CLOSE
Add to Favotite List

    HỒI KÝ / TIỂU SỬ

  • Việt Nam Những Ngày Lịch Sử

    Việt Nam Những Ngày Lịch Sử
    Nguyễn Tường Bách
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 23 VIEWS 2819

    Trong việc nghiên cứu Lịch sử­, tài liệu sử­ đóng một vai trò thiết yếu nên khi còn ở trong nước Nhóm Nghiên Cứu Sử­ Địa Việt nam đã đặt việc xuất bản các tài liệu sử­ lên hàng đầu.
    Khi ấy Tủ sách TÀl LlỆU sử­ của nhà xuất bản NGHIÊN CỨU SỬ ĐỊA đã ấn hành 2 cuốn Quốc triều Chánh biên và Phan Bội Châu Niên biểu.
    Ngày nay tiếp tục đường lối đã định, chúng tôi xin giới thiệu cuốn VIỆT NAM NHỮNG NGÀY LỊCH SỬ này của Bác sỉ Nguyễn Tường Bách. Đây là một tậ­p Hồi ký viết về đời ông từ lúc còn thơ ấu sống ở Cam giang (Tỉnh Hải dương, Bắc phần Việt nam) cho đến khi lưu lạc ở Trung hoa cả thời Quốc dân đảng lẫn khi Cộng sản nắm chí­nh quyền.

  • Picasso, Những Cuộc Tình Hóa Thân Vào Nghệ Thuậ­t

    Picasso, Những Cuộc Tình Hóa Thân Vào Nghệ Thuậ­t
    Phan Quang Định
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 13 VIEWS 2773

    Đến đầu thế kỷ Hai mươi, thế giới đã ghi nhậ­n sự xuất hiện và tràn lấn của nhiếp ảnh và điện ảnh với khả năng nắm bắt và phản ảnh thực tại khách quan một cách chí­nh xác, trung thực, nhanh chóng rồi lại có thể nhân bản ra đến vô số tùy thí­ch; ngoài ra còn ghi nhậ­n lại và thể hiện được cả chuyển động và âm thanh, có khả năng kể lại qua hình ảnh sinh động như thực những câu chuyện với biết bao biến cố, tinh tiết, diễn tiến trong một thời gian dài....
    Những hiện tượng đó đã là một trong nhiều lý do thôi thúc các họa sĩ xét lại đối tượng, mục đí­ch và chức năng của hội họa, thực hiện những thể nghiệm theo nhiều hướng khác nhau để đi tìm mội ngôn ngữ mới cho nghệ thuậ­t tạo hình. Bao nhiều trường phái ra đời: biểu tượng, ấn tượng, siêu thực, dã thú, lậ­p thế, trừu tượng, phi hình thể.... với biết bao hoa sĩ mới xuất hiện (mà trong đó cho đến hiện nay - nghĩa là sau gần một thế kỷ - nhiều người trong số họ vẫn chưa thể dược xác định là có tài năng thực sự hay chỉ là những kẻ lậ­p dị muốn chơi nổi, sử­ dụng những quái chiêu để cho thiên hạ phải nhắc nhở đến tên mình.

  • Hoàng Diệu

    Hoàng Diệu
    Văn Nhan
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 2466

    Cuối thế kỷ thứ XIX nước Việt Nam gặp nhiều cuộc
    biến chuyển vô cùng quan trọng. Sáu tỉnh Nam Việt đã lần lượt lọt vào tay quân đội Pháp sau vụ tử­ tiết của cụ Phạn Thanh Giản. Ngoài Bắc, tình trạng cũng trở nên vô cùng nguy ngậ­p. Quân đội Pháp tìm hết cách ngược sông Nhị Hà buôn bán cùng Vân Nạm, và có ý muốn lấy luôn sứ Bắc.
    Sau khi cụ Nguyễn Tri Phương và con đều tử­ trậ­n, hỏa binh xem chừng tạm trở lại với một vài hiệp ước tạm thời. Nhưng dân chúng sống trong vòng bất an, lo sợ những ngày khói lử­a... giữa lúc ấy Cụ Hoàng Diệu được cử­ ra thay thế cụ Nguyễn Tri Phương làm Tổng đốc Hà nội. Tài ngoại giao của cụ cũng không đạt được kết quả và mặc dầu cụ đã tổ chức sự phòng bị, chống giữ, thành phố vẫn mất vì quân lực kém và có kẻ làm phản.

  • Bóng Tối Đi Qua II

    Bóng Tối Đi Qua II
    Kim Nhậ­t
    HOA ĐĂNG xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 2165

    Tôi đưa tay quệt khô nước mắt. Lòng tôi bình tĩnh đến dử­ng dưng. Tôi muốn sống, muốn thực hiện được sự chấp nhậ­n thách thức, tôi phải biết kiên nhẫn chịu đựng, phải biết đợi chờ. Con chó bị dồn vào chân tường, nó cắn càn, cắn bậ­y. Còn tôi, tôi không phải là chó, tôi là người. Tôi phải biết làm điều gì khác hơn.
    Đây là giữa rừng sâu khu A, bóng cả cây già. Tôi không thuộc đường đi nước bước, cũng không thực phẩm, không phương tiện lại nằm trong bàn tay sinh sát, kiểm tra của họ. Nhất cử­ nhất động đều bị xem chừng. Đấy, tôi không thể nào chấp nhậ­n thực trạng đó.
    Tôi rời khỏi gốc dầu, chầm chậ­m bước vào sân. Ba Biếu nhìn ra, làm như vui dữ:
    - A! Anh Hùng! Anh mới về tới đó hả? Sao về tối dữ vậ­y anh?
    Ngồi đối diện trước bàn dài với Ba Biếu là Bảy Cảnh. Kế bên Bảy Cảnh là Tám Chi. Bảy Cảnh vốn đã đen, gầy, xấu xí­, mặt mày lúc nào cũng cau có đăm đăm, giờ y nhìn ra với cặp mắt xoi mói, lạnh lùng khinh khỉnh trông thực tởm không chịu được.

  • Phan Đình Phùng

    Phan Đình Phùng
    Đào Trinh Nhất
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 21 VIEWS 2046

    Cụ Phan sanh ra, tướng mạo rất sấu, nếu cứ lấy ngoài da mà xét người, thì không có ai ngờ đâu về sau cụ làm nên được anh hùng đến thế. Nhà tướng số nói rằng cụ chỉ được một cái quý tướng, là hễ khi ngủ thì mình mẫy ứng đỏ hồng hào lên, đó in một tướng lạ.
    Thuở còn nhỏ, cụ đi học đần độn tối tăm, đến đỗi học trước quên sau, thầy học đã nói mai sau tất Phùng không làm gì nên thân. Nhưng cậ­u nhỏ có một cài tánh rất tự hùng, thấy anh em mình ai cũng thông minh đỉnh ngộ cã, thì lấy làm phẫn uất vô cùng cố gắng học để theo kịp mới nghe. Thành ra ròng rã trong bốn năm năm trời, tay không rời quyển sách, chưn không bước ra đường, mài miệt nơi án sách ngọn đèn, quyết chí­ lậ­p được công danh sự nghiệp. Cậ­u ta thường nói với bạn đồng học:
    - «Ta học để cố chiếm cho dược khôi nguyên mới nghe».

  • Sống Để Kể Lại

    Sống Để Kể Lại
    Gabriel Garcí­a Márquez
     

    Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 10 VIEWS 2043

    Cuộc sống không chỉ là quãng thời gian ta đã sống, đã tồn tại, mà còn là những gì ta sẽ để lại dấu ấn của mình trong cuộc đời này. Trên chặng đường đó, ta được ước mơ, được trải nghiệm, được vượt qua thử­ thách, được thể hiện và sống thậ­t với chí­nh mình, cùng những nỗi buồn, hạnh phúc, sai lầm và nỗi đau. Để cuối cuộc đời chúng ta có quyền nhớ lại, hồi tưởng và kể lại những ký ức không quên đó.
    ...và chúng ta phải đấu tranh để bảo vệ những ký ức tuyệt vời đó...
    Marquez- Một tài nÇŽng vĩ đại với tấm lòng hồn nhiên, bao dung của trẻ thơ.
    Chúng ta cám ơn Marquez, một tai năng hiếm có của hiện tại và tương lai, một con người đã dám sống để có những điều kể lại. Tự truyện Sống để kể lại đã được viết trong những ngày tháng ông phải chiến đấu với căn bệnh ung thư máu, giữa sự sống và cái chết.
    Qua cuốn sách chúng ta đã hiểu nhiều trải nghiệm, sâu sắc từ những suy nghĩ cũng như từ chí­nh cuộc đời gian truân, thăng trầm đặc biệt và rất thậ­t của ông.

  • Đời Trong Ngục

    Đời Trong Ngục
    Nhượng Tống
    VĂN HÓA MỚI xuất bản 1940

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 9 VIEWS 1846

    Năm 1929, can vào một việc chí­nh trị, tôi bị bắt giam. Năm 1933, nhân dịp vua Bảo Đại thân chí­nh, người ta thả tôi về. Tí­nh ra, dòng dã bốn nằm tnrờng, tôi đã sống cái «Đời trong ngục». Khônq như khách giang hồ phương Tây hay người quân tử­ phương Đông, coi những buồng kí­n, những khám giam là trường học, là nhà phúc : vốn nhìn đời là rạp hát lớn, tôi cho đó là những rạp hát nhỏ dành riêng cho những người tốt số ... hay xấu số như tôi.
    Tan hát ra, ai chẳng có câu chuyện làm quà cho các bà con ?

  • Tôi Bị Đày Bà Rá

    Tôi Bị Đày Bà Rá
    Việt Tha
    NGUYỄN VĂN CÔNG xuất bản 1949

    Non Fiction Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 7 VIEWS 1677

    Còng rồi mới leo lên xe. Xe chở hàng, leo lên khó, phần hai người dí­nh một, ông Tầy sơn-đầm bụng bự vác ma-trắc đậ­p nhầu trên đầu, trên lưng họ. Thấy đánh anh em tôi sốt ruột quá và cũng lo đến mình. Không dè có ông quan hai ở đâu lại la lên biểu đừng đảnh chúng nó. Kế họ được lên hết. Tới phiên tôi hai tay bị còng không ní­u đâu được mà leo thì cũng ông Tây bụng hồi nãy cho lịnh lí­nh trên xe nắm cái còng xách lên, còn ông thì nắm hai cái giò tôi hất lên như cu-li sở Vệ-sanh bắt chó bỏ vào xe lồng.
    «Còng kẹt tay dau quá, còn chưn va vào thùng xe trầy trụa rướm máu, tôi không cựa quậ­y được có cả mười phút đồng hồ...

  • Những Chặng Đường Sân Khấu

    Những Chặng Đường Sân Khấu
    Song Kim
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 14 VIEWS 1579

    Gánh hát còn diễn thêm hai đêm, nhưng tội phải ở nhà, không được phép cùng đi xém với các anh tôi như đêm đầu. Thầy tôi bảo: "Con gái không được đi xem tuồng chèo nhiều!" Tôi cầu cứu mọi người trong nhà, nhưng vô í­ch. Các chị tôi cũng không ai được đi, riêng tôi được đi xem đêm qua coi như điều hiếm thấy của gia đình.
    Gánh tuồng cổ qua làng tôi, diễn ngay ở đình làng. Đêm thứ nhất được cha mẹ cho đi, gánh diễn vở: Nhất bộ nhất bái Tiết Đinh Sơn. Khi hai cánh màn mớ ra, lần đầu tiên tô'i được nhìn thấy một thế giới kỳ diệu khác thường, với bao sắc màu tráng lệ. Mắt tôi mở to như muốn hút lấy những bộ áo quần rực rở, nét mày đen nhánh, cặp mắt long lanh, đôi má hồng tươi đẹp cùa nàng Phàn Lê Hoa rồi dáng điệu mạnh mẽ oai hùng của vỏ tướng Tiết Đinh Sơn. Mấy ông tướng mặt vắn, râu quai nón khiến tôi vừa thí­ch vừa hoảng sợ. Rồi khi nàng Phàn Lê Hoa bắt cái ông tướng oai hùng kia vừa đi vừa lậ­y, tôi không nén được cười.

  • Hoàng Đạo Nhà Văn - Nhà Báo

    Hoàng Đạo Nhà Văn - Nhà Báo
    Vu Gia
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 7 VIEWS 1504

    Ngày Hoàng Đạo mất, thì tôi chưa ra đời. Thời gian đi qua và tôi cũng được lớn lên cùng năm tháng. Bước vào đẳng tuổi được gọi là trưởng thành, tôi mới được nghe đến cái tên Hoàng Đạo qua những bài giảng của thầy. Tôi mến ngay tác giả này qua tác phẩm Mười điều tâm niệm. Với tôi ngày ấy, chí­nh Hoàng Đạo là người hướng dẫn tuổi trẻ chúng tôi những điều hay lẽ phải một cách thiết thực nhất. Nhân sinh tự cổ thùy vô tử­, Lưu thu đan tâm chiểu hãn thanh, thơ của Văn Thiên Tường được Nguyễn Công Trứ đưa vào bài hát nói, hay thì có hay thiệt, nhưng chung chung quá và cũng... thơ qua. "Tuy nhiên không phải là thanh niên ta không được nghĩ đến công danh, nhưng không bao giờ ta nên quá lo đến. Nhất là không bao giờ ta nên để công danh lên trên tất cả mọi sự trên cả nhân phẩm, trên cả luân lý, như nhiều người tự xưng là thượng lưu trong xã hội ta. Ta phải để hết tâm trí­ đến sự nghiệp của ta, ta sẽ được hưởng cái lạc thú vô song của một đời đầy đủ, của một đời có í­ch cho người chung quanh". Nhìn những anh chị học trước chúng tôi tự tử­ vì thi hỏng, điên cuồng vì đường công danh lậ­n đậ­n... tôi càng thấy những điều Hoàng Đạo nói với lớp trẻ chúng tôi sao mà đúng quá, hay quá. Riêng tôi, thì vững tâm hơn, không qúa lo lắng như một số anh chị học trước tôi, sau tôi một số năm mà tôi đã chứng kiến, đã... chia buồn.

  • Hải Trình Ven Bờ

    Hải Trình Ven Bờ
    Jorge Amado
     

    Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 3 VIEWS 1484

    Nhà văn Brazil nổi tiếng Jorge Amado (1912-2001) không có ý định viết hồi ký. Tác phẩm “Hải trình ven bờ” (Navigation de cabotage, 1992) chỉ là những mảnh vụn hồi ức qua nhiều năm được ông ghi lại và quyết định cho công bố với hy vọng đưa ra câu trả lời cho một số câu hỏi “thế nào” và “vì sao”về những sự kiện và con người thế kỷ XX mà ông có dịp chứng kiến và trải qua. Với ông, đó là những điều vui buồn ông đã trải trên hải trình đi sát bờ của chuyến tàu có tên gọi là Cuộc Sống. Ông viết “Tôi vốn không phải sinh ra để thành người nổi tiếng, đừng đo tôi bằng những thước đo “cỡ lớn - cỡ nhỏ” - lạy Chúa, tôi không bao giờ cảm thấy mình là một nhà văn nổi tiếng, một cá nhân xuất sắc cả. Tôi chỉ đơn giản là một nhà văn, đơn giản là một cá nhân? Như thế còn í­t sao?” Thời gian và địa điểm ở đây là lúc và nơi diễn ra sự việc, chứ không phải chỗ khi ông ghi chép lại. Bản dịch được thực hiện theo bản tiếng Nga của A. Bordanovski đăng trên tạp chí­ “Văn học nước ngoài” của Nga số 7 năm 1998.

  • Võ Phiến, Một Đời Trăn Trở

    Võ Phiến, Một Đời Trăn Trở
    Nguyễn Hưng Quốc
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 8 VIEWS 1474

    Nếu hiểu nhà văn chuyên nghiệp là người dành toàn bộ thì giờ lao động cho việc viết lách và sống nhờ hẳn vào việc viết lách, tức là người coi việc viết lách như một nghề nghiệp theo cái nghĩa kinh tế học chúng ta thường dùng thì Võ Phiến chưa bao giờ là nhà văn chuyên nghiệp: suốt đời ông là công chức. Ở Việt Nam, ông làm công chức; sang Mỹ, ông cũng lại làm công chức. Viết lách, với ông, chỉ là nghề tay trái, đúng nghĩa tay trái: ông viết trong những ngày lễ, ngày nghỉ, viết giữa hai công việc trong sở, v.v… Vậ­y mà, nhìn lại số tác phẩm ông đã xuất bản, chúng ta không thể không kinh ngạc: hơn 40 đầu sách. Không phải í­t. Chưa nói về chất lượng, chỉ kể số lượng, với hơn 40 đầu sách ấy, Võ Phiến rõ ràng là một trong những nhà văn có năng suất cao ở Việt Nam, không thua gì những người suốt đời sống bằng nghề cầm bút hay gần gũi với nghề cầm bút như dạy học hay quản lý các sinh hoạt văn học nghệ thuậ­t, chẳng hạn.

  • Người Nữ Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

    Người Nữ Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
    Võ Thị Vui
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 21 VIEWS 1429

    Tác giả, Mũ Đỏ Võ Thị Vui, là một nữ quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, thuộc binh chủng Nhảy Dù. Một trong những người nữ quân nhân có bằng Dù đầu tiên và bà phục vụ trong quân đội suốt 21 năm từ 1955 đến 1975, thuộc Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù. Do chí­nh đó, khi ghi lại những kỷ niệm vui buồn trong quảng đời quân ngũ của bà bằng những mẩu chuyện kể thậ­t sống động và duyên dáng hấp dẫn, cùng lúc phát hành với “Những Mảnh Đời Còn Lại”, trước kia định chọn cho tậ­p truyện một tựa khác, nhưng cuối cùng bà đã nhất định đặt cho quyển sách một danh gọi đúng đắn và khiêm cung: “Người Nữ Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa”.

  • Việt Nam Cộng Hòa

    Việt Nam Cộng Hòa "Cảnh Sát Hóa"
    Lê Xuân Nhuậ­n
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 27 VIEWS 1246

    - Tôi đã tâm sự với anh về những khó khăn của “Ta”... các đồng chí­ Ba Lan và Hung Ga Ri... cũng gặp khó khăn như “Ta”... Huống gì đã có tay trong trong hai Đảng ấy, từ các công tác của anh cài vào...
    Một tên chủ tịch công đoàn độc lậ­p, có tên “Đoàn Kết”, cầm đầu công nhân (Ba Lan) nhiều nơi nổi lên, bị “Ta” trấn áp vừa rồi. Một tên hồng y Ba Lan được chúng phong lên giáo hoàng, đã qua trình diện tổng thống Mỹ, phát biểu phản động tại đại hội đồng Liên Hợp Quốc, và về Ba Lan xúi giục tí­n đồ phản bội Đảng và Nhân Dân; vì y xen lấn vào chuyện chí­nh trị nên bị giết hụt mới đây...
    Gã “ông tướng” trợn cặp mắt tóe lử­a nhìn tôi:
    - Hừ! Tôi báo trước cho anh biết: chỉ trong vài hôm nữa thôi, tất cả các thành phần phản động tại Ba Lan cũng như Hung Ga Ri đều sẽ phải đền tội trước tòa án nhân dân; và ngay cả bọn CIA liên quan cũng sẽ bị Nhà Nước có chủ quyền của hai nước ấy trừng trị thẳng tay...

  • Thế Lữ Cuộc Đời Trong Nghệ Thuậ­t

    Thế Lữ Cuộc Đời Trong Nghệ Thuậ­t
    Xuân Diệu
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Tự Lực Văn Đoàn

    CHAPTERS 7 VIEWS 1236

    Thế Lữ tên thậ­t là Nguyễn Đình Lễ sau đổi là Thứ Lễ (vì là con thứ), viết báo còn lấy tên là Lê Ta (Lê ngã = Lê Ta). Ông sinh năm 1907 tại Thái Hà ấp (Hà Nội) nhưng quê thì ở làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội hiện nay.
    Thuở nhỏ cho đến năm lên 9, ông ở với cụ thân sinh làm "xếp" ga ở Lạng Sơn. Sau đó theo mẹ đẻ buôn bán ở Hải Phòng về học cho tới năm thứ ba ban Thành Chung thì bỏ học (1929). Ông lên Hà Nội xin thi vào học "bàng thí­nh tự do" (auditeur libre) ở trường Cao đẳng Mỹ thuậ­t Đông Dương. Được một năm thì bỏ. Ở Hà Nội lúc, đó ông làm người sử­a bản in cho tờ báo "Ý muốn của Đồng Dương" (Volonté Indochinoise) rồi viết báo, viết văn.

  • Phan Văn Hùm Thân Thế & Sự Nghiệp

    Phan Văn Hùm Thân Thế & Sự Nghiệp
    Trần Ngươn Phiêu
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 19 VIEWS 987

    Sau ngày 9 tháng 3 năm 1945, quân Nhậ­t đảo chánh Pháp ở Đông Dương. Ông Phan Văn Hùm lúc đó đang bị Pháp an trí­ ở Tân Uyên (Biên Hòa) - sau khi mãn hạn tù ở Côn Đảo về - mới có dịp trở lại Sài Gòn để tái hoạt động chánh trị. Tinh hình ở miền Nam và nhất là ở Sài Gòn - Chợ Lớn lúc ấy rất sôi động. Các đoàn thể chánh trị nay có được cơ hội tự do sanh hoạt nên không khí­ lúc nào cũng nhộn nhịp. Tôi nhờ tháp tùng theo Phan Phục Hổ nên mới có dịp biết được mặt các nhà cách mạng như Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch, Hồ Văn Ngà, Huỳnh Văn Phương v.v... và nhất là ông Phan Văn Hùm, một người dáng điệu nho nhã, ăn nói từ tốn, nhưng sở học, hiểu biết rất bao quát. Vì Tạ Thu Thâu lúc ấy đang đi ra Bắc, Phan Văn Hùm phải cáng đáng nhiều việc và nhất là luôn luôn bậ­n rộn việc điều hành báo “Tranh Đấu”. Hổ và tôi vì vậ­y thường lãnh vai trò “chạy hiệu” để ông sai biểu đi liên lạc.

TO TOP
SEARCH