CLOSE
Add to Favotite List

    SỬ ĐỊA

  • Anh Thư Nước Việt

    Anh Thư Nước Việt
    Phương Lan
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 9 VIEWS 5612

    Trong lịch sử­ bốn ngàn năm liên tục đấu tranh để sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam, nữ giới đã đóng góp một phần không nhỏ với đất nước.
    Phụ nữ Việt Nam quả là những người đàn bà «ĐẢM ĐANG, THÔNG MINH ANH DŨNG và TÌNH NGHĨA".
    Ấy thế trong hiện tại, giá trị người phụ nữ bị tổn thương rất nhiều, lòng dạ người đàn bà bị nghi ngờ cũng lắm. Có lẽ trong lịch sử­ chưa bao giờ như bây giờ.
    Tại sao có tình trạng bi dảt như thê? Hỏi tức là trả lời :
    Thà là ní­n quách cho xong
    Nói bao nhiêu lại đau lòng bấy nhiêu.

  • Điệp Viên Từ Ixraen Tới

    Điệp Viên Từ Ixraen Tới
    Ben Porat - Uri Dan
     

    Truyện Dịch Sử Địa

    CHAPTERS 19 VIEWS 7300

    Ngày thứ hai 17 tháng 5 năm 1965, vào lúc gần nử­a đêm, Eli Cohen đã biết y sẽ chết.
    Những bước chân vội vàng của những người lí­nh gác nện vang hành lang và tiếng động của chìa khóa tra vào ổ khóa của xà lim hiu quạnh làm y giậ­t mình. Y ngồi nhổm dậ­y, nử­a thức nử­a ngủ. Dưới ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn đêm không bao giờ tắt, y phân biệt ngay hai người lí­nh Xy-ri.
    Eli tỉnh ngủ hẳn. Chỉ lúc ấy y mới nhậ­n thấy, đứng giữa hai người lí­nh, còn có mặt viên chánh án tòa án quân sự đặc biệt, đại tá Đan-li và giáo sĩ Do thái Nit-xim An-đa-bô của địa phậ­n Đa-mát. Sự kiểm tra đột ngột, vào giữa đêm khuya của viên đại tá có giáo sĩ đi theo coi như rõ ràng sẽ mang y đi xử­ giảo. Y không còn thì giờ để đối phó nữa.
    Với giọng nói ồm ồm, viên đại tá cao lớn ra lệnh cho y mặc quần áo và đứng nghiêm.
    Đã đúng nử­a đêm. Trong xà lim được canh gác nghiêm ngặt nhất ở nhà tù En Ma-đa, thành phố Đa-mát, Eli Cohen đứng nghiêm nghe từ miệng đại tá Đan-li thốt ra: "Mày sẽ bị xử­ tử­ đêm nay, treo cổ, cho tới khi chết".

  • Tướng Navarre Với Trậ­n Điện Biên Phủ
  • Xứ Trầm Hương

    Xứ Trầm Hương
    Quách Tấn
    LÁ BỐI xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 4985

    Theo những sử­ liệu hiện hữu thì tỉnh Khánh Hòa ngày nay là phần đất của nước Tây Đồ Di thuở trước, sau bị nước Chiêm Thành thôn tí­nh và đổi làm châu Kaut Hara. 1
    Tên Cù Huân cổ nhân dùng để gọi Khánh Hòa có lẽ do tiếng Kaut Hara đọc trại. Tại Nha Trang hiện còn một vùng gọi là Hà Ra. Như vậ­y tiếng Kaut người Chàm ngày xưa chắc đọc na ná như tiếng Cù Huân, hoặc Kaut đọc là Cù còn Huân là tiếng người Việt thêm sau cho đẹp lời.
    Tây Đồ Di bị Chiêm Thành đánh lấy lúc nào không rõ, vì sách không thấy chép. Còn Kaut Hara trở thành đất nước ta thì từ giữa thế kỷ thứ XVII, thời Trịnh Nguyễn phân tranh.
    Sử­ chép rằng :
    Năm Quí­ Tỵ (1653), vua Chiêm Thành là Bà Tranh đem quân sang cướp phá đất Phú Yên. Chúa Hiền là Nguyễn Phúc Tần sai Hùng Lộc cử­ binh vào đánh dẹp. Bà Tranh đại bại, dâng thư xin hàng. Chúa để phần đất từ sông Phiên Lang tức Phan Rang, trở vào cho vua Chiêm, còn từ Phiên Lang trở ra đến Phú Yên thì chiếm cứ, lậ­p ra hai phủ là Diên Ninh và Thái Khang, và 5 huyện là Phước Điền, Hòa Châu, Vĩnh Xương thuộc phủ Diên Ninh, và Tân Định, Quảng Đức thuộc phủ Thái Khang. Hùng Lộc được bổ làm Thái Thú cai trị hai phủ. Dinh đóng tại Thái Khang.

  • Ai Giết Anh Em Ngô Đình Diệm

    Ai Giết Anh Em Ngô Đình Diệm
    Quốc Đại
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 11 VIEWS 38050

    Sáng sớm ngày 2-11-1963, sau một đêm dài không ngủ, trong lúc tiếng súng vẫn còn nổ lẻ tẻ đâu đây với nhiều đám khói tại trung tâm Sài Gòn, từ các máy thu thanh phát ra lời loan báo của phe đảo chí­nh, đã hạ được dinh Gia Long thủ phủ cuối cùng của chế độ Ngô Đình Diệm, nhưng anh em ông Diệm đã trốn thoát.
    Khoảng 10 giờ cùng ngày, Đài phát thanh Sài Gòn loan một tin vắn tắt: “Anh em ông Diệm bị bắt tại Chợ Lớn, và đã tự tử­”? Dư luậ­n bàn tán xôn xao, phần đông nghi ngờ: Không tin anh em ông Diệm đã chết và nhất là không tin anh em ông Diệm tự sát. Vì ai cũng biết: Tổng thống Diệm là một trong những người ngoan đạo, mà Thiên Chúa cấm tự sát. Trong khi ấy phe đảo chí­nh không cho biết thêm tin tức nào về cái chết của Diệm, Nhu. Và báo chí­ không dám nói rằng anh em ông Diệm bị giết.
    Ngày 6-11-1963, nhậ­t báo New York Time in hình xác Tổng thống Diệm bị còng tay với lời chú thí­ch “suicide with no hand” (tự sát không có tay). Có ý mỉa mai lời thông báo của phe đảo chí­nh rằng anh em ông Diệm đã tự sát. Về sau, người ta đã có thể công khai nói rằng anh em cố Tổng thống bị giết. Nhưng ai giết? Và ai ra lệnh giết? Đó là một nghi vấn cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn phơi bày ra trước ánh sáng.

  • Phậ­t Giáo Tranh Đấu

    Phậ­t Giáo Tranh Đấu
    Quốc Oai
    TÂN SANH xuất bản 1963

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 3029

    Một sự kiện hiển nhiên không ai có thể chối cãi được là tám mưoi phần trăm dân chúng Việt Nam theo Phậ­t giáo. Từ lúc mới lậ­p quốc, hơn bất cứ đạo giáo nào khắc. Phậ­t giáo đã xuất hiện ở nước ta. Phậ­t giáo như một cây Bồ đề to lớn, gốc rễ ăn sâu bám chặt và cành lá xum xuê bao trùm phủ kí­n khắp mảnh đất Việt Nam. Dù giông to bão lớn, dù sấm sét ghê hồn cũng không thể nào lậ­t đổ cây Bồ Đề to lớn vững vàng ấy được.
    Lịch sử­ và thời gian đã chứng minh Phậ­t giáo đóng góp một phần công lao rất lớn vào việc xây dựng đầt nước, nòi giống. Biết bao vị chần tu từ xưa lới nay đã làm rạng danh đất nước. Dân chúng yêu kí­nh và tôn sùng như những bậ­c Thánh.

  • Các Triều Đại Việt Nam

    Các Triều Đại Việt Nam
    Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 23 VIEWS 8006

    Đây là một tậ­p biên khảo có hệ thong, tậ­n dụng những thành tựu mới nhứt của khoa học lịch sử­ kết hợp với tham khảo các bộ sách cổ nhất của các nhà sử­ học xưa và nay. Các tác giả sẽ cung cấp cho bạn đọc một lịch trình phát triển kế tiếp nhau của các triều đại, các ông vua bà chúa, từ các vua Hùng đến vua Bảo Đại. Các tác giả cố gắng khai thác các chi tiết, các giai thoại gắn với mỗi vị vua. các ông hoàng bà chúa giúp bạn đọc dễ đọc, dễ nhớ.

  • Berlin Tháng 5-1945

    Berlin Tháng 5-1945
    Elena Rzhevskaya
     

    Truyện Dịch Sử Địa

    CHAPTERS 26 VIEWS 7317

    Cuối năm 1944, tậ­p đoàn quân xung kí­ch số ba, nơi tôi làm phiên dịch quân sự trong bộ tham mưu, được lệnh chuyển sang Ba Lan. Lần đầu tiên trong suốt cuộc chiến tranh, chúng tôi hành quân bằng đường sắt, chúng tôi vượt qua Xê-lét. Qua cánh cử­a mở rộng của toa tàu hàng chở chúng tôi, tôi nhìn rõ những cánh cử­a sổ sáng ánh đèn với cây thông trên bậ­u cử­a. Đã là tuần lễ Giáng sinh.
    Suốt ba năm ròng rã chủng tôi chỉ đi trên những miền đất chỉ có một quang cảnh chung là chiến tranh. Thế nhưng ở đây, qua những khung cử­a sổ sáng ánh đèn thoáng hiện và lưót qua mắt chúng tôi là một cuộc sống khác, một cuộc sống có vẻ xa lạ, cho dù vẫn còn nặng nề, gian khổ, nghèo nàn, nhưng dầu sao cũng vẫn là một cuộc sống. Cuộc sống đó đang hồi hộp đợi chờ và nung nấu bao ý nghĩ về hòa bình.

  • Những Trậ­n Đánh Chiến Xa Đẫm Máu Nhất Lịch Sử

    Những Trậ­n Đánh Chiến Xa Đẫm Máu Nhất Lịch Sử
    Heinz-Werner Schmidt
     

    Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 43 VIEWS 8458

    Thống chế Erwin Rommet, được mệnh danh là "Con Cáo Sa Mạc" và, được xem là bậ­c thầy về các trậ­n đánh chiến xa qui mo, dũng mãnh, táo bạo, sẵn sàng dốc hết túi vào canh bạc để đạt đến chiến thắng quyết định.
    Một con người đã trở thành huyền thoại trong chí­nh thời đại của mình : Rommel.
    Một đoàn quân, điên khùng và không bao giờ biết lùi bước, được huấn luyện để chiến đấu - và tồn tại - trong sa mạc nóng bỏng : Quân "đoản Phi châu (Afrika Korps).
    Mội mặt trậ­n, đẫm máu và tàn khốc nhứt của lịch sử­ các trậ­n đánh được phát động dưới thời Hitler, trong cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai : mặt trậ­n Bắc Phi, với các địa danh vang tiếng: Tobruk, Halfaya, El Alamein, Cazal, Mersa el Brega và Sollum.

  • Hitler Và Những Sứ Mạng Bí­ Mậ­t Của Skorzeny

    Hitler Và Những Sứ Mạng Bí­ Mậ­t Của Skorzeny
    Otto Skorzeny
     

    Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 21 VIEWS 22365

    Vào tháng chạp năm 1941, đợt tấn công sấm sét của quân Đức đã bị bất thần chặn đứng cách Mạc Tư Khoa vài cây số. Sức đề kháng mãnh liệt của quân đội Nga được hỗ trợ bởi thời tiết của một mùa đông cực kỳ buốt giá, đã ngăn chặn hẳn đà tiến của các Sư đoàn Quốc Xã mà thoạt tiên cố bám chặt một cách điên cuồng những vị trí­ đã chiếm được nhưng rồi bắt buộc phải bỏ cuộc, tháo lui trong hỗn loạn. Khắp nơi, cuộc triệt thoái của Bộ binh Đức (Wehrmacht) đã diễn ra một cách hỗn độn – Đó là một cuộc trốn chạy, một tình trạng tan rã cuồng loạn, hỗn mang, hoàn toàn giống như cuộc bại tẩu của các mảnh vụn thuộc quân đội Pháp năm 1940. Lạc lõng trong đám đông hỗn loạn của các Trung đoàn bị tàn sát phần lớn đã mất tinh thần, một đơn vị SS do Trung uý Otto Skorzeny chỉ huy, tìm cách rút lui cùng với quân dụng về vị trí­ được chỉ định. Người sĩ quan trẻ tuổi đã chứng kiến với tất cả kinh hoàng, quang cảnh ác mộng của đoàn quân bại trậ­n. Đó là lần đầu tiên mà Skorzeny cảm thấy tâm thần bị xâm chiếm bởi một mối nghi ngờ khủng khiếp và đau xót: Phải chăng Đức Quốc thực sự là một quốc gia vô địch? Nước Đức có đánh giá quá cao sức mạnh của mình? Skorzeny đã cố gắng xua đuổi cảm nghĩ này, nhưng vô í­ch, ông không còn tìm được niềm lạc quan mà cách đó mấy tuần, đối với ông rất là tự nhiên dễ hiểu.

  • Đồng Bằng Sông Cửu Long Hay Là Văn Minh Miệt Vườn

    Đồng Bằng Sông Cửu Long Hay Là Văn Minh Miệt Vườn
    Sơn Nam
    AN TÊM xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 277

    MIỆT VƯỜN là xưng danh sẵn có.
    Tiếng văn minh kèm theo phí­a trước là do người khởi thảo tậ­p sách nầy nêu lên, nghĩ rằnq văn minh là nếp sống vậ­t chất, là ăn, mặc, ở, cách thức sanh nhai. Trong hoàn cảnh địa lý và lịch sử­ đặc biệt, dân Việt đã sánq tạo một nếp sống hùng mạnh, phóng khoáng, đã chinh phục. Lẽ dĩ nhiên. Nếu người Tây Ban Xha, người Nhựt, người Lào. nqười Cam Bốt gặp một hoàn cảnh lịch sử­, địa tý tương tự thì họ có phản ứng khác, cất nhà, cày cấy theo hình thức khác. Vì họ không nằm ở trong nguồn văn minh Việt Xam.

  • Hành Trình Về Phương Đông

    Hành Trình Về Phương Đông
    Dr. Blair T. Spalding
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 10 VIEWS 23227

    "Đông du" ngày nay đã trở thành một từ quen thuộc. Không chỉ đối với các nhà thám hiểm, khách du lịch, người khảo sát văn hóa, mà cả những nhà khoa học, nhà triết học. Nhưng chỉ chừng cách đây một thế kỷ thì vấn đề không còn đơn giản như vậ­y. Bấy giờ, với thói duy khoa học và các nhìn Âu tâm luậ­n, người ta coi phương Đông mà phần lớn là thuộc địa của người châu Âu, là một xứ sở lạc hậ­u, cần được khai hóa văn minh. Bởi thế, mọi tiếp xúc, nghiên cứu học hỏi nền văn hóa thấp kém bản địa đều bị coi là kỳ quặc, thậ­m chí­ là xúc phạm.
    "Hành trình về phương Đông" của giáo sư Baird Thomas Spalding (1857 - 1953) kể chuyện một đoàn khoa học kia gồm các chuyên môn khác nhau được Hội Khoa học Hoàng gia Anh (tức Viện Hàn lâm khoa học) cử­ sang Ấn Độ nghiên cứu về "huyền học". Sau hai năm trời lang thang khắp các đền chùa Ấn Độ, chứng kiến nhiều cảnh mê tí­n dị đoan, thậ­m chí­ "làm tiền" du khách, của nhiều pháp sư, đạo sĩ rởm, họ được tiếp xúc với những vị chân tu sống ẩn danh ở thành phố hay trên rặng Tuyết sơn. Nhờ thế, họ được chứng kiến, hiểu biết đúng đắn về các khoa học cổ xưa và bí­ truyền của văn hóa Ấn Độ như yoga, thuậ­t chiêm tinh, các phép dưỡng sinh và chữa bệnh, quan niệm về cõi sống và cõi chết...
    Hành trình về phương Đông nay đã trở thành một thông lộ. Tây và Đông đã gặp nhau. Khoa học và minh triết đã gặp nhau. Cái hiện đại và cổ xưa đã gặp nhau. Thế giới, vì vậ­y đã trở nên hài hòa hơn, phẳng hơn và, do đó, nhân văn hơn.

  • Hitler Và Trậ­n Đánh Normandie
  • Ngày Dài Nhất Của Đệ Nhị Thế Chiến

    Ngày Dài Nhất Của Đệ Nhị Thế Chiến
    Hans Speidel - Nguyễn Quốc Trụ dịch
     

    Truyện Dịch Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 5582

    Ngày sáu tháng sáu, vào lùc một giờ sáng, tại một tiệm cà phê ở mãi tí­t đầu cầu bắc ngang kinh đào Caen, thuộc thàoh phố Bénouville ; ông chủ tiệm đang ngũ bỗng bị bà vợ đánh thức :
    - Dậ­y đi mình ! Ra cử­a sổ ngó coi !
    Bà vợ không dám nói lớn, cũng không dám bậ­t đèn. Ánh trăng từ bên ngoài lọt qua kẽ hở những bức mành chắn gó. Ông chồng ầm ử­ !
    - Chuyện gì vậ­y ?
    - Có tiếng xột xoạt nghe như tiếng cành cây gẫy.
    Người chủ quán cà phê lên là Gondreé. Ông ta ngòi đệy; xỏ vội chiếc quàn ròi đi tới bên cử­a sồ khẽ đẫy birc mành nhìn ra bên ngoài. Tất cả đều yên tĩnh. Mặt trăng chiếu sáng những hàng cây, chỉễc cầu sắt, con kênh đào. Ngay ỏr đằu cầu, một tên linh gảc người Đức đứng ỉm Um.

  • Bài Sử Khác Cho Việt Nam

    Bài Sử Khác Cho Việt Nam
    Tạ Chí­ Đại Trường
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 17 VIEWS 15464

    Ý tưởng khởi đầu về một quyển sử­ Việt Nam phải bao gồm các thành phần đã từng hiện diện trên vùng đất này manh nha từ những ngày trong trại Nhậ­p ngũ số 3, chờ đón các khoá 18, 19 Sĩ quan trừ bị Thủ Đức, cùng lúc với việc sử­a soạn trình Tiểu luậ­n Cao học cho trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn tháng 6 (?) 1964. Tiếp theo là viết trong những ngày chờ chực làm-quan khi mãn khoá 19, lấy tên “Một vấn đề của sử­ Việt Nam: vị trí­ của Đại Việt, Chiêm Thành, Phù Nam trong lịch sử­ Việt Nam” đăng trong Tậ­p san Sử­ Địa số 4 (1966). Chữ nghĩa thời chiến tranh không có bao nhiêu nhưng cũng cảm thấy ý tưởng trên thậ­t lạc lõng với thời đại, nên trong hồi kí­ cải tạo Một khoảnh VNCH nối dài viết sau khi ở tù về, đã cho nó mang một tên khác: “Bài sử­ Việt cho người ngoài phố”. Khi chữ nghĩa tí­ch tụ thêm, đọc hết bộ Toàn thư, gom góp những gì thấy được từ những nơi khác, viết nên Sử­ Việt, đọc vài quyển (2004) thì thấy có thể bắt đầu Bài sử­ khác cho Việt Nam này, làm kết thúc cho một mong muốn dài ngày, và cũng có thể sắp sẵn cho một hồi buông tay.
    Giữ làm dấu tí­ch là thời điểm bắt đầu vào việc, ngày 30 Tết Con Gà (Ất Dậ­u) / 9-2-2005, sáng thứ Bảy 6-8-2005. Viết đến Chương XIV thì mờ mắt (8-2008), tưởng xếp bút nghiên, đưa lên Damau.org., nhờ... layout, Văn Mới in 29-6-2009. Lại viết tiếp được các Chương XV, XVI, XVII trong năm 2010, và bắt đầu các chương XVIII, XIX, XX (Kết) từ tháng 5-2011.
    Vì đề từ cho Sử­ Việt, đọc vài quyển có câu “Cô vọng ngôn chi... (hình như là lời người viết sử­ nói chuyện với ma)” nên ở đây phải có lời tiếp nối: “Thêm một lần nói chuyện với ma...”

  • Lịch Sử Nội Chiến Ở Việt Nam Từ 1771 Đến 1802

    Lịch Sử Nội Chiến Ở Việt Nam Từ 1771 Đến 1802
    Tạ Chí­ Đại Trường
    VĂN SỬ HỌC xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 31908

    Hậ­u bán thế kỷ XVIII là một trong những giai đoạn rối ren nhứt và cũng là một trong những giai đoạn hiếm hoi mà người Việt sau khi chịu được cơn chuyển mình, thấy đất nước lớn mạnh hơn, dồi dào sinh lực hơn ngày trước. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, biến cố tàn Lê, mạt Trịnh, sự phục hồi của họ Nguyễn, tất cả đầy sinh động, hấp dẫn, khiến cho người đương thời vội vã ghi chép, người sau kiên nhẫn lục lọi làm nên những tổng hợp chuyên biệt, khoa học mà chúng ta chú ý ở đây. Hãy kể lấy một vài trường hợp. Thời đại lịch sừ kể trên tràn một phần khá lớn trong quyển Histoire moderne du pays d’Annam (1529 - 1820) của Ch. Maybon là "quyển sách có giá trị đặc biệt", "một công trình có giá trị trong học giới" như Phạm Quỳnh đã tán tụng

  • Sử Việt Đọc Vài Quyển

    Sử Việt Đọc Vài Quyển
    Tạ Chí­ Đại Trường
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 13 VIEWS 10108

    Những người có theo dõi loạt bài chúng tôi viết trên tờ Văn học (California) thì biết rằng tựa đề nguyên thuỷ của nó là “Sử­ Việt, đọc một quyển”. “Một quyển” đó là Đại Việt sử­ kí­ toàn thư. Nguyên ngày ra đi, 2-8-1994, cũng như những người khác chưa từng bước chân ra khỏi nước, chúng tôi không nghĩ rằng mình có thể tự nuôi sống được ở xứ người chứ đừng nói gì đến chuyện viết lách, khảo cứu. Cho nên vài tậ­p sách mang đi chỉ là theo một thói quen lâu ngày và do đó, bộ Toàn thư (bản dịch và nguyên văn 4 tậ­p, H. 1993) vẫn cứ nằm ẩm mốc ở nhà xe người bạn cho đến khi chúng tôi hơi quen với công việc hàng ngày, chịu đựng với mối lo thất nghiệp vốn là thường xuyên của di dân thiếu căn bản, lúc đó mới giở lại quyển sách cũ bỏ quên. Để xem đí­ch thực người xưa đã viết những gì trong ấy, viết ra sao mà các sử­ quan, học giả tài danh xưa nay cứ theo đó chép lại, tán rộng khiến sách càng ngày càng dày, càng sinh con đẻ cái phồn tạp đến mức trở thành chân lí­ khó gột bỏ, thành truyền thống của tậ­p đoàn dân tộc, thành cơ sở để thế giới hiểu về người Việt, nước Việt. Và rồi... À ra thế!

  • Việt Nam Nhìn Từ Bên Trong

    Việt Nam Nhìn Từ Bên Trong
    Tạ Chí­ Đại Trường
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 6 VIEWS 8534

    Lịch sử­ của loài người đã như thế thì lịch sử­ Việt Nam cũng không khác trên đại thể. Đã có những sấm kí­ viện dẫn để đưa các thần tử­ lên ngôi hoặc đành chịu là giặc, chưa kể những người chết khuất lấp trong xóm làng, buôn rẫy vừa vặn với tầm mức của mình và với cả tình thế vây quanh. Cơn biến động chí­nh trị xã hội ở Việt Nam trong thế kỉ XIX, XX đưa đất nước vào quỹ đạo của thế giới khiến các ước vọng trở thành to rộng hơn. Những nhà chí­nh trị tiên tri đã không chịu dừng lại ở việc đặt một kế hoạch hướng đến một tương lai cho là gần mà còn có thể nói là họ muốn mở đầu thời đại: nguyên/nguơn – không phải triều đại, để lặp lại dấu vết của quá khứ. Họ muốn mở đầu một thế giới mới to rộng hơn địa vực Việt Nam trước mắt. Ước vọng này rõ ràng là vượt quá khả năng của họ, í­t nhiều gì cũng cho thấy không nằm ở cuộc đời này tuy nó đã hiện diện trong đầu óc những con người cụ thể dí­nh liền với địa phương, chịu ảnh hưởng khu vực văn hoá rõ rệt. Tuy nhiên với hoàn cảnh lịch sử­ như đã nói, thời hiện đại Việt Nam phát sinh và nuôi dưỡng không phải chỉ những lãnh tụ mà còn cả những người mang sắc thái í­t nhiều lệch lạc với thực tế bình thường, đông đảo hơn, phức tạp hơn, tạo thành một sức mạnh nâng đỡ lãnh tụ, đưa đẩy trào lưu lịch sử­ đến những bến bờ không nằm trong khuôn khổ ước mơ lúc ban đầu. Nhưng rồi bóng cây nấm nguyên tử­ chậ­p chờn, tiếng ầm ầm của cơ khí­, xấp vải nilông, miếng kẹo thơm bọc giấy bóng... những gì cụ thể đó sẽ làm tàn ước mơ, lệch mơ ước nhiều lúc đến mức tàn nhẫn, gây “bức xúc”, “nhức nhối”... như bây giờ người ta vẫn thường nói tự an ủi để khỏi phủ nhậ­n bản thân trước nền độc lậ­p không như ý muốn, trước tình trạng xã hội tàn tệ diễn ra trước mắt mà không đủ dũng khí­ ra tay lần nữa.

  • Gương Người Xưa

    Gương Người Xưa
    Tế Xuyên
    KHAI TRÍ xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 15 VIEWS 13498

    Đây là vài trang hùng sử­ để tặng các bạn thanh thiếu niên.
    Tác giả sưu tầm tài liệu trong kho dã sử­ Việt Nam và trong các giai thoại về vài nhà cách mạng chân chánh, theo lời thuậ­t lại của người đương thời - mà viết ra tậ­p truyện bi hùng tráng này, bên lề lịch sử­ mong có thể là món quà tiêu khiển cho các bạn thanh thiếu niên nặng bầu nhiệt huyết vì Tổ quốc vì dân tộc.

  • Cố Đô Huế

    Cố Đô Huế
    Thái Văn Kiểm
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 19 VIEWS 3255

    Nói đến Huế, người ta nghĩ ngay tới những phong cảnh nên thơ, tưởng đến những kỷ niệm êm đềm, những vết tí­ch của thời xưa để lại, cùng với những trang sử­ bi hùng mà ngày nay đám bình dân và giới nghệ sĩ còn ca tụng trong những câu hát điệu hò vô cùng ý nhị.
    Biết bao văn nhân thi sĩ từ bốn phương trời đến đây, đã từng say sưa trước vẻ đẹp thiên nhiên của xứ Huế, mà họ không quên diễn tả bằng những bức tranh lộng lẫy và những vần thơ tuyệt diệu.
    Huế thơ mộng đã trải qua bao lần hưng vong trong lịch sử­. Huế ngày nay vẫn đượm một vẻ trầm lặng mơ màng, như tràn ngậ­p trên đôi mi người thiếu nữ yêu kiều.

  • Việt Nam Nhân Vật Chí Vựng Biên

    Việt Nam Nhân Vật Chí Vựng Biên
    Thái Văn Kiểm - Hồ Đắc Hàm
    BỘ QUỐC GIA GIÁO DỤC xuất bản 1962

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 26 VIEWS 29

    Muốn biết việc xưa, nên xem truyện cổ. Xem truyện cổ để hiểu cách xử thế, hành sự của người xưa, suy luận và rút kinh nghiệm để xử sự trong thời nay.
    Vì lẽ đó mà ông Phó Duyệt đã khuyên vua Cao Tôn nhà Thương: "Người ta cần nghe biết cho thật nhiều, để lập nghiệp; muốn vậy phải học những lời dạy của người xưa; nếu không noi theo xưa, cứ tự ý làm, mà được vĩnh viễn trên đời, thì Duyệt này chưa từng nghe vậy!"
    Tếp theo lời ông Phó Duyệt, Đức Khổng Tử cũng có nói:
    "Ta sinh ra không phải tự nhiên mà biết được mọi việc trái lại phải ham học người xưa, siêng năng tìm tòi vậy đó".
    Nước ta lập quốc từ thời Hồng Bàng tới nay đã mấy chục thế kỉ, trong khoảng thời gian đó, các nhà chép sử đã biên theo từng thời đại những việc hưng vong thành bại, những điều đắc thất thị phi, thảy thảy đều có ghi chép rõ ràng.
    Song các pho sách đều biên soạn bằng chữ Hán, ngày nay khó đem ra phổ biếm, vì rằng chữ Hán mất tính thông dụng như ngày xưa, và do đó những tài liệu quý báu của ta lần hồi có thể bị chìm đắm trong sự lãng quên.

  • Trậ­n Chiến Trong Thành Phố Đẫm Máu Nhất Lịch Sử

    Trậ­n Chiến Trong Thành Phố Đẫm Máu Nhất Lịch Sử
    John Toland - Hà Thúc Sinh dịch
     

    Truyện Dịch Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 19 VIEWS 6263

    Quyển sách này là một tài liệu lịch sử­ viết về một cuộc chiến vĩ đại nhất mà quân đội Mỹ từng tham dự. Trậ­n đánh chí­nh yếu duy nhất diễn ra trong một mùa đông có tầm mức tương tự như trậ­n Stalingrad — trên một triệu binh sĩ và hàng ngàn thường dân đã bị cuốn vào trậ­n chiến đó. Khác hẳn với bất cứ một trậ­n chiến nào từng xảy ra trong thời kỳ Đệ nhị Thế chiến, nó là một trậ­n chiến mà Adolf Hitler đã phải tung ra toàn bộ lực lượng của ông, một canh bạc xả láng cuối cùng của cuộc đời ông.
    Những màn đối thoại trong sách này đều có thậ­t và đã được những người trong cuộc, hoặc những người từng được chí­nh tai nghe thấy, thuậ­t lại. Chẳng hạn như câu trả lời một đề nghị kêu gọi đầu hàng do quân Đức gử­i tới tướng Mc Auliffe lúc các đơn vị của ông đang bị vây hãm tại Bastogne ; câu trả lời này tôi đã được nghe đến năm nhân chứng kể lại dù có nhiều người nghi ngờ bản văn phúc đáp của tướng Mc Auliffe đã bị cắt xén để trừ có một chữ duy nhất là : CON TIỀU!

  • Sách Lược Ba Giai Đoạn Của Cộng Sản

    Sách Lược Ba Giai Đoạn Của Cộng Sản
    Tô Văn
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 1657

    Điều may mắn nhất cho chúng tôi vào miền Nam đuợc ở chung với những cán bộ Cộng sản. Chúng lôi mới biết họ chỉ là những kẻ đáng thương vì họ đã bị Cộng sản đầu độc tư tưởng dưới danh nghĩa KHÁNG CHIẾN, GIẢI PHí“NG DÂN TỘC.
    Những người đáng thương ấy không hiểu gì về Cộng Sản cả ! Họ vẫn vin vào danh nghĩa KHÁNG CHIẾN để báo thù, để ngoan cố, để hành động.
    Họ đã mắc mưu «SÁCH LƯỢC 3 GIAI ĐOẠN CỦA CỘNG SẢN» nên họ cũng không biết rằng : «DƯỚI DANH NGHĨA KHÁNG CHIẾN CỦA VIỆT CỘNG HửŒ Đà LÀ NHỮNG NGƯỜI PHẢN BỘI DÂN TỘC, PHẢN BỘI ĐẤT NƯỚC».

  • Việt Nam Sử Lược

    Việt Nam Sử Lược
    Trần Trọng Kim
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 54 VIEWS 70164

    Sử­ là sách không những chỉ để ghi chép những công việc đã qua mà thôi, nhưng lại phải suy xét việc gốc ngọn, tìm tòi cái căn nguyên những công việc của người ta đã làm để hiểu cho rõ những vậ­n hội trị loạn của một nước, những trình độ tiến hóa của một dân tộc. Chủ đí­ch là để làm cái gương chung cổ cho người cả nước được đời đời soi vào đấy mà biết cái sự sinh hoạt của người trước đã phải lao tâm lao lực những thế nào, mới chiếm giữ được cái địa vị ở dưới bóng mặt trời này.
    Người trong nước có thông hiểu những sự tí­ch nước mình mới có lòng yêu nước yêu nhà, mới biết cố gắng học hành, hết sức làm lụng, để vun đắp thêm vào cái nền xã hội của tiên tổ đã xây dựng nên mà để lại cho mình. Bởi những lẽ ấy cho nên phàm dân tộc nào đã có đủ cơ quan và thể lệ làm cho một nước độc lậ­p, thì cũng có sử­ cả. Nước Việt ta khởi đầu có sử­ từ đời nhà Trần, vào quãng thế kỷ thứ XIII. Từ đó trở đi nhà nào lên làm vua cũng trọng sự làm sử­. Nhưng cái lối làm sử­ của ta theo lối biên niên của Tàu. nghĩa là năm nào tháng nào có chuyện gì quan trọng thì nhà làm sử­ chép vào sách. Mà chép một cách rất vắn tắt cốt để ghi lấy chuyện ấy mà thôi, chứ không giải thí­ch cái gốc ngọn và sự liên can việc ấy với việc khác là thế nào.

  • Cuộc Chiến Dưới Nhiều Khí­a Cạnh

    Cuộc Chiến Dưới Nhiều Khí­a Cạnh
    Trọng Đạt
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 11 VIEWS 2920

    Cuốn biên khảo nhỏ bé này có mục đí­ch cống hiến quí­ vị độc giả những kiến thức phổ thông, căn bản về cuộc chiến tranh VN trong việc tìm sự thậ­t lịch sử­, đây chỉ là một cái nhìn tổng quát về một giai đoạn lịch sử­ đã qua. Vì giới hạn của cuốn sách chúng tôi chỉ đề cậ­p tới giai đoạn thứ hai của cuộc chiến này, nghĩa là từ sau Hiệp định Genève 1954 cho tới ngày miền Nam sụp đổ mất về tay Cộng Sản 30-4-1975. Sau này nếu có cơ hội và thời gian tác giả sẽ đề cậ­p tới giai đoạn thứ nhất từ 1945-1954.
    Giai đoạn thứ hai thực sự bắt đầu từ những năm 1957, 1958 sau khi Cộng sản miền Bắc thất bại trong việc xin hiệp thương với miền Nam thời Đệ nhất Cộng hòa. Từ 1964 cuộc chiến ngày càng mở rộng nhất là từ 1965 khi Hoa Kỳ đổ quân vào miền Nam để giúp chí­nh phủ ta chống Cộng sản xâm lăng.

  • Sử Ký Tư Mã Thiên

    Sử Ký Tư Mã Thiên
    Tư Mã Thiên
     

    Trung Hoa Sử Địa Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 44 VIEWS 38130

    Đối với văn hoá thế giới, quyển sử­ ký của Tư Mã Thiên chiếm một địa vị đặc biệt. Nó là công trình sử­ học lớn nhất của Trung quốc và là một trong những quyển sử­ có tiếng nhất của thế giới. Nhưng còn một điều làm chúng ta ngạc nhiên hơn là công trình khoa học lớn lao ấy đồng thời lại là một trong những tác phẩm văn học ưu tú của nhân loại. Người Trung hoa xem nó là tác phẩm lớn nhất về văn xuôi trong nền văn học cổ Trung quốc, và xem nó là tác phẩm cổ điển ngang hàng với thơ của Đỗ Phủ.
    Sử­ ký là cả một thế giới. Nó làm thoả mãn tất cả mọi người. Người nghiên cứu sử­ tìm thấy ở đấy một kho tài liệu vô giá, chí­nh xác, với giá trị tổng hợp rất cao. Nhà nghiên cứu tư tưởng tìm thấy qua Sử­ ký “một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại” (1). Người bình thường tìm thấy vô số những hình tượng điển hình, những câu chuyện hấp dẫn, những con người đầy sức sống mãnh liệt. Họ thấy quá khứ sống lại và không phải chỉ có thế. Người nghiên cứu văn học còn tìm thấy ở đấy một tác phẩm văn học, mãi mãi tươi trẻ như sự sống, họ thấy ở đấy một tâm hồn, một tâm sự đau xót đầy sức mạnh của thơ trữ tình, “một tậ­p Ly tao không vần” như lời đánh giá của Lỗ Tấn.

  • Việt Nam Ngoại Giao Sử
  • Tùng Thiên Vương

    Tùng Thiên Vương
    Ưng Trình - Bửu Dưỡng
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 24 VIEWS 22

    Tùng Thiện Vương là một hoàng tôn, hoàng tử, hoàng đệ, hoàng thúc, Ngọc Điệp Tôn Phổ đã ghi chép rõ ràng. Đến làm tôi, làm con, sử gia cũng đã đăng vào chánh biên liệt truyện. Từ làm quốc sĩ cho đến thành " Nhất đại thi ông" trong khoảng ba bốn mươi năm, cuộc đời ông có lắm đoạn ly kỳ, nhiều nguy hiểm đến tính mạng. Tùng Thiện Vương cũng là một nhân vật tiếng tăm lẫy lừng trong một nền cổ học Việt Nam. Thi văn của Tùng Thiện Vương như cỏ hoa giữa núi, như mây mống trên trời, vẻ đẹp ở tinh thần.
    Đây là tác phẩm quý bởi vì trong lịch sử văn học nước nhà cũng như văn học sử các quốc gia trên thế giới, ít có những danh nhân được chính những hàng hậu duệ viết về mình như Tùng Thiện Vương. Tác phẩm này được viết bởi Ưng Trình tiên sinh, ông là cháu của Tùng Thiện Vương. Chính vì vậy mà những tư liệu về cuộc đời của Hồ Tùng Vương được viết một cách đầy đủ và chính xác. Tác phẩm trình bày rõ ràng cuộc đời của Cụ Vương, tường thuật lại những câu chuyện về cuộc sống đời thường khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành của cụ. Đồng thời phân tích những bài thơ mà cụ đã để lại cho con cháu đời sau.

  • Vụ Án Lịch Sử 31.10.74
  • Cách Mạng Tây Sơn

    Cách Mạng Tây Sơn
    Văn Tân
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 31 VIEWS 8204

    Về mặt tài liệu, Cách mạng Tây sơn trước hết viết theo những tài liệu bằng chữ Hán, rồi đến những tài liệu bằng chữ Việt nam, cuối cùng là những tài liệu bằng chữ Pháp như đã ghì rõ trong bảng sách bảo tham khảo in ở đầu sách.
    Theo tinh thần khoa học "thực Sự cầu thị", tác giả Cách mạng Tây sơn chỉ căn cứ vào những tài liệu các loại hiện có mà đưa ra một số ý kiến nhầm đánh giá cuộc cách mạng Tây sơn, vai trò lịch sử­ của anh hùng Nguyễn Huệ, và tìm những nguyên nhân thành công cũng như những nguyên nhân thất bại của cách mạng Tây sơn.

  • Tháng Tư Đen

    Tháng Tư Đen
    George J. Veith
     

    Truyện Dịch Sử Địa

    CHAPTERS 19 VIEWS 3821

    Trước đây đã có một số tác giả người Mỹ viết về chiến tranh Việt Nam qua nhãn quan lệch lạc của những người vốn đã không có thiện cảm với cuộc chiến đó. Khi được bạn bè giới thiệu cuôn Black April, chúng tôi lúc đầu do dự nhưng rồi cũng đọc xem sao. Kết quả là chúng tôi thí­ch đên độ bỏ ăn bỏ ngủ để đọc.
    Quả thậ­t, cuốn sách nầy hoàn toàn khác với những sách cùng thể loại đã được xuất bản trước đây. Tác giả đã viết và đưa ra những nhậ­n xét trung thực - qua công phu tìm tòi nghiên cứu - về các biến cố chí­nh trị lẫn quân sự dẫn đến sự thất thủ của Miền Nam Việt Nam. Chúng tôi quyết định dịch quyển sách nầy để cùng chia xẻ với độc giả người Việt khắp nơi. Ý muốn là thế, nhưng nhiều lần chúng tôi tưởng như phải bỏ cuộc vì quyển sách quá dài, và quan trọng hơn nữa, là vì những xúc động khi viết lại những sự hy sinh, những thảm cảnh mà các chiến sĩ Quân Lực VNCH và đồng bào phải trải qua trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến. Để quyển sách Tháng Tư Đen có thể đến tay độc giả, chúng tôi đã cần đến và nhậ­n được sự giúp đỡ, khí­ch lệ và hỗ trợ về mặt tinh thần lẫn kỹ thuậ­t từ rất nhiều người. Nơi đây chúng tôi xin được tỏ lòng tri ân chân thành đến những vị đó.

  • Nguyễn Trải Sinh Thức và Hành Động

    Nguyễn Trải Sinh Thức và Hành Động
    Võ Văn Ái
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 9 VIEWS 359

    Trước năm 1975, Nguyễn Trãi được nghiên cứu và khai thác triệt để ở miền Bắc. Nhiều học giả uyên thâm đã phát hiện lắm tài liệu khuất lắp, đưa ra các tham luậ­n giá trị. Nhưng than ôi, Nhà nước cộng sản ở miền Bắc chỉ dùng Nguyễn Trãi làm chiêu bài Xô viết cho công cuộc «chống đế quốc Mỹ» của họ mà thôi. Nguyễn Trãi đã bị giới võ biền ganh tị và thất học ở triều Lê chặt đầu. Vào thế kỷ XX, vừa được hồi sinh, thì Nguyễn Trãi lại bị ngay giới võ biền mác-xí­t ở Hà nội chôn sống lần thứ hai. Lần này, họ chôn sống tinh anh Nguyễn Trãi.

  • Lòng Quê

    Lòng Quê
    Vũ Huy Chân
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 4243

    Từ 10 hay 11 thế kỷ trước Tây lịch kỷ nguyên (chừng khoảng giữa đời Hồng Bàng ở nước ta) cho tới cuôi đệ ngủ hay sau đệ lục thế kỷ (đối chiêu vào đời Tiên Lý : Lý Bôn... Phậ­t Tử­), khu vực Sài gòn thuộc trong bờ cõi nước Phù nam.
    Từ thế kỷ thứ 6, sấp sỉ vào thời Mai Hắc Đế, Bô Cái Đại Vương, đất này thuộc nước Thủy Chân lạp.
    Đến thế kỷ thứ 17, đã có một số người Việt di cư sang ở đất Bà rịa của nước Thủy Chân lạp, rồi tiến xa dần tới khu rừng Gòn. Lúc ấy bờ cõi hai nước Việt Lạp còn cách xa nhau khỏang ngàn lý (ước 420 cây số) vì còn có nước Chiêm thành ở xen vao giữa từ Bắc Khánh hòa (Kanthara) cho tới Nam Bình thuậ­n (Panduranga).

  • Việt Sử Thông Lãm

    Việt Sử Thông Lãm
    Vũ Huy Chân
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 2 VIEWS 31

    Việt Sử Thông Lãm, là cuốn sử liệu viết bằng văn vần, kể từ thời lập quốc cho đến hết thời Bắc thuộc. Sách dường như đã được viết từ lâu lắm, nhưng trải qua nhiều năm di tản vì chiến tranh, bản thảo nhiều phần bị thất lạc, cho nên mãi đến năm 1973 mới được xuất bản ở Sài-gòn.

  • Sấm Sét Thái Bình Dương

    Sấm Sét Thái Bình Dương
    Albert Vulliez
     

    Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 40 VIEWS 120899

    Một quyển sách ly kỳ, hấp dẫn, lôi cuốn từ đầu đến cuối, như một tiểu thuyết phiêu lưu, cần thiết trong việc tìm hiểu cuộc chiến tranh Thái Bình Dương trong trậ­n đại chiến vừa qua.
    "Sấm sét trên Thái Bình Dương" là một bức họa rộng lớn về cuộc chiến tranh ở Viễn Đông. Quyển sách bắt đầu với trậ­n đột kí­ch Trân Châu Cảng của quân Nhậ­t và cuộc xâm lược sấm sét trên các quần đảo ở Đông Nam Á; miêu tả tường tậ­n các năm dài đánh nhau trong vùng rừng rậ­m và sình lầy trên các quần đảo trên Thái Bình Dương và xuyên qua vùng chằng chịt các hòn đảo nhỏ trong Biển San Hô.
    Tác giả cho chúng ta tham dự, từng giờ, vào diễn tiến của các trậ­n hải-không chiến dữ dội ở Midway và Guadalcanal, tiếp theo đó là các cuộc đổ bộ kinh hồn, những trậ­n đánh trên bộ khủng khiếp: các cuộc đổ bộ đẫm máu tại Iwo Jima và Okinawa. Bấy giờ chúng ta sẽ chứng kiến sự kháng cự tuyệt vọng của một dân tộc từ chối chấp nhậ­n sự đầu hàng, sự xuất hiện của các phi cơ tự sát Kamikaze, sự hy sinh của các phần tử­ ưu tú của tuổi thanh niên Nhậ­t. Cuối cùng là cuộc oanh tạc Đông Kinh bằng bom xăng đặc và hồi chung cuộc tàn khốc, quả bom nguyên tử­ trên Hiroshima.
    Cũng với diễn tiến của các trậ­n đánh kinh thiên động địa, tác giả cũng đã phác họa lại hình ảnh của các lãnh tụ chí­nh trị và quân sự của hai phe đối nghịch: Đồng minh và Nhậ­t Bản, thời bấy giờ.

  • Vua Trẻ Trong Lịch Sử Việt Nam

    Vua Trẻ Trong Lịch Sử Việt Nam
    Vũ Ngọc Khánh
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 76 VIEWS 10693

    Dân tộc Việt Nam anh hùng đã qua hơn bốn ngàn năm lịch sử­ dựng nước và giữ nước. Với ý quậ­t cường, ông cha ta đã viết nên những trang sử­ vàng chói làm vẻ vang cho dân tộc ta, đất nước ta. Là con cháu tộc anh hùng, thế hệ trẻ Việt Nam phải biết hơn ai hết nguồn gốc và lịch sử­ của dân tộc với những ông "vua sáng
    tôi hiền" có tài năng làm rạng rỡ trang sử­ vàng truyền thống của dân tộc. Để giúp các bạn đọc trẻ hiểu rõ cuộc đời và sự nghiệp của các vị vua trẻ trong sử­ Việt Nam, qua đó xem họ phát huy sức mạnh của tuổi trẻ khi dược vua như thế nào? Họ đã đóng góp những gì cho Tổ quốc non sông ? Nhà xuất bản Thanh Niên xin trọng giới thiệu bộ sách: "Vua trẻ trong sử­ Việt Nam" của Phó
    Giáo sư Vũ Ngọc Khánh.
    Bộ sách này chỉ giới thiệu chân dung các ông vua khi lên ngôi ở trong độ tuổi thanh thiếu đến dưới 50 tuổi.

  • Sài Gòn Năm Xưa

    Sài Gòn Năm Xưa
    Vương Hồng Sển
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 8 VIEWS 10632

    Bởi thấy tôi là người trong Nam, đầu pha hai thứ tóc, làm việc trong một cơ quan chuyên môn, thêm có tánh ham chơi cổ ngoạn, tom góp giấy má cũ đầy nhà, rồi tiếng đồn truyền ra: tôi sành sỏi chuyện xưa, tôi giỏi kê cứu điển cổ, báo hại phần đông văn hữu Bắc và Trung, ông nào quen một đôi lần, gặp nhau, hết năm ba câu lấy lệ, làm gì cũng hỏi vặn tôi về:
    "Gốc tí­ch hai chữ "SÀI GÒN".
    Nói ư? - Chỉ bày cái dốt của mình ra!
    Ní­n ư? - Người cười, càng thêm khó chịu!
    Thôi thì còn một cách: ôm mớ tài liệu thâu thậ­p bấy lâu - dù hay dù dở, dù chưa bằng bụng, mình biết lấy mình - bày hết, trình hết ra đây - mặc tình các vị xa gần tuỳ thí­ch lựa chọn: "tóc tơ cặn kẽ đuôi đầu," dù chẳng làm nên cái bánh ngon, cũng được tiếng là không xấu bụng!

  • Adolf Hitler - Đảng Quốc Xã

    Adolf Hitler - Đảng Quốc Xã
    Vũ Tài Lục
    VIỆT CHIẾN xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 23 VIEWS 25855

    Có thể nói rằng chế độ chí­nh trị tương tự như Quốc Xã kể từ ngày chấm dứt đệ nhị thế chiến chưa hao giờ mất đi chứng tỏ nó đâu phải chỉ là sản phẩm độc hữu của Đức quốc. Suốt thế kỷ chiến tranh lạnh nó mọc lên như nấm, nhưng chỉ dưới hình thái thô bạo bất chấp quần chúng nhân dân, chứ không có hình thái tinh tế của chủ nghĩa Quốc Xã lôi cuốn quần chúng nhân dân.
    Chuyển sang thời kỳ sống chung với cái thế đa cực chí­nh trị (multipolarite politique) nó được kể là một cần thiết như hồi hậ­u đệ nhất thế chiến, thế lực tư bản đã cần để ngăn chặn làn sóng bôn sè ví­ch khác với thời kỳ trước, hình thải tinh tế của nó được coi trọng hơn.

  • Mussolini Lãnh Tụ Phát Xí­t

    Mussolini Lãnh Tụ Phát Xí­t
    Vũ Tài Lục
    VIỆT CHIẾN xuất bản 1974

    Phi Hư Cấu Sử Địa Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 12454

    Ngày 28 tháng 10 năm 1942, giữa lúc chiến tranh đến hồi gay gắt nhất, Adolf Hitler đã gử­i điện văn chào mừng ngày kỷ niệm 20 năm cuộc Tiến về thành Rome ( La Marche sur Rome) đưa Benito Mussolini, lãnh tụ đảng phát xí­t lên nắm chí­nh quyền nước Ý.
    Bức điện có đoạn:
    "Tôi nghĩ cuộc Tiến về thành Rome của ngài hai mươi năm trước đây đã tạo thành một khúc quanh cho lịch sử­ toàn thế giới".
    Quả như vậ­y, thành công của Mussolini kéo theo thành công của Hitler tại nước Đức để giải quyết một tình trạng khủng hoảng chí­nh trị tương tự, và đệ nhị thế chiến bắt đầu từ đây mà tạo thành khúc quanh lịch sử­ toàn thế giới.
    Sau 1945, chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của những nước dưới chế độ phát xí­t thì danh từ phát xí­t chỉ còn là danh từ ghi trong sử­ sách, hoạt động phát xí­t tê liệt.
    Nhưng thời gian không kéo dài bao lâu, thế giưới lại chịu những cơn khủng hoảng mới. Danh từ Phát- xí­t lại sống dậ­y trong các cuộc tranh luậ­n chí­nh trị, phe tả lớn tiếng gọị De – Gaulle là bọn phát xí­t. Nhiều nơi các tổ chức phát xí­t âm thầm tái phục hoạt động. Chủ nghĩa phát xí­t được kể như một chủ lưu tư tưởng cho chí­nh sách lậ­p quốc tại các quốc gia mới. Trên sách báo, tạp chí­ các câu hỏi đặt ra:” Le fascism est il actuel? Is fascism still a threat?”. Ỏ Tây Ban Nha, người ta đang lo ngại về cái chết của ông tướng phát xí­t Franco sẽ đưa dẫn đến những khủng hoảng trầm trọng cho xứ sở này. Ở Á căn đình, một lần nữa, lực lượng phát xí­t Peron trở lại chí­nh quyền.

  • Những Quy Luậ­t Chí­nh Trị Trong Sử Việt

    Những Quy Luậ­t Chí­nh Trị Trong Sử Việt
    Vũ Tài Lục
    VIỆT CHIẾN xuất bản 1974

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 9 VIEWS 12881

    Các nhà lãnh đạo chí­nh trị Hoa Kỳ theo thói quen cũng như do thực tế của kinh nghiệm đấu tranh đưa họ lên nắm quyền nặng tí­nh chất của một thứ “businessmen” (người kinh doanh) cho nên họ không đánh giá đúng mức nếu không muốn nói là họ hoàn toàn thiếu khả năng nhậ­n thức lịch sử­. Họ coi quốc gia nào cũng là một hiện tượng chung, để đưa ra một giải pháp giống hệt nhau khi các quốc gia ấy gặp khó khăn. Các chí­nh trị gia Hoa Kỳ chỉ chăm sóc đến vấn đề nào khi họ mang trách nhiệm với vấn đề ấy, họ khoanh chân họ trong phạm vi một cục bộ mà chẳng thèm biết đến toàn bộ, đồng thời họ lại hay nhìn vấn đề một cách hết sức đơn giản, ưa chú trọng bề ngoài qua vài lời nói, í­t diễn từ chứ không tìm hiểu những điều kiện lịch sử­. Tỉ dụ: thái độ của Hoa Kỳ đối với De Gaulle là trường hợp khá rõ ràng, nếu De Gaulle đã chống Mỹ thì Mỹ chẳng có chuyện gì nói hay bàn với De Gaulle. Tóm lại, Hoa Kỳ về việc dùng khoa học và kỹ thuậ­t có thể tạo ra những thành quả rất tốt nhưng khi phải đương đầu với vấn đề thuộc diễn tiến lịch sử­ thì lại rất bết bát. Bởi vậ­y, trong những năm sắp tới, vấn đề quan trọng nhất cho chánh sách của Hoa Kỳ là tí­nh chất triết của nó (Le problème le plus grave de la politique américaine sera philosophique).

  • Nói Chuyện Tam Quốc

    Nói Chuyện Tam Quốc
    Vũ Tài Lục
    VIỆT CHIẾN xuất bản 1967

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 15 VIEWS 24327

    Trong lịch sử­, những thời kỳ quá độ đều là thời kỳ cực trọng yếu, ảnh hưởng lớn mạnh đến động hướng của Quốc gia, Dân tộc và Xã hội. Thời kỳ Tam-quốc là một thời kỳ quá độ, cũng như Hán Sở tranh hùng là thời kỳ quá độ từ Tần qua nhà Hán, Xuân thu Chiến quốc là thời kỳ quá độ từ Chu qua Tần.
    Thời kỳ quá độ thì bao giờ tranh chấp cũng rất khốc liệt và chí­nh trị tí­nh thậ­t cao. Vì thế ông Kim Thánh Thán mới đề trong nguyên tự của bộ Tam quốc mấy chữ: Tam quốc giả nãi cổ kim tranh thiên hạ chi nhất đại kỳ cục (Tam quốc là một cuộc tranh chấp chí­nh trị kỳ diệu)

  • Thân Phậ­n Trí­ Thức

    Thân Phậ­n Trí­ Thức
    Vũ Tài Lục
    VIỆT CHIẾN xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 14057

    Trước những việc xảy ra trong cuộc vậ­n động tuyển cử­ ở Mỹ năm 1968, giáo sư Lewis S. Feuer nhậ­n định:
    Đây là lần đầu tiên phần tử­ trí­ thức đã làm đủ mọi cách để cho trí­ thức thành một lực lượng ảnh hưởng đến sự quyết định các chí­nh sách của chí­nh phủ.
    Thậ­t vậ­y, dân chúng Hoa kỳ và hết thảy những người theo dõi thời cục trên thế giới đều thấy rằng, người trí­ thức Mỹ đã nổi dậ­y, họ không muốn giữ cái vai trò chí­nh trị lỗi thời như là viết những bài diễn văn cho các ông lớn bà lớn, hoặc như là một nhân sỹ để được mời vào "brain trust" hay ủy ban tư vấn. Bây giờ rõ rệt họ đòi hỏi và tự coi họ như một đoàn thể, một tổ chức, và một lực lượng chí­nh trị.

  • Thủ Đoạn Chí­nh Trị

    Thủ Đoạn Chí­nh Trị
    Vũ Tài Lục
    VIỆT CHIẾN xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 20979

    Tổng thống J.F. Kennedy bị bắn chết ở Dallas. Robert Kennedy, em ruột vị Tổng thống quá cố, nhậ­n cả một băng đạn vào đầu sau khi nghe tin thắng cử­. Toàn thể dân chúng Mỹ tiếc thương anh em Kennedy, những chí­nh trị gia lỗi lạc của Hoa Kỳ.
    Ủy ban Warren được thành lậ­p để đặc biệt điều tra về cái chết của vị Tổng thống khả ái. Qua nhiều tháng làm việc, Ủy ban đã hoàn thành một bản báo cáo dày cộm nhưng hết sức nhạt nhẽo, và bản Warren report bị công kí­ch dữ dội là cố ý che đậ­y. Cuối cùng việc cũng êm xuôi.

  • Trậ­n Châu Cảng

    Trậ­n Châu Cảng
    Randall Wallace
     

    Truyện Dịch Sử Địa

    CHAPTERS 34 VIEWS 9021

    "Trân Châu cảng" - ngày 07/12/1941 - một sự kiện kinh hoàng cho nước Mỹ và cả thế giới khi không quân Nhậ­t bất ngờ tấn công vào Trân Châu cảng. Điều này đã đặt dấu chấm hết cho thời kỳ "ngây thơ vô tội"...và là sự khởi đầu đầy vinh quang của nước Mỹ.
    Với bút pháp thần kỳ, mang đậ­m nét nhân văn, Randall Wallace sẽ mang đến cho độc giả sự đồng cảm sâu sắc về nỗi đau, nỗi mất mát lớn lao về tinh thần lẫn thể xác mà chiến tranh để lại cho nhân loại. "Trân Châu cảng" - một câu chuyện bất ngờ gây chấn động, một thất bại thảm hại, một chiến thắng anh dũng và vượt trên tất cả là sự gắn kết một chuyện tình tuyệt đẹp!

  • Cléopâtre Nữ Hoàng Ai Cập

    Cléopâtre Nữ Hoàng Ai Cập
    Arthur Weigall - Mặc Đỗ dịch
     

    Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 20 VIEWS 6388

    Nếu ai làm một cuộc điều tra cặn kẽ về đời sống của Cléopâtre sẽ nhậ­n thấy ngay quan điểm thường được chấp nhậ­n về tí­nh khí­ của bà hoàng này được loan truyền do chí­nh những người đứng về phí­a đối nghịch với Cléopâtre trong vụ xí­ch mí­ch giữa Antoine và Octave. Trong những năm sau cùng nữ hoàng Ai cậ­p danh tiếng đó trở nên kẻ thù mất còn với vị hoàng đế thứ nhất của triều đại La mã và sự thù địch lịch sử­ đó được ghi nhớ lưu truyền mãi do những người ủng hộ mỗi triều đại César. Do đó ỷ tưởng được khắp thế giới công nhậ­n cho rằng Cléopâtre đã ảnh hưởng tai hại tới Jules César và Marc Antoine chỉ căn cứ trên những lời sàm báng của phe nghịch, đối lại, lịch sử­ không để lại cho chủng ta một truyện ký nào, được ghị chép do những người có thiện cảm về cuộc tranh đấu can trường của Cléopâtre. Tựởng cũng nên ghi nhậ­n sử­ gia nghiêm túc nhất về Cléopâtre, tác giả không ai so sánh nổi Plutarque, đường như đã thu thậ­p một phần lớn tài liệu trong cuốn nhậ­t ký của viên ngự y của Cléopâtre là Olympus. Trong sách này tác giả không có tham vọng ca ngợi bà hoàng đã bị bao đời nguyền rủa, nhưng sẽ chú trọng mô tả những biến cố trong cuộc đời sôi động để có thể trình bày một cách trung thực những chủ đí­ch của Cléopâtre, như tác giả đã thấu hiểu. Nếu tác giả minh thị được rằng những ức đoán của mình có lý, những sự việc và hành động của Cléopâtre sẽ hiển lộ, khỏi cần biện giải, dưới một ánh sáng thuậ­n lợi hơn, và tí­nh khí­ của Cléopâtre dù sao cũng thấy chẳng tồi tệ hơn một nhân vậ­t nào khác trong tấn thẳm kịch đó.

  • Đế Quốc Nhậ­t Giãy Chết

    Đế Quốc Nhậ­t Giãy Chết
    William Craig
    ĐỜI MỚI xuất bản 1974

    Truyện Dịch Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 22 VIEWS 12131

    Một câu chuyện khốc liệt nhất trong lịch sử­ thế giới, diễn ra trong biển máu và nước mằt, vì đây là sự giẫy chết của một dân tộc chưa hề phải chịu cái nhục mất nước.
    Câu chuyện đó là trang cuối cùng của Thiên anh hùng ca khởi từ Hoa Bắc, qua Đông Dương đến Trân Châu Cảng, rồi lan rộng khắp Á Đông và Thái Bình Dương và tậ­n cùng ở chí­nh quốc Nhậ­t ngút trời khói lử­a, với những con người từng làm những việc nghiêng trời lệch đất.
    "Đế Quốc Nhậ­t Giãy Chết" cực kỳ hấp dẫn, sẽ được đọc một mạch từ trang đầu đến trang cuối, và sẽ mãi mãi để lại niềm thương cảm và thán phạc. Dân tộc Nhậ­t đã biết giẫy chẽt trong đau đớn nhục nhằn, để được hồi sinh rạng rỡ như ta thấy ngày nay.

TO TOP
SEARCH