-
Tuổi Hoa số 91 (1968)
Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Thị Mỹ Thanh - Hoàng Đăng Cấp
TUỔI HOA xuất bản 1968VIEWS 3003
-
Tuổi Hoa số 93 (1968)
Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa VH Miền Nam Trước 75
Bích Thảo - Thụy Miên
TUỔI HOA xuất bản 1968VIEWS 7462
-
Tuổi Ngọc tập 2: số 154 (1971)
Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Duyên Anh - Đinh Tiến Luyện
TUỔI NGỌC xuất bản 1971VIEWS 4759
Cho tôi được mừng nỗi mừng của con nhá nghèo có tấm áo mới dự hội mùa xuân. Tấm áo không lộng lẫy nhưng rất vừa vặn. Có thể đã may vụng vì may vội. Tấm áo chưa kịp thêu hoa lá, chim bướm. Bà mẹ khâu áo cho con bằng tay. Thức suốt đêm, mắt mờ vì đường kim mũi chỉ. Bà mẹ mong con được mặc áo mới dự hội. Hơi lo lắng. Chỉ sợ tấm áo làm con mình lạc lõng. Tuổi Ngọc ví như tấm áo dự hội mùa xuân của con nhà nghèo. Nó không bị hất hủi. Bạn đọc đã mở rộng đôi tay dễ dãi đón nhận nó. Với nhiều thương mến ít chê bai.
Điều đó khiến anh em chủ trương Tuổi Ngọc cảm động. Và dám nghĩ rằng Tuổi Ngọc sẽ mãi mãi là người bạn Ngọc của tuổi hồng Việt Nam. Nó chỉ chết yếu khi chúng ta không thích ngợi ca tình yêu, tuổi thơ và quê hương. Xin chân thành cám ơn bạn đọc. Cám ơn những dòng nghiệp báo ngày, báo tuần đã nồng nhiệt giới thiệu Tuồi Ngọc. Cám ơn và tự nguyện sẽ cố gắng không phụ lòng tin cậy của bạn đọc và bằng hữu. -
Tuổi Ngọc tập 1: số 1 (1969)
Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Duyên Anh - Hoàng Hải Thủy
TUỔI NGỌC xuất bản 1969VIEWS 3082
Tuổi Ngọc đang ở trên tay bạn. Nếu có mặt lúc đó, nhìn bạn lật tờ báo ra, chắc là tôi hồi hộp. Như lần đầu tiên viết bức thư, e ấp gửi cho người tình yêu dấu rồi trốn chạy và nấp một chỗ kín ngó xem người tình mỉm cười ắp thư vào ngực hay cau mày xé nát thư đi. Nhưng mà tôi vẫn cứ hồi hộp. Tôi sẽ buồn nếu bạn cau mày. Và sẽ sung sướng lắm nếu bạn cười mỉm. Tưởng tượng bạn đang cau mày. Tưởng tượng một chúi đã thấy xuống tinh thần.
Con tàu đưa mọi người về guê hương hồn nhiên nằm ở ga guên lãng lâu quá rồi. Nó chỉ còn bắt người ta tội nghiệp khi hồi tưởng kỷ niệm. Kỷ niệm thơ ấu, kỷ niệm niên thiếu của một đời người không có hai lần. Kỷ niệm xa vời. Chỉ an ủi ta, gần gũi ta lúc ta mơ ước "cho tôi lại ngày nào, xin đi lại từ đầu". Rồi bắt ta thương hại khi nghĩ đến thơ ấu, niên thiếu của con em ta. Ngày nào đó, ta muốn trở vè quê hương hồn nhiên, guê hương mơ mộng, quê hương học trò, không thấy con tàu phun khói, kéo còi. -
Tuổi Ngọc tập 1: số 10 (1969)
Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Duyên Anh - Nguyễn Đình Toàn
TUỔI NGỌC xuất bản 1969VIEWS 1127
Số báo cuối cùng của Tuổi Ngọc bộ I đã đến tay bạn đọc. Tôi coi số báo này là số báo "xuống tinh thần". Điều đó rất buồn vì số 10 đã không hay hơn số 9. Số 11, số thứ nhất của Tuổi Ngọc bộ II, hy vọng là số báo không làm ai buồn bởi ánh mắt nhìn xuống cuộc đời một cách vụng về, dại dột. Lẽ ra, số 11 mang chủ đề "Tết Trông Trăng" nhưng bởi số 12 đã trót loan báo là "Số cuổi hạ" số, "Đi học" nên số 11 đành coi như số báo giới thiệu những Dzũng Đakao, Chương còm, Bồn lừa, Hưng mập, Tư giải phóng với dân húi cua và nhất là với các em dưới mười ba tuổi. Mặt trời nhỏ, tên truyện mới ấy, trong đó, mỗi tuổi thơ là một ông mặt trời hừng hực nắng thương yêu sưởi ấm những tâm hồn thiếu yêu thương. Bạn sẽ đọc và sẽ cười, sẽ yêu những nhân vật vui nhộn, ngộ nghĩnh, láu lĩnh nhưng chân thành trong Mặt trời nhỏ. Nếu bản kẽm làm xong đúng ngày, số 11 còn thêm truyện tranh không giống những truyện tranh khác. Xin hẹn bạn đọc ở số 11 với một bước lê hơi dài và vất vả của con sên nhỏ mọn.
-
Tuổi Ngọc tập 1: số 11 (1969)
Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Duyên Anh - Nhật Tiến
TUỔI NGỌC xuất bản 1969VIEWS 737
Giữ đúng lời hứa, Tuổi Ngọc số 11 đã có một thay đổi. Không to tát. Không tiến vọt. Nhưng đã có đổi thay. Sự đổi thay, hy vọng sẽ làm tươi Tuổi Ngọc. Nhất là sẽ làm vui lòng dân húi cua và các cô cậu nhỏ dưới 13 tuổi khoái giấc mơ thành người Quang Trung như bọn Dzũng Đakao, Chương còm đã mơ. Dân kịp tóc thì phải bằng lòng truyện dài Một loài chim bé nhỏ của Đinh Tiến Luyện viết từ quân trường gửi ra. Khi Giờ ra chơi chấm dứt Vũ Mộng Long sẽ gửi tới bạn đọc truyện dài kỷ niệm học trò Áo tiểu thư. Tôi mong ước được mãi mãi mãi vui vẻ để làm Tuổi Ngọc cho các bạn đọc. Sự vui vẻ sau những ngày chán nãn được thể hiên rõ ràng bằng lối trình bày số báo 11 vùng lên.
Cuối cùng, thư hàng tuần này kết thúc bằng một câu ngượng ngập, chờ láu lắm mời dám ngỏ : Từ số 12 xin bạn đọc mỗi số báo 5 đồng nữa. Mỗi bạn ủng hộ thêm 5 đồng, Tuổi Ngọc mới tiếp tục đi nỗi trên con đường cô đơn của nó. -
Tuổi Ngọc tập 1: số 12 (1969)
Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Duyên Anh - Nguyễn Xuân Hoàng
TUỔI NGỌC xuất bản 1969VIEWS 670
Bạn đã đọc hết số 11. Đó là số báo tôi rất bằng lòng về cách trình bày. Nếu được phép tự khen, tôi cho rằng Tuổi Ngọc 11 đẹp nhất trong số các tuần báo đã và đang xuất bản tự hai năm nay, tại Việt Nam. Nếu những số Tuổi Ngọc sau không đẹp hơn thì cũng phải đẹp bằng số 11. Đẹp, đẹp, mỗi tuần mỗi đẹp từ hình thức đến nội dung là điều mong muốn, không những của bạn mà còn của tôi nữa.
Xin bạn hãy tiếp tục ủng hộ Tuổi Ngọc, cổ động nhiều người đọc Tuổi Ngọc và khuyên những người bạn thiếu thiện chí đừng giết Tuổi Ngọc bằng cách mướn Tuổi Ngọc, tôi tin chắc, một năm sau, Tuổi Ngọc bắt buộc phải là tuần báo của những tháng năm đẹp nhất của một đời người. Giữ đúng lời hứa. Tuổi Ngọc 12 mang chủ đề Đi Học. Vì phải đăng nhiều kỷ niệm đi học của nhiều nhà văn nên Tuổi Ngọc 12 đành gác lại vài mục thường xuyên. Xin cáo lỗi bạn đọc. Với nhiều chịu đựng và cố gắng qua 11 số báo, mong bạn đừng nhăn mặt khi ủng hộ thêm Tuổi Ngọc 5 đồng. Chân thành cám ơn các bạn. -
Tuổi Ngọc tập 1: số 13 (1969)
Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Duyên Anh - Thảo Trường
TUỔI NGỌC xuất bản 1969VIEWS 436
Số này là số 13. Con số kiêng kỵ của nhiều người. Kể cả những người làm báo. Nhưng con sên đã biết số phận của nó. Nó lá thứ điếc không sợ súng nên không sợ con số 13. Con sên cho rằng số 13 yêu thương nó. Bởi vậy, Tuổi Ngọc số 13 đã thả chim bay lượn làm vui mắt bạn đọc. Tôi hy vọng, được bạn đọc tha thứ vài sơ hở lớn trong cách trinh bày số 13. Vì thời gian làm số 13, tôi bị đau nặng, không thể trực tiếp trông coi được. Tuổi Ngọc là của bạn đọc, do bạn đọc săn sóc, nuôi nấng. Bạn đọc «dạy» điều gì, Tuổi Ngọc phải «nghe» ngay. Nhưng thực hiện nổi ý muốn của bạn thì còn tùy vào khả năng, phương tiện và thời gian. Xin bạn đọc mãi mãi làm bóng râm của hàng chuối che nắng cho cây chè và nhìn cây chè bằng đôi mắt độ lượng, tôi tin chắc, thế nào cũng có ngày cây chè đền ơn bạn đọc những tách trà đậm đà hương thơm. Và, cuối cùng, vì Minh Văn bận «Vuợt cạn» nên Tuổi Ngọc số 13 thiếu Làm dáng.
-
Tuổi Ngọc tập 1: số 14 (1969)
Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Duyên Anh - Hoàng Anh Tuấn
TUỔI NGỌC xuất bản 1969VIEWS 479
Tuổi Ngọc số 11, ở trang Thư Bạn Ngọc, tôi đã cho đăng một đoạn thư của Như Uyên Thủy ở Gò Công. Tôi tưởng đó là lời nói chân thành và âu yếm mà Như Uyên Thủy dành cho Nhật Tiến. Không dè lại xúc phạm tới quyền tự do sáng tác của anh Nhật Tiến. Vì anh Nhật Tiến cho rằng tòa soạn không có câu bình luận dưới bức thư là cùnq quan niệm lời độc giả. Và anh đã viết thư cho tòa soạn chấm dứt sự cộng tác. Thư hàng tuần kỳ này thay cho bức thư riêng xin lỗi anh Nhật Tiến, nhận sự sơ sót của tòa soạn và lúc nào cũng tỏ lòng kính mến anh. Tôi hy vọng anh Nhật Tiến vì tuổi thơ mà tiếp tục viết giúp Tuổi Ngọc. Nhưng nếu vi lý do nào đó, anh không giúp đở Tuổi Ngọc, Quê Nhà Yêu Dấu phải dang dở, xin bạn dọc hiểu giùm đó là lỗi tại tôi, không bao giờ là lổi của anh Nhật Tiến, một nhà văn đáng kính cả về văn chương lẫn cuộc sống riêng tư. Thư tuần này viết để bạn đọc hiểu cho nỗi khó khăn của con sên nhỏ.
-
Tuổi Ngọc tập 1: số 15 (1969)
Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Duyên Anh - Đinh Tiến Luyện
TUỔI NGỌC xuất bản 1969VIEWS 784
Sáng chủ nhật, 19-10, tại trường Thiên Phước, Tân định. Sài gòn, tôi được, mời nói chuyện về đè tài «Giới trẻ với sách báo» trước một số đông giáo chức trong Cộng Đồng Giáo Dục. Tôi đã quả quyết là từ mười mấy năm nay, những người từ 18 tuổi trở xuống 7 tuổi không có sách báo đọc. Một sư huynh chất vấn : «Vậy Tuổi Ngọc là báo của lứa tuổi nào?» Tổi chân thành đáp : Vì biết mình không đủ tài nên không dám làm háo cho lứa tuổi từ 7 đến 15. Những tuổi lớn hơn lại chê Tuổi Ngọc. Bởi vậy, Tuổi Ngọc chỉ là tuần báo viết về kỷ niệm ấu thơ, kỷ niệm của những tháng năm đẹp nhất một đời người. Ai cũng có thể là độc giả của Tuổi Ngọc nếu như tìm thấy, ở một đoạn vă'n nào đó, hình ảnh niên thiếu của mình. Câu trả lời có tính cách khoác lác. Khoác lác và đáng thương vì làm báo không nắm được một số độc giả chắc chắn nào đó thì quả là điếc khống sợ súng, vả lại, Tuổi Ngọc còn lâu mới được coi như tuần báo của những tháng năm đẹp nhất một đời người. Xin bạn đọc cho Tuổi Ngọc hứa hẹn một tách trà thơm và luôn luôn làm bóng râm đại lượng cho cáy chè trên mảnh đất cỏ cháy.
-
Tuổi Ngọc tập 1: số 16 (1969)
Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Duyên Anh - Đinh Tiến Luyện
TUỔI NGỌC xuất bản 1969VIEWS 769
Thế mà Tuổi Ngọc đã dược mười sáu số. Bốn tháng qua rồi. Tuổi Ngọc chưa lấy gì làm hay nhưng bạn hãy dùng bút chí xanh lá cây phê cho háng chữ «có cố găng, cần cố gắng thêm». Vâng, cần cố gắng thêm dù đã cố gắng hết khả năng cùa mình. Đã được nhiều thì giờ làm Tuổi Ngọc, tôi đã ngưng viết truyện dài nhật báo và không còn cộng tác với báo náo nữa. Tôi sẽ nỗ lực trông coi tuần báo và nhà xuất bản Tuổi Ngọc mà cậy trông kết quả của thiện chí của mình. Đôi khi, thiện chí đã giật mình vì vật giá leo thang. Chẳng hạn, giấy in bìa báo tăng rồi đó. Rồi lương thợ cũng phải tăng. Nhà in, dù không muốn tăng giá in, vẫn đau lòng xin... thông cảm ! Trong trường hợp đó. Tuổi Ngọc sẽ xót xa mà tà oán cùng bạn đọc để được bạn đọc... thông cảm ! Ôi thông cảm, hai tiếng não nề, ai oán, nghe đã phát nản. Tôi hy vọng không phải nói lên hai tiếng đó.
-
Tuổi Ngọc tập 1: số 17 (1969)
Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Duyên Anh - Đinh Tiến Luyện
TUỔI NGỌC xuất bản 1969VIEWS 576
Tuổi Ngọc đang chuẩn bị làm số Giáng Sinh 1969 và Giai phẩm Mùa Xuân. Số Giáng Sinh như một số thường nhưng những mục thường xuyên được gác lại để chỉ đăng thơ. truyện, sưu tầm về Noí«l. Giai phẩm Mùa Xuân, chắc chắn, sẽ dầy 100 trang. Ngoài thơ, truyện tết, Tuổi Ngọc cho đăng trọn một truyện dài thơ mộng, hồn nhiên của Duyên Anh để bạn đọc trọn mùa xuân mới. Giai phẩm Mùa Xuân của Tuổi Ngọc dám nói là giai phẩm xuân nhất, tươi nhất, mát nhất và vui nhộn nhất. Đúng là mùa xuân tuổi ngọc. Để Giai phẩm Mùa Xuân thật nồng nàn hương vị của xuân đời thơ ấu. Tuổi Ngọc mong nhận dược bài vở đóng góp của hạn đọc ngay từ hôm nay. Xin ghi rõ ngoài phong bì «Bài cho Giai phẩm Mùa Xuân». Tuổi Ngọc hy vọng được chọn đăng nhiều bài của bạn đọc. Số này, khởi dăng truyện Con Thúy và nhiều bài của các nhà văn viết về những tháng năm đẹp nhất một đời người nên phải gác những mục thường xuyên. Xin bạn dọc thông cảm.
-
Tuổi Ngọc tập 1: số 18 (1969)
Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Duyên Anh - Từ Kế Tường
TUỔI NGỌC xuất bản 1969VIEWS 1007
Tòa soạn đang chuẩn bị số Giáng Sinh. Hai tháng chọn lựa một cái bìa. Và cái bìa Tuổi Xgọc số Giáng Sinh, chác chắn, bạn sẻ khen là... chúa quá ! Chúa không viết hoa đâu đấy nhé ! Lâu nay, những người chủ trương không còn tả oán nữa. Bạn đừng tưởng hết tả oán là tình trạng sáng sủa mà tội nghiệp anh em. Không còn tả oán vì đã biết rõ mình làm báo cho những người thương yêu mình nhất. những người thương yêu Tuổi Ngọc không đông nhưng đủ nuôi dưỡng một tờ báo chờ đợi ngày nó có tuổi. Hể tờ báo sống được đến ngày có tuổi, nhiều người sẽ tin tưởng nó và đọc nó. Và, bấy giờ, nhiều nhà văn sẽ có hứng mà trở về viết cho tuổi thơ. Bây giờ, phương tiện èo ọt, anh em tòa soàn phải ôm đồm, bao bãi. «lấy công làm lãi», điều đó, bạn dọc đã thấy rõ. Tuổi Ngọc hy vọng trong tương lai, sẽ có người chủ trương một tuần báo hay hơn, hữu ích hơn, đẹp hơn Tuổi Ngọc, anh em Tuổi Ngọc sẽ giải nghệ. Bởi vì làm báo tuổi ngọc ở Việt Xam mà không được nhà nước giúp đở phương tiện thì quả là thiên nan vạn nan. Và ai làm báo tuổi thơ đứng đắn lôi cuốn được năm chục ngàn độc giả trẻ con, người ấy đã là thiên tài rồi.
-
Tuổi Ngọc tập 1: số 19 (1969)
Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Duyên Anh - Trùng Dương
TUỔI NGỌC xuất bản 1969VIEWS 947
Tuổi Ngọc số 19 hân hạnh trinh bầy một tranh bìa của Hoàng Đặng, một bạn ngọc của Tuổi Ngọc ở Đà Nẵng. Hoàng Đặng không xa lạ gì với bạn đọc. Đặng đã vẽ rất nhiều tranh tô điểm cho những tranq trong Tuổi Ngọc. Đây là lần đầu tiên Tuổi Ngọc giới thiệu tranh bìa của bạn ngọc. Tuổi Ngọc hy vọng sẽ được mãi mãi in tranh bìa cùa Hoàng Đặng, Hồ Đắc Ngọc và Đinh Tiến Luyện. Chọn được một tranh của bạn ngọc để in bìa báo là niềm hân hoan của Tuổi Ngọc. Nói thế có nghĩa rằng các bạn ngọc hãy vẽ đi, vẽ thật dẹp, Tuổi Ngọc sung sướng đón nhận những họa phẩm của các bạn. Số sau, số cuối của bộ II, Tuổi Ngọc chấm dứt truyện Mặt trời nhỏ. Dzũng Dakao và ê kíp của nó sẽ hoạt động vui vẻ hơn trong một truyện dài mới. Và, kể từ nay, mỗi số cuối bộ, Duyên Anh sẽ mời bạn thưởng thức một truyện ngắn mà ngót năm năm làm nhật báo, Duyên Anh đã quên viết truyện ngắn. Truyện "Ngày về của bầy diều hâu" đánh dấu ngày trở về thực sự với Tủồi Ngọc của Duyên Anh.
-
Tuổi Ngọc tập 1: số 2 (1969)
Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Duyên Anh - Nguyễn Đình Toàn
TUỔI NGỌC xuất bản 1969VIEWS 2229
Cho tôi được mừng nỗi mừng của con nhà nghèo có tấm áo mới dự hội mùa xuân. Tấm áo không lộng lẫy nhưng rất vừa vặn. Có thể đã may vụng vì may vội. Tấm áo chưa kịp thêu hoa lá, chim bướm. Bà mẹ khâu áo cho con bằng tay. Thức suốt đêm, mắt mờ vi đường kim mũi chỉ. Bà mẹ mong con được mặc áo mới dự hội. Hơi lo lắng. Chỉ sợ tấm áo làm con mình lạc lõng. Tuổi Ngọc ví như tấm áo dự hội mùa xuân của con nhà nghèo. Nó không bị hất hủi. Bạn đọc đã mở rộng đôi tay dễ dãi đón nhận nô. Với nhiều thương mến ít chê bai.
Điều đó khiến anh em chủ trương Tuổi Ngọc cảm động. Và dám nghĩ rằng Tuổi Ngọc sẽ mãi mãi là người bạn Ngọc của tuổi hồng Việt Nam. Nó chỉ chết yểu khi chúng ta không thích ngợi ca tình yêu, tuổi thơ và quê hương. Xin chân thành cám ơn bạn đọc. Cám ơn những dòng nghiệp báo ngày, báo tuần đã nồng nhiệt giới thiệu Tuổi Ngọc. Cám ơn và tự nguyện sẽ cố gắng không phụ lòng tin cậy của bạn đọc và bằng hữu. -
Tuổi Ngọc tập 1: số 20 (1969)
Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Duyên Anh - Đinh Tiến Luyện
TUỔI NGỌC xuất bản 1969VIEWS 909
Tuổi Ngọc số 20 đang ở trên tay bạn dọc. Đây là số cuối cùng của bộ II và cũng là số đánh dấu một quảng đường dài: 5 tháng. Từ số 21, tòa soạn lại tiếp tục cố gắng. Cố gắng không ngừng để sao cho Tuổi Ngọc xứng đáng nới sự cổ võ, ủng hộ nồng nhiệt của bạn đọc, số 21, số đầu của Bộ III. Tuổi Ngọc khởi đăng truyện Giặc ô Kê. Bạn đọc sẽ gặp lại ở Giặc ô Kê những Dzũng Đakao. Chương còm, Hưng mập..., những đứa trẻ không hao giờ lớn cả vì chúng không thích lớn. Ô Kê Salem. Đó là thành ngữ thời đại làm đau đớn thể diện dân tộc. Ai diệt nổi đám giặc ô kê ? Những ông mặt trời nhỏ sau khi đã sưởi ấm bọn Tư giái phóng. Năm xà lỏn, Ba AK sẽ mang niềm hảnh diện của quê hương Việt Nam làm khí giới chiến thang trận giặc đang làm mất hết liêm sĩ của một thế hệ tuổi thơ. Bạn đọc nhớ theo rõi từ đầu. Ngoài ra, còn một vài mục mới cho Tuổi Ngọc, tòa soạn sẽ thực hiện dần song song với chiến dịch sách báo Tuổi Ngọc tìm bạn ngọc.
-
Tuổi Ngọc tập 1: số 21 (1969)
Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Duyên Anh - Đinh Tiến Luyện
TUỔI NGỌC xuất bản 1969VIEWS 890
Tuần trước, Tuổi Ngọc loan báo rằng số thứ nhất của Bộ II sẽ có nhiều thay đổi. Nhưng chỉ mới khởi đăng truyện dài giáo dục Giặc ô Kê. Tòa soạn quyết định bắt đầu làm lại Tuổi Ngọc cho nhiều mục hơn, vui hơn, lạ hơn từ số 24 tức là số đầu năm 1970.
Cho Tuổi Ngọc mới ở những ngày tháng giêng dương lịch. Tháng giêng ngon như một cặp môi gần. Xuân Diệu bảo thế. Tuổi Ngọc cũng nghĩ thế. Nếu bạn đọc chưa bằng lòng Tuổi Ngọc lắm, bạn đọc sẽ bằng lòng Tuổi Ngọc vừa vừa tự số đầu năm 1970. Số Giáng Sinh 1969 là số tuyển tập thơ văn viết về mùa Giáng Sinh. Bạn đọc sẽ đọc một truyện chưa ai biết về Chúa Giê su, kể cả đức Giáo Hoàng. Đó là truyện Tuổi Thơ Của Chúa. Chúa cũng có tuổi thơ như mọi người. Nhưng tuổi thơ của Chúa sao, bạn đọc cần đón mua Tuổi Ngọc Giáng Sinh. Tòa soạn bảo đảm riêng cái bìa đã đáng tiền rồi. Sau số Giáng Sinh, tòa soạn bắt tay làm số Tuổi Ngọc Xuân Hồng. Tuổi Ngọc Xuân Hồng được coi như ba số 28, 29, 30. phát hành ngày 18 tháng chạp Kỷ Dậu. Tòa soạn nghỉ một tháng để du xuân với bọn Dzũng Đakao, Chương còm.. sau nửa năm phục vụ tuổi ngọc trong thiếu thốn và cô đơn. -
Tuổi Ngọc tập 1: số 22 (1969)
Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Duyên Anh - Võ Hồng
TUỔI NGỌC xuất bản 1969VIEWS 841
Thư tuần này, Tuổi Ngọc hân hoan báo tin cùng bạn ngọc rằng, anh Nhật Tiến đã bằng lòng cho Tuổi Ngọc đănq tiếp Quê Nhà Yêu Dấu và sau Quê Nhà Yêu Dấu đầy dấu vết u buồn của tuổi thơ trong chiên tranh, anh Nhật Tiến sẽ tặng bạn ngọc một truyện dài học trò thơ ngây : Trống Trường Rộn Rã. Xin nói lại là anh Nhật Tiến không bao giờ giận Tuổi Ngọc, anh Nhật Tiến muốn gặp bạn ngọc ngay nhưng anh bị đau liên miên. Người ta không thể ghét nhau khi cùng hướng về mục đích làm đẹp tuổi thơ. Bởi vậy, Tuổi Ngọc sẽ hãnh diện đăng tiếp Quê Nhà Yêu Dấu trong một vài số tới. Sau số này, bạn ngọc thường thức số Tuổi Ngọc Giáng Sinh. Lại được khoe cái bìa báo rất Chúa của Tuổi Ngọc. Và sau số Tuổi Ngọc Giáng Sinh là số chào mừng 1970. Số báo này đánh dấu một đổi mới về hình thức của Tuổi Ngọc. Nội dung thì vẫn là ngợi ca quê hương tình yêu và tuổi thơ. Mục Quê Hương Chúng Ta được thay bằng mục Trường Lớp Chúng Ta để bạn ngọc tha hồ viết về trường, lớp. bạn học, thầy, cô và những tháng năm đẹp nhất một đời người. Bạn ngọc hãy trông chờ Tuổi Ngọc số 24 chào mừng 1970.
-
Tuổi Ngọc tập 1: số 23 (1969)
Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Duyên Anh - Đinh Tiến Luyện
TUỔI NGỌC xuất bản 1969VIEWS 634
Chúa sẽ buồn lắm khi Ngài ngự trên cánh Thiên Thần bay qua Việt Nam khốn khổ vào nửa đêm hai mươi bốn tháng chạp. Súng đạn tạm nghỉ : trò chơi giết nhau. Giới nghiêm nới rộng. Lời nguyện cầu vút lên. Niềm hân hoan không trọn vì nỗi lo ngại vẫn đợi chờ. Một ngày Giáng Sinh qua đi cho ba trăm sáu mươi tư ngày khắc khoải chiến tranh, đói rách, bệnh hoạn. Chúa sẽ buồn lắm nếu Ngài thấy bình an chưa có tại Việt Nam. Nhưng chúng ta, dù là con chiên hay không phải là con chiên của Ngài, chúng ta luôn luôn tôn kính Ngài như Đấng Cứu Thế, niềm tin cuối cùng cùa những người đã mất tin tưởng, ánh lửa trong đêm tối mù mịt dẫn đến Hòa Bình của dân tộc. Lạy Chúa. Chúa ở trên trời, rất cao và rất xa kẻ ngoại đạo là con đây nên Chúa không thể nghe rõ nỗi ước vọng quê hương Việt Nam thanh bình của con. Tuy thế, con hằng nguyện cầu Chúa giáng bình an dưới thế, trước hết cho những tâm hồn không bình an của những người dại diện Chúa chăn bầy chiên hiền ngoan Việt Nam. Ngày những người mang sứ mạng dẫn nhân loại gần gũi Chúa chưa binh an tâm hồn thì chẳng bao giờ có bình an dưới thế, binh an của Việt Nam.
-
Tuổi Ngọc tập 1: số 24 (1970)
Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Duyên Anh - Mai Thảo
TUỔI NGỌC xuất bản 1970VIEWS 613
Duyên Anh mấy hôm nay buồn chán và xuống tình thần ghê quá khi thấy báo củ trả về kho nhiều hơn sức tưởng tượng. Nỗi chán nản này không phải chỉ có mình Duyên Anh, mà là nỗi chán nản chung của anh em chủ trương Tuổi Ngọc. Một tờ báo đầy thương yêu, đầy nhiệt tình cho Tuổi Thơ. Nhưng cái vốn chỉ là tí tiền còm như tiền quà sáng của một em bé nhà nghèo. 24 số báo qua rồi đó. Hai trăm ngàn dành dụm chắt chiu đã nuôi một con heo đất. Con heo đất không lớn, mà cứ èo ọt dần để bỏ ăn đến độ thảm hại. Tuổi Ngọc không muốn làm con heo đất bỏ ăn thảm hại để những người nuôi nó phải buồn lây.
Thư hàng tuần là một tổng kết. Một ngày nhìn lại trong bảy ngày, hay hơn thế nữa của người chủ trương Tuổi Ngọc. Có thể là một ngày thật vui có thể là một ngày thật buồn. Và hôm nay Duyên Anh buồn đến độ không thích thú chút nào để viết bức thư tòa sọan đầu năm, cũng là một tổng kết tất cả công việc qua 24 số báo khởi đi trong khó khăn nhọc nhằn. Thế nên Từ Kế Tường phải viết thay. Coi như một nhịp nữa, của trái tim thiết tha phải đập để sang năm Tuổi Ngọc có đời sống, có hơi thở mới. -
Tuổi Ngọc tập 1: số 3 (1969)
Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Duyên Anh - Thanh Nam
TUỔI NGỌC xuất bản 1969VIEWS 1955
Bạn đang dở những trang Tuổi Ngọc lên ba. Rõ ràng là báo của con nhà nghèo. Con nhà nghèo thực hiện mộng ước bằng thiện chí và cố gắng. Không phải bằng tiền rừng bạc bể. Đó là niềm hãnh diện của Tuổi Ngọc. Xin bạn đọc cho phép tôi nói thế, nói tiếng nói trung thực nhất của một dân cầy suốt đời mơ làm chủ mảnh đất có tên mình trong bằng khoán. Một bình minh thức dậy, trái mơ chín vàng, vừa tầm tay với. Đưa tay bứt khẽ má nâng niu. Bằng khoán đấy, lo lắng làm mùa đi. Phải mua hạt giống gieo mạ. Phải cầy bừa ruộng cấy lúa. Phải nhổ cỏ. Phải tát nước. Phải lậy trời mưa đủ. Phải van đất khô vừa. Phải xin giông bão đừng tàn nhẫn với những nhánh hy vọng. Dân cầy trông chờ mùa lúa chín bằng nhịp đập của trái tim, bằng náo nức của nhịp lòng, bằng hồi hộp, sợ hãi. Điền chủ không bao giờ có niêm hãnh diện của dân cầy.
-
Tuổi Ngọc tập 1: số 4 (1969)
Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Duyên Anh - Doãn Quốc Sỹ
TUỔI NGỌC xuất bản 1969VIEWS 2004
Mỗi ngày, Tuổi Ngọc nhận được trung bình hai trăm lá thư của bạn đọc. Xa nhất là Đông Hà. Gần nhất là Saigon. Có thể nói khắp các tỉnh ở miền Nam tự do, Tuổi Ngọc đã đến. Đến và ở lại với sự luyến lưu của bạn đọc. Đến không nhìều nên rất đông bạn đọc thất vọng. Vì không kịp mua vé lên xe lửa Tuổi Ngọc. Báo nghèo mà, thưa bạn đọc. Đâu dám in quá số hạn định của ngân khoản. Xa hơn nữa, bên Londres và Paris cũng đã có thư viết về. Thư toàn những lời chúc tụng, khen ngợi nồng nàn. Bạn đọc đã dành cho Tuổi Ngọc cảm tình tha thiết nhất. Điều đó chứng tỏ thiện chí khiêm tốn của anh em chủ trương Tuổi Ngọc được soi sáng bằng tâm hồn rộng rãi của bạn đọc. Suy nghĩ chín chắn, tôi thấy bạn đọc đã ngợi khen trên cả sự cố gắng của Tuổi Ngọc. Để khích lệ. Xin chân thành cám ơn bạn đọc.
-
Tuổi Ngọc tập 1: số 5 (1969)
Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Duyên Anh - Viên Linh
TUỔI NGỌC xuất bản 1969VIEWS 1885
Một tháng đã qua. Bốn số Tuổi Ngọc đã đến với bạn. Đến và không bị hất hủi. Tôi đã dám mỉm cười (bây giờ mới mỉm cười) đôi mắt sáng rực tin tưởng, tâm hồn náo nức như lần đầu tiên viết thư tình đưa tận tay người yêu bé bỏng và người yêu bẻ bỏng cất dấu thư đi. Để đọc nữa. Đọc mãi. Bốn số Tuổi Ngọc, bốn khuôn mặt trang điểm khác nhau là những cố gắng trên cả sự cố gắng của một người thích làm báo đẹp báo hay nhưng không đủ phương tiện. Nếu như thiếu nâng đỡ của ổng Nguyễn Đình Vượng, thiếu thúc dục và trấn an tinh thần của các anh Mai Thảo, Nhật Tiến, Doãn Quốc Sĩ, Hoàng Văn Đức, Nguyễn Mạnh Côn, Nguyễn Tuấn Anh, Huy Tường, Trần Phong Giao... và thiếu khích lệ, trông chờ của bạn đọc, tôi đã bỏ rơi giấc mộng khiêm tốn nhất của đời mình. Giấc mộng, với tôi, không nắm được hôm nay sẽ không thể nắm được ngày mai. Nhiệt tình nào ròi cũng thôi nóng bỏng. Say mê nào rồi cũng lãng quên. Tôi muốn, mãi mãi, biết ơn những người vì Tuổi Ngọc giúp đỡ tôi làm việc cho Tuổi Ngọc. Để tôi đứng vững trên chỗ đứng của tôi.
-
Tuổi Ngọc tập 1: số 6 (1969)
Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Duyên Anh - Trùng Dương
TUỔI NGỌC xuất bản 1969VIEWS 1221
Một bạn đọc ở Paris, bạn Trần Minh Nguyện vừa gửi về một bức thư khích lệ và đồng thời cảnh cảo rằng làm công việc hữu ích cho những người tuổi trẻ, nhất là tuổi thơ, rất khó, rất dễ bỏ cuộc ngang xương. Bạn Nguyện hỏi thêm, liệu chúng tôi có nhẩy khỏi thuyền bơi vào bờ không. Tôi muốn được, nhân câu hỏi của bạn Nguyện, trả lời chung bạn đọc Tuổi Ngọc. Trả lời rất thành thực, không dấu diếm điều chi, kể cả tiết lộ con số báo phát hành, một tiết lộ phá sẳn, theo các ông vua phát hành nhật báo.
Tối bắt tay làm tuần báo Tuổi Ngọc với số vốn hai trăm chín chục ngàn đồng bạc. Tiền của anh em cho. Vì có lời yêu cầu nên tôi không dám nêu tên những người bạn ngọc đó. Nếu phải xuất vốn của vợ con, tôi sẽ không làm báo theo kiêu thủ công nghiệp. Cần bỏ hàng vài triêụ. Mà vài triệu thì quả to đối với tôi, một dân ABC tự thuở vào đời. In một số báo cả bìa tốn chín đồng. Mỗi kỳ in mười lăm ngàn. Chưa kể tiền quảng cáo "lăng xê" báo, tiền làm bản kẽm, tiền bài vở... Nếu không bán nổi mười hai ngàn số báo là khó đứng vững. Giá bán đề hai mươi đồng, tòa soạn chỉ được lấy mười hai đồng. Phần còn lại thuộc về nhà phát hành, đại lý, người bán báo ở sạp. -
Tuổi Ngọc tập 1: số 7 (1969)
Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Duyên Anh - Từ Kế Tường
TUỔI NGỌC xuất bản 1969VIEWS 1018
Số bẩy đến tay bạn thì số tám cũng đã xong một nửa. Số tám, con số mong đợi của Tuổi Ngọc. Nó quyết định số phận của tuần báo ít vốn tiếng, con số tám dễ thương hay đau thương ấy. Tôi hy vọng nó dễ thương. Không cần nó dễ thương nhiều. Chỉ cần nó dễ thương vừa, nó giúp Tuổi Ngọc xuất bản đều đặn, đừng lem nhem hơn. Thế đã quý lắm rồi. Nhưng nếu dễ thương vô cùng. Tuổi Ngọc sẽ chẳng dám phụ nó. Tuổi Ngọc sẽ
vì nó má làm tươi đẹp những số đàn em của nó. -
Tuổi Ngọc tập 1: số 8 (1969)
Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Duyên Anh - Thảo Trường
TUỔI NGỌC xuất bản 1969VIEWS 990
Những bức thư gần đây nhất, một số bạn phàn nàn rằng Tuổi Ngọc trả lời bạn ngọc nhiều quá, bốn trang báo. Trả lời bốn trang thư, có vẻ như là "trám" bài, như là... lười biếng. Thực ra, trả lời thư bạn ngọc là công việc đòi hỏi nhiều thi giờ lắm. Lắm lắm. Phải đọc kỹ thư. Rồi trả lời cho gọn. Vài câu đủ đề "đáp lễ" một bức thư dài mấy trang viết nhỏ xíu. Không trả lời thì bạn ngọc không bằng lòng. Mà trả lời bạn ngọc cũng không bằng lòng. Ở trường hợp Tuổi Ngọc, bạn ngọc tính sao giùm đây ?
Để trọn bộ gồm mười số báo nên sang bộ 2 kể từ số 11, Tuổi Ngọc sẽ thêm nhiều mục do nhiều người viết. Nữ sĩ Thanh Phương dạy các em gái làm lấy nhiều việc lặt vặt ở gia đình. Họa sĩ Đinh Hiển với truyện tranh vui nhộn cho nhi đồng dưới mười ba tuổi. Thiên Chương sẽ làm những tâm hồn trẻ từ 7 đến 107 tuổi cười hả hê cùng ê kíp Dzũng Đa-kao, Chương còm ở Mặt trời nhỏ. Vân vân... -
Tuổi Ngọc tập 1: số 9 (1969)
Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Duyên Anh - Hoàng Hải Thủy
TUỔI NGỌC xuất bản 1969VIEWS 1162
Khi cầm bút viết thư hàng tuần gởi bạn đọc, gởi những người bạn trẻ, gởi những người em của tôi, tôi đều muốn viết thật nhiều, kể về mọi nỗi vui buồn của tôi mỗi tuần hì hục làm Tuổi Ngọc. Nhưng bị nghe tả oán mãi, bạn đọc sẽ chán ngấy và hết thương hại. Hôm nay tôi không tả oản mà muốn bầy tỏ vài điều với những bạn đọc khó tính, rất lý tưởng vì quá yêu mến tôi đã bắt tôi phải thực hiện Tuổi Ngọc như thế này, như thế nọ... Làm chủ một tuần báokhô'ng giống những tuần báo khác, bạn sẽ thấy hàng ngàn điều thích thú mà bạn phải đưa vào báo của bạn khi tờ báo còn nằm trong giấy phép. Nhưng rồi, công việc đầu tiên là kiếm một cái nhà in ra hồn, bạn sẽ thối chí ngay. Bạn muốn nhiều họa sĩ vẽ đẹp như họa sĩ ngoại quốc ? Bạn cứ việc tung tiền ra. Đố bạn kiếm được họa sĩ vẽ truyện tranh đấy. Bạn muốn nhiều văn, thi sĩ viết về tuổi thơ, cho tuổi thơ ? Bạn cứ việc tung tiền ra.
-
Văn Học Nghệ Thuật bộ mới số 1
Tạp Chí Văn Học
Võ Phiến - Lê Tất Điều
VIEWS 3154
1954-1975, chúng ta có những thời điểm ngộ nghĩnh: 1954 chấm dứt một cuộc chiến tranh, 1975 chấm dứt một cuộc chiến tranh khác; 1954 diễn ra một cuộc di cư, 1975 lại bắt đầu một cuộc di cư nửa; 1954 đất nước đang là một bị chia hai, 1975 đất nước đang chia hai lại hoàn làm một... Chiến tranh phát sinh rồi chiến tranh kết thúc trên nước ta xưa nay đã nhiều lần, nước qua phân rồi nước trở lại thống nhất xẩy ra ở ta cũng nhiều lần, duy có chuyện hàng triệu người kéo nhau ra đi là chưa từng thấy. Đó là đặc điễm một thời. Vậy có thể nói thời kỳ chúng ta đang nói đây là thời kỳ văn học giữa hai cuộc di cư.
-
Văn Học Nghệ Thuật bộ mới số 2
Tạp Chí Văn Học
Võ Phiến - Lê Tất Điều
VIEWS 2380
Kẻ viết văn thường được ví với con tầm nhả tơ. Tằm nhả tơ không cần đắn đo về một cách nhả thích đáng, cũng như con rết bò không cần suy tính về phép vận chuyển trăm chân cho nhịp nhàng. Người viết lách không thể như thế.
Viết phải suy gẫm về đường lối viết; vẽ, về quan miệm vẽ; ca nhạc, về xu hướng ca nhạc v.v... Văn nghệ không phải là chuyện bản năng, tự phát, khơi khơi, làm đại. Văn nghệ phải có lý luận văn nghệ. -
Văn Học Nghệ Thuật bộ mới số 3
Tạp Chí Văn Học
Võ Phiến - Lê Tất Điều
VIEWS 2398
Hai mươi hai năm trước, ngàv 7-7, nhà văn Nhất Linh quyên sinh vì quốc sự. Tháng 7 năm này, chúng ta nghĩ đến ông. Gom góp thêm chút ít tài liệu về cuộc đời ông. Nhất Linh xứng đáng với một tưởng niệm thành kính.
Hồi yiền chiến, nhiều nghệ sỉ sống phóng đãng. Nhất Linh là nghệ sĩ mà ông không phóng đãng. Ông chăm lo xây dựng một nền văn nghệ mới, ông lập hội để hoạt động cải thiện xã hội; ông lập đảng chính trị để tranh thủ độc lập cho nước nhà. -
Văn Học Nghệ Thuật bộ mới số 4
Tạp Chí Văn Học
Võ Phiến - Lê Tất Điều
VIEWS 2214
Qua ba số Văn Học Nghệ Thuật đã phát hành, tòa soạn chúng tôi nhận được rất nhiều khích lệ từ phía các văn hữu xa gần, bạn đọc, cũng như các vị hảo tâm đã giúp đỡ cho Văn Học Nghệ Thuật vượt qua các khó khăn ban đầu.
Nhiều bạn đọc của Văn Học Nghệ Thuật bộ củ đã viết thư vì tỏ niềm vui trùng phùng, vừa khích lệ vừa lo âu hộ cho Văn Học Nghệ Thuật bộ mới.
Nhiều vị Mạnh Thường Quân đã giúp đỡ cụ thể cho Văn Học Nghệ Thuật đủ tài chánh trả chi phí ấn loát, đa số qui vị ấy vì tình khiêm nhường đều không muốn chúng tôi tỏ lòng cảm tạ trên mặt báo. -
Văn Học Nghệ Thuật bộ mới số 5
Tạp Chí Văn Học
Võ Phiến - Lê Tất Điều
VIEWS 2260
Vào mấy năm trước ngưỡng cửa Đệ I Thế Chiến, giới nghệ nhạc Âu Châu đã bàng hoàng tỉnh dậy khỏi giấc mơ lãng mạn khi được nghe các tác phẩm có thể nói đã hoàn toàn phá hủy những nền tảng của âm nhạc Âu Châu đã được xây nên từ bốn, năm thế kỳ trước đó: đó là Chim lửa (1910) và Lễ Xuân (1913) của Stravinsky, và Chàng Pierrot sav trâng (1912) của Schoenberg.
Hai vũ khúc ballet ấy của Stravinsky (1882-1971) được soạn trong “thời kỳ Nga” của ông, đã là hai tập nhạc sục sôi như núi lửa. kinh hoàng như động đất, vì động lực “tàn bạo" của nhịp tiếi và vì màu sắc “man rợ” của những cụm nghịch âm. Liên ca khúc của Schoenberg (1874-1951), phổ 21 bài thơ “kịch mêlô" ngán của A. Giraud, thuộc thời kỳ “vô chủ âm tự do" của ông. -
Văn Học Nghệ Thuật bộ mới số 6
Tạp Chí Văn Học
Võ Phiến - Lê Tất Điều
VIEWS 2124
Nhìn lướt qua sinh hoạt văn nghệ thời kỳ 1954-1975, thấy một hiện tượng ngộ nghĩnh : số tác giả sau 54 ở miền Nam vượt cao hơn hồi tiền chiến toàn quốc rất xa, thế mà số độc giả thì không thấy tăng.
Trong cuốn Văn thi sĩ tiền chiến, Nguyễn Vỹ có nói về chuyện in sách: các nhà văn tự in lấy tác phẩm của mình và tự phát hành lấy. Ông bảo: “Một số đại lý sẵn sàng gửi bưu phiếu về tác giả, để mua một số sách trừ tiền hoa hồng khá cao, thưởng thường là 25 phần trăm hoặc 30 phân trăm. Họ có thể mua từ 100 quyển đến 500 quyển hoặc 1000 quyển tùy theo quyển sách mà họ biết trước sẽ hán được nhiều hay ít, và tùy theo địa điểm của họ”. -
Văn Học Nghệ Thuật bộ mới số 7
Tạp Chí Văn Học
Võ Phiến - Lê Tất Điều
VIEWS 2131
Tại sao có một số đặc biệt về ngôn ngữ học?
Tân nhạc, hội họa, thi ca, tiểu thuyết v.v...: được . Bởi vì lời ca, tiếng hát, tấm tranh, cuốn truyện v.v... là những cái gần gũi với cuộc sống mọi người. Còn ngôn ngữ học, hàng ngày chúng ta có gì cần đến ngành học chuyên môn ấy? Bắt độc giả một tờ tạp chí phổ thông theo dõi những nghiên cứu về âm nọ từ kia, về phép cấu tạo chữ nôm ngày xưa, về cách phát âm tiếng Việt năm mười thế kỳ trước, như thế có quá đáng chăng? Có là một phiền nhiễu về phía độc giả? Một khoa trương vô bổ về phía tờ báo chăng? Hôm nay ngôn ngữ học, ngày mai còn những rắc rối gì nữa. Thiên văn học? Khảo cổ học? Địa chất học v.v... nữa sao? -
Văn Học Nghệ Thuật số 1
Tạp Chí Văn Học
Võ Phiến - Lê Tất Điều
VIEWS 2859
Việt kiều ở các nước đã có nhiều báo, riêng tại Hoa Kỳ cũng không ít. Thêm một tờ nữa có cần thiết chăng ? Chúng tôi đã đắn đo ngần ngại.
Báo Việt ngữ ở hải ngoại quả thật đã nhiều, hầu hết chú trọng vào tin tức thời sự và các vấn đề chính trị. Và đó là điều chính đáng: chúng ta ra đi vì một lý do chính trị, làm sao có thể không tiếp tục các ưu tú chính trị, và làm sao không đặt lên hàng đàu những mối bận tâm, những thời sự liên quan đến tình hình xứ sở ?
Tuy vậy 3 năm sau biêh cố tháng 4-1975, cuộc sống ly hương dần dần khiến nhận thấy ngoài thời sự chính trị ra chúng ta còn có những nhu cầu tinh thần khác khá khẩn thiết để có thể tiếp tục sống đời đáng sống. -
Văn Học Nghệ Thuật số 11
Tạp Chí Văn Học
Võ Phiến - Lê Tất Điều
VIEWS 1855
Những người nghiên cứu văn học sử Việt nam từ trước đến nay đều gặp một trở ngại không vượt nổi : tình trạng thiếu thốn tài liệu. Một phần rất lớn tác phẩm văn học Việt nam của các thời đại trước đã bị mất hẳn, không sao tìm lại được.
Dĩ nhiên, mất mát vẫn là chuyện thường : khó có dân tộc nào trên thế giới bảo tồn được toàn vẹn kho tàng văn học của mình trải qua suốt thời gian lịch sử. Tuy nhiên sự mất mát ở xứ ta đã đến mọt tình trạng đặc biệt trầm trọng. -
Văn Học Nghệ Thuật số 12
Tạp Chí Văn Học
Võ Phiến - Lê Tất Điều
VIEWS 1919
Doãn Quốc Sỹ là một nhà văn mà cũng là một nhà giáo. Trong cả hai giới cầm bút và cầm phấn, họ Doãn đều có nhiều bạn bè thân thiết, vì Doãn quân là một ngươi rất tốt bụng. Cả ông lẩn các nhân vật tiểu thuyết của ông đều dễ thương, không hề làm điều gì có hại đến người khác.
Ngày nay, Doãn quân bị chính quyền cộng sản giam cấm ngược đải, một mặt cơ quan Ấn xá Quốc tế đã lên tiếng can thiệp, một mặt bạn bè ở hải ngoai cố gắng giúp đở gia đình nheo nhóc của ông. Giáo sư tiến sĩ Nguyền quí Bỗng ở Gia nã đại đang chủ xướng việc tái bản hoàn toàn tác phẩm của Doãn quân tại Hoa kỳ để kiếm một món tiền nhằm mục đích giúp đở nói trên. -
Văn Học Nghệ Thuật số 13
Tạp Chí Văn Học
Võ Phiến - Lê Tất Điều
VIEWS 1950
Đầu năm ngoài, trước một nhu cầu của cộng đồng Việt Kiều chúng tôi cố gắng cho ra tờ tạp chí văn nghệ. Bây giờ; nhu cầu vẫn còn đó, tưởng còn khẩn thiết hơn. Mặt khác, vạn nẻo thường khó lúc đầu: tờ bao đã ra được mười ba số sao không thể ra luôn đến 130 số ?
Lẽ ra thì thế. Thực tình mà nói, các điều kiện khách quan ngày một thuận: số bạn đọc đông hơn số người viết nhiều hơn buổi đầu, công việc đã có nề nếp... -
Văn Học Nghệ Thuật số 2
Tạp Chí Văn Học
Võ Phiến - Lê Tất Điều
VIEWS 2159
Giáo sư KIM ĐỊNH , tác giả của nhiều cuốn sắch Triết học từng được giới trì thức trẻ tuổi ở Việt nam cực lực hoan nghênh hâm mộ trước 1975 thuộc số nhủng người Việt nam hết sức hiếm hoi phát huy mọt triết thuyết riêng. Từ ngày sang Mỹ giáo sử đã nhiều lần trình bầy quan niệm triết học của mình tại một viện đại học ở tiểu bang Louisiana. Lần này VHNT mời giáo sứ KIM ĐỊNH nhận định về triết hoc Mỹ và Việt, về sự chung đụng giữa các quan niệm sống của đổi bên.
-
Văn Học Nghệ Thuật số 3
Tạp Chí Văn Học
Võ Phiến - Lê Tất Điều
VIEWS 2050
Văn nghệ là cái gì sống động; nó phản ảnh đời sông xã hội mỗi lúc, phản ảnh tâm hồn con người của mọi thời. Dù trong dĩ vãng một dân tộc có một thời kỳ văn học nghề thuật rực rỡ đến đâu, dân tộc ậy cũng không thể vì đó mà dừng lại nghĩ ngơi, và quay về thưởng thức kho tàng cũ đến mãi mãi. Không phải sau Tolstoi người Nga khỏi cần viết truyện, chỉ việc in lại truyện cũ để xem; sau Nguyễn Du dân Việt nam khỏi cân làm thơ, chỉ lo tái ban cuốn KIỀU để ngâm nga là đủ. Tuy không mong làm hơn người trước, các lớp sau vẫn phải tiếp tục không ngừng.
-
Văn Học Nghệ Thuật số 4
Tạp Chí Văn Học
Võ Phiến - Lê Tất Điều
VIEWS 1936
Tác giả "Bốn mươi", "Siu cô nương" là tiểu thuyết gia cự phách nhất của nhóm "Quan điểm". Nhưng Mặc Đỗ không phải chỉ viết tiểu thuyết . Trong ba mươi năm qua ông vừa sáng tác, vừa dịch thuật, vừa biên khảo, vừa chủ trương tạp chí văn nghệ v.v... Nhà văn Mạc Đỗ là một trong những khuôn mặt lớn trong giai đoạn văn học vừa qua tại Nam Việt nam.
Từ ngày bỏ nước ra đi, mạc dù mang bệnh, ông vần luôn luôn thiết tha đến việc xúc tiến hoạt động văn nghệ, trong hoàn cảnh tị nạn ở hải ngoại. -
Văn Học Nghệ Thuật số 5
Tạp Chí Văn Học
Võ Phiến - Lê Tất Điều
VIEWS 2031
Nếu không có cuộc di tản năm 75, có lẽ không bao giờ tôi biết được nguyên nhân khiến hai vợ chồng Giao va Cương để nhau. Hồi ở Sái gòn, tôi cũng có nghe loáng thoáng về vụ ly dị đó, nhưng không để ý mấy. Tôi chỉ nhớ mang máng là hai vợ chồng Giao và Cương để nhau khoảng đầu năm 74 vì hồi đó tơi có chút viẹc riêng chẳng dính líu gì đến câu chuyện này, phải nhớ đến Chuyên, một người bạn làm luật sư tại tòa Thượng thẩm. Mà Chuyên chính là người đầu tiên cho tôi biết về vụ vợ chồng Giao và Cương.
-
Văn Học Nghệ Thuật số 6
Tạp Chí Văn Học
Võ Phiến - Lê Tất Điều
VIEWS 1944
Tác giả "Đêm giã từ Hà nội", "Tháng giêng cỏ non"v.v...là một trong những người đã đóng góp nhiều nhất cho nền văn nghẹ ở Nam Việt nam trong khoảng thơi gian hai chục năm từ cuộc đình chiến 1954 đến ngày sụp đổ 1975. Ngoài nhứng cuốn truyện giá trị, Mai Thảo còn chủ trương tờ Sáng tạo và một số tạp chí khác.
Sau 1975, nhà văn Mai Thảo bi kẹt lại dưới chế độ mới hơn hai năm, nhưng rồi đã thoát được trong sự vui mừng cùa tất cả văn giới. -
Văn Học Nghệ Thuật số 7
Tạp Chí Văn Học
Võ Phiến - Lê Tất Điều
VIEWS 1882
Từ sau ngày cộng sản chiếm nước vấn đề đặt ra cho những người Việt hằng ưu tư về tương lai đất nước thường vượt qua số phận hiện tại của mình, của bạn bè hay những người thân. Sự quan tâm thiên trong hẳn về tình trạng sẽ được bày ra trên đất nước với những mẫu người do khuôn đúc cộng sản tạo nên. Qua con mắt của nhiều đồng bào mới vượt biên, sau ba năm kinh nghiệm chế độ cộng sản, đã có khá nhiều bằng chứng cho thấy có thay đổi quan trọng nơi phần lớn những bà con từ Bắc mới vô (bề ngoài để thăm thân quyến nhưng thật sự để vét chút hương thừa Mỹ Ngụy), thay đổi còn rõ rềt hơn nơi các ông bà cán bộ được thuyên chuyển vô cai trị miền Nam. Nhận định chỉ ghi dấu một báo hiệu đáng quan tâm, trên bình diện văn hóa cũng như trên những bìmh diện khác.
-
Văn Học Nghệ Thuật số 8
Tạp Chí Văn Học
Võ Phiến - Lê Tất Điều
VIEWS 1997
Trường Nguyễn bá Tòng. Dãy nhà gỗ sát với nhà thờ Huyện Sĩ, trước là một phần thuộc học khu nữ, sau khi Cộng sản chiếm trường, biến thành nơi tạm trú của các cha thuộc viện Đại hoc Minh Đức. Và như thế, nó được tách biệt hẳn khỏi những sinh hoạt được gọi là giáo dục của toan khu bên kia.
Đó lả buổi chiều ngày 24.12.1975, gần 8 tháng sau ngày Cộng sản Việt nam chiếm Sài gòn. -
Văn Học Nghệ Thuật Xuân Ký Mùi
Tạp Chí Văn Học
Võ Phiến - Lê Tất Điều
VIEWS 2509
Văn Học Nghệ Thuật bước sang năm thứ hai với tất cả sự ngạc nhiên về chính mình : Thì ra không cần phương tiện, không cần tài chính, một tờ báo vẫn có thể sống được. Báo tiếp tục sống, thuần bằng thiện chí: đó là một kinh nghiệm quá mới mẻ đối với chúng tôi. (Thiện chí của một số cả người đọc lẩn người viết, một số không nhiều nhằn gì trong hoàn cảnh ly hương).