-
Sông Côn Mùa Lũ
Truyện Dài Dã Sử
Nguyễn Mộng Giác
CHAPTERS 102 VIEWS 100198
Sông Côn là con sông chảy qua vùng đất Tây Sơn quê hương của anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ. Anh Nguyễn Mộng Giác là người cùng quê với người anh hùng - nhân vật tiểu thuyết đó của anh. Đấy cũng là một lợi thế để anh có những tình cảm và hiểu biết đặng viết về biến cố lịch sử quan trọng nhất của thế kỷ 18 đó. Nhưng không phải chỉ có thế. Để viết về lịch sử, dĩ nhiên là tác giả thông hiểu lịch sử. Nhưng đây không phải là sử học ở chỗ sử học tạm ngừng bút (vì thật ra nó chưa bao giờ thực sự ngừng bút) thì tiểu thuyết bắt đầu. Tiểu thuyết là lĩnh vực của cái có thể, của tưởng tượng, tất nhiên là sự tưởng tượng ở đây bị chế ước bởi tình cảm và sự nhận thức về lịch sử.
-
Tiêu Sơn Tráng Sĩ
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn
Khái Hưng
CHAPTERS 49 VIEWS 82776
Tuy mới vào khoảng đầu giờ Dậu, nhưng về tiết mùa đồng, trời đã nhá nhem tối. Các nhà, các hàng xén ở phố Từ Sơn đều đóng cửa. Chỉ trừ một hàng cơm là có ánh sáng. Và luôn luôn ở trong đưa ra tiếng cười nói ầm ỹ.
Một trang thiếu niên kỵ sĩ, từ phía Nam tới, kìm ghì cương ngựa trước cửa hàng. Chàng y phục nai nịt gọn gàng, đầu đội nón lông đen, chân đi hia chẽn, cỗ quấn một cái khăn lụa trắng thắt lỏng, mối bỏ rủ sau lưng. Con ngựa của chàng sắc nâu xẫm, và tuy nhỏ thon, nhưng có dáng mạnh mẽ và khoẻ dai. Trời lạnh buốt căm căm mà mình nó ướt đẫm mồ hôi, xem đó đủ đoán biết chủ nó đi từ xa lại. Thế mà mũi nó hục hặc thở ra hai luồng hơi khói, bốn gió nó cuốc xuống đất như gõ nhịp, để tỏ ý muốn là còn thừa sức chạy một thôi dài nữa. Kỵ sĩ lấy tay vỗ khẽ vào cổ ngựa nói :
- Hãy thong thả, tuấn mã, đi đâu mà vội thế? Thầy trò ta nghỉ chân ăn lót dạ đã. -
Anh Hùng Bắc Cương (Anh Hùng Tiêu Sơn 3)
Truyện Dài Dã Sử
Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ
CHAPTERS 40 VIEWS 62376
-
Anh Linh Thần Võ Tộc Việt (Anh Hùng Tiêu Sơn 4)
Truyện Dài Dã Sử
Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ
CHAPTERS 40 VIEWS 61013
-
Nam Quốc Sơn Hà (Anh Hùng Tiêu Sơn 5)
Truyện Dài Dã Sử
Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ
CHAPTERS 50 VIEWS 54925
-
Gươm Thiêng Hàm Tử (Anh Hùng Đông-A 2)
Truyện Dài Dã Sử
Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ
CHAPTERS 20 VIEWS 49968
-
Tây Sơn Bi Hùng Truyện
Truyện Dài Dã Sử
Lê Đình Danh
CHAPTERS 70 VIEWS 49905
Duy Vỹ thật to gan, dám toan trở mặt làm phản, ta quyết giết chết không tha. Ta nhớ lúc còn là Thế tử có lần ta và Phụ vương sang phủ vua. Ta thấy Phụ vương ta ngồi ngang hàng với vua Hiển Tông, cũng bèn ngối vào bàn với Duy Vỹ, lúc ấy Duy Vỹ hãy còn bé buột miệng nói rằng: Làm tôi sao lại dám ngồi cùng với vua, nói xong đứng lên bỏ đi. Từ ấy đến nay ta vẫn muốn giết chết Duy Vỹ mới hả giận mà không có cớ gì. Nay là tự tìm cái chết mà thôi!...
... Cớ sao hoàng huynh lại xin cơm của giặc.
Cảnh Thịnh cúi đầu đáp:
Không phải anh muốn ăn, nhưng để kéo dài thời gian sống được giờ nào hay giờ ấy.
Cơm dọn lên, võ sĩ cởi trói cho Cảnh Thịnh cùng hoàng tộc. Cảnh Thịnh ngồi vào bàn cẩm đũa, Quang Bàn liệng chén quát:
Chết thì chết, việc gì phài đi ăn cơm thừa của giặc!
Cảnh Thịnh vừa ăn vừa rơi nước mắt. Quan Bàn ngửa mặt lên trời kêu rằng:
Phụ hoàng ơi! Nhà Tây Sơn ta đỏ là phải lắm rồi. Chỉ tiếc cho công lao dựng nghiệp của phụ hoàng mà thôi!. -
Hờn Vong Quốc
Truyện Dài Dã Sử
Huỳnh Dung
CHAPTERS 21 VIEWS 49858
Trên giòng Lỗi Giang xuôi về miền Thanh Hóa có một con thuyền buông xuôi mái chèo. Cô lái đò đã ngưng tiếng hát từ lâu. Trên sông bây giờ chỉ còn nghe tiếng rẽ nước của con thuyền lướt nhẹ trên làn lau sậy và tiếng bì bõm thật khẽ của chiếc dầm bơi.
Trời chiều thật êm.
Gió ngàn phương dường như ngưng thổi, để lại cho không gian một sự im vắng ngộp thở… -
Bão Táp Cung Đình
Truyện Dài Dã Sử
Hoàng Quốc Hải
CHAPTERS 29 VIEWS 46932
Vì Lý Huệ tôn là một ông vua bất tài nên Trần Thủ Độ bắt nhà vua thoái vị, đưa Lý Chiêu Hoàng lên ngôi (8 tuổi). Thực sự, đây chỉ là một nước cờ để nhà Trần làm cuộc đảo chính. Sau đó, Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh (con của Trần Thừa và là cháu ruột của Trần Thủ Độ) và nhường ngôi cho chồng. Nhà vua còn nhỏ tuổi, nên mọi quyền hành trong triều đều đặt dưới sự điều khiển của thái sư Trần Thủ Độ. Từ đây, nhà Trần gây dựng cơ nghiệp và tạo nên cơn bão táp chốn cung đình.
Để cơ nghiệp được vững vàng, Trần Thủ Độ từng bước thực hiện kế hoạch. Trước hết, giết vua Lý Huệ tôn, lấy hoàng hậu Trần Thị Dung; ép công chúa Thuận Thiên lấy Trần Liễu (anh của Trần Cảnh); diệt giặc Nguyễn Nộn và phe cánh của chúng. Tiếp đến, do Chiêu Hoàng sinh con nhưng không may đứa bé chết và nàng không thể tiếp tục sinh con nối dõi nên Trần Thủ Độ và bà Trần Thị Dung ép Trần Cảnh lấy Thuận Thiên khi đó đã có mang 3 tháng. Và mối nguy hại lớn nhất là diệt trừ loạn Trần Liễu. Vì Trần Cảnh là em lại được lên ngôi vua, còn Trần Liễu trưởng thành mà không được tước vị nên nảy sinh mâu thuẫn khá sâu sắc trong hai dòng trưởng thứ. Trần Thủ Độ không muốn nhà Trần lung lay đã tìm cách ngăn chặn và diệt trừ. Tuy nhiên, vì không muốn anh mình bị giết, nhà vua tìm cách cứu anh, nhưng quân lính và vây cánh của hắn bị Trần Thủ Độ bắt giết hàng loạt…
Thế mới biết, ngôi báu và quyền bính đã đẩy con người đến những cuộc thanh trừng lật đổ nhau một cách tàn nhẫn và vô luân. -
Động Đình Hồ Ngoại Sử (Anh Hùng Lĩnh Nam 2)
Truyện Dài Dã Sử
Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ
CHAPTERS 30 VIEWS 37582
-
Thuận Thiên Di Sử (Anh Hùng Tiêu Sơn 2)
Truyện Dài Dã Sử
Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ
CHAPTERS 30 VIEWS 35749
-
Cẩm Khê Di Hận (Anh Hùng Lĩnh Nam 3)
Truyện Dài Dã Sử
Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ
CHAPTERS 30 VIEWS 35379
-
Gái Thời Loạn
Tập Truyện Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Lan Khai
CHAPTERS 2 VIEWS 34490
Về bên tả ngạn Lô Giang, từ Soi Châu tới ngã ba sông, dải Sâm Sơn đổ xô lên mạn Bắc, như đàn voi tán loạn chạy lẩn vào đám sương mù.
Cứ chiều chiều, khoảng ánh tà nhuộm vớt đầu non, bóng tối bôi nhòa vật sắc thì cái yên tĩnh, như lần qua những bậc đá khổng lồ, tản xuống tỉnh thành Tuyên, nép dưới lòng cái thung lũng kéo dài theo miệt hữu ngạn sông. Lúc ấy, dưới đất trên sông tắt hẳn tiếng ồn ào. Sự vật từ náo động bước vào giấc ngủ êm đềm. Có chăng trừ con sông nhỏ vẫn róc rách theo dòng, lẩn dưới bóng cây bờ u uất.
Tỉnh thành khi ấy còn rậm rạp, lèo tèo độ hơn trăm nóc nhà tranh tản mát dưới chân lau. Đường sá chỉ là những lối chân mòn cỏ, rác rưởi bộn bề. Nhỡ hôm trời mưa phải đi ra ngoài thực là cái thân tội. Vì vậy, nhiều người thích ở bè, tụ thành vạn Vân Hà. Những hiệu buôn khách cũng ở bè cả, vừa tiện đường sông giao dịch, vừa tiện phòng giữ trộm cắp đêm hôm và nhất là tránh khỏi cái nạn hùm beo, chưa chập tối đã ngông nghênh cả ngoài phố, nhảy vào tận sân bắt lợn đem đi; người trong nhà có biết cũng đành chỉ tiếc của kêu trời. Vẫn hay ở sông, gặp hôm giở trời, thường có những đàn giải nổi lên như trâu, làm đắm thuyền, chết người. Nhưng, cái tai nạn đó kể ra vẫn họa hoằn. -
Mùa Biển Động Tập 1 - Những Đợt Sóng Ngầm
Truyện Dài Dã Sử
Nguyễn Mộng Giác
CHAPTERS 13 VIEWS 34464
Toàn bộ trường thiên tiểu thuyết Mùa Biển Động không phải là một bộ tiểu thuyết lịch sử. Tác giả không có khả năng, mà cũng không có ý định ghi lại các biến chuyển lịch sứ Việt Nam từ 1963 đến nay. Tác giả chỉ mong ước ghi lại biến chuyển tâm trạng của một thế hệ thanh niên trong giai đoạn đó mà thôi.
Cho nên mặc dù tác phẩm có mô phỏng một số mẫu sống, một số nhản vật, một số sự kiện lịch sử có thật, nhưng Mùa Biển Động chỉ là sản phẩm của tưởng tượng. Nhũng người từng tham dự vào các biến động lịch sử trong giai đoạn này chắc chắn thẩy rõ điều đó.
Sở dĩ có lời thưa này, là vì cho đến nay, vẫn còn rất nhiều bạn đọc không muốn phân biệt giữa sự thực lịch sử và sự thực tiểu thuyết.
Đâu là sự thực của đời sống? Đó là điều tác giả quan tâm trước tiên khi dự định viết bộ trường thiên tiểu thuyết này. -
Cô gái Chúc Sơn
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Dã Sử Tủ Sách Tuổi Hoa VH Miền Nam Trước 75
Chân Phương
TUỔI HOA xuất bản 1974CHAPTERS 14 VIEWS 34265
Mới hạ tuần tháng chín, trời chưa hẳn sang đông mà đã giá căm căm. Trên mặt sông lạnh tanh từ sáng đến trưa, con đò ngang mới chở được vài ba chuyến, mỗi chuyến lèo tèo dăm sáu người.
Cảnh ngược xuôi tấp nập trên đường đê rộng thênh thang lượn dài theo con sông Đáy cũng không còn nữa.
Trong túp lều tranh nhỏ xíu dựng nép bên đường, bà hàng tóc bạc phơ buồn bã ngó con đê vắng ngắt, giòng sông lạnh lẽo với con đò bơ vơ.
Ngồi co ro trong tấm áo bông cánh còn mới, bà cụ chít lại chiếc khăn vuông nâu cho thật kín và nhớ lại những ngày đông vui đã qua. Nào mấy bà người làng te tái từ dưới bến lên vào uống bát nước chè tươi cho ấm bụng, nào mấy ông khách buôn, tay nải khoác chĩu một bên vai, sà xuống ghế làm một cút 1 rượu nhắm với đĩa lòng béo ngậy… -
Giàn Thiêu
Truyện Dài Dã Sử
Võ Thị Hảo
CHAPTERS 25 VIEWS 34128
Đinh mùi. Tháng chạp. Ngày Ât Dậu. Giờ dần.
Thần Tông hoàng đế gà gật trên kiệu vàng. Đôi chân ngắn cũn ủ trong cặp hài mũi cong như mũi thuyền rồng, hai bên lườn hài gắn những hạt minh châu ánh biếc. Tua vàng buông rủ đung đưa theo nhịp rập rình của những bờ vai lực lưỡng mười sáu phu kiệu.
Hoàng đế ngái ngủ. Mười hai tuổi, đang là Thái tử Dương Hoán, tiên đế Nhân Tông băng hà, ngài được lập lên ngôi giữa lập loè đèn nến trước linh cữu. Dù đã được đem vào cung nuôi dạy từ lúc còn là một đứa bé lên hai, nhưng Dương Hoán còn bỡ ngỡ với hết thảy các phép tắc của một vị hoàng đế, lại càng chưa quen với những chuyến đi xa phải dậy sớm với những nghi thức nặng nề thế này. Ngài uể oải ngáp. -
Bà Chúa Chè
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Nguyễn Triệu Luật
BỐN PHƯƠNG xuất bản 1954CHAPTERS 6 VIEWS 30067
Năm ấy là năm Tân Mão, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 32 đời vua Lê Hiển Tông Vĩnh hoàng đế, nhà chúa vào năm thứ năm đời chúa Tĩnh đô vương Trịnh Sâm, lịch tây vào năm 1771.
Một buổi trưa tháng năm, giữa mùa hạ.
Hai bên cầu, hai cánh đồng ruộng chiêm nước ngập liền bờ, chạy thẳng tít đến lận chân núi Nguyệt Hằng và núi Chè. Giá không có những ngọn cây gáo nước lơ phơ trên mặt nước để phân bờ ruộng, giá không có mấy con trâu đương bừa bì bõm, nước chấm đến bụng, thì chiếc cầu và con đường người ta tưởng như vắt ngang một cái hồ rộng hoặc một cánh đồng lụt ngút ngàn. Trong cầu, một bọn vài chục người đương ngồi nghỉ mát, quang gánh không vứt bừa bãi giữa sàn cầu. Giữa cầu một bà già đương ngồi múc nước và chan canh riêu vào bún bán cho khách đi chợ về giải khát và đã đói. Ngoài ruộng, mặt nước mỡ cua hắt ánh nắng hạ đầu mùa, đưa lên toàn hơi lửa. Bọn ngồi trong cầu đều là bọn người tổng Ném đi bán chè ở chợ Lũng Giang chân núi Nguyệt Hằng về. -
Mười Hai Sứ Quân - Tập 1
Truyện Dài Dã Sử
Vũ Ngọc Đĩnh
CHAPTERS 78 VIEWS 28604
Cuối thời Bắc thuộc lần thứ ba, Ngô Quyền ở Đường Lâm hưng binh rửa hận cho nhạc phụ là Dương Diên Nghệ, giết phản tướng Kiều Công tiễn, thừa thắng nương vào sóng nước Bạch Đằng giang mà phá tan quân Nam Hán, mở ra cho nước ta thời đại tự chủ đầu tiên. Vận nước vừa mới sáng đã lại mờ, Ngô Vương ở ngôi chỉ được 6 nǎm, để lại đằng sau Vương cả một thời đại hỗn loạn.
Nǎm sau, Giao Châu thực sự đại loạn. Khắp nơi giặc cướp nổi lên, cường hào chiêu mộ binh lính mạnh ai người ấy chiếm giữ một vùng. Lớn và mạnh hơn cả có mười hai nhân vật xưng hùng, sử gọi là "mười hai sứ quân". Loạn mười hai sứ kéo dài đến tận 23 nǎm mới cáo chung với những trận đại thắng của "Động chúa Hoa Lư là Đinh Bộ Lĩnh". -
Dị Hương
Tập Truyện Dã Sử
Sương Nguyệt Minh
CHAPTERS 10 VIEWS 26996
Nhợt nhạt. Khô xác. Và thất sắc.
Nằm đườn đưỡn tựa hồ cái xác vô hồn. Dị hương sang trọng quý phái thanh tao biến mất. Yểu điệu dịu dàng chỉ còn trong hình cũ bóng xưa. Không còn là mỹ nhân thanh mai trúc mã thuở nào. Chẳng còn ngọc ngà sắc nước hương trời ngày trước. Cứ mỗi lần ân ái xong là Đức phi tam cung Ngọc Bình như con cá ươn nằm trên thớt. Hết sạch hứng thú, lòng lạnh nguội, Nguyễn Ánh chỉ muốn đạp Đức phi ra khỏi long sàng. Đã đôi lần Ánh tức giận và chán chường, muốn gọi thái giám đem nàng đang khỏa thân héo rũ giam vào lãnh cung. Cái gì đã làm cho nàng tàn tạ, ươn lạnh? -
Đỗ Nương Nương Báo Oán
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Hồ Biểu Chánh
SÔNG KIÊN xuất bản 1961CHAPTERS 14 VIEWS 26665
...Thử lật Việt-Nam Quốc-Sử mà xem, chúng ta sẽ nhận thấy rõ-ràng cuộc thạnh-trị với cuộc loạn ly cứ tiếp mà diễn ra hoài hoài. Nếu người cầm-quyền hẫng-hờ để thất chánh thì tự-nhiên rối-rấm khắp mọi nơi. Nếu muốn non-nước được thanh-bình thi phải nhờ bực auh-hùng chí-sĩ có đại đức đại tài, thâu-phục dân tâm, hướng-dẫn quần-chúng, mới có thể đánh dẹp trong ngoài mà xây dựng an-ninh lại bá-tánh.
-
Cái Hột Mận
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Lan Khai
ĐUỐC VIỆT xuất bản 1961CHAPTERS 15 VIEWS 25558
Trong vường hoa dinh quan Thái sư chí sĩ Phạm Cự Lượng Tướng công - khuất sau dải tường đá ong rêu phủ - Không khí lúc nào cũng dịu dàng và sực nước hương thơm...
Những khóm liễu mo màng, những gốc đào cổ kính, những cụm hải đường, tầm xuân, thược dược in bóng dưới gương hồ.
Ngồi trên các đầu cột trụ hoặc đuổi nhau trên các mái lầu cong, những cặp kỳ lân, những đôi phượng sứ phản chiếu nắng xuân thành những tia lửa cầu vòng chói lọi...
Đàn bướm ngũ sắc tung bay...
Con hoàng oanh, chiếc thoi vàng thấp thoáng trong tơ liễu biếc, véo von ca khúc xuân tình. Tiếng hót của chim, phản chiếu cái tiếng gọi thiết tha của một linh hồn lẽ bạn ấy, khiến nỗi lòng của Bội Ngọc càng não nùng... -
Thằng Bé Thợ Rèn
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Dã Sử Tủ Sách Tuổi Hoa VH Miền Nam Trước 75
Mặc Thu
TUỔI HOA xuất bản 1973CHAPTERS 12 VIEWS 24026
Đây là một buổi chiều năm Giáp thân (1284) vào tiết trọng đông. Bóng tối đổ xuống rất mau. Chỉ một thoáng lũy tre bao quanh làng Khê Thượng đã chìm hẳn vào bóng đêm sâu thẳm.
Lũ trẻ vừa chơi trận giả đã tản mác về làng. Trên đỉnh Gò Cụt duy chỉ còn thằng Ân đương lững thững cất bước đi xuống. Con đường mòn hiện ra trước mắt Ân một vật trắng vừa ngắn vừa mờ mờ …Nhưng mỗi bước thằng Ân đi, vật trắng đó lại lùi xa mãi thêm ra.
Đầu nặng về suy nghĩ nên bước chân thằng Ân cũng nặng như có đeo đá. Ít ngày nay Ân thường hay ngơ ngẩn như vậy. Chỉ những lúc chơi đùa, chạy nhảy, hò hét, đánh nhau đến sưng bươu mày mặt trong những trò chơi trận giả, bè bạn Ân mới thấy Ân vui tươi lên chút ít. -
Kỳ Nữ Họ Tống
Truyện Dài Dã Sử
Nguyễn Văn Xuân
CHAPTERS 19 VIEWS 22852
Một buổi sáng sớm, chùa Thiền Long ở cách Kim Long chừng ba dặm có người lạ đến trú mưa. Cơn mưa dài dòng, lê thê, cái mưa thúi đất nổi tiếng, cái mưa mang theo cái lạnh của rừng, của biển, của đồng nội, của Trường Giang làm tê liệt một số hoạt động thương mãi. Đất trời, qua núi rừng giáp nhau trắng xoá muốn tan thành hơi nước.
Vị khách lạ chống nạng, mặt bầm tím, ra dáng lam lũ, co ro vừa dòm mưa, vừa nhìn chùa, lúc muốn bước vào, lúc lại lưỡng lự, thái độ cực kỳ do dự.
Thấy khách thập thò mãi nơi cửa Tam quan mà cái nón lá rách nát không che nổi gió lạnh từ đồng vắng vi vút tạt qua, một chú tiểu thương hại chạy ra gọi vào. Người khách có vẻ bạc nhạc, như không đứng vững thêm gợi lòng thương của chú tiểu. Chú lấy chén nước trà nóng bưng cho khách uống. Khách cám ơn, cầm chén nước toả khói áp lên đôi mắt đục lờ, mệt nhọc rồi nhấm từng ngụm nhỏ. Không biết khách đang nhìn vào đâu. Cặp mắt đang mở, mi mắt còn chớp, nhưng khách hình như không dùng nó vào việc gì khác hơn để người khác biết mình chưa chết . -
Thăng Long Nổi Giận
Truyện Dài Dã Sử
Hoàng Quốc Hải
CHAPTERS 26 VIEWS 22779
Sau khi bình định Trung Quốc, Hốt Tất Liệt đặt nền thống trị và đổi quốc hiệu là Đại Nguyên, đồng thời cũng ôm mộng bá chủ… Hắn truyền lệnh cho Sứ thần Sài Thung dẫn bọn phản bội Trần Di Ái - bù nhìn quốc vương về Đại Việt. Trên đất Thăng Long, Sài Thung tỏ ra nghênh ngang, “hạch sách, đánh đập, quát, thét các quan tiếp sứ. Y đánh đập những người hầu hạ phục dịch rất tàn nhẫn. Phố xá buôn bán, người qua kẻ lại tấp nập, y cứ phóng ngựa ào ào. Đã có mấy bà già nhà quê ra chợ mua sắm, bị ngựa của Sài Thung giẫm cho què cẳng”. Sự việc diễn ra khiến cho vua tôi nhà Trần và dân chúng hết sức căm giận và phẫn nộ. Song, vì đại cuộc mà tất cả đều nén lòng bỏ qua.
Với ý đồ xâm chiếm Đại Việt để mở đường sang tiến đánh Chiêm Thành, quân Nguyên đã đem quân tấn công nước ta. Đất Thăng Long phải một phen điêu đứng. Tuy nhiên, vua tôi trên dưới một lòng, nguyện thề “Sát Thát” đã chiến đấu mưu lược anh dũng, mang lại hòa bình cho dân tộc. Và trong cơn nguy biến ấy mới thấy rõ tấm lòng kiên trung, sẵn sàng xả thân cứu nước của các bậc tướng lĩnh và dân quân nhà Trần, như: Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản, chàng thanh niên người dân tộc Man…, và cả những nghĩa cử cao đẹp của công chúa An Tư. -
Người Đẹp Thành Phiên Ngung
Truyện Dài Dã Sử VH Miền Nam Trước 75
Sơn Linh
ÁNH SÁNG xuất bản 1973CHAPTERS 10 VIEWS 22606
-
Nguyễn Trãi - Quyển 1. Oan Khuất
Truyện Dài Dã Sử
Bùi Anh Tấn
CHAPTERS 21 VIEWS 21858
Ngày 27 tháng 7 âm lịch 1442 (Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3), vua Lê Thái Tông đi tuần ở miềm đông, duyệt quan ở thành Chí Linh, Hải Dương; Nguyễn Trãi đón vua ngự chúa Côn Sơn, nơi ở của ông. Ngày 4 tháng 8 vua về Trại Vải (Lệ Chi Viên) - Bắc Ninh, đêm hôm đó thì băng hà. Lúc băng hà có Nguyễn Thị Lộ, người thiếp yêu quý của Nguyễn Trãi, bên cạnh. Triều đình quy Nguyễn Thị Lộ tội giết vua, Nguyễn Trãi và gia đình bị án tru di tam tộc và bị giết ngày 16 tháng 8 năm đó.
Đêm cuối trong nhà ngục, Nguyễn Trãi nghĩ gì?
Cuốn sách này dẫn bạn khám phá muôn vàn uẩn khúc của lịch sử thời đại Nguyễn Trãi.
Cuốn sách này cũng dẫn dắt bạn khám phá muôn vàn uẩn khúc trong tâm hồn một con người mà về sau thế giới phải nghiêng mình. -
Huyền Trân Công Chúa
Truyện Dài Dã Sử
Hoàng Quốc Hải
CHAPTERS 28 VIEWS 21538
Dưới triều đại nhà Trần nghiêm cấm con trai, con gái lấy người ngoại tộc. Tuy nhiên, vì nền hòa bình hai nước Đại Việt và Chiêm Thành cũng như “để tránh họa chiến tranh ở phương Nam, cùng nhau rảnh tay đối phó giặc Bắc”, thượng hoàng Trần Nhân Tông hứa gả Huyền Trân cho vua Chế Mân. Vốn dĩ thông cảm và thấu hiểu được nỗi lo của vua cha nên Huyền Trân đã chấp nhận.
Để làm vợ vua Chế Mân, Huyền Trân phải học ngôn ngữ và cả những vũ điệu, ca hát, phong tục tập quán của Chiêm Thành. Tuy quá trình tập luyện gian khổ, song, những điều này đều được công chúa lĩnh hội rất nhanh và thông thạo. Không những thế, nàng còn cố gắng trau dồi và học thật nhuần nhuyễn những điều hay, cái đẹp của nền văn hiến Đại Việt để giới thiệu sang đất nước Chiêm.
Sau khi về làm vợ vua Chế Mân, tài năng và sắc đẹp của nàng khiến nhà vua hài lòng. Ngài rất sủng ái và đã sắc phong Huyền Trân làm hoàng hậu. Song, cũng từ đây, nàng phải đối phó với sự ganh ghét và đố kỵ của hoàng hậu Tapasi. -
Tử Chiến Ở Phiên Ngung Thành
Truyện Dài Dã Sử VH Miền Nam Trước 75
Sơn Linh
ÁNH SÁNG xuất bản 1973CHAPTERS 11 VIEWS 20795
-
Giọt Náu Chung Tình
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Tân Dân Tử
CHAPTERS 28 VIEWS 20255
Quyển tiểu-thuyết "Giọt Náu Chung Tình" dùng theo thể cách Tây-Âu mà bố trí một sự tích hoàn toàn ước gần hai trăm trương, đem những sự tử biệt sanh ly của gái sắc trai tài, mà diễn nên một pho tình sử, rất thanh tân tao nhã, như mấy lối bi tình thảm trạng, cũng khiến cho kẻ đọc xót dạ, mà ủ mặt châu mày ; như mấy cơn hân hạnh kỳ phùng, cũng khiến cho người xem được vui lòng, mà chơn xoan tay múa.
Vậy nếu quyển tiểu-thuyết nầy, may mà đặng hậu thế ham mộ ban hành, và đem mà khai diễn nơi các võ-đài trong xứ ta thì cũng chẳng khác chi truyện sách của các đứng tiền triết trước đây, chừng ấy cái danh dự của tác-giả có lẽ cũng đặng chút thơm rơi trong đất Việt. -
Nặng Gánh Cang Thường
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Hồ Biểu Chánh
TÂN PHÁT xuất bản 1953CHAPTERS 14 VIEWS 20098
Bộ truyện nầy thuộc về nhà Lê, nhằm triều vua Thánh Tôn, trong khoảng hai ba năm trước khi vua thăng hà. Vua Thánh Tôn là con thứ của Thái Tôn. Ngài tên là Tư Thành. Ngài có hai người anh: một Nghi Dân, hai Bang Cơ. Vì bà Hoàng hậu là mẹ của Nghi Dân bị tội nên vua Thái Tôn lập Bang Cơ lên làm Thái tử tồi phong Nghi Dân làm Lạng Sơn Vương, và Tư Thành làm Bình Nguyên Vương. Khi vua Thái Tôn băng, triều đình tôn Thái tử Bang Cơ lên nối ngôi đặng 17 năm, rồi bị anh là Lạng Sơn Vương giết mà giành ngôi. Ðến năm Canh Thìn (1460) các quan đại thần thấy Lạng Sơn Vương tàn bạo, mới hiệp nhau mà giết đi, rồi tôn Bình Nguyên Vương, tức là vua Thánh Tôn.
Vua Thánh Tôn là một đứng hiền lương minh triết. Khi ngài mới lên ngôi, thì ngài đặt niên hiệu là Quan Thuận. Ðến năm Canh Dần (1470) ngài mới đổi niên hiệu lại là Hồng Ðức. Ngài làm vua trong 36 năm đầu, thì ngài hằng lo kế chí vua Thái Tổ, vua Thái Tôn và vua Nhơn Tôn mà giữ gìn biên giới, khai hóa thần dân, bởi vậy ngoài ải thì lân quốc kỉnh đức kiêng oai, trong nước thì sĩ thứ an cư lạc nghiệp. Nước Việt Nam hồi đời ấy cũng đáng gọi là đời thạnh trị. -
Đỉnh Non Thần
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Lan Khai
CHAPTERS 15 VIEWS 19831
Tòa thánh đất châu Đại Man đứng sừng sững bên bờ phía tây sông Gấm, trên một gò cao hình phẩm oản.
Bốn thung lũng bọc chung quanh chân gò như một cái hào thiên nhiên.
Nhà cửa dân cư vây kín bên ngoài phần nhiều là mái tranh vách đất.
Đường từ phố vào thành chỉ có một lối khuất khúc chạy đến một đoạn cầu treo men qua lòng vực thẳm, ngay phía cửa tiền.
Bờ thành cao hơn trượng, bốn cửa có bốn vọng gác, ngày đêm lúc nào cũng canh giữ nghiêm cẩn.
Trong giữa thành, một tòa nhà kiểu cung điện, mặt ngoảnh về phương nam, mái lợp ngói vẩy rồng, toàn thân bằng gỗ sến sắc hồng. Hướng nhà ấy không phải là ngẫu nhiên. Chính do cái ý ngầm nam diện xưng cô của Ma Vạn Thắng.
Ma nhận thấy tình trạng trong nước nhiễu loạn, nào giặc Cờ Đen, Cờ Vàng, Cờ Trắng, Cờ Đỏ nổi tứ tung liền cũng tự xưng làm Đại Tiết chế, lấy danh nghĩa phù tá triều đình, nhưng bản thân thì thực có chia giang sơn riêng cõi, làm tỏ mặt can trường...
Ma Vạn Thắng giấu rất kỹ cái ý mình nên các tả hữu thân tín cũng không ai biết được. Là bởi, Ma tự liệu sức mình chưa thể cùng một lúc với Hoàng Sùng Anh (tướng Cờ Vàng), Lưu Vĩnh Phúc (tướng Cờ Đen), và triều nhà Nguyễn được. -
Trong Ánh Lửa Thù
Truyện Dài Dã Sử
Uyên Thao
CHAPTERS 30 VIEWS 18926
Trong lịch sử nhân loại, những cuộc tranh chấp quanh chiếc ngai vàng bao giờ cũng đẫm máu. Nhìn lại lịch sử Việt Nam, chúng tôi dừng lại với thời gian đầu thế kỷ 13, thời gian diễn ra những cuộc tàn sát thảm khốc giữa các tập đoàn thù nghịch và cũng là thời gian cận kề với những chiến
công lẫy lừng của dân tộc.
Một câu hỏi đã vang lên: Do đâu mà ông cha ta dựng được những trang sử ngời sáng ngay sau thời gian người trong một nước chém giết nhau không thương xót?
Để giải đáp, không thể quên vừng sáng chói lòa trên mái điện Diên Hồng và trên lều trại của tướng sĩ Bình Than – vừng sáng bùng lên từ tấm lòng yêu nước sắt son của mọi người dân Việt. Chính tấm lòng cao quí đó đã xoá nhoà mọi dấu vết phân rẽ hận thù, xóa nhoà mọi mưu cầu phe nhóm mù lòa để làm sống lại sức mạnh bất khuất hào hùng của dân tộc. Nhưng cũng chắc chắn là mọi chuyện khó thể diễn ra trong êm ả bình lặng dù ở bên các lạch suối, bờ sông của miền thượng du heo hút hay ngay dưới mái những cung điện kinh thành Thăng Long.
Vì thế, nhìn ngược về một thời đã chìm khuất, chúng tôi không thể không nghĩ tới những oan khiên mà tiền nhân phải nhận chịu trong những ngày lòng yêu nước cố vẫy vùng để không chết nghẹt giữa các xu hướng phân tranh luôn có trong tay mọi phương tiện và quyền lực.
Bằng các tình tiết hư cấu dựa trên khung cảnh lịch sử, chúng tôi mong sẽ làm được phần nào công việc gợi ý cho những suy tư cần thiết trong giai đoạn của chúng ta. -
Hồ Sen Voi Phục
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Dã Sử Tủ Sách Tuổi Hoa VH Miền Nam Trước 75
Chân Phương
TUỔI HOA xuất bản 1974CHAPTERS 11 VIEWS 16593
Từ ngoài hàng rào, một chàng trẻ tuổi, thân hình cao lớn, cố hạ thật thấp giọng gọi vào, dường như sợ kinh động đến những con chim đang đậu trên cành hay những đóa hoa đang hé nở trong vườn.
Chàng sắp lên tiếng gọi tiếp thì từ trong ngôi nhà ngói ngự giữa vườn cây một cô gái, tuổi chừng 15, 16 hấp tấp bước ra mở cổng.
Chàng trai ngây ngất đứng nhìn ngón tay tháp bút của nàng đưa lên, để hờ hững trên môi mà tưởng chừng như nàng đang phác một cử chỉ thần tiên chàng chưa từng thấy. -
Hạnh Hoa Thôn Phục Hận
Truyện Dài Dã Sử VH Miền Nam Trước 75
Sơn Linh
ĐỒNG TIẾNG xuất bản 1973CHAPTERS 6 VIEWS 16117
Kỵ sĩ gò cương ngựa, nhìn bóng mặt trời đã khuất về Tây. Hoàng hôn phủ xuống núi đồi, sương rừng bay lớp lớp trên không, khí lạnh dâng đầy....
Kỵ sĩ rùng mình, kéo cao cổ áo, giục ngựa lướt tới. Ra khỏi cánh rừng chồi, chàng đã thấy ngọn đồi Hạnh Hoa đứng sừng sững giữa trời, nhiều ngôi nhà đã lên đèn, như ẩn như hiện trong bóng tối lờ mờ.... Kỵ sĩ tìm lối mòn để lên đồi. Chàng bứt lạc ngựa, liệng ra xa, như có ý không muốn gây thành tiếng động trong cảnh tịch mịch của hoàng hôn.... Nhưng tiếng cưòi đùa từ trong một tòa nhà ba gian trên sườn đồi vọng xuống. Ngôi nhà cao ráo, có cổng và đèn lồng giăng mắc bên ngoài. -
Lưỡi Gươm Cứu Quốc
Truyện Dài Dã Sử
Phi Long
CHAPTERS 15 VIEWS 15703
Sau khi kéo quân sang đánh Việt Nam với danh nghĩa là phù Trần diệt Hồ. Trương Phụ và Mộc Thạnh diệt luôn nhà Hậu Trần bắt giết cả con cháu nhà Trần, chiếm được châu Thuận Hóa và Tân Bình rồi làm sổ biên số dân đinh hai châu ấy đặt quan cai trị để quân phòng giử biên giới Chiêm Thành và rút quân mang theo một số nhiều đàn bà, con gái về Tàu.
Hoàng Phúc ở lại cai trị An Nam (tên nước ta thời ấy) với chánh sách đồng hóa dân ta thành dân Tàu.
Phúc buộc dân ta lập ra miếu đền bắt dân ta thờ cúng như dân Tàu cho đến sự học hành, cách ăn mặc đều giống người Tàu cả. Phúc vơ vét sách vở của ta đem về Tàu cho sạch di tích. -
Ông Đồ Làng Nhị Khê
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Dã Sử Tủ Sách Tuổi Hoa VH Miền Nam Trước 75
Chân Phương
TUỔI HOA xuất bản 1973CHAPTERS 9 VIEWS 14296
Một cây đa già có đến một trăm năm, cành lá xum xuê, tỏa bóng xuống một khoảnh đất rộng rãi phẳng phiu ở ngay đầu làng Nhị Khê. Nơi đây mát mẻ suốt ngày kể cả những buổi trưa hè oi bức nên từ sáng sớm đến lúc sẩm tối không mấy lúc vắng người.
Từ những khách lạ phương xa đến các bà trong làng đi chợ ở những xã kế cận, ai cũng lấy nơi đây làm chỗ nghỉ chân. Không tiền, bỏ nón ra, phe phẩy mấy cái cũng xong. Dư dả thì ghé vào quán nước dựng ngay dưới cây đa, uống bát nước chè tươi, ăn cái bánh, hỏi thăm đường, hoặc nói vài ba câu chuyện.
Quán thật khang trang mặc dầu mái chỉ lợp bằng tranh và bàn ghế đóng bằng tre nứa. Bà hàng đã đứng tuổi, nhai trầu, môi cắn chỉ, lúc nào cũng tươi cười chào đón khách dù lạ hay quen. -
Vương Triều Sụp Đổ
Truyện Dài Dã Sử
Hoàng Quốc Hải
CHAPTERS 32 VIEWS 14265
Uông xong tuần trà cuối cùng Chu An dừng lại ngắm ngọn bạch lạp đã sắp tàn. Ông định nối thêm ngọn sáp khác vào giá, chợt nghe tiếng chim vít chè hót.
Thế là người học trò của ông- những nǎm gần đây, ông chỉ có mỗi một người học trò, ấy là đức Dụ Tông, đã gần hai tháng nay bỏ học, không nói với ông một lời. Từ ngày ông được về Quốc tử giám tư nghiệp, có đôi ba lần tiếp xúc với đức thượnghoàng Minh tông. Nhà vua quả là người có vǎn chất, có đức độ. Thượng hoàng ngỏ ý muốn mời ông về dạy cho quan gia, để khai sáng thêm con đường trị nước của Dụ tông. Gọi là mời, nhưng đấy là mệnh vua, ông chỉ biết tuân phục. Mấy nǎm trước, quả Dụ tông có chǎm nghe, chǎm hỏi về kinh sách, về đạo trị, loạn ở đời, về nhân, nghĩa, vàvề đủ mọi thứ ứng xử từ nội trị đến bang giao. Nhưng từ ngày thượng hoàng Minh tông bǎng; Dụ tônghay tìm đọc những yêu thư, rồi lại kết bè kết cánh với lũ thần tử đồi bại, thả lỏng kỷ cương, xa dời phép tắc, sa vào con đường đoạ lạc. Ông đã hết lời can ngǎn, những mong nhà vua hồi tâm tỉnh ngộ, nhưng vô ích. Cực chẳng đã, ông đành liều thân can gián, dâng sớ xin chém bảy tên quyền gian, quan cao, chức trọng vào loại đầu triều, được vua sủng ái...
Trên đây là trích đoạn mở đầu cuốn tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng Vương triều sụp đổ , phản ánh 60 nǎm suy thoái rồi sụp đổ của cuối vương triều Trần. -
Kỳ Nữ Gò Ôn Khâu
Truyện Dài Dã Sử VH Miền Nam Trước 75
Hoài Điệp Thứ Lang
NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1960CHAPTERS 11 VIEWS 13573
Một tiếng "choang" bật tóe lửa. Kỳ Nữ Gò Ôn Khâu cúi gập người đỡ lưỡi gươm ác liệt. Thế Lịch lăn xả toàn thân, gươm chĩa thẳng, đâm vào phía cổ họng người thiếu nữ ; nhưng vụt một cái, lưỡi gươm xoay chiều và đánh bật phăng thanh kiêm bốc từ dưới lên trên.
Thanh kiếm mỏng bật lên cao. Ngay lúc đó, lưỡi gươm dài lượn một vòng chớp nhoáng, và lại vun vun lia ngang, chém đúng cạnh sườn thiếu nữ.
Ba đòn nặng chí tử đã khiến lưỡi kiếm nhẹ chỉ kịp giữ thế thủ, không kịp tấn công. Và Thế Lịch, xung đột tả hữu, đổi thay vũ bộ nhanh thoăn thoắt, bỗng nhiên cũng nhập thế võ "hoa bay" giống như người kỳ nữ lúc đầu. -
Gươm Thiêng Trấn Quốc
Truyện Dài Dã Sử
Uyên Thao
CHAPTERS 23 VIEWS 13478
Sử chép:
"Đầu thế kỷ 10, Giao Châu đại loạn. Dân chúng nổi dậy khắp nơi, đánh đuổi đám quan lại phương Bắc, cử Khúc Thừa Dụ lên làm Tiết Độ Sứ.
"Khúc Thừa Dụ quê tại Hồng Châu - Hải Dương, là một hào phú nhân hậu được người khắp nước kính phục nhưng cầm quyền chưa tròn một năm đã từ trần.
"Khúc Hạo nối chí cha, lo gấp rút xây dựng guồng máy tự chủ, việc còn dở dang lại lâm trọng bệnh qua đời, chuyển gánh nặng cho con là Khúc Thừa Mỹ. Thừa Mỹ nắm quyền sáu năm thì nhà Nam Hán cử Lý Khắc Chính đem quân sang đánh. Khắc Chính thắng trận, bắt được Khúc Thừa Mỹ, tái lập chế độ đô hộ, nhưng bộ hạ họ Khúc khắp 12 châu tiếp tục kháng cự, trong số có Dương Diên Nghệ."