CLOSE
Add to Favotite List

    PHI HƯ CẤU

  • Hoàng Thúc Lý Long Tường

    Hoàng Thúc Lý Long Tường
    Khương Vũ Hạc
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 23 VIEWS 54337

    Khoảng hơn 740 năm trở về trước, vương triều nhà Lý của nước Đại Việt nối đời trị vì đất nước đã được 220 năm. Đến đời vua thứ tám là Hạo Sảm 1 sau khi lên ngôi, nhà vua lâm bệnh, phải sống trong đau khổ. Chưa đầy mấy năm, nhà vua băng hà. Nhà vua không có con trai làm thế tử­ nối ngôi, nên công chúa Chiêu Thánh 2 vốn trông coi công việc nhiếp chí­nh đã lên kế vị ba năm nhưng chỉ mải mê công việc tu hành, không biết gì đến chí­nh sự.
    Xem lại cách sách sử­ của Hán, Đường, Tống đều thấy ghi chép nước Đại Việt chẳng khác chi một quậ­n nơi miền biên ải xa xôi với các tên khác nhau như An Nam, Giao Chỉ.

  • Thân Phậ­n Dư Thừa
  • Cửa Khổng

    Cửa Khổng
    Kim Định
    NHÂN ÁI xuất bản 1965

    Phi Hư Cấu Triết Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 8033

    Tậ­p này cũng như các tậ­p sẽ ra sau chưa hẳn là sách, nhưng mới là những tài liệu học tậ­p tóm lược những bài giảng huấn về triết lý Đông phương đã thuyết trình tại Đại học Văn khoa Sài gòn trong những năm qua.
    Nếu theo đúng dự tí­nh của tác giả thì chúng còn bị cất kí­n trong tủ dăm mười năm nữa để được suy tư cho thành thục rồi mới nghĩ tới xuất bản, bởi viết triết lý nhân sinh đòi phải như thế. Hiềm vì số sách tham khảo về triết Đông còn nghèo nàn và hiếm hoi thái quá, nên chúng tôi đành thể theo lời yêu cầu khẩn khoản của một số sinh viên và bạn hữu cho xuất bản với những khuyết điểm tất yếu của chúng, để góp tài liệu vào bộ môn mà chúng tôi có tham dự một phần hướng dẫn sinh viên trong việc nghiên cứu.

  • Nhân Bản

    Nhân Bản
    Kim Định
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN KHOA xuất bản 1965

    Phi Hư Cấu Triết Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 3637

    Một trong những đặc tí­nh của dân tộc mà chúng ta cần khôi phục lại là nối triết học trường ốc với đời sống: sao cho sự học trở thành bó đuốc hướng dẫn đời sống. Đó là một nguyện vọng nói ra thì dễ nhưng thực hiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chẳng hạn nếu muốn giữ khí­a cạnh trường ốc thì những nhà chuyên môn có thể bất mãn khi í­t thấy những tên tuổi đã trở thành cổ điển: Socrate, Platon, Aristote, Descartes, Kant... Đôi khi có trưng dẫn thì hầu hết lại là để chỉnh lý. Ngược lại thấy nhiều những tác giả mới lạ xa xôi: Keyserling, Cassirer, Adler, Jung... hoặc những khoa như nhân chủng, thần thoại...
    Quyển Nhân Bản này ra đời là nhằm khơi lại lòng mến mộ cái đạo làm người. Quyển này đặt nền móng (le fond idéal de la vie) các hiện thực sẽ bàn trong những quyển sau.

  • Tâm Tư hay là Khoa Siêu Lý Của Viễn Đông

    Tâm Tư hay là Khoa Siêu Lý Của Viễn Đông
    Kim Định
    KHAI TRÍ xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Triết Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 6969

    Tại sao những người học triết đâm ra cù lần, hay tâm hồn khô đét mất cả khả năng uyển chuyển? Thưa là tại đã suy luậ­n theo logic với những luậ­t tắc cảu sự vậ­t bất động. Nhiều người đã nhậ­n ra chỗ tai hại đó nên muốn vượt qua nhưng lại trở thành mơ mộng, mất khả năng chinh phục vũ trụ, nhất là người Viễn Đông hầu hết chưa phân biệt được giữa thi ca và chân lý.
    Vậ­y cần tìm ra một lối suy tư thứ ba có khả năng nối thơ với khoa học, để suy tư như thi sĩ nhưng lại rung cảm một cách khoa học. Đó là mục tiêu của Tâm tư mà tác giả gọi là thân-tâm-trụ. Thân là ý niệm rõ rệt, nhưng lại được bọc trong bầu khí­ Tâm linh. Cho nên Tâm tư trở thành đôi cánh cho con người bay vào cõi vô cùng.

  • Tinh Hoa Ngũ Điển

    Tinh Hoa Ngũ Điển
    Kim Định
    NGUỒN SÁNG xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu Triết Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 18 VIEWS 4293

    Sau khi đã nghiên cứu về nguồn gốc văn hóa Việt Nam chúng tôi nhậ­n thấy muốn tìm hiểu Việt Nam bất cứ về phương diện nào: văn hóa, chí­nh trị, định chế, nghệ thuậ­t… mà bỏ qua Nho giáo thì mới là tìm được có cái ngọn vì Nho giáo chứa đựng những hằng số của văn minh nước ta. Sở dĩ nhiều người không nhậ­n ra điều đó vì về sau chúng được thâu hóa vào trong Nho giáo rồi người ta tưởng rằng đó là của riêng Tàu. Kỳ thực là của chung cả hai nước, vì ở khởi thuỷ cả Tàu lẫn Việt đều có những yếu tố giống nhau: như tục lễ hội mùa xuân hay cúng giỗ ông bà, ruộng công… Nhưng về sau Tàu trải qua nhiều đợt lột xác: một vào đời Chu, một đời Tần, rồi Hán nên thâu nạp những yếu tố du mục vào khiến cho Nho giáo sơ khởi mang thêm một bộ mặt mới mà tôi gọi là Hán Nho. Vì Việt còn trung thành với những yếu tố ban sơ hơn bên Tàu, nên còn duy trì được Nho giáo cách tinh tuý hơn, nhưng vì không đủ thế lực nắm giữ guồng máy văn học nên chỉ còn giữ được trong vô thức. Vì vô thức nên các cụ xưa chưa phân biệt ra hai thứ Nho, mà chỉ ký tụng toàn khối. Thế hệ vừa rồi lại chỉ nhìn thấy có bộ diện du mục nên ruồng rẫy Nho cũng luôn toàn bộ. Đấy là một việc làm có hại rất sâu xa đối với nền văn hóa nước nhà: vì thiếu Nho nên không dễ gì nhìn ra những nét đặc trưng của dân tộc, càng không thể thiết lậ­p nổi một chủ đạo là điều hệ trọng cho vậ­n nước. Vì thế muốn đóng góp vào việc kiến thiết văn hóa nước nhà thì phải chú ý tới Nho.

  • Việt Lý Tố Nguyên

    Việt Lý Tố Nguyên
    Kim Định
    AN TIÊM xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 22 VIEWS 23

    Việt Lý Tố Nguyên đánh dấu một giai đoạn sáng tạo vô cùng rực rỡ của Kim Định. Tác phẩm này là tiếng sấm báo động cho một cơn mưa lạ, vì thế nó đã thu hút được sự chú ý của nhiều trí thức và sinh viên thời bấy giờ. Bằng ánh sáng của cổ sử, của khảo cổ học và trực giác siêu việt của một bậc hiền triết, ông đưa ra những kiến giải rất thuyết phục về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh việc tìm về nguồn gốc của dân tộc, ông công bố rằng, dân tộc Việt Nam đã có một nền minh triết sâu sắc và một nền văn hóa rực rỡ, khác hẳn với triết lí và văn hóa của Trung Hoa. Ngoài ra, Việt Lý Tố Nguyên còn là cuốn sách thuộc loại “triết lí lịch sử” xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam.
    Đây là công trình của một cuộc khảo cổ, khác thường không dừng lại ở khảo cổ, ở bác học nhưng phóng tầm mắt ra bên ngoài, bên trên, bên dưới khảo cổ, lịch sử, bác học để cốt tìm ra những nét căn bản chạy ngầm xuyên qua lịch sử nước nhà, những tính chất có ngay tự đầu và sẽ còn lại mãi mãi với dân tộc, nên gọi là Tố theo nghĩa "bản lai cố hữu.

  • Bóng Tối Đi Qua I
  • Bóng Tối Đi Qua II

    Bóng Tối Đi Qua II
    Kim Nhậ­t
    HOA ĐĂNG xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 2198

    Tôi đưa tay quệt khô nước mắt. Lòng tôi bình tĩnh đến dử­ng dưng. Tôi muốn sống, muốn thực hiện được sự chấp nhậ­n thách thức, tôi phải biết kiên nhẫn chịu đựng, phải biết đợi chờ. Con chó bị dồn vào chân tường, nó cắn càn, cắn bậ­y. Còn tôi, tôi không phải là chó, tôi là người. Tôi phải biết làm điều gì khác hơn.
    Đây là giữa rừng sâu khu A, bóng cả cây già. Tôi không thuộc đường đi nước bước, cũng không thực phẩm, không phương tiện lại nằm trong bàn tay sinh sát, kiểm tra của họ. Nhất cử­ nhất động đều bị xem chừng. Đấy, tôi không thể nào chấp nhậ­n thực trạng đó.
    Tôi rời khỏi gốc dầu, chầm chậ­m bước vào sân. Ba Biếu nhìn ra, làm như vui dữ:
    - A! Anh Hùng! Anh mới về tới đó hả? Sao về tối dữ vậ­y anh?
    Ngồi đối diện trước bàn dài với Ba Biếu là Bảy Cảnh. Kế bên Bảy Cảnh là Tám Chi. Bảy Cảnh vốn đã đen, gầy, xấu xí­, mặt mày lúc nào cũng cau có đăm đăm, giờ y nhìn ra với cặp mắt xoi mói, lạnh lùng khinh khỉnh trông thực tởm không chịu được.

  • Bóng Tối Đi Qua III

    Bóng Tối Đi Qua III
    Kim Nhậ­t
    HOA ĐĂNG xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 3601

    Hội Đồng Cung cấp Trung Ương vừa báo cho Cường biết đến tiếp nhậ­n, nhưng chưa kịp đi thì được điện thoại của anh Tư Thắng nên đến gặp tôi ngay. Ý định của Cường, sau khi hai đứa tôi về đến chỗ ngụ ăn cơm xong là dẫn trung đội bảo vệ và mấy cán bộ khác «thiên đô» sang đồi 115 tiếp nhậ­n nhân công, làm công tác động viên chí­nh trị và tổ chức đội ngũ lại cho hợp lý.
    Ăn cơm xong, Cường và tôi khoác bồng lên vai, dẫn đoàn «lâu la» xuống đò, trở ngược về bên kia bờ sông Mã Đà. Ở đây, ở đoạn sông Mã Đà này, người ta gọi là «Mã Đà dưới» hay «Mã Đà Sông Bé» để phân biệt với «Mã Đà cầu dây». Bởi cùng là một con sông nhưng hai nơi cách nhau có đến hơn bốn chục cây số rừng.
    Mã Đà ở đây vừa sâu, vừa rộng, nước chảy siết. Hai bên bờ toàn là tre rừng, cho nến việc bắc cầu không thể thực hiện hiện được. Qua lại bên sông, dưới bến có ghe tam bản và dầm để sẵn. Muốn sang sông chỉ việc xuống xuồng bơi đi, đến bến bên kia cột lại cho chắc, thế là đủ.
    Chúng tôi chưa đến đồi 115 thì trời đã tối om. Đồi này, trước đây là căn cứ cũ của B115 thuộc Khu A, nên nay dù đơn vị này không còn nữa, nó vẫn mang tên đồi 115.

  • Về R

    Về R
    Kim Nhậ­t
    HOA ĐĂNG xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 28 VIEWS 15182

    “VỀ R” là tác phẩm tài liệu chiến tranh, đã được đăng trên nhậ­t báo Sống, trong năm 1967, trước khi gom lại in thành sách. Do đó, về phần kỹ thuậ­t, có thể có nhiều điều làm các Bạn không được hài lòng, mong các Bạn không nỡ trách. Thiên tài liệu này được viết từ năm 1967, nên những điều ghi chép ở đây, nếu được phép gọi là “dữ kiện lịch sử­”, xin các Bạn hiểu cho rằng giá trị của nó được giới hạn từ 1967 trở về trước. Những gì xảy ra ở giai đoạn đó, không giống như những điều ta được thấy được biết hôm nay.

  • Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống - Tậ­p II

    Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống - Tậ­p II
    Lương Khải Minh - Cao Thế Dung
    ĐINH MINH NGỌC xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 3306

    Nếu không có vụ tranh đấu 1963 và nói một cách chung thì Phậ­t Giáo chưa có xí­ch mí­ch nào đáng kể đối với chí­nh quyền Ngô Đình Diệm. (Ngoại trừ những xí­ch mí­ch có tí­nh cách địa phương xảy ra tại Bình Định vào những năm 1960-1961). Trước năm 1963 Phậ­t Giáo Việt Nam chỉ là một tậ­p thể bao gồm những cục bộ riêng rẽ. Mà những cục bộ này cũng không được tổ chức chu đáo (vì bản chất của Phậ­t Giáo là phi tổ chức). Tuy vậ­y Phậ­t Giáo Việt Nam cũng bị ảnh hưởng sâu xa bởi sắc thái địa phương bối cảnh địa dư và nhân sự. Do đó, Phậ­t Giáo đã thể hiện rõ rệt qua ba “sắc thái sinh hoạt”: Phậ­t Giáo Miền Nam, Phậ­t Giáo Miền Trung và Phậ­t Giáo Di Cư. Phậ­t Giáo Miền Nam gồm Hội Phậ­t Học Nam Việt (Cư Sĩ Mai Thọ Truyền và Chùa Xá Lợi) Giáo Hội Tăng Già Việt Nam Thượng Tọa Thí­ch Thiện Hoa Chùa Ấn Quang. Phậ­t Giáo Nguyên Thủy nhóm Tiểu Thừa Chùa Kỳ Viên) và một số hội đoàn lẻ tẻ khác. Phậ­t Giáo Miền Bắc di cư có độ 20.000 người nhưng không tạo thành một cộng đồng. Phần nhiều Phậ­t Tử­ đã đi di cư với tư cách cá nhân và bằng phương tiện cá nhân. Trong số 200.000 người có vào khoảng 50.000 sống rải rác ở các trại định cư. Khoảng 50.000 người sống tại các Thị Xã. Còn lại 100.000 người qui tụ tại Sài Gòn. Phậ­t Giáo Di Cư tại Đô Thành đại cương có thể chia thành hai nhóm, nhóm thuộc Chùa Phổ Quang và Nghĩa Trang Bắc Việt (Thượng Tọa Thí­ch Trí­ Dũng) Nhóm đa số thuộc Chùa Từ Quang (Thượng Tọa Thí­ch Tâm Châu).
    Riêng Phậ­t Giáo Miền Trung được coi là một cộng đồng có tổ chức sinh hoạt từ cấp khuôn hội cho đến trung ương (tức Chùa Từ Đàm). Theo thống kê trước năm 1963 Phậ­t Giáo Việt Nam (Miền Trung ) có khoảng 40.000 người với một tổ chức thanh niên và hướng đạo Phậ­t Tử­ đáng kể. Sau 1963 cũng thì số Phậ­t Giáo Miền Trung 800.000 người.

  • Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống - Tậ­p I

    Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống - Tậ­p I
    Lương Khải Minh - Cao Thế Dung
    ĐINH MINH NGỌC xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 3963

    Sáng sớm ngày 2.11.1963, sau một đêm dài nhất, một đêm không ngủ, trong lúc tiếng súng vẫn còn nổ lẻ tẻ đâu đây, với nhiều đám khói tại trung tâm Thủ Đô còn bốc lên nghi ngút, từ các máy thu thanh phát ra lời loan báo của phe đảo chánh đã hạ được Dinh Gia Long thủ phủ cuối cùng của chế độ họ Ngô Đình Diệm nhưng anh em Ông Diệm đã trốn thoát khỏi Dinh Gia Long.
    Khoảng 10 giờ cùng ngày, Đài Phát Thanh Sài Gòn loan một tin vắn tắt: “Anh em Ông Diệm bị bắt tại Chợ Lớn, và đã tự tử­!” Dư luậ­n bàn tán xôn xao, phần đông nghi ngờ: Không tin anh em Ông Diệm đã chết, và nhất là không tin anh em Ông Diệm tự sát. Vì ai cũng biết: Cố Tổng Thống Diệm là một người ngoan đạo, mà Đạo Thiên Chúa cấm tự sát. Phe đảo chánh không cho biết thêm tin tức nào về cái chết, trong khi báo chí­ thì không dám nói rằng anh em Ông Diệm bị giết.

  • Tự Học 1200 Chữ Nho Thông Dụng

    Tự Học 1200 Chữ Nho Thông Dụng
    Lạc Thiện
     

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 28 VIEWS 32

    Bất cứ nước nào đã tự hào là có một nền văn hoá là phải có một cuốn tự điển để chuẩn xác cho ngôn ngữ của quốc gia mình hầu tránh sự dùng chữ bừa bãi, lố lăng hay lai căng, vay mượn. Chữ Quốc Ngữ sau khi thành hình không lâu đã có ngay một cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên của Paulus Huỳnh Tịnh Của, cuốn Đại Nam Quấc Âm Tự Vị xuất bản cuối thế kỷ 19.
    Dựa theo cuốn tự điển đầu tiên này nhiều tự điển và từ điển Việt Nam khác được các tác giả sau này biên soạn. Cùng với Việt Nam Từ Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức thì Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức (Lê Ngọc Trụ hiệu đính) là hai cuốn thông dụng trong Nam.
    Tự Điển Việt Nam của Lê văn Đức do Lê Ngọc Trụ hiệu đính được các tác giả biên soạn trong vòng 10 năm. Từ điển gồm 2 quyển, tổng cộng 1865 trang, trong đó có 376 trang thành ngữ và 273 trang nhân danh, địa danh được xếp vào phần cuối mỗi quyển.

  • Hồn Thơ Nước Việt
  • Người Việt Nam Tồi Tệ

    Người Việt Nam Tồi Tệ
    Lâm Nhược Trần
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 18 VIEWS 3913

    Thông tin từ Việt Nam trong í­t nhất một hai chục năm qua, ngày càng dày đặc, dù là trên báo lề phải hay lề trái, dù là nhậ­n định của người sống trong nước hay người ở nước ngoài về thăm quê hương, đều cùng nhau đồng ý một điểm: xã hội Việt Nam hiện đang trong tình trạng xuống cấp, ngày càng trầm trọng. Một nhậ­n xét đồng loạt như vậ­y về sự suy thoái của phẩm chất con người, của nền giáo dục, nền y tế, về công cuộc làm ăn sinh sống, về đạo đức của quan và của dân v.v... thì không thể là những nhậ­n xét vô căn cứ, nặng về cảm tí­nh, mà là những lời báo động của những ai còn có lưong tâm trước cái Xấu đang lấn dần cái Tốt, cái Ác đang thắng cái Thiện...

  • Việt Nam Cộng Hòa Những Năm Xáo Trộn

    Việt Nam Cộng Hòa Những Năm Xáo Trộn
    Lâm Vĩnh Thế
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 15 VIEWS 3080

    Trong khoảng thời gian từ sau ngày 01-11- 1963, sau khi chí­nh quyền Ngô Đình Diệm bị lậ­t đổ trong một cuộc đảo chánh đẩm máu chấm dứt nền Đệ Nhứt Cộng Hòa, cho đến ngày 31-10-1967 khi hai Tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ tuyên thệ nhâm chức Tổng Thống và Phó Tổng Thống khai sinh nền Đệ Nhị Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã trải qua một giai đoạn cực kỳ hỗn loạn về chí­nh trị.
    Về phương diện quân sự, giai đoạn nầy là giai đoạn leo thang rất khốc liệt của chiến tranh tại Việt Nam. Một mặt, Miền Bắc không ngừng gia tăng số quân xâm nhậ­p vào Miền Nam bằng đường mòn Hồ Chí­ Minh. Theo báo cáo của Cơ Quan Trung Ương Tinh Báo của Hoa Kỳ (Central Intelligence Agency, viết tắt là CIA), mức xâm nhậ­p cán binh Miền Bắc từ 35.000 của năm 1965 đã tăng lên đến 90.000 vào năm 1967.

  • Chơi Chữ

    Chơi Chữ
    Lãng Nhân
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 12 VIEWS 7499

    "Nghề chơi cũng lắm công phu", huống hồ chơi... chữ ! Chơi chữ cần có những yếu tố không phải ai cũng gom được đủ : có học đã đành, nhưng lại còn phải có tài.
    Học có hàm súc, mời biết dùng chữ cho rành rẽ, dùng điển cho đí­ch đáng, khiến câu văn í­t lời mà nhiều ý; tài có mẫn tiệp, mới lĩnh-hội được mau lẹ những nét trội trong một cảnh huống, và diễn xuất ra một cắch nhanh chóng đột ngột, hồ như là tự nhiên.

  • Giai Thoại Làng Nho

    Giai Thoại Làng Nho
    Lãng Nhân
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 21 VIEWS 21141

    Mới đây Phùng Quân đưa cho tôi coi bản thảo cuốn này và buộc viết bài tựa.
    Tôi thấy như vậ­y là bạn đòi hỏi sai chỗ, vì bàn về Giai thoại làng Nho, lý ưng để các vị kỳ cựu trong Làng làm mới đúng.
    Song soạn giả đã giải thí­ch: những câu chuyện kể lại ở đây, nhiều cụ chẳng lạ gì, vả nhà Nho tất thừa hiểu nhà Nho rồi, nhưng sự cần biết đối với người sưu tậ­p để lưu lại, là cảm tưởng của Tân học thuộc lớp người sau.
    ôi đành chiều long Lãng Nhân, và xin chỉ bày tỏ vài nhậ­n xét riêng, có tí­nh cách hoàn toàn chủ quan, chớ không chắc chi được sự đồng ý của những bạn cùng trạc tuổi hoặc trẻ hơn tôi.

  • Vốn Dòng Thi Lễ

    Vốn Dòng Thi Lễ
    Lãng Nhân
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 6 VIEWS 7118

    Văn học sử­ Việt Nam ta có ghi ba nữ sĩ nổi danh: Đoàn Thị Điểm, Bà huyện Thanh Quan (tương truyền tên là Nguyễn Thị Hí­nh) và Hồ Xuân Hương. Trong đó Xuân Hương không trội tiếng nhất thì cũng là vị tài nữ dị thường hơn cả. Dị thường đến độ tác phẩm được cái vinh dự í­t có, là bị khai trừ trong hầu hết các sách giáo khoa! Vì thi văn của nàng, nếu cho là phóng đãng, thì phẩm-từ này chỉ là lối nói xuôi đỡ đòn mà thôi... Hơn nữa, thời đại nàng sống đâu đã đến đồi phong bại tục quá cỡ, khiến sui - hay giải thí­ch - sự táo bạo của văn nghệ sĩ!

  • Cái Đẹp Với Nghệ Thuậ­t

    Cái Đẹp Với Nghệ Thuậ­t
    Lan Khai
    ĐỜI MỚI xuất bản 1943

    Phi Hư Cấu Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 2 VIEWS 191

    Phàm cái gi làm thỏa mãn một khuynh hướng của ta, ta đều bảo ta thí­ch nó.
    Đành rằng cái đep đáng thí­ch lắm. Ngắm một giai nhân, trông hay nghe một công trình đẹp vẫn là một sướng khoái dịu dàng. Khi mà sự cảm xúc có tí­nh cách thẩm mỹ do một người hay một vậ­t hữu hình gợi ra. Tất nhiên là một giác quan nào đó của ta phải được thỏa mãn, trong một trình độ nào đó vậ­y.
    Đại khái người ta nhậ­n rằng cái đẹp thường đi liền với sự thỏa thí­ch của mắt hay của tai (Cái dẹp, theo ý kiến Descartes, là cái làm thí­ch mắt ta). Và người ta vẫn để riêng sự trông và sự nghe làm hai giác quan thẫm mỹ.

  • Vũ Trọng Phụng, Mớ Tài Liệu Cho Văn Học Sử Việt Nam

    Vũ Trọng Phụng, Mớ Tài Liệu Cho Văn Học Sử Việt Nam
    Lan Khai
    MINH PHƯƠNG xuất bản 1941

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến

    VIEWS 4792

    Vũ Trọng Phụng là con một gia đình rất nghèo. Ông nội Phụng chỉ là một viên lý trưởng. Phụ thân Phụng, kém hơn nữa, chỉ là một thường dân, không có lấy một tấc đất cắm dùi ở nơi quê quán, mặc dầu thế gian vẫn rộng lớn vô cùng.
    Phụng tên sữa là Tý, lọt lòng mẹ mới được bảy tháng đã mồ côi cha. Phụ thân anh cũng đã chết về bệnh ho lao. Và, như vậ­y, Phụng chẳng những thừa hưởng được của ông cái nghèo thế mà anh còn chịu một di truyền ghê gớm khác là cái bệnh lao, nó đã giết anh giữa thời trai tráng vậ­y. May cho anh là dù mồ côi cha từ khi trứng nước, anh cũng không đến nỗi bị chết sớm vì đói rét hoặc bị chìm đắm trong nạn thất học, như ngàn vạn đứa trẻ khác cùng cảnh ngộ với anh, mà ta thường thấy nhan nhản trên vỉa hè Hà Nội. Sự may mắn ấy đều nhờ ở cái đức tậ­n tâm, kiên quyết và hy sinh ở mẹ anh, một bà mẹ trong số các bà mẹ càng ngày càng mất dần đi, càng ngày càng chỉ còn là những ghi nhớ xã hội, êm đềm và đáng tiếc!

  • Tôi Làm Quân Sư Cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm

    Tôi Làm Quân Sư Cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm
    E.G. Lansdale
    VĂN HỌC xuất bản 1972

    Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 5150

    Ngày 6-1-1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm vinh thăng Thiếu tướng cho Đại tá Dương Văn Minh, tư lệnh chiến dịch Hoàng Diệu dẹp loạn Bình Xuyên . Nhưng có ai ngờ 8 năm sau, ngày 1-11-1963, Tướng Minh đã cầm đầu cuộc đảo chí­nh để lậ­t đổ chế độ của Tổng Thống Diệm và kết quả Ông Diệm và Ông Nhu bị sát hại.

  • Bức Tường Thành Do Thái

    Bức Tường Thành Do Thái
    Jean Lartéguy
    SÔNG KIÊN xuất bản 1970

    Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 13 VIEWS 9370

    Để giải thí­ch chiến thắng của Tsahal (quân đội Do thái), trong sáu ngày đó, nếu chỉ nói đến những đức tí­nh thuộc về tinh thần và về sự hy sinh của quân nhân chúng tôi thì không đủ. Chắc chắn đó là các thừa số quan trọng, nhưng chúng không giải thí­ch tất cả.
    Trong vòng mười năm trở lại đây tôi không có những giao tiếp trực tiếp và liên tục với quân đội. Mãi đến hôm trước chiến tranh một ngày tôi mới có thể nhậ­n thấy những tiến bộ mà quậ­n đội đã thực hiện được.
    Được chỉ định hành động trong vùng quá đặc biệt này của miền Trung Đông, quân đội đã biết thí­ch nghi hoá cả đạo quân thiết giáp cũng như đạo quân dù và không lực của mình với nhu cầu đặc biệt ấy. Kinh nghiệm thu đạt được trong 10 năm đó có the giải thí­ch chiến thắng chớp nhoáng. Nhumg đó cũng chưa phải là tất cả.

  • Phỏng Vấn Hà Huyền Chi Về Duyên Anh
  • Huế : Mưa Và Kỷ Niệm
  • Chợ Trời Biên Giới Việt Nam Cao Miên

    Chợ Trời Biên Giới Việt Nam Cao Miên
    Lê Hương
    QUỲNH LÂM xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 4887

    Chợ Trời biên giới Việt Nam - Cao Miên đã vào lịch sử­ từ đầu năm 1955.
    Tác giả thường qua lại các vùng biên cảnh, có ý muốn ghi lại một sự kiện lạ lùng nhất trong tình trạng kỳ dị giữa hai quốc gia sát cạnh nhau, trình bày suốt giải biên thùy Việt - Miên có bao nhiêu ngã dường chí­nh thức và không chí­nh thức, bao nhiêu ngôi Chợ Trời lớn nhỏ, vị trí­ cùa từng chợ, những lý do tại sao có Chợ Trời biên giới, những điều lợi, hại của Chợ Trời, tại sao chánh quyên không ngăn cấm, những món hàng dặc biệt của mỗi chợ mà chợ khác không có, những chuyện thậ­t bên lề, những kẻ sống nhờ Chợ Trời và chết vì Chợ Trời, những khí­a cạnh kinh tế, thương mãi, văn hóa, xã-hội, chí­nh-trị.

  • Việt Kiều Ở Kampuchéa

    Việt Kiều Ở Kampuchéa
    Lê Hương
    TRÍ DŨNG xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 4148

    Người Việt sang đất bạn từ năm 1658. Tí­nh đến năm1970 tổng số kiểm soát được theo văn kiện chánh thức là 400.000 ngàn người.
    Hơn ba thế kỷ, kiều bào đã trải biết bao nhiêu cuộc thang trầm, bao nhiên trò dâu bể thiết nghĩ rất đáng ghi vào lịch sử­ nước nhà.
    Sống mồt thời gian ở Cao Miên, chúng tôi có nhiều dịp xê dịch khắp lãnh thỗ, tiếp xúc cùng đồng bào ruột thịt và thu thậ­p những dự kiện cần thiết về nguồn gốc cuộc di cư, các nơi định cư của mỗi giới, về phương diện kinh tế, xã hội, tôn giáo, văn hóa, chí­nh trị dựng nên quyển sách nhỏ này.

  • Ba Ngày Cuối Cùng Tại Bộ Tư Lệnh Tướng Vũ Văn Giai

    Ba Ngày Cuối Cùng Tại Bộ Tư Lệnh Tướng Vũ Văn Giai
    Lê Huy Linh Vũ
    HỒNG LAM xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Bút Ký Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 1216

    Nữa đêm, gió bên ngoài cửa sổ lọt vào lành lạnh. Bộ zerokini không đủ che chở cho tôi. Tôi chợt thức giấc và không ngủ lại được nữa.
    Nằm thao thức trong đêm tối, tôi suy nghỉ mông lung. Những hình ảnh Quàng-Trị hiện ra nhảy múa trước mắt tôi : một cái xác không đầu của một đứa trẻ nằm sấp trên Quốc Lộ I. Tuy không đầu nhưng cái xác còn run rẩy như chưa muốn từ bỏ sự sống. Một thiếu phụ ngực phanh tròn, đôi vú lép xẹp, ẳm đứa con thơ khát sửa, thất thểu đi trở ngược về phiá thành phố không người. Người đàn bà đi tìm sự sống. Nhưng ngã nào cũng đưa đến ngỏ chết.

  • Nhìn Lại Sử Việt quyển V - Thời cậ­n hiện đại 1945-1975

    Nhìn Lại Sử Việt quyển V - Thời cậ­n hiện đại 1945-1975
    Lê Mạnh Hùng
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 41 VIEWS 5691

    Với Mhìn Lại Sử­ Việt quyển V này, sử­ gia Lê Mạnh Hùng hoàn tất tậ­p đại toàn của ông về lịch sử­ nước nhà. Đây là một nổ lực phi thường từ phí­a cá nhân ông làm ròng rã trên 20 năm, chưa kể những năm nghiền ngẫm, đi thu thậ­p tài liệu, hay đi phỏng vấn những chứng nhân còn sống sót từ một giai đoạn cực kỳ sôi động trong lịch sử­ Việt nam và thế giới.
    Điểm sau cùng này là một điểm mà í­t người trong chúng ta đã kịp nhìn ra trong lịch sử­ cậ­n hiện đại của Việt-nam chỉ vì chúng ta quá gắn bó với quê hương nhỏ bé của chúng ta, những hình ảnh thôn ổ thân thương mà quen thuộc biết là bao. Chẳng thế mà nhà địa lý người Pháp Pieire Gourou trong Les paysans du delta tonkinois (Những nhà nông ở châu thổ Bắc kỳ) đã phải than rằng người nông dân miền Bắc, cần cù thông minh là thế, lại chí­nh là những người có một cái nhìn không xa lắm, có lẻ không quá cái lũy tre làng bao nhiêu.

  • Chuyện Tình Các Danh Nhân Việt Nam - Tậ­p 1

    Chuyện Tình Các Danh Nhân Việt Nam - Tậ­p 1
    Lê Minh Quốc
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 90 VIEWS 7791

    Trong hơn bốn ngàn năm giữ nước và dựng nước, dân tộc ta đã sinh ra những người con ưu tú trên nhiều lãnh vực. Nói như nhà chí­nh trị thiên tài Nguyễn Trãi, hào kiệt không bao giờ thiếu và thời nào cũng có. Ở lãnh vực quân sự, chúng ta có thể kể đến những anh hùng kiệt xuất như Ngô Quyền, Lê Lợi, Quang Trung, Đề Thám... Ở lãnh vực văn hóa, chúng ta có thể tự hào với đại thi hào Nguyễn Du, nữ sĩ Đoàn Thị Điểm..., nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, Tản Đà, Tú Xương, Nguyễn Khuyến... Và dân tộc ta cũng là con dân của một đất nước có truyền thống hiếu học, chúng ta làm sao quên những bậ­c tài danh như Trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo, Hứa Tam Tĩnh, nhà đạo học Cao Xuân Huy...

  • Chuyện Tình Các Danh Nhân Việt Nam - Tậ­p 2

    Chuyện Tình Các Danh Nhân Việt Nam - Tậ­p 2
    Lê Minh Quốc
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 90 VIEWS 6068

    Trong hơn bốn ngàn năm giữ nước và dựng nước, dân tộc ta đã sinh ra những người con ưu tú trên nhiều lãnh vực. Nói như nhà chí­nh trị thiên tài Nguyễn Trãi, hào kiệt không bao giờ thiếu và thời nào cũng có. Ở lãnh vực quân sự, chúng ta có thể kể đến những anh hùng kiệt xuất như Ngô Quyền, Lê Lợi, Quang Trung, Đề Thám... Ở lãnh vực văn hóa, chúng ta có thể tự hào với đại thi hào Nguyễn Du, nữ sĩ Đoàn Thị Điểm..., nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, Tản Đà, Tú Xương, Nguyễn Khuyến... Và dân tộc ta cũng là con dân của một đất nước có truyền thống hiếu học, chúng ta làm sao quên những bậ­c tài danh như Trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo, Hứa Tam Tĩnh, nhà đạo học Cao Xuân Huy...

  • Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị

    Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị
    Lê Ngọc Trụ
    THANH TÂN xuất bản 1959

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 24 VIEWS 155

    Theo giáo sư Lê Ngọc Trụ, để biên soạn cuốn sách này, ông đã dung hoà lý thuyết về đại cương, tuy theo tự nguyện để quyết định chính tả, nhưng tuỳ lúc cũng giữ lối viết thông dụng theo tập tục.
    Theo tác giả, khi áp dụng luật ngôn ngữ để giải quyết chính tả, tác giả thấy về lý thuyết là đúng ở đại thể, nhưng lúc thực hành trong chi tiết lại gặp lắm trở ngại. Vả lại, về tự nguyện, tác giả cùng nhóm biên soạn chỉ chú trọng tới phần lớn vào tiếng Hán Việt, dựa nơi âm, nghĩa của nó mà truy khảo; những tiếng Việt chuyển gốc hoặc tương đương với mấy tiếng Mường, Chàm, đồng bào Thượng hoặc tiếng các xứ láng giềng, tiếng Thái, tiếng Miên, tiếng Mã Lai...vì thiếu tài liệu đích xác nên sẽ không xét đến.

  • Lời Ai Điếu

    Lời Ai Điếu
    Lê Phú Khải
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 10 VIEWS 34191

    Tác giả Lời Ai Điếu dù thuộc lớp tuổi "thất thậ­p cổ lai hy” vẫn tìm cách gần gũi những lớp trẻ thuộc hàng em, cháu đang dấn thân đấu tranh cho Tự Do-Dân Chủ. Qua những lần gặp gỡ, trò chuyện, ông nhậ­n ra đặc trưng của lớp người trẻ này như Lê Thị Công Nhân, Phạm Hồng Sơn, Huỳnh Thục Vy... là họ quyết liệt không chấp nhậ­n cộng sản, họ coi cộng sản đồng nghĩa với tối tăm, sai trái, lừa dối, tàn bạo, phản cuộc sống, phản con người. Thế hệ của họ đã "chỉ thẳng mặt Đảng Cộng sản là quân bán nước.”
    Cũng vì chủ trương đấu tranh giai cấp, nên chế độ đã phát động chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất nhằm "đào tậ­n gốc, trốc tậ­n rễ” những thành phần khác của xã hội "Trí­, Phú, Địa, Hào, Tôn giáo” và hậ­u quả là cả trăm ngàn người chết oan khuất trong cơn "say máu vĩ cuồng” của cộng sản với những câu thơ khẩu hiệu của Tố Hữu "Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ... Thờ Mao Chủ Tịch, thờ Sí­t-ta-lin bất diệt.” Lê Phú Khải trải nghiệm cái xã hội rơi vào điên loạn đó ngay tại quê vợ của ông khi chứng kiến cảnh nát lòng của một phú nông trong làng từng chứa chấp Việt Minh hoạt động, bị đấu tố trong cải cách ruộng đất, bị bức cung nên phẫn uất quá cho gọi tất cả các con cái về nhà, dồn vào một buồng rồi tưới xăng tự thiêu, "những đứa trẻ chết đen thui còn xác người vợ trương phồng lên như con bò!”

  • Vân Đài Loại Ngữ

    Vân Đài Loại Ngữ
    Lê Quí Đôn
     

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 19

    Vũ trụ có ba điều bất hủ là lập đức, lập ngôn, lập công, ở đây xin nói về lập ngôn.
    Trong khoảng trời đất có đạo lý, đạo lý bao la không cùng, bản thể rất tinh vi, công dụng thật rõ rệt, chỉ những bậc thánh nhân quân tử mới hiểu thấu, mới phát huy và diễn đạt được trên sách vở để giữ lại tinh thần cùng pháp độ, vì đây không phải là câu chuyện cẩu thả, những kẻ hiểu biết hẹp hòi, lấy ống dòm trời, đem bầu đong biển, đâu thể bàn luận được.
    Ông Quế Đường họ Lê, người Diên Hà, chẳng sách gì không xem, không vật gì không xét, ngày nghỉ được gì, ghi lên sách cả. Sách ông viết đầy án đầy tủ, không biết bao kể, nhưng bộ Vân Đài Loại Ngữ này là tinh túy hơn hết.
    bộ chia làm 9 quyển, phân loại rõ ràng, nghị luận xác đang, trên suột thiên văn, dưới thông địa lý, giữa đủ các việc nhân luân, từ cách vật trí tri thành ý, chính tâm đến tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, không gì thiếu sót; căn cứ vào đó, có thể phát minh ra các ý nghĩa sâu xa của thánh hiền xưa và bắc cầu cho kẻ học sau này.

  • Hai Chữ Nước Nhà

    Hai Chữ Nước Nhà
    Lê Tất Điều
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    VIEWS 4616

    Khoảng 2 giờ trưa ngày 13 tháng 12 năm 2009, tôi đặt tay lên thân cây đa đầu làng Bài Trượng, bồi hồi như đặt lên vai người bạn chí­ thân mất tí­ch từ lâu, tưởng đã chết, giờ thình lình sừng sững hiện ra. Sờ vào gốc cây đa lần trước là bàn tay đứa bé bảy tuổi. Lần này là bàn tay nhăn nheo của ông lão thất tuần. Khoảng cách giữa hai bàn tay già, trẻ là hơn sáu mươi năm.
    Từ thị xã Hà Đông về làng Bài Trượng, nếu đi lối Cầu Lẩy, phải băng qua Nga Mi Thượng, rồi đi đò ngang sông Nhuệ Giang. Đến bến, lên một con dốc ngắn, gặp ngay cây đa đầu làng đứng đón. Lúc lên đò bên kia sông, nhìn thấy nó, là đã vui rồi, là thấy lòng rộn lên câu reo thầm“đã tới làng mình”. Đó là chuyện cũ, đã sống sót trong trí­ nhớ, len lỏi vào nhiều giấc mơ của tôi suốt hơn nử­a thế kỷ.

  • Trương Vĩnh Ký

    Trương Vĩnh Ký
    Lê Thanh
    TÂN DÂN xuất bản 1941

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 12 VIEWS 19

    Sách Tả-truyện có chép một câu rằng : « Trên có bậc lập đức, dưới có bậc lập công sau có bậc lập ngôn ; tuy mất đã lâu mà tiếng vẫn còn : toàn là những người bất hủ ».
    Nước ta có đức Trần Hưng-Đạo là bậc lập đức, vua Lê Lợi và vua Gia Long là bậc lập công, ông Phan phu-Tiên đời Trần và một vài ông sứ thần nữa là bậc lập ngôn.
    Vậy thì hạng người làm sách để dạy đời là một hạng trong ba hạng người bất hủ ấy.
    Ông Trương-vĩnh-Ký có thể liệt vào hạng người đó, vì không những Hán học uyên thâm, Pháp học uyên bác, ông lại còn tinh thông về các thứ chữ ở Viễn-đông như chữ Cao-mên, chữ Xiêm, chữ Lào, chữ Ấn-độ : thực là một nhà bác-ngữ uẩn-súc, nước ta chưa từng có bao giờ.

  • Văn Nhân Thi Nhân Việt Nam Hiện Đại - Tú Mỡ

    Văn Nhân Thi Nhân Việt Nam Hiện Đại - Tú Mỡ
    Lê Thanh
     

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 7 VIEWS 501

    Tú Mỡ ở một biệt thự trên con đường láng cách Hànội sáu bảy cây số, một biệt thự nhỏ được chu nhân làm đỏm cho bằng sự chăm nom tỉ mỉ hơn là bằng những sự phô bày lòe loẹt.
    Mấy gian nhà gạch cao ráo thừa ánh sáng, xung quanh đủ cảc thứ cây cối...
    Chúng tôi qua ngưỡng cổng còn đang hỏi thăm thì thi sĩ ở trong vườn đã vòng theo trái mà ra tiếp chúng tôi.
    Ông mời chúng tôi vào, đi thay bộ cánh làm vườn gom cỏ cối áo ngắn giắt trong quần, một cái quần ống nhét trong đôi nịt. Nếu ông cứ để bộ cảnh ấy tiếp chúng tôi có lẽ lý thú hơn...

  • 4 Tướng Đà Lạt

    4 Tướng Đà Lạt
    Lê Tử Hùng
    ĐỒNG NAI xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Sử Địa Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 2031

    Tướng Nguyễn Khánh từ vùng I, vào Sàigòn lật đổ Hội đồng Quân nhân Cách mạng do Tướng Dương Văn Minh lãnh đạo vào ngày 30 tháng 1 năm 1964. Nghĩa là đúng hai tháng sáu ngày đảo chánh 1-11-63 hạ bệ chế độ Ngô Đình Diệm. Ngày Tướng Nguyễn Khánh thành công được gọi một danh từ rất mỹ miều. Đó là «NGÀY CHỈNH LÝ».
    Ngày Chỉnh lý thành công là do phần lớn của Đại tá Nguyễn Chánh Thi. Tướng Nguyễn Khánh giao nhiệm vụ cho Đại tá Nguyễn Chánh Thi hoạt động trong binh chủng Dù để thanh toán những nhân vật «bất lực » sau ngày cách mạng thành công.

  • Công Dân Áo Gấm Henry Cabot Lodge

    Công Dân Áo Gấm Henry Cabot Lodge
    Lê Tử­ Hùng
    ĐỒNG NAI xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 5139

    Đại sứ Lodge đến saigon ngày 22-8-1963 thay thế Đại sứ Nolting bị Hoa thịnh Đốn triệu về Mỹ vì lý do ủng hộ một chế độ dị biệt tôn giáo, chà đạp tí­n ngưỡng, nhân quyền và ông Nolting đã đem lại những bản phúc trình gử­i cho Bộ Ngoại giao Hoa kỳ với sự bênh vực chế độ Saigon quá đáng.
    Ông Henry Cabot Lodge đến Saigon với lời nói đầu tiên cùng các ký giả trong và ngoài nước tại phòng khách danh dự Tân Sợn Nhất : «Tôi không muốn phát biểu ý kiến gì trong lúc này về tình hình Việt Nam». Một câu ngắn, đầy bí­ mậ­t của những người thâm hiểm hành động trước khi nói.

  • Những Cái Chết Trong Cách Mạng 1-11-1963

    Những Cái Chết Trong Cách Mạng 1-11-1963
    Lê Tử Hùng
    LŨY THẦY xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 820

    Cái chết của Đại Tá Quyền cũng gây ra nhiều huyền thoại. Và cái chết nầy đến nay vẫn hoàn toàn bí mật.
    Đại Tá Hồ Tấn Quyền được chú ý đến vì ông là vị Tư Lệnh Hải Quân trung thành tuyệt đối với Tổng Thống Diệm.
    Ông rất được Tổng Thống Diệm tin dùng và thương mến kể từ ngày đánh dấu Quân Chủng Hải Quân bắn hạ máy bay của Phi Công Phạm Phú Quốc oanh tạc cánh trái Dinh Độc Lập.
    Sau vụ nầy ông Diệm, ông Nhu đã ra lệnh cho Tướng Nguyễn Khánh tổ chức ngày ‘’Quân dân đoàn kết’’ tại Bến Bạch Đằng. Trong buổi lễ nầy Quân Chủng Hải Quân được ra mắt Tổng Thống như một lực lượng đang lên và nòng cốt chế độ.
    Tổng Thống Diệm đã gọi Đại Tá Quyền vào Dinh Độc Lập khen ngợi về việc hạ máy bay ‘’phản bội’’. Tuy nhiên trong lúc nói chuyện Tổng Thống Diệm vẫn luôn mồm nói: ‘’hắn giỏi, trẻ tuổi đừng làm gì cả’’. Đó là Tổng Thống ngụ ý ‘’chịu hàng’’ Phạm Phú Quốc hơn là cầm tù thủ tiêu.
    Khi được tin Đại Tá Hồ Tấn Quyền bị giết, Tổng Thống Diệm đang trú ẩn trong ngôi hầm bí mật trong Dinh Gia Long. Ông thương tiếc ngậm ngùi không nói gì cả.

  • Việt Nam Tự Điển - Quyển Hạ

    Việt Nam Tự Điển - Quyển Hạ
    Lê Văn Đức - Lê Ngọc Trụ
    KHAI TRÍ xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 20 VIEWS 81

    Bất cứ nước nào đã tự hào là có một nền văn hoá là phải có một cuốn tự điển để chuẩn xác cho ngôn ngữ của quốc gia mình hầu tránh sự dùng chữ bừa bãi, lố lăng hay lai căng, vay mượn. Chữ Quốc Ngữ sau khi thành hình không lâu đã có ngay một cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên của Paulus Huỳnh Tịnh Của, cuốn Đại Nam Quấc Âm Tự Vị xuất bản cuối thế kỷ 19.
    Dựa theo cuốn tự điển đầu tiên này nhiều tự điển và từ điển Việt Nam khác được các tác giả sau này biên soạn. Cùng với Việt Nam Từ Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức thì Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức (Lê Ngọc Trụ hiệu đính) là hai cuốn thông dụng trong Nam.
    Tự Điển Việt Nam của Lê văn Đức do Lê Ngọc Trụ hiệu đính được các tác giả biên soạn trong vòng 10 năm. Từ điển gồm 2 quyển, tổng cộng 1865 trang, trong đó có 376 trang thành ngữ và 273 trang nhân danh, địa danh được xếp vào phần cuối mỗi quyển.

  • Việt Nam Tự Điển - Quyển Thượng

    Việt Nam Tự Điển - Quyển Thượng
    Lê Văn Đức - Lê Ngọc Trụ
    KHAI TRÍ xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 16 VIEWS 122

    Bất cứ nước nào đã tự hào là có một nền văn hoá là phải có một cuốn tự điển để chuẩn xác cho ngôn ngữ của quốc gia mình hầu tránh sự dùng chữ bừa bãi, lố lăng hay lai căng, vay mượn. Chữ Quốc Ngữ sau khi thành hình không lâu đã có ngay một cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên của Paulus Huỳnh Tịnh Của, cuốn Đại Nam Quấc Âm Tự Vị xuất bản cuối thế kỷ 19.
    Dựa theo cuốn tự điển đầu tiên này nhiều tự điển và từ điển Việt Nam khác được các tác giả sau này biên soạn. Cùng với Việt Nam Từ Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức thì Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức (Lê Ngọc Trụ hiệu đính) là hai cuốn thông dụng trong Nam.
    Tự Điển Việt Nam của Lê văn Đức do Lê Ngọc Trụ hiệu đính được các tác giả biên soạn trong vòng 10 năm. Từ điển gồm 2 quyển, tổng cộng 1865 trang, trong đó có 376 trang thành ngữ và 273 trang nhân danh, địa danh được xếp vào phần cuối mỗi quyển.

  • Tục Ngữ Lược Giải 1

    Tục Ngữ Lược Giải 1
    Lê Văn Hòe
    QUỐC HỌC THƯ XÃ xuất bản 1953

    Phi Hư Cấu Văn Học Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 26 VIEWS 17

    Tục ngữ ta, nhiều câu rất khó hiểu. Khó hiểu hoặc vì lời quá vắn tắt. hoặc vì ý bỏ lửng giữa chừng, hoắc vì chữ dùng quá cổ. Không những anh em thanh niên học sinh, ngay người lớn chúng ta, nhiều khi cũng không khỏi lúng túng trước nghĩa một vài câu tục ngữ.
    Sách này là kết quả sưu tầm, nghiên cứu tục ngữ trong mấụ năm nay cống hiến cho anh em thanh niên và các nhà trí thức, các bậc giáo sư làm tài liệu tham khảo trong các giờ nghị luận hoặc giảng văn, may giúp ích một phần nào cho việc học quốc văn chăng?
    Dĩ nhiên là sách này chỉ giải thích sơ lược, đại ý mà thôi, không đi sâu vào lai lịch hay điển cố các tục ngữ...

  • Tục Ngữ Lược Giải 2

    Tục Ngữ Lược Giải 2
    Lê Văn Hòe
    QUỐC HỌC THƯ XÃ xuất bản 1953

    Phi Hư Cấu Văn Học Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 26 VIEWS 15

    Tục ngữ ta, nhiều câu rất khó hiểu. Khó hiểu hoặc vì lời quá vắn tắt. hoặc vì ý bỏ lửng giữa chừng, hoắc vì chữ dùng quá cổ. Không những anh em thanh niên học sinh, ngay người lớn chúng ta, nhiều khi cũng không khỏi lúng túng trước nghĩa một vài câu tục ngữ.
    Sách này là kết quả sưu tầm, nghiên cứu tục ngữ trong mấụ năm nay cống hiến cho anh em thanh niên và các nhà trí thức, các bậc giáo sư làm tài liệu tham khảo trong các giờ nghị luận hoặc giảng văn, may giúp ích một phần nào cho việc học quốc văn chăng?
    Dĩ nhiên là sách này chỉ giải thích sơ lược, đại ý mà thôi, không đi sâu vào lai lịch hay điển cố các tục ngữ...

  • Tục Ngữ Lược Giải 3

    Tục Ngữ Lược Giải 3
    Lê Văn Hòe
    QUỐC HỌC THƯ XÃ xuất bản 1953

    Phi Hư Cấu Văn Học Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 26 VIEWS 16

    Tục ngữ ta, nhiều câu rất khó hiểu. Khó hiểu hoặc vì lời quá vắn tắt. hoặc vì ý bỏ lửng giữa chừng, hoắc vì chữ dùng quá cổ. Không những anh em thanh niên học sinh, ngay người lớn chúng ta, nhiều khi cũng không khỏi lúng túng trước nghĩa một vài câu tục ngữ.
    Sách này là kết quả sưu tầm, nghiên cứu tục ngữ trong mấụ năm nay cống hiến cho anh em thanh niên và các nhà trí thức, các bậc giáo sư làm tài liệu tham khảo trong các giờ nghị luận hoặc giảng văn, may giúp ích một phần nào cho việc học quốc văn chăng?
    Dĩ nhiên là sách này chỉ giải thích sơ lược, đại ý mà thôi, không đi sâu vào lai lịch hay điển cố các tục ngữ...

  • Bút Khảo Về Xuân - Tậ­p I

    Bút Khảo Về Xuân - Tậ­p I
    Lê Văn Lân
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 18 VIEWS 654

    Tết Việt Nam không có mứt kể như không còn ăn Tết ! Không phải Tết trở nên nhạt nhẽo... không ngọt ngào mà Tết đã mất hết phân nử­a ý nghĩa chữ ĂN rồi đó... Theo tục Việt Nam, đầu năm, trong nhà phải có một khay quả mứt trước để cúng gia tiên sau là để mời khách nhấm nháp chút mứt ngào ngọt qua chén trà có mùi vị thơm thơm chan chát ở đóc giọng...

  • Tôi Làm Tôi Mất Nước

    Tôi Làm Tôi Mất Nước
    Lê Văn Phúc
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 14 VIEWS 7907

    Đã gần mười năm tôi làm tôi mất nước, ngẫm lại mới như vừa bỏ nước hôm qua. Thời gian trôi mau biền biệt, không giống nhau, không ngừng lại. Cuộc sống lưu vong mà Giao Chỉ gọi đó là nơi sống không bị cùm kẹp, bố ráp tinh thần mang tên “Cõi Tự Do”. Cõi đó đúng là “cõi tự do 100 phần trăm” của nhân loại văn minh, nhưng cõi đó cũng còn mang nhiều cái tên tùy theo từng tâm trạng. Cõi đó còn là “Cõi Mơ Hồ”, cái ta có ta không, ta là ai, ai là ta và chẳng ai giống ta cả. Cõi đó như là “Cõi Buồn” vây kí­n chung quanh, chỉ đủ cho ta thở, ta ăn, ta đi làm kéo cầy trả nợ. Cõi đó là “Cõi Tiên”, cõi thiên đàng cho những ai chấp nhậ­n nơi này làm quê hương và quên khuấy đi cái dĩ vãng một thời sinh mạng mình gắn liền vào sinh mạng Việt Nam.

  • Truyền Thống Dân Tộc

    Truyền Thống Dân Tộc
    Lê Văn Siêu
    HOÀNG ĐÔNG PHƯƠNG xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 19

    Câu chuyện tôi nói với quý bạn hôm nay chắc sẽ dài. Không dài sao được khi đề cập đến những truyền thống của cả một dân tộc đã có gần năm ngàn năm lịch sử?
    Tôi biết rằng quý bạn sẽ không xem xét vấn đề này theo con mắt của những nhà khảo cứu văn hóa. Mà sẽ chỉ cần biết những đặc tính cố hữu của nhân dân, để mai mốt đây có dịp tiếp xúc với nhân dân thì quý bạn không đến nỗi ngỡ ngàng như những người ngoại quốc, và công tác phụng sự xã hội của quý bạn mới có hy vọng nào chắc chắn thành công.
    Nhưng cũng bởi ý muốn của quý bạn là như thế, nên tôi lại thấy cần phải trình bầy vấn đề cho thật giản dị và khúc chiết để không có gì ngộ nhận được nữa. Hễ ngộ nhận thì lạc đường. Hễ lạc đường thì thất bại và tai hại.

  • Nhiệt Đới Buồn
TO TOP
SEARCH