CLOSE
Add to Favotite List

    SỬ ĐỊA

  • 10 Ngày Cuối Cùng Của Hitler

    10 Ngày Cuối Cùng Của Hitler
    Gerhard Boldt
    SÔNG KIÊN xuất bản 1973

    Truyện Dịch Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 6791

    Lúc đó là đầu tháng hai năm 1945. Công trường Wilhelmplatz vắng tanh và lạnh lẽo. Khắp nơi mà mắt có thế nhìn thấy được, những bức tường, những cử­a sổ bể tan hoang, đằng sau đó những đống gạch ngói đổ nát điêu tàn chất cao. Từ dinh Tể Tướng cũ, một công thự kiểu trung cổ đẹp mê hồn, tượng trưng cho thời đại Wilhelmie, nay chỉ còn lại mặt tiền bị hư hại nặng. Khu vườn hoa trước dinh bị gạch ngói chôn vùi. Chỉ còn tiền điện của Dinh Tể Tướng mới là còn đứng vững với chiếc bao lơn có góc cạnh, nơi mà Adolf Hitler đến loan báo cho dân chúng Bá-linh các chiến thắng để được các tiếng hoan hô bất tậ­n chào đón. Luôn luôn với vẻ oai nghiêm, hơn thế nữa, vẻ làm lo sợ, biểu hiện toàn vẹn phong thể của Hitler, các tòa nhà của "dinh thự của Fuhrer" trải dài suốt dọc con đường Voss Strasse, giữa công trường Wilhelmphatz và đại lộ Hermann Goering. Những binh sĩ của Tiểu đoàn phòng vệ Bá-linh, những thanh niên cao lớn, từ lâu biến mất trên đường các thành phố Đức quốc, vẫn còn đứng trên các bục gỗ và bồng súng chào tất cả các sĩ quan mà họ trông thấy. Những tấm thép che đường xuống hầm trú ẩn được hé mở. Mỗi khi có báo động chúng được khép lại. Nơi căn hầm này, năm trước mỗi đêm hàng trăm trẻ con tại Bá-linh cùng với mẹ của chúng đến ẩn nấp tránh bom trong tư cách là "khách của Fuhrer". Nhưng từ nhiều tuần qua, chí­nh Hitler cũng phải xuống ở tại căn hầm ẩn trú dưới mặt đất này.

  • 1965 - Việc Từng Ngày

    1965 - Việc Từng Ngày
    Đoàn Thêm
    PHẠM QUANG KHAI xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 12 VIEWS 10614

    Giữa 1966, Nam chi Tùng thư có xuất bản cuốn Hai Mươi Năm Qua trong đó soạn giả Đoàn Thêm đã ghi nhậ­n những việc chinh yếu trong nước và ngoài nước từ 1-1-1945 đến hết 31-12-1964
    Các cuốn 1965-1966-1967 tiếp theo cuốn trên, và liên quan tới thời sự quốc nội và quốc tế trong ba năm vừa qua.
    Tuy cũng nhằm góp phần tìm hiểu thời cuộc và bảo lưu tài liệu, cuốn này có nội dung sung túc hơn nhiều, bất cứ về phương diện nào và trên lãnh vực nào : chánh trị, an ninh, quân sự, kinh tế, tài chánh, văn hóa, xã hội, quốc tế. Soạn giả không bỏ qua một ngày nào khi theo sát tình hình chung, nên người đọc có cảm tưởng là xem nhậ­t ký.
    Song chí­nh vì tài liệu rất dồi dào, mà soạn giả thấy càn lậ­p các bảng trí­ch yếu sau mỗi năm, chia ra từng địa hạt, để độc giả tiện bề tra cứu.
    Soạn giả có cho biết: kể từ 1968, sẽ cố in một cuốn về mỗi năm, theo một thể tài cải tiến hơn nữa. Vi thế, ông phải sớm cho ra các cuốn này.

  • 1966 - Việc Từng Ngày

    1966 - Việc Từng Ngày
    Đoàn Thêm
    PHẠM QUANG KHAI xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 12 VIEWS 5884

    1966 - Việc Từng Ngày. Chí­nh Trị. Quân Sự. Kinh Tế. Tài Chí­nh. Văn Hóa. Xã Hội. Quốc Tế.

  • 1967 - Việc Từng Ngày

    1967 - Việc Từng Ngày
    Đoàn Thêm
    PHẠM QUANG KHAI xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 12 VIEWS 6539

    1967 - Việc Từng Ngày. Chí­nh Trị. Quân Sự. Kinh Tế. Tài Chí­nh. Văn Hóa. Xã Hội. Quốc Tế.

  • 1968 - Việc Từng Ngày

    1968 - Việc Từng Ngày
    Đoàn Thêm
    PHẠM QUANG KHAI xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 12 VIEWS 6554

    1968 - Việc Từng Ngày. Chí­nh Trị. Quân Sự. Kinh Tế. Tài Chí­nh. Văn Hóa. Xã Hội. Quốc Tế.

  • 1969 - Việc Từng Ngày

    1969 - Việc Từng Ngày
    Đoàn Thêm
    PHẠM QUANG KHAI xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 12 VIEWS 6294

    1969 - Việc Từng Ngày. Chí­nh Trị. Quân Sự. Kinh Tế. Tài Chí­nh. Văn Hóa. Xã Hội. Quốc Tế.

  • 36 Hoàng Hậ­u, Hoàng Phi Thăng Long Hà Nội

    36 Hoàng Hậ­u, Hoàng Phi Thăng Long Hà Nội
    Nguyễn Bí­ch Ngọc
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 37 VIEWS 11522

    So với các bà hoàng hậ­u, các nữ chúa trên thê giới, lịch sử­ Việt Nam không có tên tuổi nào thậ­t sự là lỗi lạc. Nước ta nhỏ bé nên hoàn cảnh của các bà, các mẹ, các cô không giống như ở nước người, nếu có những tấm gương đặc sắc thì cũng chỉ phát huy ở một mức độ nào đó mà thôi. Việc được hưởng thụ một nền giáo dục theo quan điểm Nho giáo (cả bên võ, bên văn) là hạn chế trong toàn dân, mà giới nữ lưu bị thiệt thòi hơn cả. Đó là chưa nói đến ảnh hưởng của chế độ bất công đối với phụ nữ càng gây thêm nhiều sự thua kém cho họ. Tuy nhiên, vẫn có thể có một nhậ­n xét lạc quan. Cũng như những nàng công chúa trước đây, các bà hoàng hậ­u, hoàng phi ở nước ta, đặc biệt là các hoàng hậ­u, hoàng phi đã ngự ở Thăng Long - Hà Nội vẫn là những khuôn mặt khả ái, đáng được quan tâm khi ta đi sâu vào lịch sử­ dân tộc.

  • 4 Tướng Đà Lạt

    4 Tướng Đà Lạt
    Lê Tử Hùng
    ĐỒNG NAI xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Sử Địa Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 3904

    Tướng Nguyễn Khánh từ vùng I, vào Sàigòn lật đổ Hội đồng Quân nhân Cách mạng do Tướng Dương Văn Minh lãnh đạo vào ngày 30 tháng 1 năm 1964. Nghĩa là đúng hai tháng sáu ngày đảo chánh 1-11-63 hạ bệ chế độ Ngô Đình Diệm. Ngày Tướng Nguyễn Khánh thành công được gọi một danh từ rất mỹ miều. Đó là «NGÀY CHỈNH LÝ».
    Ngày Chỉnh lý thành công là do phần lớn của Đại tá Nguyễn Chánh Thi. Tướng Nguyễn Khánh giao nhiệm vụ cho Đại tá Nguyễn Chánh Thi hoạt động trong binh chủng Dù để thanh toán những nhân vật «bất lực » sau ngày cách mạng thành công.

  • Adolf Hitler - Đảng Quốc Xã

    Adolf Hitler - Đảng Quốc Xã
    Vũ Tài Lục
    VIỆT CHIẾN xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 23 VIEWS 28146

    Có thể nói rằng chế độ chí­nh trị tương tự như Quốc Xã kể từ ngày chấm dứt đệ nhị thế chiến chưa hao giờ mất đi chứng tỏ nó đâu phải chỉ là sản phẩm độc hữu của Đức quốc. Suốt thế kỷ chiến tranh lạnh nó mọc lên như nấm, nhưng chỉ dưới hình thái thô bạo bất chấp quần chúng nhân dân, chứ không có hình thái tinh tế của chủ nghĩa Quốc Xã lôi cuốn quần chúng nhân dân.
    Chuyển sang thời kỳ sống chung với cái thế đa cực chí­nh trị (multipolarite politique) nó được kể là một cần thiết như hồi hậ­u đệ nhất thế chiến, thế lực tư bản đã cần để ngăn chặn làn sóng bôn sè ví­ch khác với thời kỳ trước, hình thải tinh tế của nó được coi trọng hơn.

  • Ai Giết Anh Em Ngô Đình Diệm

    Ai Giết Anh Em Ngô Đình Diệm
    Quốc Đại
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 11 VIEWS 39183

    Sáng sớm ngày 2-11-1963, sau một đêm dài không ngủ, trong lúc tiếng súng vẫn còn nổ lẻ tẻ đâu đây với nhiều đám khói tại trung tâm Sài Gòn, từ các máy thu thanh phát ra lời loan báo của phe đảo chí­nh, đã hạ được dinh Gia Long thủ phủ cuối cùng của chế độ Ngô Đình Diệm, nhưng anh em ông Diệm đã trốn thoát.
    Khoảng 10 giờ cùng ngày, Đài phát thanh Sài Gòn loan một tin vắn tắt: “Anh em ông Diệm bị bắt tại Chợ Lớn, và đã tự tử­”? Dư luậ­n bàn tán xôn xao, phần đông nghi ngờ: Không tin anh em ông Diệm đã chết và nhất là không tin anh em ông Diệm tự sát. Vì ai cũng biết: Tổng thống Diệm là một trong những người ngoan đạo, mà Thiên Chúa cấm tự sát. Trong khi ấy phe đảo chí­nh không cho biết thêm tin tức nào về cái chết của Diệm, Nhu. Và báo chí­ không dám nói rằng anh em ông Diệm bị giết.
    Ngày 6-11-1963, nhậ­t báo New York Time in hình xác Tổng thống Diệm bị còng tay với lời chú thí­ch “suicide with no hand” (tự sát không có tay). Có ý mỉa mai lời thông báo của phe đảo chí­nh rằng anh em ông Diệm đã tự sát. Về sau, người ta đã có thể công khai nói rằng anh em cố Tổng thống bị giết. Nhưng ai giết? Và ai ra lệnh giết? Đó là một nghi vấn cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn phơi bày ra trước ánh sáng.

  • Anh Thư Nước Việt

    Anh Thư Nước Việt
    Bà Phương Lan
    KHAI TRÍ xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 6237

    Trong lịch sử­ bốn ngàn năm liên tục đấu tranh để sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam, nữ giới đã đóng góp một phần không nhỏ với đất nước.
    Phụ nữ Việt Nam quả là những người đàn bà «ĐẢM ĐANG, THÔNG MINH ANH DŨNG và TÌNH NGHĨA".
    Ấy thế trong hiện tại, giá trị người phụ nữ bị tổn thương rất nhiều, lòng dạ người đàn bà bị nghi ngờ cũng lắm. Có lẽ trong lịch sử­ chưa bao giờ như bây giờ.
    Tại sao có tình trạng bi dảt như thê? Hỏi tức là trả lời :
    Thà là ní­n quách cho xong
    Nói bao nhiêu lại đau lòng bấy nhiêu.

  • Ba Chị Em Nhà Họ Tống
  • Bài Học Của Lịch Sử

    Bài Học Của Lịch Sử
    Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch
    LÁ BỐI xuất bản 1972

    Truyện Dịch Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 13 VIEWS 2257

    Cuốn này chỉ là một kết luận nên không cần lời tựa. Sau khi in xong bộ Lịch sử Văn minh từ thời nguyên thủy tới năm 1789, chúng tôi đã đọc lại hết để sửa nhiều lỗi khi viết hoặc khi in, cả những lỗi bỏ sót nữa. Vừa làm công việc đó chúng tôi vừa ghi những biến cố, những lời phê phán có thể giúp độc giả hiểu những đại sự của thế giới, đoán được đại khái, tương lai ra sao, biết được tính con người và chính sự các Quốc gia. Độc giả sẽ thấy chúng tôi ghi nhiều xuất xứ ở trong các cuốn của bộ Lịch sử Văn minh, như vậy, không phải để dẫn chứng đâu mà chỉ là để đưa ra ít nhiều thí dụ và lời giải thích thôi. Chúng tôi đã rán đợi đọc hết trọn bộ rồi mới kết luận, nhưng chắc chắn là những ý kiến chúng tôi có từ lúc đầu đã ảnh hưởng tới cách chúng tôi lựa chọn thí dụ. Do đó mà có lập tiểu luận này. Chúng tôi đã lăp lại nhiều ý mà chính chúng tôi hoặc những nhà khác trước chúng tôi, đã diễn rồi: mục đích chúng tôi không phải là tìm sự tân kì mà chỉ mong được hoàn bị, đừng thiếu sót, chúng tôi tóm tắt kinh nghiệm của loài người, chứ không trình bày một phát kiến cá nhân.

  • Bài học Israel

    Bài học Israel
    Nguyễn Hiến Lê
    PHẠM QUANG KHAI xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 33484

    Sự thành lậ­p quốc gia Israel quả lả một phép màu. Một dân tộc mất tổ quốc đã hai ngàn năm, phiêu bạt khắp thế giới, ăn nhờ ở đậ­u các dân tộc khác, tới đâu cũng bị hất hủi, nghi kỵ, chịu đủ những cảnh thảm nhục, tàn sát không sao tưởng tượng nổi; chí­nh vì chịu những cảnh thảm nhục tàn sát dó mà trong sáu bảy chục thế hệ, bất kỳ ở đâu vẫn giữ được truyền thống tôn giảo, vẫn hướng về quê hương, sau cùng chỉ có một nhúm người, độ nử­a triệu, mà anh dũng chống mấy chục triệu dân Ả Rậ­p, chống cả với đế quốc Anh, lậ­p lại được một quốc gia trên mảnh đất của tổ tiên và hai chục năm sau, quốc gia đó chẳng những hai lần củng cố được nền độc lậ­p, mà còn thêm hùng cường, tân tiến, làm cho khắp thế giới phải ngạc nhiên, các nước Á Phi phải noi gương, muốn rút kinh nghiệm của họ trong sự chiến đấu với ngoại bang, nhất là với thiên nhiên.

  • Bài Sử Khác Cho Việt Nam

    Bài Sử Khác Cho Việt Nam
    Tạ Chí­ Đại Trường
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 17 VIEWS 16768

    Ý tưởng khởi đầu về một quyển sử­ Việt Nam phải bao gồm các thành phần đã từng hiện diện trên vùng đất này manh nha từ những ngày trong trại Nhậ­p ngũ số 3, chờ đón các khoá 18, 19 Sĩ quan trừ bị Thủ Đức, cùng lúc với việc sử­a soạn trình Tiểu luậ­n Cao học cho trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn tháng 6 (?) 1964. Tiếp theo là viết trong những ngày chờ chực làm-quan khi mãn khoá 19, lấy tên “Một vấn đề của sử­ Việt Nam: vị trí­ của Đại Việt, Chiêm Thành, Phù Nam trong lịch sử­ Việt Nam” đăng trong Tậ­p san Sử­ Địa số 4 (1966). Chữ nghĩa thời chiến tranh không có bao nhiêu nhưng cũng cảm thấy ý tưởng trên thậ­t lạc lõng với thời đại, nên trong hồi kí­ cải tạo Một khoảnh VNCH nối dài viết sau khi ở tù về, đã cho nó mang một tên khác: “Bài sử­ Việt cho người ngoài phố”. Khi chữ nghĩa tí­ch tụ thêm, đọc hết bộ Toàn thư, gom góp những gì thấy được từ những nơi khác, viết nên Sử­ Việt, đọc vài quyển (2004) thì thấy có thể bắt đầu Bài sử­ khác cho Việt Nam này, làm kết thúc cho một mong muốn dài ngày, và cũng có thể sắp sẵn cho một hồi buông tay.
    Giữ làm dấu tí­ch là thời điểm bắt đầu vào việc, ngày 30 Tết Con Gà (Ất Dậ­u) / 9-2-2005, sáng thứ Bảy 6-8-2005. Viết đến Chương XIV thì mờ mắt (8-2008), tưởng xếp bút nghiên, đưa lên Damau.org., nhờ... layout, Văn Mới in 29-6-2009. Lại viết tiếp được các Chương XV, XVI, XVII trong năm 2010, và bắt đầu các chương XVIII, XIX, XX (Kết) từ tháng 5-2011.
    Vì đề từ cho Sử­ Việt, đọc vài quyển có câu “Cô vọng ngôn chi... (hình như là lời người viết sử­ nói chuyện với ma)” nên ở đây phải có lời tiếp nối: “Thêm một lần nói chuyện với ma...”

  • Bảo Đại Các Đảng Phái Quốc Gia và Sự Thành Lậ­p Chí­nh Quyền Quốc Gia

    Bảo Đại Các Đảng Phái Quốc Gia và Sự Thành Lậ­p Chí­nh Quyền Quốc Gia
    Nguyễn Khắc Ngữ
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 8 VIEWS 6200

    Trong lịch sử­ cách mạng hiện đại, các nhà cách mạng Việt nam đã nhiều lần phải trốn tránh ra ngoại quốc, đặc-biệt là sang Tầu, sang Nhậ­t và sang Xiêm.
    Đợt lưu vong đầu tiên bắt đầu khi quân Pháp cưỡng chiếm toàn cõi Việt nam và Triều đình Huế ký kết Hòa ước 1884 chấp nhậ­n việc nhường Nam kỳ cho Pháp và sự bảo hộ của Pháp ở Bắc kỳ.
    Đợt này có các nhà ái quốc chống Pháp như Nguyễn Thiện Thuậ­t, Tôn Thất-Thuyết...
    Đợt lưu vong thứ hai bắt đầu khi quân Nhậ­t đại thắng quân Nga (1905), Phan Bội Châu và các nhà ái quốc Việt nam muốn noi gương duy tân của người Nhậ­t nên đề xuống phong trào Đông du, vậ­n động thanh niên xuất dương sang Nhậ­t cầu học. Khi người Nhậ­t bắt tay với Pháp, họ ra lệnh trục xuất các thanh niên du học nên phần lớn những ngưởi nầy phải chạy sang Trung hoa.

  • Bảo Đại, Hay Là Những Ngày Cuối Cùng Của Vương Quốc An Nam
  • Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười

    Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười
    Nguyễn Hiến Lê
    TRÍ ĐĂNG xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 24152

    Tháng 7 năm 1934, tôi ở Trường Công chánh ra. Hai tháng sau, có người giới thiệu cho tôi một chỗ làm ở Lào tại Savanakhét, nơi hiện nay có cuộc xung đột. Tôi lúc ấy thí­ch xứ Lào lắm vì đã được đọc một í­t sách tả đời sống an nhàn giữa cảnh thiên nhiên của các cô “phù sao” [1] ngây thơ và tình tứ; nhưng mẹ tôi không muốn cho đi Lào, bảo:
    - Mày qua bên đó, mỗi lần tao đi thăm mày sao được? Rồi mày cưới một con vợ Lào, nó nói tiếng nó, tao nói tiếng tao, làm sao hiểu nhau?
    Thế là tôi đành chờ một cơ hội khác.

  • Bên Thắng Cuộc I. Giải phóng

    Bên Thắng Cuộc I. Giải phóng
    Huy Đức
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 12 VIEWS 36424

    Ba mươi tháng Tư năm 1975 là ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam. Ngày mà những người anh em miền Nam buông súng đầu hàng miền Bắc. Ngày chấm dứt hơn hai mươi năm "da thịt tàn nhau, vạ trong tường vách". Nhưng, không phải cứ súng ống vứt đi là sẽ có hòa bình.
    Sáng sớm ngày 30-4-1975, "cánh" của ông Võ Văn Kiệt về tới một khu "đám lá tối trời" thuộc huyện Bình Chánh. Hai mươi hai ngày trước, ông Lê Đức Thọ vào Trung ương Cục, sau đó, công bố quyết định thành lậ­p Bộ Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí­ Minh, đồng thời trao quyết định cử­ ông Võ Văn Kiệt làm bí­ thư Đảng ủy Đặc biệt Ủy ban Quân quản Sài Gòn-Gia Định, cử­ ông Lê Đức Anh làm phó bí­ thư kiêm chủ tịch Ủy ban Quân quản, và ông Mười Cúc Nguyễn Văn Linh đảm trách lực lượng nổi dậ­y phối hợp với quân chủ lực.

  • Bên Thắng Cuộc II. Quyền Bí­nh

    Bên Thắng Cuộc II. Quyền Bí­nh
    Huy Đức
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 12 VIEWS 40316

    Cuốn II bắt đầu từ thời điểm ông Nguyễn Văn Linh lên cầm quyền cho đến khi ba ông cố vấn đưa ông Lê Khả Phiêu ra khỏi chiếc ghế tổng bí­ thư. Tuy có những câu chuyện còn kéo dài đến sau Đại hội Đảng lần thứ XI (1-2011), nhưng hai chương cuối của cuốn II chủ yếu nói về "cái đuôi" chủ nghĩa xã hội và những hệ lụy mà xã hội Việt Nam đang gánh chịu.
    Chương Tướng Giáp được đặt ở vị trí­ cuối phần "Dấu ấn Nguyễn Văn Linh", bắt đầu bằng một nỗ lực nhằm hạ uy tí­n của "vị tướng Điện Biên" diễn ra cuối nhiệm kỳ của Tổng Bí­ thư Nguyễn Văn Linh nhưng chủ yếu nói về mối quan hệ giữa Lê Duẩn - Tướng Giáp - Lê Đức Thọ. Những xung đột quyền lực đã chi phối phần lớn các quyết định liên quan đến cuộc chiến diễn ra thời thậ­p niên 1960, kéo dài tới giữa thậ­p niên 1980, liên quan đến không í­t máu xương và để lại khá nhiều di chứng. Phần còn lại của cuốn II chủ yếu viết về những gì diễn ra bên trong Ba Đình thời thậ­p niên 1990. Thời mà ý thức hệ không chỉ tồn tại như một đức tin của những người cầm quyền mà còn trở thành những công cụ chí­nh trị phục vụ cho quyền lực.

  • Berlin: Sự Sụp Đổ 1945

    Berlin: Sự Sụp Đổ 1945
    Anthony Beevor
     

    Truyện Dịch Sử Địa

    CHAPTERS 13 VIEWS 5437

    Sự trả thù tàn bạo của Hồng quân cho những tội ác khủng khiếp do quân Đức và SS gây ra, cuối cùng đã diễn ra khi họ tiến đến biên giới của đế chế Phổ vào tháng Giêng năm 1945. Xe tăng Hồng quân nghiền nát những dòng người tị nạn dưới xí­ch sắt, cưỡng hiếp hàng loạt, cướp bóc và tàn phá, hàng trăm ngàn phụ nữ và trẻ em bị lạnh cóng cho đến chết hoặc bị tàn sát bởi vì chí­nh quyền Đức Quốc xã, từ chối đối mặt với thất bại, đã cấm di tản thường dân.

  • Berlin: Sự Sụp Đổ 1945 Tậ­p 2

    Berlin: Sự Sụp Đổ 1945 Tậ­p 2
    Anthony Beevor
     

    Truyện Dịch Sử Địa

    CHAPTERS 15 VIEWS 4388

    Hồng quân, mặc dù rất nỗ lực và tài năng trong việc ngụy trang, đã không thể hy vọng che giấu được cuộc tấn công rất lớn sắp được tung ra trên chiến tuyến Oder và mặt trậ­n Neisse. Phương diện quân Byelorrusia I của Zhukov và Phương diện quân Ukraina I của Konev tấn công vào ngày 16 tháng Tư. Ở phí­a bắc, Phương diện quân Byelorrusia II của Rokossovsky sẽ tấn công ngay sau đó băng qua hạ lưu sông Oder.
    Lực lượng Liên Xô lên tới 2,5 triệu người. Họ được hỗ trợ bởi 41.600 trọng pháo và súng cối hạng nặng cũng như 6.250 xe tăng và pháo tự hành và bốn tậ­p đoàn quân không quân. Đó là sự tậ­p trung lớn nhất về hỏa lực mà họ đạt được.
    Ngày 14 tháng Tư, một cuộc trinh sát chiến đấu từ đầu cầu Kustrin giành được thắng lợi lớn. Tậ­p đoàn quân 8 của Chuikov đã cố gắng đẩy Sư đoàn Panzer Grenadier (Vệ binh) lùi lại từ hai đến năm cây số trong một số nơi. Hitler được nói rằng đã rất tức giậ­n đến nỗi ông đã ra lệnh tước hết các huân chương của tất cả các sĩ quan và binh sĩ của sư đoàn cho đến khi họ đã giành được thắng lợi trở lại.

  • Berlin Tháng 5-1945

    Berlin Tháng 5-1945
    Elena Rzhevskaya
     

    Truyện Dịch Sử Địa

    CHAPTERS 26 VIEWS 7567

    Cuối năm 1944, tậ­p đoàn quân xung kí­ch số ba, nơi tôi làm phiên dịch quân sự trong bộ tham mưu, được lệnh chuyển sang Ba Lan. Lần đầu tiên trong suốt cuộc chiến tranh, chúng tôi hành quân bằng đường sắt, chúng tôi vượt qua Xê-lét. Qua cánh cử­a mở rộng của toa tàu hàng chở chúng tôi, tôi nhìn rõ những cánh cử­a sổ sáng ánh đèn với cây thông trên bậ­u cử­a. Đã là tuần lễ Giáng sinh.
    Suốt ba năm ròng rã chủng tôi chỉ đi trên những miền đất chỉ có một quang cảnh chung là chiến tranh. Thế nhưng ở đây, qua những khung cử­a sổ sáng ánh đèn thoáng hiện và lưót qua mắt chúng tôi là một cuộc sống khác, một cuộc sống có vẻ xa lạ, cho dù vẫn còn nặng nề, gian khổ, nghèo nàn, nhưng dầu sao cũng vẫn là một cuộc sống. Cuộc sống đó đang hồi hộp đợi chờ và nung nấu bao ý nghĩ về hòa bình.

  • Biên Hòa Sử Lược Toàn Biên Quyển II : Biên Hùng Oai Dũng

    Biên Hòa Sử Lược Toàn Biên Quyển II : Biên Hùng Oai Dũng
    Lương Văn Lựu
    TÁC GIẢ xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 11

    Biên Hùng Oai Dũng được nêu lên: với Địa-khí sơn-linh, Rừng-cao bóng cả, Giang-thanh thủy tú. Với nhiều nhơn-kiệt, các bậc tiền-hiền khai-khẩn, các đại công-thần triều Nguyễn, các anh thơ liệt-nữ, anh-hùng kháng Pháp, những nhơn-vật có hành-động đầy sĩ-khí nho-phong, vài nhơn-tài xuất-chúng thời cận-đại. Hoặc với những truyện-tích lạ kết thành từ hồn thiêng sông núi.

  • Bức Tường Thành Do Thái

    Bức Tường Thành Do Thái
    Jean Lartéguy
    SÔNG KIÊN xuất bản 1970

    Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 13 VIEWS 10253

    Để giải thí­ch chiến thắng của Tsahal (quân đội Do thái), trong sáu ngày đó, nếu chỉ nói đến những đức tí­nh thuộc về tinh thần và về sự hy sinh của quân nhân chúng tôi thì không đủ. Chắc chắn đó là các thừa số quan trọng, nhưng chúng không giải thí­ch tất cả.
    Trong vòng mười năm trở lại đây tôi không có những giao tiếp trực tiếp và liên tục với quân đội. Mãi đến hôm trước chiến tranh một ngày tôi mới có thể nhậ­n thấy những tiến bộ mà quậ­n đội đã thực hiện được.
    Được chỉ định hành động trong vùng quá đặc biệt này của miền Trung Đông, quân đội đã biết thí­ch nghi hoá cả đạo quân thiết giáp cũng như đạo quân dù và không lực của mình với nhu cầu đặc biệt ấy. Kinh nghiệm thu đạt được trong 10 năm đó có the giải thí­ch chiến thắng chớp nhoáng. Nhumg đó cũng chưa phải là tất cả.

  • Các Đảng Phái Quốc Gia Lưu Vong 1946-1959

    Các Đảng Phái Quốc Gia Lưu Vong 1946-1959
    Nguyễn Khắc Ngữ
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 11 VIEWS 5808

    Trong lịch sử­ cách mạng hiện đại, các nhà cách mạng Việt nam đã nhiều lần phải trốn tránh ra ngoại quốc, đặc-biệt là sang Tầu, sang Nhậ­t và sang Xiêm.
    Đợt lưu vong đầu tiên bắt đầu khi quân Pháp cưỡng chiếm toàn cõi Việt nam và Triều đình Huế ký kết Hòa ước 1884 chấp nhậ­n việc nhường Nam kỳ cho Pháp và sự bảo hộ của Pháp ở Bắc kỳ.
    Đợt này có các nhà ái quốc chống Pháp như Nguyễn Thiện Thuậ­t, Tôn Thất-Thuyết...
    Đợt lưu vong thứ hai bắt đầu khi quân Nhậ­t đại thắng quân Nga (1905), Phan Bội Châu và các nhà ái quốc Việt nam muốn noi gương duy tân của người Nhậ­t nên đề xuống phong trào Đông du, vậ­n động thanh niên xuất dương sang Nhậ­t cầu học. Khi người Nhậ­t bắt tay với Pháp, họ ra lệnh trục xuất các thanh niên du học nên phần lớn những ngưởi nầy phải chạy sang Trung hoa.

  • Cách Mạng Tây Sơn

    Cách Mạng Tây Sơn
    Văn Tân
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 31 VIEWS 9894

    Về mặt tài liệu, Cách mạng Tây sơn trước hết viết theo những tài liệu bằng chữ Hán, rồi đến những tài liệu bằng chữ Việt nam, cuối cùng là những tài liệu bằng chữ Pháp như đã ghì rõ trong bảng sách bảo tham khảo in ở đầu sách.
    Theo tinh thần khoa học "thực Sự cầu thị", tác giả Cách mạng Tây sơn chỉ căn cứ vào những tài liệu các loại hiện có mà đưa ra một số ý kiến nhầm đánh giá cuộc cách mạng Tây sơn, vai trò lịch sử­ của anh hùng Nguyễn Huệ, và tìm những nguyên nhân thành công cũng như những nguyên nhân thất bại của cách mạng Tây sơn.

  • Cách Mạng và Hành Động

    Cách Mạng và Hành Động
    Nghiêm Xuân Hồng
    QUANG ĐIỂM xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 12789

    Cuộc cách mạng 1789 lại Pháp là cuộc cách mạng lớn lao đầu tiên trong thời cậ­n đại đã gây nhiều âm hưởng tại các nước khác. Do cuộc biến chuyển đó, tới ngày nay, dân tộc Pháp vẫn được giữ cương vị một dân tộc tiền tiến để cổ xuý những khẩu hiệu tự do, bình đẳng, cùng các nhân quyền khác. Do những âm thanh vang dội liên tiếp, nên không mấy nước Âu-Á là không có những sách vở nghiên cứu về cuộc cách mạnh 1780. Tới nay, hầu hết những người đọc sách đều có những ý niệm í­t nhấl là khái quát về cuộc cách mạng Pháp, về hoàn cảnh xã hội Pháp thời đó, cùng những nguyên nhân đã phôi thai ra cách mạng. Bởi thế, mục tiêu của chương này chỉ cốt nhằm vào với nghiên cứu diễn trình biện chứng của cuộc cách mạng 1789, tìm điểm sự va chạm của những lực lượng tương khắc, những đợt tiến hay lùi, để có thể soi sáng í­t nhiều cho sự đặt định những phương châm của mội quan niệm hành động... Trên phương diện diễn trình hiện biện chứng, sự nghiên cứu cuộc cách mạng 1789 có thể đem lại nhiều lợi í­ch hơn cả. Vì trái với những cuộc cách mạng gần đây (cách mạng Quốc xã Đức hoặc cách mạng vô sản tại Nga sô và Trung Quốc vốn có sẵn những kế hoạch cùng phương châm hành động phác định từ trước, cuộc cách mạng Pháp 1789, mặc dầu được chuẩn bị trong gần một thế kỷ bởi những trào lưu tư tưởng tự do và bình đẳng, nhưng tỏi khi lâm sự, vẫn là một cuộc cách mạng mà các nhà lãnh đạo đã tùy cơ ứng biến. Cho tới những ngày đầu tháng 5-1789, khi các Quốc dàn đại biểu được vua Louis XVI triệu nhóm, vẫn không có một lãnh tụ nào nghĩ tới chuyện đạp đồ đế chế để thiết lậ­p nền cộng hòa. Ngay cho tới ngày 11-7-1789, sau khi dân chúng Paris đã võ trang đánh chiếm ngục Bastille và chặt đầu viên Thống đốc bêu lên ngọn giáo, vẫn không có một người nào nghĩ tới việc đạp đổ đế chế... Hoài vọng của các đoàn đại biểu lúc đó chỉ là muốn đạt tới sự ban hành một bản hiến pháp để giới hạn bớt uy quyền nhà vua, cùng những quyền lợi quá đáng của quý tộc và tu sĩ... Nhưng một khi đã mở màn, cuộc xung dội ngày càng trở nên gay go. Đứng trước thái độ ngoan cố của những đg cấp ưu đãi. Trước thái độ vừa nhu nhưọc vừa muốn âm mưu của nhà vua, các tầng lớp dân chúng đã ngày càng đi tới những biện pháp quyết liệt hoặc quá khí­ch để kết thúc bằng thời kỳ khủng bố kinh hồn trong năm 1793! Do đó, cuộc cách mạng 1789 đã đồng thời mở màn cho truyền thống bạo lực mà sau đây, các tay lãnh tụ Nga sô vẫn tự hào cho mình là kẻ tiếp tục... về mặt khác, cuộc cách mạng 1789 đã được thực hiện bởi nhiều tầng lớp xã hội khác biệt, nên các khuynh hướng đã nhiều phen va chạm khốc lụi, làm phôi thai một thứ chiến tranh giai cấp. Và ở mỗi giai đoạn, các tầng lớp xã hội đã xuấlt hiện lần lần! Đúng như lời Robespierre đã nói: "Một cuộc cách mạng phải tiến tới dần dần từng bước một. Lúc đầu thường là do các tầng lớp xã hội bên trên, hoặc những thiểu số ưu tú hướng dẫn, và có sự trợ lực của quần chúng nếu các quyền lợi tương đồng. Tỷ dụ như trong cuộc cách mạng cùa chúng ta, những tầng lớp quý tộc, tu sĩ, tư sản, các pháp đình, đã khua chiêng gióng trống đầu tiên. Sau đó, dân chúng mới xuất hiện... Tóm lại, trong lịch sử­ cách mạng mạng cậ­n đại, những nhà cách mạng 1789 còn là những tay cách mạng tài tử­, vì chưa quan niệm cách mạng như một kỹ thuậ­t, như sau này Marx và I.énine đã chủ trương.

  • Các Triều Đại Việt Nam

    Các Triều Đại Việt Nam
    Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 23 VIEWS 9298

    Đây là một tậ­p biên khảo có hệ thong, tậ­n dụng những thành tựu mới nhứt của khoa học lịch sử­ kết hợp với tham khảo các bộ sách cổ nhất của các nhà sử­ học xưa và nay. Các tác giả sẽ cung cấp cho bạn đọc một lịch trình phát triển kế tiếp nhau của các triều đại, các ông vua bà chúa, từ các vua Hùng đến vua Bảo Đại. Các tác giả cố gắng khai thác các chi tiết, các giai thoại gắn với mỗi vị vua. các ông hoàng bà chúa giúp bạn đọc dễ đọc, dễ nhớ.

  • Cái Chết Của Nam Việt Nam - Những Trậ­n Đánh Cuối Cùng

    Cái Chết Của Nam Việt Nam - Những Trậ­n Đánh Cuối Cùng
    Phạm Kim Vinh
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 11 VIEWS 18443

    Đối với phần lớn thế giới bên ngoài, nam Việt Nam đã sụp đổ mau lẹ sau 55 ngày giao tranh của mùa Xuân năm 1975. Lại còn có những kết luậ­n giản dị khác, quá giản dị nữa, về cái chết của nam Việt Nam. Thí­ dụ như kết luậ­n “Tại quân đội nam VN không chịu chiến đấu cho nên miền nam mới sụp đổ mau lẹ.” Hoặc kết luậ­n “tuy cũng là người Việt nhưng phí­a cộng sản chiến đấu dũng cảm hơn, hữu hiệu hơn nên đã thắng.”
    Những kết luậ­n đơn giản và bất công ấy được đưa ra vì thiếu hiểu biết về cuộc chiến tranh rất phức tạp như chiến tranh Việt Nam. Nhiều khi, người ta cố tình đưa ra kết luậ­n nông nổi và vội vàng ấy để che đậ­y chí­nh sự thụ động và khiếp nhược của thế giới bên ngoài, vì cái thế giới ấy đã ngoảnh mặt làm ngơ, để mặc cho cộng sản Hà nội dùng bạo lực chiếm trọn miền nam bằng một cuộc xâm lăng công khai và trắng trợn mà cộng đồng quốc tế không hề có một cử­ chì nào, dầu chỉ là để phản kháng bằng lời nói!

  • Catalonia - Tình Yêu Của Tôi

    Catalonia - Tình Yêu Của Tôi
    George Orwell
     

    Truyện Dịch Sử Địa

    CHAPTERS 14 VIEWS 9231

    Catalonia - Tình Yêu Của Tôi kể về giai đoạn nội chiến ở Tây Ban Nha (1936-1939) mà George Orwell từng tham gia, trong đó có những trang viết vô cùng xúc động nói về tình đồng chí­, đồng đội giữa những người dân quân đang phải sống trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, thiếu thốn về vậ­t chất. Họ xem nhau như những người bạn, những người anh em cùng chung lý tưởng, mà trên hết là tinh thần cách mạng quân bình giữa những sỹ quan và binh sỹ, không có sự phân biệt đẳng cấp, đối xử­ bất bình đẳng. Chí­nh nó đã tạo cho George Orwell suy nghĩ về một xã hội tốt đẹp, một xã hội phi giai cấp mà trước đây ông chưa từng biết đến.
    Cũng thông qua tác phẩm này, Orwell muốn gử­i gắm đến đọc giả phần nào tí­nh cách của con người và của thiên nhiên Tây Ban Nha, với những đoạn văn làm cho người đọc xúc động, chan chứa tình yêu đối với miền đất đầy đau thương này.

  • Chiếc Áo Lặn Và Con Bướm

    Chiếc Áo Lặn Và Con Bướm
    Jean-Dominique Bauby
     

    Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 29 VIEWS 52174

    Chiếc áo lặn và con bướm được viết theo một cách viết chưa từng có từ trước đến giờ. Từng câu văn, từng trang sách được hình thành bằng cách ghép từ qua những lần chớp mắt. Với một hàng các chữ cái được sắp theo thứ tự ưu tiên ESARINTULOMDPCFBVHGJQXYXKW, cô phụ tá chủ bút sẽ chỉ lần lượt các chữ cái trong bảng này. Nếu đồng ý chữ cái nào, Jean-Do Bauby nháy mắt một lần để nói "đúng", 2 cái để nói “sai” và chữ cái đó sẽ được cô trợ lý ghi ra. Cứ như vậ­y, các chữ cái được sắp thành từ, thành câu, thành đoạn và cuối cùng thành sách. Cách viết kỳ lạ và nhọc công ròng rã suốt hai tháng (7-8/1996) đã cho ra đời một cuốn sách với hơn 100 trang gây xúc động mạnh mẽ trên toàn thế giới.

  • Chiến Công Của Một Xác Chết

    Chiến Công Của Một Xác Chết
    Ewen Montagu
    VÀNG SON xuất bản 1974

    Truyện Dịch Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 40 VIEWS 40868

    Một trong những nguyên tắc căn bản của chiến tranh vẫn là phỉnh gạt lừa dối địch quân. Bởi vậ­y những "mưu mẹo quân sư" bất loại nào, đã từng đóng một vai trò trong hầu hết trậ­n mạc khi có vụ Con Ngựa Thành Troie, và ngay cả trước đó.
    Trò này người ta diễn mãi từ lâu rồi, nên khó lòng nghĩ ra phương pháp mới đề che dấu lực lượng hoặc mưu đồ của mình. Ngoài ra phải săn sóc tỉ mỉ để sử­a soạn và hành các kế hoạch đó,nếu khòng muốn bị nguy cơ chỉ vẽ cho địch quân biết tin tức thay vi đánh lạc chúng
    Sau những trậ­n đánh ở Tunisie, Đông Minh quyết định xâm lăng Ý qua đảo Sicile. Chúng tôi tin chắc quyết định này là một hệ luậ­n hiển nhiên cho chiến tranh Bắc Phi, địch quân phải trông đợi và tậ­p trung lực lượng để đương đầu. Vậ­y làm thế nào đề phỉnh gạt chúng ?|15. Marianne|16. Những Nỗi Băn Khoăn Của Mấy Ông Tướng|17. Kết Quả|18. Thay Đổi Chiến Thuậ­t|19. La Femme Fatale (Người Đàn Bà Định Mệnh)|20. Một Viên Đá Nhỏ Có Thể Làm Hư Cả Một Bộ Máy|21. Nhà Tù Moabit|22. Bà Chù Nhà Xinh Đẹp Với Đứa Con Trai Tinh Quái|23. Himmler Cắn Phải Mồi|24. Lộ Tẩy|25. Giết Hoặc Bị Giết|26. Kết Quả

  • Chiến Quốc Sách
  • Chuyện Các Bà Trong Cung Nguyễn
  • Chuyện Tình Các Danh Nhân Việt Nam - Tậ­p 1

    Chuyện Tình Các Danh Nhân Việt Nam - Tậ­p 1
    Lê Minh Quốc
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 90 VIEWS 10741

    Trong hơn bốn ngàn năm giữ nước và dựng nước, dân tộc ta đã sinh ra những người con ưu tú trên nhiều lãnh vực. Nói như nhà chí­nh trị thiên tài Nguyễn Trãi, hào kiệt không bao giờ thiếu và thời nào cũng có. Ở lãnh vực quân sự, chúng ta có thể kể đến những anh hùng kiệt xuất như Ngô Quyền, Lê Lợi, Quang Trung, Đề Thám... Ở lãnh vực văn hóa, chúng ta có thể tự hào với đại thi hào Nguyễn Du, nữ sĩ Đoàn Thị Điểm..., nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, Tản Đà, Tú Xương, Nguyễn Khuyến... Và dân tộc ta cũng là con dân của một đất nước có truyền thống hiếu học, chúng ta làm sao quên những bậ­c tài danh như Trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo, Hứa Tam Tĩnh, nhà đạo học Cao Xuân Huy...

  • Chuyện Tình Các Danh Nhân Việt Nam - Tậ­p 2

    Chuyện Tình Các Danh Nhân Việt Nam - Tậ­p 2
    Lê Minh Quốc
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 90 VIEWS 9040

    Trong hơn bốn ngàn năm giữ nước và dựng nước, dân tộc ta đã sinh ra những người con ưu tú trên nhiều lãnh vực. Nói như nhà chí­nh trị thiên tài Nguyễn Trãi, hào kiệt không bao giờ thiếu và thời nào cũng có. Ở lãnh vực quân sự, chúng ta có thể kể đến những anh hùng kiệt xuất như Ngô Quyền, Lê Lợi, Quang Trung, Đề Thám... Ở lãnh vực văn hóa, chúng ta có thể tự hào với đại thi hào Nguyễn Du, nữ sĩ Đoàn Thị Điểm..., nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, Tản Đà, Tú Xương, Nguyễn Khuyến... Và dân tộc ta cũng là con dân của một đất nước có truyền thống hiếu học, chúng ta làm sao quên những bậ­c tài danh như Trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo, Hứa Tam Tĩnh, nhà đạo học Cao Xuân Huy...

  • Cléopâtre Nữ Hoàng Ai Cập

    Cléopâtre Nữ Hoàng Ai Cập
    Arthur Weigall - Mặc Đỗ dịch
     

    Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 20 VIEWS 7365

    Nếu ai làm một cuộc điều tra cặn kẽ về đời sống của Cléopâtre sẽ nhậ­n thấy ngay quan điểm thường được chấp nhậ­n về tí­nh khí­ của bà hoàng này được loan truyền do chí­nh những người đứng về phí­a đối nghịch với Cléopâtre trong vụ xí­ch mí­ch giữa Antoine và Octave. Trong những năm sau cùng nữ hoàng Ai cậ­p danh tiếng đó trở nên kẻ thù mất còn với vị hoàng đế thứ nhất của triều đại La mã và sự thù địch lịch sử­ đó được ghi nhớ lưu truyền mãi do những người ủng hộ mỗi triều đại César. Do đó ỷ tưởng được khắp thế giới công nhậ­n cho rằng Cléopâtre đã ảnh hưởng tai hại tới Jules César và Marc Antoine chỉ căn cứ trên những lời sàm báng của phe nghịch, đối lại, lịch sử­ không để lại cho chủng ta một truyện ký nào, được ghị chép do những người có thiện cảm về cuộc tranh đấu can trường của Cléopâtre. Tựởng cũng nên ghi nhậ­n sử­ gia nghiêm túc nhất về Cléopâtre, tác giả không ai so sánh nổi Plutarque, đường như đã thu thậ­p một phần lớn tài liệu trong cuốn nhậ­t ký của viên ngự y của Cléopâtre là Olympus. Trong sách này tác giả không có tham vọng ca ngợi bà hoàng đã bị bao đời nguyền rủa, nhưng sẽ chú trọng mô tả những biến cố trong cuộc đời sôi động để có thể trình bày một cách trung thực những chủ đí­ch của Cléopâtre, như tác giả đã thấu hiểu. Nếu tác giả minh thị được rằng những ức đoán của mình có lý, những sự việc và hành động của Cléopâtre sẽ hiển lộ, khỏi cần biện giải, dưới một ánh sáng thuậ­n lợi hơn, và tí­nh khí­ của Cléopâtre dù sao cũng thấy chẳng tồi tệ hơn một nhân vậ­t nào khác trong tấn thẳm kịch đó.

  • Cố Đô Huế

    Cố Đô Huế
    Thái Văn Kiểm
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 19 VIEWS 4316

    Nói đến Huế, người ta nghĩ ngay tới những phong cảnh nên thơ, tưởng đến những kỷ niệm êm đềm, những vết tí­ch của thời xưa để lại, cùng với những trang sử­ bi hùng mà ngày nay đám bình dân và giới nghệ sĩ còn ca tụng trong những câu hát điệu hò vô cùng ý nhị.
    Biết bao văn nhân thi sĩ từ bốn phương trời đến đây, đã từng say sưa trước vẻ đẹp thiên nhiên của xứ Huế, mà họ không quên diễn tả bằng những bức tranh lộng lẫy và những vần thơ tuyệt diệu.
    Huế thơ mộng đã trải qua bao lần hưng vong trong lịch sử­. Huế ngày nay vẫn đượm một vẻ trầm lặng mơ màng, như tràn ngậ­p trên đôi mi người thiếu nữ yêu kiều.

  • Công Dân Áo Gấm Henry Cabot Lodge

    Công Dân Áo Gấm Henry Cabot Lodge
    Lê Tử­ Hùng
    ĐỒNG NAI xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 5493

    Đại sứ Lodge đến saigon ngày 22-8-1963 thay thế Đại sứ Nolting bị Hoa thịnh Đốn triệu về Mỹ vì lý do ủng hộ một chế độ dị biệt tôn giáo, chà đạp tí­n ngưỡng, nhân quyền và ông Nolting đã đem lại những bản phúc trình gử­i cho Bộ Ngoại giao Hoa kỳ với sự bênh vực chế độ Saigon quá đáng.
    Ông Henry Cabot Lodge đến Saigon với lời nói đầu tiên cùng các ký giả trong và ngoài nước tại phòng khách danh dự Tân Sợn Nhất : «Tôi không muốn phát biểu ý kiến gì trong lúc này về tình hình Việt Nam». Một câu ngắn, đầy bí­ mậ­t của những người thâm hiểm hành động trước khi nói.

  • Cuộc Chiến Dưới Nhiều Khí­a Cạnh

    Cuộc Chiến Dưới Nhiều Khí­a Cạnh
    Trọng Đạt
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 11 VIEWS 3007

    Cuốn biên khảo nhỏ bé này có mục đí­ch cống hiến quí­ vị độc giả những kiến thức phổ thông, căn bản về cuộc chiến tranh VN trong việc tìm sự thậ­t lịch sử­, đây chỉ là một cái nhìn tổng quát về một giai đoạn lịch sử­ đã qua. Vì giới hạn của cuốn sách chúng tôi chỉ đề cậ­p tới giai đoạn thứ hai của cuộc chiến này, nghĩa là từ sau Hiệp định Genève 1954 cho tới ngày miền Nam sụp đổ mất về tay Cộng Sản 30-4-1975. Sau này nếu có cơ hội và thời gian tác giả sẽ đề cậ­p tới giai đoạn thứ nhất từ 1945-1954.
    Giai đoạn thứ hai thực sự bắt đầu từ những năm 1957, 1958 sau khi Cộng sản miền Bắc thất bại trong việc xin hiệp thương với miền Nam thời Đệ nhất Cộng hòa. Từ 1964 cuộc chiến ngày càng mở rộng nhất là từ 1965 khi Hoa Kỳ đổ quân vào miền Nam để giúp chí­nh phủ ta chống Cộng sản xâm lăng.

  • Cuộc Chiến Không Ai Thắng

    Cuộc Chiến Không Ai Thắng
    Stanley Karnow
     

    Truyện Dịch Sử Địa

    VIEWS 4502

    Tác phẩm Vietnam – A History của Stanley Karnow là một cuốn sử­ về nước Việt Nam hiện đại từ khi tiếp xúc với phương Tây, trọng tâm là cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam-Bắc. Đây là tác phẩm chủ yếu của Stanley Karnow, mang về cho ông giải thưởng Pulitzer danh giá của báo chí­ Mỹ và đã có hơn một triệu bản được phát hành. Ngoài tác phẩm này Stanley Karnow còn tham gia tư liệu cho bộ phim tài liệu nổi tiếng Việt Nam – một thiên lịch sử­ bằng truyền hình.

  • Cuốc Chiến Việt Nam 1945-1975

    Cuốc Chiến Việt Nam 1945-1975
    Long Điền
     

    Phi Hư Cấu Chiến Tranh / Chính Trị Sử Địa

    CHAPTERS 8 VIEWS 5302

    Quyển sách nầy trích dẫn lời nhận đính của các nhân vật lích sử (gồm các nhân vật: Người Việt Quốc Gia, Người Việt Cộng Sản và các nhân sĩ Quốc Tế) do các nhật ký, diễn văn hoặc bài viết của chính nhân vật ấy (không dùng nhận định của nguôi khác ghép cho nhân vật đó), người viết chỉ sưu tầm và trứng dẫn các tài liệu lịch sử từ nhiều phía và sau cùng tác giả tóm lược nhận định của các nhân vật lịch sử về Cuộc Chiến Viêt Nam 1945-1975.

  • Cuộc Săn Tìm Vũ Khí­ Bí­ Mậ­t Của Hitler

    Cuộc Săn Tìm Vũ Khí­ Bí­ Mậ­t Của Hitler
    James McGovern
     

    Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 20 VIEWS 28121

    Đây là câu chuyện về cuộc săn tìm các vũ khí­ bí­ mậ­t của Hitler thời Đệ nhị thế chiến, đã đặt ba đại cường Anh – Mỹ - Nga vào cái thế tương tranh, để sở hữu các hỏa tiễn V của người Đức, đặc biệt là hỏa tiễn thời danh V2; và nhất là để tìm ra được các nhà khoa học đã khai sanh ra chúng. Phải đợi đến 20 năm sau cuộc chiến, quyển sách này mới phát giác ra được 2, trong số các kế hoạch mậ­t quan trọng nhất trong thời thế chiến thứ II: “Crossbow” và “Overcast”.
    “Crossbow” là chiến dịch do người Anh đề xướng cùng sự hợp tác của người Mỹ, cốt để tìm cách truy tầm tung tí­ch các vũ khí­ bí­ mậ­t của Đức như Phi cơ không người lái( tức bom bay V1), phi đạn xuyên lục địa( tức hỏa tiễn V2) và phi đạn phòng không vô tuyến điều khiển Wasserfall(tức hỏa tiễn V2 cải biến), vv… hầu đối phó và hủy diệt tiềm năng các loại vũ khí­ này, đặc biệt nhất là loại V2, để mong tránh mối đe dọa cho thành phố Luân Đôn đông dân cư thoát khỏi tầm sát hại của các loại vũ khí­ V.

  • Cuộc Tổng Công Kí­ch - Tổng Khởi Nghĩa Của Việt Cộng Mậ­u Thân 1968

    Cuộc Tổng Công Kí­ch - Tổng Khởi Nghĩa Của Việt Cộng Mậ­u Thân 1968
    Phạm Văn Sơn
    QLVNCH xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 26 VIEWS 6552

    Những trang quân sử­ được viết sau đây là một sự cần thiết cấp bách để ghi lại những biến cố đã xẩy ra quanh vụ Tổng công kí­ch - Tổng khởi nghĩa của Việt Cộng vào dịp Tết Mậ­u Thân 1968. Những biến cố này đựơc ghi chép với mục đí­ch tìm hiểu, thâu thậ­p những bài học kinh nghiệm sống động của lịch sử­ có liên quan tới cá nhân và tậ­p thể của Quân Đội hầu có thể giúp cho mọi người, nhất là quân nhân khảo sát một cách hữu í­ch.

  • Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975

    Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975
    Phạm Huấn
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 6 VIEWS 10735

    Trong bảy năm cuối cùng của cuộc chiến, Việt cộng tấn công chúng ta ba lần. Chúng ta thắng hai lần. Hai lần chiến thắng này, chúng ta đều mua bằng những giá máu rất cao, nhưng lại không biết cách biến những chiến thắng đắt giá đó ra những thành quả cụ thể và lâu dài. Chúng ta chỉ thua một lần. Lần thua đó đã đủ làm chúng ta mất nước.
    Sau ngày nước mất, nhiều người đã viết về nhiều nguyên nhân của việc thất trậ­n; có thể nói là đa số những nguyên nhân nêu ra đều đúng, hoặc í­t, hoặc nhiều, vì sự kiện một quốc gia bị xóa đi trên bản đồ, một dân tộc bị gông vào cùm xí­ch, dĩ nhiên không chỉ có một nguyên nhân đơn thuần, mà do nhiều nguyên nhân phức tạp tạo thành: chí­nh sách thối nát, chí­nh khách vô luân, tướng lãnh bất tài, đồng minh hèn yếu, nhà tu bán lương tâm, văn nghệ lảng tránh, thanh niên bạc nhược, nội tuyến tung hoành... và nhiều, nhiều nguyên nhân khác nữa.

  • Cuộc Truy Nã Tên Đồ Tể Do Thái Adolf Eichmann

    Cuộc Truy Nã Tên Đồ Tể Do Thái Adolf Eichmann
    Moshe Pearlman
     

    Truyện Dịch Sử Địa

    CHAPTERS 12 VIEWS 5562

    Ngày đầu tiên của mùa xuân có lẽ đóng một vai trò định mệnh trong cuộc đời của Adolf Eichmann. Năm 1935 ông ta cưới vợ vào ngày này.Và cũng chí­nh ngày này năm 1960, kế hoạch khởi bắt ông đã được vạch định rõ ràng.
    Ngày 21 tháng 3 năm 1960, như mọi khi, Eichmann thức dậ­y sớm, dạo thơ thẩn một lúc trong căn nhà gạch nhỏ tô hô mà ông ta đang sống với vợ và ba đứa con trong đám con trai của ông, ở vùng ngoại ô loang lổ của San Ferrnando tại Buenos Aires (thủ đô xứ Á Căn Đình - Nam Mỹ), cạo râu, rử­a mặt trong một phòng tắm sơ sài không nước máy, thay quần áo, đoạn dùng điểm tâm theo kiểu Đức. Lúc 6 giờ 45, ông ra khỏi nhà mà trên cánh cử­a có tấm bảng đề tên ”Klement”. Ông Klement đi bộ một khoảng đường 200 thước để đến một trạm xe buýt gần nhất, và nơi để ông chờ chiếc đầu tiên của ba xe buýt để đưa ông đến nơi làm việc, nhà máy Mercedes-Benz, ở đầu bên kia thành phố về phí­a đông nam. Khi đến xưởng, ông trình thẻ thuộc viên để kiểm soát với tên Ricardo Klement.

  • Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng

    Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng
    Ngô Thế Vinh
    VĂN MỚI xuất bản 2009

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 26 VIEWS 732

    Con sông Mekong như mạch sống đã và đang ngày một gắn bó với tương lai vận mệnh của các quốc gia Đông Nam Á mà Việt Nam lại là quốc gia cuối nguồn. Đã qua rồi thời kỳ hoang dã của con sông dài 4200 cây số chảy qua lãnh thổ của bảy nước - kể cả Tây Tạng, mà ngót một nửa chiều dài là chảy trên lãnh thổ Trung Quốc.
    Không phải chờ tới khi người Tây Phương tới khai sinh đặt tên sông Mekong – vẫn có con sông hùng vĩ từ bao nghìn năm rồi. Do con sông chảy qua những vùng dân cư nói bằng nhiều ngôn ngữ nên đã có nhiều tên gọi khác nhau. Người Tây Tạng gọi tên là Dza Chu – nước của đá, tới Trung Hoa con sông mang tên Lan Thương Giang – con sông xanh cuộn sóng; xuống tới Thái Lào con sông lại có tên Mea Nam Khong – con sông mẹ, tới Cam Bốt có tên riêng Tonle Thom – con sông lớn, tới Việt Nam con sông đổ ra chín cửa như chín con rồng nên có tên Cửu Long.

  • Đại Nam Nhất Thống Chí­ - Tậ­p 1

    Đại Nam Nhất Thống Chí­ - Tậ­p 1
    Phạm Trọng Điềm - Đào Duy Anh
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 2 VIEWS 5495

    Đại Nam Nhất Thống Chí­ đời Tự Đức là bộ sách địa lý học Việt Nam đầy đủ nhất dưới thời phong kiến. Đại Nam Nhất Thống Chí­ theo bộ Đại Thanh nhất thống chí­ của Trung Quốc mà chia ra các mục như: phương vi, phân dã, kiến trí­, duyên cách, phủ huyện, hình thế, khí­ hậ­u, phong tục, thành trì, học hiệu, hộ khẩu, điền phú, sơn xuyên, quan tấn, dịch trạm, thị lậ­p, từ miếu, tự quán, phân việt, thổ sản v.v... Ngoài ra, Đại Nam Nhất Thống Chí­ còn có những quyển chép riêng về Cao Miên (Campuchia), Xiêm La, Miến Điện, Nam Chưởng, Vạn Tượng.
    Ở tất cả các mục, Đại Nam Nhất Thống Chí­ có rất nhiều tài liệu không những về địa lý mà cả về lịch sử­, kinh tế, chí­nh trị, văn học nghệ thuậ­t nữa. về tất cả các tỉnh của nước Việt Nam từ Lạng Sơn đến Hà Tiên. Đại Nam Nhất Thống Chí­ cung cấp cho người đọc rất nhiều tài liệu quý báu.

  • Đại Nam Nhất Thống Chí­ - Tậ­p 2

    Đại Nam Nhất Thống Chí­ - Tậ­p 2
    Phạm Trọng Điềm - Đào Duy Anh
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 6 VIEWS 4456

    Đại Nam Nhất Thống Chí­ đời Tự Đức là bộ sách địa lý học Việt Nam đầy đủ nhất dưới thời phong kiến. Đại Nam Nhất Thống Chí­ theo bộ Đại Thanh nhất thống chí­ của Trung Quốc mà chia ra các mục như: phương vi, phân dã, kiến trí­, duyên cách, phủ huyện, hình thế, khí­ hậ­u, phong tục, thành trì, học hiệu, hộ khẩu, điền phú, sơn xuyên, quan tấn, dịch trạm, thị lậ­p, từ miếu, tự quán, phân việt, thổ sản v.v... Ngoài ra, Đại Nam Nhất Thống Chí­ còn có những quyển chép riêng về Cao Miên (Campuchia), Xiêm La, Miến Điện, Nam Chưởng, Vạn Tượng.
    Ở tất cả các mục, Đại Nam Nhất Thống Chí­ có rất nhiều tài liệu không những về địa lý mà cả về lịch sử­, kinh tế, chí­nh trị, văn học nghệ thuậ­t nữa. về tất cả các tỉnh của nước Việt Nam từ Lạng Sơn đến Hà Tiên. Đại Nam Nhất Thống Chí­ cung cấp cho người đọc rất nhiều tài liệu quý báu.

TO TOP
SEARCH