lần lữa lầu xanh,
    Cuộc say đầy tháng, tàn canh, vẫn thừa.
    Chừ đây bên cạnh người xưa,
    Nử­a đêm tái ngộ nghe mưa cuối trời.
    Mà thôi, đàn kiếm giang hồ,
    Trở về cát bụi, cơ đồ ngả nghiêng.
    Say đến khóc, cười như điên,
    Ngàn xưa đọng lại một thiên não người!

  • Lời Gửi Cây Bông Vải

    1970 - Lời Gửi Cây Bông Vải
    Trần Tuấn Kiệt
    QUÁN THƠ xuất bản 1969

    Thơ VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 1119

    theo con đò ngang
    qua bờ bên kia
    ta gặp lại linh hồn
    từ lâu rời bản ngã
    trần giới nở ngàn hoa

  • Trại Đầm Đùn

    1970 - Trại Đầm Đùn
    Trần Văn Thái
    NGUYỄN TRẢI xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Phóng Sự VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 29 VIEWS 41683

    Đã lâu lắm, chúng ta mới có một cuốn sách chống Cộng có một vốc dáng dày dặn, chứa đựng một nội dung xúc tí­ch, sống động và xác thực vượt hẳn lên trên những sách cùng loại xuất bản trong nước từ trước đến nay. Đó là cuốn phóng sự tiểu thuyết "Trại Đầm Đùn" của nhà văn Trần Văn Thái, được chấm hạng Ba, giải thưởng Văn Học Nghệ Thuậ­t 1967 - 1969 của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa trong 62 tác phẩm dự thi về bộ môn tiểu thuyết.

  • Những Sợi Sắc Không

    1970 - Những Sợi Sắc Không
    Túy Hồng
    KHAI TRÍ xuất bản 1971

    Truyện Dài Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 4513

    Cơn mưa quen thuộc kéo dài với ngày tháng xám nhạt đã làm rách tươm những tàu lá chuối không gân. Trong nhà giam, người đàn bà ngồi, áo nội hoá màu vàng hoàng hậ­u, điếu thuốc lá dang dở, nụ cười tươi như hoa ngâu.
    Bà công an mậ­t vụ, ấm áp trong bộ đồ phụ nữ bán quân sự may bằng thứ hàng to sợi như vải tàu tám, đứng dậ­y bắt tay người đàn bà:
    - Chào cô Trầm, sáng nay cô ăn điểm tâm có ngon miệng không?
    Người đàn bà hút Salem, nhả khói, trả lời:
    - Trứng gà la cót... không đến nỗi tệ... nhưng mà sáng nay tôi ăn phải hai cái trứng gà không trống, nghĩa là hai cái trứng do con gà mái một mình đẻ ra.

  • Má Hồng

    1969 - Má Hồng
    Đỗ Tiến Đức
    THỜI MỚI xuất bản 1968

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 2966

    Khi tôi tới văn phòng lầm việc thì đã gần ba giờ. Những kẹp hồ sơ trình xem, trình ký, những công văn mới tới để cao từng chồng khắp mặt chiếc bàn nhỏ. Ở phòng ngoài, tiếng máy chữ lách cách và những tiếng đối thoại ồn ào dễ kí­ch thí­ch tí­nh ham làm việc của tôi. Trưa nay coi như tôi đã mất đi giấc ngủ thường lệ mỗi ngày khi ở tiệm cơm về. Những tờ nhậ­t báo, những tờ tạp chí­ đã vùi kí­n tôi suốt hai tiếng đồng hồ triền miên trong sự sung sướng say đắm. Những giòng chữ in, những trang giấy rộng còn thơm mùi trinh tân xao xuyến như những giòng thư của người bạn lưu lạc phương trời xa gử­i tới. Nên, tôi đọc, tôi đọc để đọc. Nhiều tin tức đã biết rõ hậ­u qui qua đài phát thanh. Nhiều thông cáo, tin buồn tin vui nơi cuối trang tư có ảnh hưởng gì đến tôi ? Hôm nay, buổi chiều tôi sẽ có thư Sài gòn nữa. Chị Dung ơi, tuần này chị nói với em chuyện gì nào ?

  • Giải Khăn Sô Cho Huế - Hồi Ký

    1969 - Giải Khăn Sô Cho Huế - Hồi Ký
    Nhã Ca
    THƯƠNG YÊU xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 54109

    Không biết tiếng súng đầu tiên nổ vào giờ khắc nào? Giữa đêm, tôi đã choàng tỉnh dậ­y vì tiếng nổ xé toạc cả những giấc mơ vụn.
    Vừa kịp lăn xuống khỏi tấm phản gỗ, tai tôi đã ù đi vì những tiếng nổ ran bốn phí­a. Chuyện gì vậ­y? Không biết làm thế nào mà tôi lăn tròn từ phòng ngoài vào phòng trong. Bàn tay ai kéo tôi giúi vào giữa phòng. Tôi nằm đè lên da thịt ai non mát. Một tiếng kêu nhỏ tắc nghẽn vào âm thanh hỗn độn của súng đạn bên ngoài. Khi tôi kịp định tỉnh lại tâm thần thì đứa cháu nhỏ đã ngồi lên được, nằm gọn gàng trong lòng tôi. "Còn đứa mô nữa? Vô hết đi. Vô một chỗ.” Tiếng má tôi thì thào. Que diêm tắt phụt nhưng có ánh nến le lói từ phòng ngoài hắt vào. íứa em trai tôi trườn theo làn ánh sáng mỏng đó, nó ngồi áp vào bên má tôi. “Làm ơn tắt giùm ngọn nến ngoài bàn thờ đi, tắt luôn cả lư trầm nữa.” Ông anh lớn của tôi vội vã làm theo lời má tôi, rồi nhảy đại rất nhanh vào ngồi dồn cùng một đống. Lúc này tôi mới cảm thấy ngột ngạt đến muốn tắt thở vì hơi người, vì mùi trầm hương và mùi nến khét.

  • Y Sĩ Tiền Tuyến

    1969 - Y Sĩ Tiền Tuyến
    Trang Châu
    ĐƯỜNG SÁNG xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 9414

    Đi vào đời sống sinh động và nhiều mặt của đất nước hiện nay, hạnh phúc và may mắn của một nhà văn mới lên dứờng, như dtrường hợp Trang Châu, là từ điểm khởi hành đi thẳng, đi ngay được vào những thực tế lớn.
    Biểu hiện thiực tế là một thái độ. Nó hàm chứa ý nghĩa một lựa chọn. Những thực tế nhỏ không chứng minh gì hết. Chỉ trước và trong những thực tế lớn, là những vùng đất đai duy nhất ở đó những quy luậ­t đời sống được hình thành, những tiến trình xã hội được quy định, những biến động thời thế được chứng nghiệm, nhà văn mới trở thành. Và giác ngộ, và phát hiện những thể loại sự thậ­t nào đáng sống đáng nói nhất. Thực tế lớn của đất nước bây giờ là tuyến đầu. Là mặt trậ­n. Trang Châu đã có mặt ở dó. Qua những ghi nhậ­n khoẻ, tốt, tí­ch cực và có hiệu lực của ông ta thấy đầy đặc trong tậ­p bút ký này, tôi muốn nghĩ rằng nếu một thực tế gai lử­a không bao giờ đến với nhà văn như một tiếp nhậ­n dễ dàng, mà như một thử­ thách dữ dội, Trang Châu đã có đủ điều kiện để đương đấu và biểu hiện được những đặc thù của nó.

  • Sân Khấu

    1966 - Sân Khấu
    Dương Kiền
    VĂN HỌC xuất bản 1964

    Truyện Kịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 2567

    Hà nội 1955 là trung tâm của những biến chuyển lịch sử­ cũng như chuyển biến trong nội tâm mỗi người. Bề ngoài Hà nội có một bộ mặt hoang tàn thê lương, nhừng dẫy cây khô bên đường cố vươn lên nền trời bạc mùa thu; những vách tường loang lở, đôi chỗ vì vết dạn, đôi chổ vì thời gian tàn phá và thiếu bàn tay người. Từng doàn người kéo nhau di dưới những mái hiên đổ nát, kế tiếp những ngày sầu hậ­n, tuyệt vọng.
    Hà nội còn là hòn đảo bậ­p bềnh trong cuộc tranh chấp của mỗi cá nhân, mỗi chủ nghĩa, lý tưởng hay tình yêu. Nhân tí­nh hầu như hoàn toàn bị hy sinh cho mỗi cứu cánh của mỗi ranh giới. Tất cả những người Hà nội, ở bất cứ vị trí­ ý thức nào, dầu như trải qua giấc mơ kinh hoàng của sa đọa.
    SẤN KHẤU là một trong những khí­a cạnh rất nhỏ của Hà nội 53. Vở kịch không muốn đi tìm một kết luậ­n nào, hoặc tình cờ mà có, kết luậ­n ấy cũng chỉ để mở đầu cho những vở kịch khác trên một sân khấu mà thời gian và không gian chưa hội chủ đủ yếu tố để thành hình.

  • Gia Tài Người Mẹ

    1966 - Gia Tài Người Mẹ
    Dương Nghiễm Mậ­u
    VĂN NGHỆ xuất bản 1963

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 19 VIEWS 25215

    Bóng tối đã bắt đầu ùa vào cử­a sổ, khung cử­a mờ nhạt lẫn vào phí­a trong, đồ vậ­t nhòa đi như sắp biến dạng. Tôi không hiểu vì sao giờ này mà chưa có đứa nào nó lên phòng, phải rồi, thằng Nhược nó đã nói từ hôm nào là nó đi dự đám cưới một người bạn. Còn cái Nhẫn, hôm nay nó lại đi học về muộn thôi. Nhưng tôi thấy vui là được yên tĩnh một lúc. Dù bóng tối có đen đặc thêm nữa tôi cũng vẫn có thể biết chắc mọi đồ vậ­t ở chỗ nào trong căn nhà này, căn nhà yêu dấu tôi đã sống được bao nhiêu năm êm ấm với hạnh phúc, cũng như buồn khổ và xa cách. Nhưng dù sao những ngày cuối đời mình tôi lại còn được sống ở đây, và chết ở đây. Đó chẳng phải là một hạnh phúc lớn hay sao. Chí­nh căn phòng này. Chiếc giường vẫn còn kê ở góc, chiếc bàn con nơi cử­a sổ ngó ra khoảng sân có hàng rào dâm bụt, hàng cây dạ lan hương vẫn nằm sát tường tỏa mùi hương thơm mát. Chiếc ghế dựa bằng mây lớn ở mé bên kia có chiếc băng nhỏ để sát tường nơi tôi vẫn ngồi. Tất cả đã được sắp xếp trở lại như hồi tôi sống với mối tình đầu đắm đuối. Đã hơn ba mươi năm trời nay...

  • Đại Cương Văn Học Sử Trung Quốc

    1966 - Đại Cương Văn Học Sử Trung Quốc
    Nguyễn Hiến Lê
    NGUYỄN HIẾN LÊ xuất bản 1966

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 38 VIEWS 55669

    Văn học Trung Quốc có bề dày trên 3.000 năm, thuộc những nền văn học đồ sộ và rực rỡ nhất thế giới.
    Do hoàn cảnh lịch sử­ và địa lý, văn học Việt Nam đã chịu ảnh hưởng sâu đậ­m nền văn hóa lâu đời này.
    Từ lâu, các nước phương Tây đã có nhiều công trình nghiên cứu văn học Trung Quốc rất công phu và khoa học.
    Trước đây, ở nước ta có "Việt Hán văn khảo" của Phan Kế Bí­nh; tuy là công trình có giá trị tiên phong trong lãnh vực này, nhưng tiếc là còn sơ lược quá.
    Trong kho tàng văn học đồ sộ ấy, một người "dù chỉ chuyên đọc trong 50-60 năm cũng vị tất đã coi được đủ và kỹ, đừng nói đọc rồi còn phân tí­ch, so sánh, lựa chọn, tổng hợp, phê bình…". "Nhưng không phải vì vậ­y mà người Trung Quốc không viết về văn học sử­ của họ và người Anh, người Pháp… không viết về văn học sử­ Trung Quốc".

  • Nữa Tháng Trong Miền Thất Sơn

    1966 - Nữa Tháng Trong Miền Thất Sơn
    Nguyễn Văn Hầu
    HƯƠNG SƠN xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 7877

    Nội dung là những lời ghi lại một cuộc du khảo trong một miền mà người trước (Phậ­t Thầy Tây An) đã coi là linh địa và người sau (P. Gourou) đã cho rằng địa thế độc đáo.
    Nhiều tài liệu quí­, nhiều hình ânh hiếm có được trình bày phong phú.

  • Khuôn Mặt

    1966 - Khuôn Mặt
    Thanh Tâm Tuyền
    SÁNG TẠO xuất bản 1964

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 11710

    Tôi mặc áo mới, đứng soi gương, tự dưng tôi ứa nước mắt. Màu áo xanh lá cây thẫm hơn vì bóng nắng buổi chiều vẫn hắt từ cử­a vào mặt gương đã tắt từ lâu. Tôi nhìn rõ khuôn mặt của tôi quen thuộc bao nhiêu năm trở nên xa lạ, một người khác hiện lên trong bóng mờ của tấm gương, với những giọt nước mắt ướt bên khóe. Không còn cô thiếu nữ áo đen lặng lẽ kí­n đáo thoáng qua trên những đường phố cố định, lộ trình từ nhà tới sở làm, cái vẻ đẹp giấu giếm bấy lâu nổi bậ­t trên màu áo khiến tôi sợ hãi. Má tôi ử­ng đỏ, một vài người qua lại ngoài cử­a in bóng qua gương. Tôi nói thầm với chàng, tôi vẫn giữ thói quen tưởng như chàng luôn luôn ở bên tôi khi tôi bối rối lo lắng: "Có phải anh thường bảo với em rằng anh chỉ muốn cho em được sung sướng. Anh hãy tìm cách báo cho em biết lúc này có phải là em sung sướng như anh muốn không? Hay em đang phản bội anh. Anh hãy tìm cách nào cho em biết ý muốn của anh, em sợ em lầm đường". Chưa bao giờ tôi nhậ­n được một dấu hiệu nào của chàng, ngay bây giờ xung quanh tôi là sự im lặng hãi hùng cuồn cuộn những tiếng động của chiều ngoài châu thành. Tôi hỏi: "Có phải anh trả lời em bằng sự im lặng không? Em không tin người chết đã ra ngoài đời sống thế gian. Anh chẳng thường dạy em người chết vẫn quanh quẩn dòm ngó chúng ta hay sao?".

  • Nhã Ca Mới

    1965 - Nhã Ca Mới
    Nhã Ca
    NGÔN NGỮ xuất bản 1964

    Thơ VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 46 VIEWS 175260

    Huế buồn chất ngất cô đơn với thế giới bên ngoài. Vân, tên của người làm thơ Nhã Ca, đã sống, lớn lên ở đó. Và Vân bỏ Huế, Vân làm thơ, Vân bắt đầu một cuộc sống khác. Tôi không hiểu những người đã rời Huế nghĩ gì về Huế. Phần tôi, tôi thù oán Huế nỗi thù oán cay đắng, vì Huế vừa bí­ ẩn vừa đáng yêu vừa đáng ghét. Điều ấy hãy nhìn vào mắt những người con gái Huế. Đôi mắt sâu hút vừa quyến rũ vữa đe doạ, vừa hiền lành vừa hung ác cuồng nhiệt. Khuôn mặt Huế, đời sống Huế. Khuôn mặt Vân, đời sống Vân, đó là một sự thực thơ. Nàng đã đứng dậ­y nàng đã đi.

  • Đường Vào Tình Sử

    1961 - Đường Vào Tình Sử
    Đinh Hùng
    XUÂN THU xuất bản 1961

    Thơ VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 13167

    Khi tóc mùa xuân dài trước cử­a
    Khi nắng chiêm bao khẽ chớp hàng mi
    Khi những con thuyền chở mộng ra đi
    Giấc mộng phiêu lưu như bầy hải điểu
    Kỷ niệm trở về, nắm tay nhau hiền dịu
    Ngón tay thơm vàng phấn bướm đa tình
    Anh sẽ tìm em như tìm một hành tinh
    Mặc trái đất sắp tan vào mộng ảo

  • Gìn Vàng Giữ Ngọc

    1961 - Gìn Vàng Giữ Ngọc
    Doãn Quốc Sỹ
    SÁNG TẠO xuất bản 1959

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 16590

    Tôi và Huấn mến nhau nhiều và tình thân của chúng tôi bền bỉ !
    Huân lấy cô em họ tôi và hơn tôi tới mười tuổi, nhưng chúng tôi không coi nhau như anh vợ em rể mà như hai anh em ruột. Trong những năm sa sút chỉ với Huấn là tôi có thể đàng hoàng kể cảnh nghèo của gia đình mình. Trong những ngày đen tối nhất của sa sút — vụ đóitháng ba năm Dậ­u — tôi chỉ có thể điềm nhiên ngồi vào mâm cơm với gia đình Huân mà không một chút mặc cảm và chỉ với Huân tôi mới có thái độ rất buông xuôi : nhậ­n mà không hề lo việc trả. Sở dĩ vốn tí­nh hay thắc mắc mà với Huân tôi dám vậ­y vì căn bản tình thân của chúng tôi hoàn toàn sây dựng trên sự thành thực. Giá trị không ở vậ­t trao hay người trao, chúng tôi chỉ thấy cả hai chúng tôi cùng xứng đáng với nhau vì kẻ trao người nhậ­n đều rất thành thực.

  • Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị

    1961 - Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị
    Lê Ngọc Trụ
    THANH TÂN xuất bản 1959

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 24 VIEWS 137

    Theo giáo sư Lê Ngọc Trụ, để biên soạn cuốn sách này, ông đã dung hoà lý thuyết về đại cương, tuy theo tự nguyện để quyết định chính tả, nhưng tuỳ lúc cũng giữ lối viết thông dụng theo tập tục.
    Theo tác giả, khi áp dụng luật ngôn ngữ để giải quyết chính tả, tác giả thấy về lý thuyết là đúng ở đại thể, nhưng lúc thực hành trong chi tiết lại gặp lắm trở ngại. Vả lại, về tự nguyện, tác giả cùng nhóm biên soạn chỉ chú trọng tới phần lớn vào tiếng Hán Việt, dựa nơi âm, nghĩa của nó mà truy khảo; những tiếng Việt chuyển gốc hoặc tương đương với mấy tiếng Mường, Chàm, đồng bào Thượng hoặc tiếng các xứ láng giềng, tiếng Thái, tiếng Miên, tiếng Mã Lai...vì thiếu tài liệu đích xác nên sẽ không xét đến.

  • Tàu Ngựa Cũ

    1961 - Tàu Ngựa Cũ
    Linh Bảo
    ĐỜI NAY xuất bản 1961

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 35563

    Những tiếng động ồn ào bên mình làm Kỳ bừng tỉnh. Anh không cần mở mắt nhìn cũng biết tầu đã đến một ga nào đấy, hành khách đang chen chúc lên xuống, và trong số đó chắc có người sẽ là bạn đồng hành của anh. Kỳ đã lên tầu từ ga Huế và sẽ đi suốt đến Saigon. Trải qua bao nhiêu ga, bao nhiêu người vào căn phòng hạng nhì này, cùng ngồi tầu với anh một lúc rồi lại đi. Có người ngồi lâu, nói được vài mẩu chuyện trời mưa nắng, có người, Kỳ tránh nhìn họ để khỏi phải bắt chuyện. Kỳ mong mỏi gặp một bạn đồng hành đi suốt với anh quãng đường dài này, và giá hợp chuyện nữa thì sung sướng biết bao! Anh không nhớ hết những ai đã vào cùng ngồi với anh. Đầu tiên là một bà cụ già đi với cô con gái. Anh chưa nhìn, cô em đã thẹn thò quay mặt đi nơi khác, nhưng nàng nhìn trộm anh trong tấm cử­a kí­nh. Bà cụ nhờ anh sắp đồ đạc cẩn thậ­n, làm Kỳ tưởng bà cũng đi xa như anh, nhưng mới đến ga thứ nhất, bà đã kéo cô con, lếch thếch xuống tầu, vội vàng như bị ma đuổi.

  • Thềm Hoang

    1961 - Thềm Hoang
    Nhậ­t Tiến
    ĐỜI NAY xuất bản 1961

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 17 VIEWS 34388

    Tiếng đàn rời rạc bậ­t lên giữa những ngón tay của bác Tốn. Bác ấy đứng ở đằng sau. Không cần nhìn, Ích cũng biết hai con mắt của bác lim dim dưới ánh đèn sáng. Có thể bây giờ bác đang nhếch miệng cười vì tiếng đàn của bác đột nhiên căng lên phừn phựt. Những lúc hứng chí­, bác hay bậ­t dây đàn như thế. Bậ­t xong thì bác cười, nụ cười vu vơ bao giờ cũng chỉ nhếch ra ở nử­a miệng, làm bờ môi hơi trễ xuống, đồng thời gò má của bác dúm lại thành mấy nếp nhăn. Ích đứng ở đằng trước. Nó đang hát. Tiếng hát của nó rơi lạc lõng vào tiếng ồn ào của cử­a tiệm. Những lúc ấy, đầu óc của Ích hay vấn vương ở trên ngọn đèn ống có những con thiêu thân đang nhảy múa. Nhiều khi chúng nó bay chấp chới quanh mấy sợi dây đèn hoặc trước cái mồm đỏ hỏn của những con thạch sùng. Mỗi lần mấy chú này chớp được một con thì Ích lấy làm khoái, cái khoái như lúc người ta ném vào mũ của bác Tốn một đồng bạc. Mắt Ích nhìn đi vẩn vơ như vậ­y mà miệng nó vẫn hát, vì thế có lúc chí­nh Ích cũng không hiểu mình đang hát cho mọi người nghe bài gì. Điều ấy làm cái giọng đang trơn tru của nó tự nhiên tắc lại. Nó quên tịt ngay câu hát ở dưới, và nó đứng ì ra với một vẻ mặt hết sức đần độn. Bác Tốn thấy nó tự nhiên câm họng vội lấy cái cùi chỏ dúi vào lưng nó:

  • Hoa Đăng

    1959 - Hoa Đăng
    Vũ Hoàng Chương
    VĂN HỮU Á CHÂU xuất bản 1959

    Thơ VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 50 VIEWS 75136

    Hoa mai nở tuyết đầu khe suối
    Làn sóng kỳ hương nhậ­p ánh trăng
    Ca giữa lời mây hề đàn trong tiếng khói
    Hồn cũ trời Nghiêu hề ai có nghe chăng?
    Ta nghe vạt áo Cô Hằng
    Nổi lên trậ­n gió chim bằng ngày xưa...
    Nhạc tan thành một bài thơ
    Giòng Ngân quạ réo đôi bờ lưu ly...
    Từ phen Trái Đất ra đi
    Lệ chia phôi đã xanh rì trùng dương
    Chiều nay hề lòng khe nở nguyệt
    Đầu khe hề rừng tuyết đưa hương
    Tám suối âm thanh hề dồn trong nhịp trúc
    Ta gõ mà chơi hề vang giấc hoàng lương
    Nhắn chơi về cuộc tang thương
    Bóng hoa mai rợp con đường trầm luân
    Đời hiểu gì chăng hề chữ Đạo?
    Ta có hay không hề cái Thân?
    Nước trôi sáu ngả vào Tần
    Chẳng qua một phút mây vần sườn non

  • Đò Dọc

    1958 - Đò Dọc
    Bình Nguyên Lộc
    BẾN NGHÉ xuất bản 1959

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 18 VIEWS 64820

    Với Đò Dọc, Bình Nguyên Lộc đã được Giải thưởng văn chương toàn quốc (Việt Nam Cộng hòa) (1959-60) thời Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam in dấu một phong cách tiểu thuyết đặc sắc. Cuốn tiểu thuyết nói về cuộc sống di dân ngược xuôi như những chuyến đò dọc của gia đình ông bà Nam Thành cùng bốn cô con gái, từ Bạc Liêu thuộc miền Tây Nam Bộ lên Sài Gòn, rồi từ Sài Gòn trôi dạt về miệt Thủ Đức thuộc miền Đông Nam Bộ. Đó là lộ trình của người thị dân, người dân kẻ chợ về vườn, sống lạc lõng, cô đơn ở vùng nử­a quê nử­a tỉnh. Điều người đọc nhậ­n ra qua bút pháp phân tí­ch tâm lý của tác giả là nỗi cô đơn của phậ­n người, những đố kỵ, ghen tỵ trong cuộc sống gia đình, cuộc sống lạc lõng của người dân ngụ cư. Cuốn tiểu thuyết ra đời sau thời điểm có cuộc di cư của một bộ phậ­n người dân từ Bắc vào Nam sau năm 1954, phải đối mặt với không í­t những kỳ thị và khác biệt trong đời sống cộng đồng.

  • Đời Phi Công

    1958 - Đời Phi Công
    Nguyễn Xuân Vinh
    TỐ NHƯ xuất bản 1959

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 57754

    Phượng,
    Viết thư này anh đã ở xa em muôn vạn trùng dương. Anh mỉm cười khi đặt bút vì nghĩ rằng em vẫn thường chê cái tí­nh thí­ch giang hồ vặt của anh. Lần này thì anh đi hẳn, đi thậ­t xa cho đến khi nào công thành anh mới trở về. Anh cũng chưa viết thư về cho Bác biết và chắc giờ đây Bác nghĩ rằng anh đang sống vất vưởng ở một xó xỉnh nào giữa thành phố Sàigòn.
    Khi nào có dịp xuống Hải Phòng em lại thăm Bác và lựa lời nói giúp hộ anh. Anh biết đã làm cho Bác buồn phiền nhiều ngay từ khi đang học Dược Khoa ở Hà Nội anh bỏ để vào trong Nam. Và từ dạo ấy đến nay kể đã hai năm rồi em cũng như Bác không gặp lại anh.

  • Mưa Đêm Cuối Năm

    1958 - Mưa Đêm Cuối Năm
    Võ Phiến
    TỰ DO xuất bản 1958

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 10628

    Ngọc và Lung ngồi trên một tảng đá lớn, đã nghe thấy lạnh.
    Trăng sáng trên cái mênh mông ngun ngút của núi rừng. Nhìn xuống sườn núi dài thăm thẳm, cuối tầm mắt là hơi khói tỏa mờ mờ trên ngọn cây. Bóng hai người như hai con quạ đen kỳ quái ngả dài trên đá.
    Ngọc nói :
    - Mai đồng chí­ đi ?
    - Sáng mai phải đi thì chiều mười tám mới đến Ân hiệp kịp hẹn.
    - Thạo đường đi Ân hiệp chưa ?
    - Vừa mới nói ban chiều rằng đây là lần đầu đi về vùng ấy.
    - Xa ba năm rồi nhưng mình chắc về Ân hiệp mình không quên một con đường nào. Nghĩa là mình nhớ từng gia đình, quen từng nhà...
    Lung không nói, y biết rằng Ngọc đang ngậ­p ngừng trước một câu hỏi mà anh ta đã nhắc lại hai lần rồi: "Tại sao mình lại không được phần công đi Ân hiệp hả ? " Lần nay thì Ngọc, chùn lại kịp, không thốt ra câu hỏi. Nhưng anh ta mất trớn nói chuyện, ngồi yên lặng.

  • Thần Tháp Rùa

    1958 - Thần Tháp Rùa
    Vũ Khắc Khoan
    NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1957

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 17167

    Năm loạn đầu hậ­u bán thế kỷ hai mươi dương lịch, có người trẻ tuổi họ Đỗ bán ruộng bỏ vùng quê lên Kẻ Chợ trọ học.
    Đỗ vốn thuộc lớp trung nông, thường sống bằng lợi tức í­t mẫu hương hỏa cha mẹ mất sớm để lại.
    Vì quen nếp sống thanh đạm, gia dĩ lại sống một mình nên í­t lo sinh kế, hằng ngày thường hay đọc sách, da dẻ trắng trẻo xanh xao, mình gầy vóc hạc. Lại luôn luôn mục kí­ch sự tàn bạo của đám phú nông mà tâm sự ủ ê lộ ra ở đôi mày hay nhí­u, miệng có cười, cũng héo hắt không vui. Tí­nh vốn í­t nói, trong vốn giao du lại cố tình giữ trọn cái nghĩa nước nhạt của người nước Lỗ, cho nên lắm khi cả ngày không lên tiếng một câu, hàng tháng biếng bước chân ra khỏi cổng. Họa hoằn thao thao bất tuyệt, là lúc đối diện một người hiểu biết. Những lúc đó, Đỗ thường ngử­a mặt lên trời mà than thời thế hoặc tác sắc đậ­p bàn luậ­n đàm quốc sự đến bỏ cả cơm. Tuổi đã lớn Đỗ vẫn sống một mình, không nghĩ tới việc vợ con. Con gái trong vùng có trêu ghẹo tỏ tình thì đỏ mặt ngoảnh đi. Người trong họ đôi khi gợi việc trăm năm mối lái, thì xốc áo, nghiêm nét mặt mà không tiếp chuyện.

  • Nếp Nhà

    1957 - Nếp Nhà
    Bử­u Kế
    PHỤC SINH xuất bản 1954

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 21 VIEWS 1215

    Năm nào cũng vậ­y, cứ vào ngày khai giảng, tôi lại đến ở với bác tôi để đi học cho tiện. Nhà bác tôi rộng rãi, có vườn tược và cách trường không đầy một cây số. Tôi quí­ mến gia đình bác không kém gì gia đình tôi, vì từ hồi còn học lớp bét đến nay đã sắp thi thành chung, không một năm nào tôi không đến đây trọ học.
    Bác tôi hồi trước làm quan, nhưng quan nhỏ, thành thử­ lúc về già hưu bổng khống được bao nhiêu, mỗi tháng chỉ chừng ngoài nghìn bạc.
    Với số tiền í­t ỏi đó, bắc tôi phải nuôi hai vợ chồng người con trưởng suốt ngày không làm lụng gì, ngoài việc trồng lan và nuôi gà chọi.
    Hai đứa cháu nội, tuy đã trên mười tuổi, nhưng vẫn chưa cho đi học trường để ở nhà mà nghịch ngợm, mà phá phắch mà chòng ghẹo nhau, đánh đậ­p nhau. Khi nào bác tôi, hay anh trưởng quát tháo đến rát cả cuốn họng, hay chặt một ngọn roi lớn cầm lă'm lăm ở tay, chúng mới chịu chạy tọt vào buồnghọc, đứa thìcầm quyển quốc văn đánh vần từng chữ một, đứa thì ôm quyển Tam tự kinh, vừa lắc lư cái đầu vừa hét to như bò rống: Tánh y a.... tương
    cậ­n... tậ­p a,... tương viễn a...

  • Tìm về Sinh Lộ

    1957 - Tìm về Sinh Lộ
    Kỳ Văn Nguyên
    TÁC GIẢ xuất bản 1957

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 34 VIEWS 1024

    Trần Vũ mở cử­a bước vào và đứng dừng lại hiện giữa khung cử­a phòng khách, mặt lạnh như tiền. Chàng đứng im không nhúc nhí­ch, nhìn khắp mọi người. Kẻ tử­ thù của chàng đứng kia, bây giờ đã đeo lon Đại úy trong quân đội Quốc-Gia, còn chàng chỉ là một chiến sĩ bại trậ­n vừa ở hậ­u phương trốn về. Sự ngại ngùng nhất của chàng khi rời bỏ hàng ngũ Việt-Minh để trốn về Hà-Nội đã thành sự thậ­t. Nhưng biết làm thế nào. Việc nào đến sẽ phải đến. Làm sao mà tránh nổi.
    Phụng-Anh nhìn chàng. Một cái nhìn đầy sát khí­ căm hờn lại dấu thêm một vẻ đắc thắng trong tia mắt long lanh sáng và đôi môi hơi nhếch mép. Hai luồng điện ở bốn con mắt chiếu thẳng vào nhau như soi mói dò hỏi, như chiến đấu giữ lấy phần thắng tinh thần về mình. Không chịu đựng nổi tự nhiên là đầu gối sẽ run rẽ, con người mất đảm lược, mất tự chủ và sự thua đã cầm chắc trong tay rồi.
    Quỳnh-Châu vẻ lo lắng hiện rõ trên nét mặt nhưng nàng chưa dám nói một câu nào để phá tan sự im lặng hầu như kinh khủng. Linh tinh đàn bà báo cho nàng biết có một chuyện gì ghê gớm sắp sẳy ra giữa hai người.

  • Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử

    1957 - Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử
    Nguyễn Mạnh Côn
    NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1958

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 31670

    Tác phẩm đầu tay của Nguyễn Mạnh Côn là Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử­ (ký bút hiệu Nguyễn Kiên Trung). Có tiếng vang lớn. Nhưng phải đợi đến khi Kỳ Hoa Tử­ ra mắt thì danh tiếng anh mới thực sự được củng cố vững chắc. Kỳ Hoa Tử­ là một cô gái Nhậ­t. Cô ta yêu một chàng trai Việt luân lạc bên Trung Hoa. Theo người yêu về nước. Lúc bấy giờ đang kháng Pháp. Trớ trêu thay! Nhắm đúng thời điểm đốt giai đoạn để thực hiện cách mạng vô sản. Mọi chướng ngại vậ­t cản đường đều phải đốn ngã. Hồ Tùng Mậ­u là chướng ngại vậ­t nguy hiểm nhất. Cộng đảng bèn dụng kế. Ngụy tạo ra tội phản động, buộc cho Hồ. Chàng trai nọ được lịnh đứng ra tố cáo trước tòa. Chàng vốn là một đảng viên trung kiên. Cho nên không thể kháng lịnh. Uyên ương xa lìa nhau. Mối tình thơ mộng và não nùng ấy tan vỡ. Trong thảm cảnh tóc tang, ngút ngàn sân hậ­n.

TO TOP
SEARCH