-
Hạnh Hoa Thôn Phục Hận
Truyện Dài Dã Sử VH Miền Nam Trước 75
Sơn Linh
ĐỒNG TIẾNG xuất bản 1973CHAPTERS 6 VIEWS 17547
Kỵ sĩ gò cương ngựa, nhìn bóng mặt trời đã khuất về Tây. Hoàng hôn phủ xuống núi đồi, sương rừng bay lớp lớp trên không, khí lạnh dâng đầy....
Kỵ sĩ rùng mình, kéo cao cổ áo, giục ngựa lướt tới. Ra khỏi cánh rừng chồi, chàng đã thấy ngọn đồi Hạnh Hoa đứng sừng sững giữa trời, nhiều ngôi nhà đã lên đèn, như ẩn như hiện trong bóng tối lờ mờ.... Kỵ sĩ tìm lối mòn để lên đồi. Chàng bứt lạc ngựa, liệng ra xa, như có ý không muốn gây thành tiếng động trong cảnh tịch mịch của hoàng hôn.... Nhưng tiếng cưòi đùa từ trong một tòa nhà ba gian trên sườn đồi vọng xuống. Ngôi nhà cao ráo, có cổng và đèn lồng giăng mắc bên ngoài. -
Hờn Vong Quốc
Truyện Dài Dã Sử
Huỳnh Dung
CHAPTERS 21 VIEWS 52794
Trên giòng Lỗi Giang xuôi về miền Thanh Hóa có một con thuyền buông xuôi mái chèo. Cô lái đò đã ngưng tiếng hát từ lâu. Trên sông bây giờ chỉ còn nghe tiếng rẽ nước của con thuyền lướt nhẹ trên làn lau sậy và tiếng bì bõm thật khẽ của chiếc dầm bơi.
Trời chiều thật êm.
Gió ngàn phương dường như ngưng thổi, để lại cho không gian một sự im vắng ngộp thở… -
Hồ Sen Voi Phục
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Dã Sử Tủ Sách Tuổi Hoa VH Miền Nam Trước 75
Chân Phương
TUỔI HOA xuất bản 1974CHAPTERS 11 VIEWS 18053
Từ ngoài hàng rào, một chàng trẻ tuổi, thân hình cao lớn, cố hạ thật thấp giọng gọi vào, dường như sợ kinh động đến những con chim đang đậu trên cành hay những đóa hoa đang hé nở trong vườn.
Chàng sắp lên tiếng gọi tiếp thì từ trong ngôi nhà ngói ngự giữa vườn cây một cô gái, tuổi chừng 15, 16 hấp tấp bước ra mở cổng.
Chàng trai ngây ngất đứng nhìn ngón tay tháp bút của nàng đưa lên, để hờ hững trên môi mà tưởng chừng như nàng đang phác một cử chỉ thần tiên chàng chưa từng thấy. -
Huyền Trân Công Chúa
Truyện Dài Dã Sử
Hoàng Quốc Hải
CHAPTERS 28 VIEWS 23155
Dưới triều đại nhà Trần nghiêm cấm con trai, con gái lấy người ngoại tộc. Tuy nhiên, vì nền hòa bình hai nước Đại Việt và Chiêm Thành cũng như “để tránh họa chiến tranh ở phương Nam, cùng nhau rảnh tay đối phó giặc Bắc”, thượng hoàng Trần Nhân Tông hứa gả Huyền Trân cho vua Chế Mân. Vốn dĩ thông cảm và thấu hiểu được nỗi lo của vua cha nên Huyền Trân đã chấp nhận.
Để làm vợ vua Chế Mân, Huyền Trân phải học ngôn ngữ và cả những vũ điệu, ca hát, phong tục tập quán của Chiêm Thành. Tuy quá trình tập luyện gian khổ, song, những điều này đều được công chúa lĩnh hội rất nhanh và thông thạo. Không những thế, nàng còn cố gắng trau dồi và học thật nhuần nhuyễn những điều hay, cái đẹp của nền văn hiến Đại Việt để giới thiệu sang đất nước Chiêm.
Sau khi về làm vợ vua Chế Mân, tài năng và sắc đẹp của nàng khiến nhà vua hài lòng. Ngài rất sủng ái và đã sắc phong Huyền Trân làm hoàng hậu. Song, cũng từ đây, nàng phải đối phó với sự ganh ghét và đố kỵ của hoàng hậu Tapasi. -
Kế Thế
Truyện Dài Dã Sử VH Miền Nam Trước 75
Hồ Hữu Tường
CHAPTERS 5 VIEWS 3424
Năm 1802, Nguyễn phúc Ánh toàn thắng, dẹp nhà Nguyễn Tây Sơn nhất thống sơn hà, dựng lên nhà Nguyễn : ấy là vua Gia Long.
Vua Gia Long sợ ngày sau con cháu Tây Sơn chỗi dậy được, nên ra lệnh đào hết mồ mã của anh em Nhạc, Lử, Huệ cùng của tổ tiên,bắt giết hết dòng họ, không chừa một đứa con nít hay một người đàn bà... Đó là lời sử chép.
Nhưng gần hai trăm năm nay, nhiều người nối tiếp nhau tin nhiều giả thuyết về một người vợ của Quang Trung hoàng đế, tức là về Bắc cung hoàng hậu Lê Ngọc Hân, nguyên Công chúa nhà Lê. Kẻ thì cho rằng vua Gia Long quí nhà Lê, thương hại cho Công chúa nên tha chết cho và thả về dân dã. Sỗ đông lại tin rằng ông vua vừa thắng trận mến tiếc cái sắc đẹp của người vợ góa của vị anh hùng Đống Đa, nên nạp nàng vào cung, khiến nên vị Công chúa nhà Lê có đến hai đời chồng cả hai đều làm Hoàng Đế. -
Kỳ Nữ Gò Ôn Khâu
Truyện Dài Dã Sử VH Miền Nam Trước 75
Hoài Điệp Thứ Lang
NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1960CHAPTERS 11 VIEWS 14388
Một tiếng "choang" bật tóe lửa. Kỳ Nữ Gò Ôn Khâu cúi gập người đỡ lưỡi gươm ác liệt. Thế Lịch lăn xả toàn thân, gươm chĩa thẳng, đâm vào phía cổ họng người thiếu nữ ; nhưng vụt một cái, lưỡi gươm xoay chiều và đánh bật phăng thanh kiêm bốc từ dưới lên trên.
Thanh kiếm mỏng bật lên cao. Ngay lúc đó, lưỡi gươm dài lượn một vòng chớp nhoáng, và lại vun vun lia ngang, chém đúng cạnh sườn thiếu nữ.
Ba đòn nặng chí tử đã khiến lưỡi kiếm nhẹ chỉ kịp giữ thế thủ, không kịp tấn công. Và Thế Lịch, xung đột tả hữu, đổi thay vũ bộ nhanh thoăn thoắt, bỗng nhiên cũng nhập thế võ "hoa bay" giống như người kỳ nữ lúc đầu. -
Kỳ Nữ Gò Ôn Khâu 2
Truyện Dài Dã Sử VH Miền Nam Trước 75
Hoài Điệp Thứ Lang
NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1960CHAPTERS 4 VIEWS 3586
Con ngựa bạch áp mình trên cỏ mà phóng như bay. Trên lưng nó, Kỳ Nữ Gò Ôn Khâu, mái tóc bay tung trước gió theo giải khăn lụa bạch phần phật, mím môi giật giây cương, luôn tay ra roi vun vút.
Người ta nhận thấy con Bạch Tuyết đã thở hơi phì phì đằng mũi như phun khói, nhưng người thiếu nữ vẫn có vẻ nóng nẩy, sốt ruột, hình như cảm thấy con ngựa đi chậm quá !
Con tuấn mã băng ngàn, vượt núi, lao đi như tên bắn. Chẳng mấy chốc, nó đã phi lên một ngọn đồi thoai thoải, xuống dốc, đập vó rào rạo trên đường đất đỏ rồi vùn vụt len lỏi qua những gốc thông già thằng tắp. -
Kỳ Nữ Họ Tống
Truyện Dài Dã Sử
Nguyễn Văn Xuân
CHAPTERS 19 VIEWS 26828
Một buổi sáng sớm, chùa Thiền Long ở cách Kim Long chừng ba dặm có người lạ đến trú mưa. Cơn mưa dài dòng, lê thê, cái mưa thúi đất nổi tiếng, cái mưa mang theo cái lạnh của rừng, của biển, của đồng nội, của Trường Giang làm tê liệt một số hoạt động thương mãi. Đất trời, qua núi rừng giáp nhau trắng xoá muốn tan thành hơi nước.
Vị khách lạ chống nạng, mặt bầm tím, ra dáng lam lũ, co ro vừa dòm mưa, vừa nhìn chùa, lúc muốn bước vào, lúc lại lưỡng lự, thái độ cực kỳ do dự.
Thấy khách thập thò mãi nơi cửa Tam quan mà cái nón lá rách nát không che nổi gió lạnh từ đồng vắng vi vút tạt qua, một chú tiểu thương hại chạy ra gọi vào. Người khách có vẻ bạc nhạc, như không đứng vững thêm gợi lòng thương của chú tiểu. Chú lấy chén nước trà nóng bưng cho khách uống. Khách cám ơn, cầm chén nước toả khói áp lên đôi mắt đục lờ, mệt nhọc rồi nhấm từng ngụm nhỏ. Không biết khách đang nhìn vào đâu. Cặp mắt đang mở, mi mắt còn chớp, nhưng khách hình như không dùng nó vào việc gì khác hơn để người khác biết mình chưa chết . -
Lá Cờ Thêu Sáu Chữ Vàng
Truyện Dài Dã Sử
Nguyễn Huy Tưởng
CHAPTERS 18 VIEWS 8518
Lá Cờ Thêu Sáu Chữ Vàng kể về người anh hùng 16 tuổi Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, gặp buổi rợ Mông Nguyên sang cướp nước Nam, đã chiêu mộ sáu trăm người, kết làm anh em, đánh giặc. Chỉ với trăm trang in, Nguyễn Huy Tưởng đã vẽ nên bức tranh rộng mở về cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai với hội nghị của vua tôi nhà Trần ở bến Bình Than quyết định đánh hay hàng, đến trận Hàm Tử Quan do đích thân Trần Hưng Đạo điều binh khiển tướng. Với góc nhìn của người viết dã sử, Nguyễn Huy Tưởng đã “cho” Trần Quốc Toản xuống bến Bình Than xin chủ chiến, và được ban trái cam và chàng đã bóp nát lúc nào không biết...
-
Lê Thái Tổ
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Chu Thiên
CHAPTERS 12 VIEWS 1533
Mặt giời đã lặn, còn ít ánh nắng rớt lại đỏ rực miền tây, nhuộm vàng những ngọn cây cao và mấy rẫy đồi núi xa xa. Chim chốc đã về bụi, riu rít tranh cành để chủ. Ngoài đồng không còn ai làm lụng. Thỉnh thoảng, trên đường về, mấy người nhà quê rảo bước. Giời tối dần, sóa nhòa những hình ảnh xa xăm...
Trần Nguyên Hãn quẩy gánh dầu mải miết đi về. Nhưng đường xa, giời tối, không thể kịp nữa, chàng ngập ngừng tìm nơi trọ. Thì một cái quán bên đường đang le lói lửa, chàng vào gõ cửa gọi, ở trong một ông lão mày râu bạc trắng đạo mạo đi ra. Chàng vái chào và ngỏ ý muốn nghĩ trọ một tối. Ông lão vui vẻ mời chàng vào, vừa đi vừa nói :
- Hân hạnh cho giờ này được gặp tráng sĩ !
Lần dầu tiên được người xưng hô mình như vậy, Trần Nguyên Hãn nửa mừng và nửa lo. Chàng vào chăm chú ngắm xem tứ phía. Quán rất sạch sẽ, song vắng vẻ không một bóng người. Ông cụ thấy chàng có ý suy xét, liền nói:
- Già này ở đây có mỗi một mình, tính già không muốn ở gần nơi huyên náo, chung đụng với nhiều người, nên phải lập ngôi quán này. -
Lê Văn Khôi
Truyện Dài Dã Sử
Đào Trinh Nhất
CHAPTERS 16 VIEWS 3979
Giữa năm Kỷ Mảo (1819), vua Gia Long phát bệnh, tự liệu mình không qua khỏi thiên số, liền giáng chỉ vời ông Duyệt về triều, để phú thác hậu sự.
Ông giao ấn tín Gia Định thành Tống trấn cho ông Huỳnh Công Lý quyền tạm, rồi tức tốc lên đường, đi suốt đêm ngày ra kinh đô.
Nằm trên giường bệnh, vua Gia Long truyền gọi ông Duyệt lại gần, lấy lời ân cần dặn bảo ông hết lòng giúp đở tự quân:
- Trẫm vẫn biết khanh là người trung, nghĩa lại nhiều lịch duyệt việc đời, tự quân một mai thân chính, chắc hẳn quốc gia đại sự, ban đầu hãy còn bỡ ngỡ, vậy khanh phải nghĩ phúc nước lợi dân làm trọng, mỗi việc đều nên trịnh trọng suy xét, phò tá tự quân, chó phụ lòng trầm tin cậy, ký thác. -
Lĩnh Nam Anh Kiệt
Kiếm Hiệp Dã Sử VH Miền Nam Trước 75
Ngũ Lang
CHAPTERS 15 VIEWS 2827
Một vùng bờ cỏi Lĩnh Nam mênh mông rộng và từ ngày Nùng Đại Huynh lên ngôi Viên ngoại đem tài tế thế an bang ra sửa trị thì khắp nơi đều an cư lạc nghiệp, ruộng đất phì nhiêu thiên hạ thái bình.
Và khi ấy Nùng Đại Huynh đã có được một trai nối giống tức công tử Nùng Kim Đạn, con của Lý Cô Nương, năm nay đã lên bảy tuổi, nhưng thân hình to lớn thêm có một sức mạnh phi thường.
Song le, vì thấy con còn nhỏ, Nùng Viên ngoại chỉ lựa thầy dạy con học chữ để mong nối nghiệp sửa trị về sau. -
Loạn Kiêu Binh
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Nguyễn Triệu Luật
TÂN DÂN xuất bản 1939CHAPTERS 5 VIEWS 2169
Hôm ấy vào một buổi trưa cuối tháng mười, năm Nhâm-dần, về năm Cảnh Hưng thứ bốn mươi ba, sáu ngày sau việc quân Tam-Phủ dựng chúa Trịnh, Đoan-Nam-vương.
Các cửa hàng phố hàng Buồm đã bắt đầu sửa-soạn cúng Tài-Thần đầu tháng.
Hiệu Nam-Phan tửu-điếm, hôm ấy, trái lệ thường, hơi ế hàng. Mọi bữa thì độ gần Ngọ, con gà luộc thứ mười đã được đem ra chặt và con lợn quay ít ra cũng khuyết đến hai đùi một lườn. Hôm ấy, trái lệ thường, hai con gà treo từ sáng vẫn còn nguyên, nếu chủ nó chẳng cao-hứng lấy nửa con ra đánh chén.
Chủ-hiệu, một người Tàu chỉ còn Tàu ở bộ quần áo nhiễu màu ngân-hôi dài lượt-mượt, cùng chiếc áo hoàng-mã-quải bông ngắn ngủn phủ ngoài, là một người Tàu họ Phan, sinh-trưởng bên ta, nhiễm hết cả phong-tục, ngôn-ngữ, cử-chỉ ta. Ông họ Phan, tổ-tiên rời sang ở Phố-Hiến từ trước đời vua Lê trung-hưng. Đến đời chúa Trịnh Dương-Vương, một người họ Phan vào làng ta, đỗ tiến-sĩ làm quan tới Ngự-Sử, mới xin riêng cho họ Phan được lên ở Kinh-kỳ. Ơn ấy nguyên kỳ thủy là ơn riêng cho họ Phan, sau thành ra ơn chung cho một vài họ Tàu khác. -
Lửa Cháy Thành Tây Đô
Truyện Dài Dã Sử VH Miền Nam Trước 75
Sơn Linh
ÁNH SÁNG xuất bản 1974CHAPTERS 6 VIEWS 3744
Bạch Y Lang bước nhẹ trên mái nhà vi biết dưới chân mình là nơi ăn ở của bọn Huyền Không, Thiện Hùng và Kỳ Phong. Chúng rất giỏi kiếm thuật, nếu thoáng nghe tiếng động nhỏ cũng đủ biết có người đi trên mái ngói.
Bạch Y Lang lên gần trên nóc lầu thì nghe có tiêng thì thầm ở dưới chân. Họ Bạch khòm sát xuống lắng nghe.
Có tiếng nói bên trong :
- Thiện huynh đừng nóng giận ! Sẽ có ngày tên ấy cũng phải đền tội.
Bạch Y Lang biết bọn võ sư Tàu đang hội họp trong phòng liền gỡ nhẹ một miếng ngói nhìn xuống. Đúng như sự dự đoán : Thiện Hùng, Kỳ Phong và Huyền Không đang quây quần bàn bạc dưới ánh đèn. -
Lửa Rừng Khuya
Truyện Dài Dã Sử VH Miền Nam Trước 75
Hoài Điệp Tử
HOÀNG LÂM xuất bản 1963CHAPTERS 8 VIEWS 3008
Núi rừng Sơn Minh vào mùa Đông năm 1788.
Buối sáng, trời vần vũ mây và rất lạnh. Lớp lớp sương mù làm đục ngầu cả không gian, kéo giăng lê thê, tưởng chừng như không bao giờ tan biến được.
Trong cái giá lạnh của một mùa Đông xám ấy, nhà nhà bế kín cửa, không ai còn muốn ra đứng giữa đất trời để hứng lạnh hoặc chịu sự rét mướt, thứ rét mướt mà người ta ngở như có thể làm khô đọng lại những giòng máu trong cơ thể con người.
Thế mà ở Lạc Hòa thôn, trên khoảng đất trống trên sau ngôi chùa cổ, lại có một người trẻ tuổi khinh thường sức lạnh của gió núi sương rừng. Người trẻ tuổi ấy gọn gàng trong bộ võ phục màu lam, bàn tay rắn chắc của chàng giữ chặc chuôi đồng của một thanh trường kiếm, rồi điều khiến thứ khí giới đó quay vun vút giữa khoảng không. -
Lưỡi Gươm Cứu Quốc
Truyện Dài Dã Sử
Phi Long
CHAPTERS 15 VIEWS 17812
Sau khi kéo quân sang đánh Việt Nam với danh nghĩa là phù Trần diệt Hồ. Trương Phụ và Mộc Thạnh diệt luôn nhà Hậu Trần bắt giết cả con cháu nhà Trần, chiếm được châu Thuận Hóa và Tân Bình rồi làm sổ biên số dân đinh hai châu ấy đặt quan cai trị để quân phòng giử biên giới Chiêm Thành và rút quân mang theo một số nhiều đàn bà, con gái về Tàu.
Hoàng Phúc ở lại cai trị An Nam (tên nước ta thời ấy) với chánh sách đồng hóa dân ta thành dân Tàu.
Phúc buộc dân ta lập ra miếu đền bắt dân ta thờ cúng như dân Tàu cho đến sự học hành, cách ăn mặc đều giống người Tàu cả. Phúc vơ vét sách vở của ta đem về Tàu cho sạch di tích. -
Lý Trần Tình Hận
Truyện Dài Dã Sử
Ngô Viết Trọng
CHAPTERS 19 VIEWS 10787
Làng Lưu Xá thuộc phủ Hưng Hà là một làng lớn nằm gần biển. Hầu hết dân làng đều sống với nghề đánh cá. Làng này nổi tiếng làm ăn thịnh vượng, dân chúng phần đông vẫn dư ăn dư để. Cũng vì thế, thỉnh thoảng những bọn cướp từ đâu đâu lại đột xuất viếng làng. Không phải chỉ cướp bóc của cải, nhiều lần chúng còn giết hại các chức sắc, trai tráng, những người chống lại chúng và có khi chúng bắt theo cả con gái đẹp trong làng nữa
-
Máu Chảy Ruột Mềm (Biển Trầm Luân)
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Hồng Tiêu
CHAPTERS 2 VIEWS 753
Trời mờ mịt mấy, đất điều hiêu gió, chim sầu lẻ bạn, lá thãm lìa cành. Cái quang cảnh thành Thăng Long lúc bấy giờ thiệt là thê lương, thiệt là tịch mịch, thế thi nhơn đân ở trong cái quang canh ấy ra làm sao ?
Trên một con đường bên thành kia, một tốp quân Tàu sắp hàng hai, gươm trần dàng mặt như long như hổ, rần rần rộ rộ kéo đi. Một chàng thiếu niên mặt tròn, da trắng, miệng rộng trán cao, hai tay bị trói ké ra sau lưng, và đi và miểm miểm cười. Bên chàng có một người đàn hà mặc đồ trắng, riếu riếu bước theo, bỏ tóc xã, đi chưn không, người thì gầy, bụng thì chửa, mà đôi con măt dầm dề hai hàng nước mắt. Chàng là ai ? Tại sao mà bị người cột trói ? Quân giã mau kia dẫn chàng đi đâu mà có gươm gìn, giáo giữ làm vậy ? Lại người đàn bà kia là ai ? Đối với chàng có quan hệ gì ? -
Mùa Biển Động Tập 1 - Những Đợt Sóng Ngầm
Truyện Dài Dã Sử
Nguyễn Mộng Giác
CHAPTERS 13 VIEWS 36524
Toàn bộ trường thiên tiểu thuyết Mùa Biển Động không phải là một bộ tiểu thuyết lịch sử. Tác giả không có khả năng, mà cũng không có ý định ghi lại các biến chuyển lịch sứ Việt Nam từ 1963 đến nay. Tác giả chỉ mong ước ghi lại biến chuyển tâm trạng của một thế hệ thanh niên trong giai đoạn đó mà thôi.
Cho nên mặc dù tác phẩm có mô phỏng một số mẫu sống, một số nhản vật, một số sự kiện lịch sử có thật, nhưng Mùa Biển Động chỉ là sản phẩm của tưởng tượng. Nhũng người từng tham dự vào các biến động lịch sử trong giai đoạn này chắc chắn thẩy rõ điều đó.
Sở dĩ có lời thưa này, là vì cho đến nay, vẫn còn rất nhiều bạn đọc không muốn phân biệt giữa sự thực lịch sử và sự thực tiểu thuyết.
Đâu là sự thực của đời sống? Đó là điều tác giả quan tâm trước tiên khi dự định viết bộ trường thiên tiểu thuyết này. -
Mười Hai Sứ Quân - Tập 1
Truyện Dài Dã Sử
Vũ Ngọc Đĩnh
CHAPTERS 78 VIEWS 38311
Cuối thời Bắc thuộc lần thứ ba, Ngô Quyền ở Đường Lâm hưng binh rửa hận cho nhạc phụ là Dương Diên Nghệ, giết phản tướng Kiều Công tiễn, thừa thắng nương vào sóng nước Bạch Đằng giang mà phá tan quân Nam Hán, mở ra cho nước ta thời đại tự chủ đầu tiên. Vận nước vừa mới sáng đã lại mờ, Ngô Vương ở ngôi chỉ được 6 nÇŽm, để lại đằng sau Vương cả một thời đại hỗn loạn.
NÇŽm sau, Giao Châu thực sự đại loạn. Khắp nơi giặc cướp nổi lên, cường hào chiêu mộ binh lính mạnh ai người ấy chiếm giữ một vùng. Lớn và mạnh hơn cả có mười hai nhân vật xưng hùng, sử gọi là "mười hai sứ quân". Loạn mười hai sứ kéo dài đến tận 23 nÇŽm mới cáo chung với những trận đại thắng của "Động chúa Hoa Lư là Đinh Bộ Lĩnh". -
Mười Hai Sứ Quân - Tập 2
Truyện Dài Dã Sử
Vũ Ngọc Đĩnh
CHAPTERS 41 VIEWS 14930
Mười Hai Sứ Quân (Trọn Bộ 2 Tập) là tiểu thuyết lịch sử gồm hai tập với 119 hồi. Tác giả lấy văn nghệ thể hiện văn hóa, đem lịch sử dựng thành tiểu thuyết, đưa tích sử vào các sự việc tưởng tượng, bám vào căn bản lịch sử để cho tiểu thuyết không thành hoang đường mị hóa. Như thế thì cái "không có" vẫn chứa đựng "những cái có thật".
Đinh Bộ Lĩnh mất cha từ nhỏ, lang thang trong đám mục đồng, lấy rong chơi làm lẽ sống, tại sao lại có được cái chí "khuất phục chúng anh hùng trong thiên hạ", tại sao lại có được hành vi tráng liệt "phất cờ dựng nước", một tay mục đồng lại có thể có được cái kho hùng tài thao lược ở trong lòng để mà ra binh dàn trận, tung hoành như ở chỗ không người giưa Mười Hai Sứ có đủ binh tướng cầm cự với nhau lâu đến như vậy được. Một trí óc mục tử, tại sao lại có thể thực hiện được lần đầu tiên trong lịch sử nước ta một "quốc gia" thực sự với những triều nghi triều chính? -
Nam Quốc Sơn Hà (Anh Hùng Tiêu Sơn 5)
Truyện Dài Dã Sử
Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ
CHAPTERS 50 VIEWS 58506
-
Nàng Châu Long
Truyện Dài Dã Sử
Như Hiên
CHAPTERS 11 VIEWS 2380
Từ thôn Hạ lên thôn Thượng phải đi một quãng đường đất khá xa. Nhưng dân chúng cả hai thôn, phần nhiều dùng đường tắt. Họ chỉ việc leo qua ngọn đồi trọc và lội hết thửa ruộng của cụ Phó Mỹ là đến nơi.
Nhà thầy đồ Phượng Cương ở ngay xóm dưới thôn Thượng, nên những học trò thôn Hạ thích đi lối này. Chẳng phải vì gần, mà vì được leo đồi, được vầy nước...
Tinh mơ nào cũng vậy. Các chú bé đầu còn để chỏm trái đào, tay cắp quyển rủ nhau tung tăng đi học. Suốt dọc đường chúng tha hồ nô giởn đuổi bướm; hái hoa, và khi sắp bước xuống ruộng nước là chúng bắt đầu hò nhau cởi quần áo cặp vào nách. Thế là tồng ngồng, mạnh đứa nào đứa nấy la hét hắt nước bừa bãi vào nhau. -
Nàng Công Nữ Ngọc Vạn
Truyện Dài Dã Sử
Ngô Viết Trọng
CHAPTERS 27 VIEWS 14901
Tại sao các sử gia triều Nguyễn lại làm ngơ không nhắc đến, hoặc có nhắc đến thì cũng nhắc một cách chiếu lệ, hững hờ đối với người đàn bà đóng góp đầu công trong cuộc Nam Tiến vĩ đại này? Người đó là ai? Chính là Công Nữ Ngọc Vạn!
Công nữ là từ để gọi con gái của một vị chúa, không nên lầm lẫn với công chúa là con gái của vua. Sở dĩ sau này có người gọi công chúa Ngọc Vạn đó chỉ là cách gọi theo khi chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, thân phụ của vị công nữ này được nhà Nguyễn tôn phong là Hi Tôn Hiếu Văn hoàng đế. Công nữ Ngọc Vạn được gả cho vua Chân Lạp là Chey Chetta 2 vào năm 1620 và được sắc phong hoàng hậu Chân Lạp. Khi vua Chey mất, hai người con của bà Chau Ponhea To rồi Chau Ponhea Nou lần lượt lên làm vua, Ngọc Vạn đương nhiên trở thành thái hậu nước Chân Lạp. -
Nặng Gánh Cang Thường
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Hồ Biểu Chánh
TÂN PHÁT xuất bản 1953CHAPTERS 14 VIEWS 21939
Bộ truyện nầy thuộc về nhà Lê, nhằm triều vua Thánh Tôn, trong khoảng hai ba năm trước khi vua thăng hà. Vua Thánh Tôn là con thứ của Thái Tôn. Ngài tên là Tư Thành. Ngài có hai người anh: một Nghi Dân, hai Bang Cơ. Vì bà Hoàng hậu là mẹ của Nghi Dân bị tội nên vua Thái Tôn lập Bang Cơ lên làm Thái tử tồi phong Nghi Dân làm Lạng Sơn Vương, và Tư Thành làm Bình Nguyên Vương. Khi vua Thái Tôn băng, triều đình tôn Thái tử Bang Cơ lên nối ngôi đặng 17 năm, rồi bị anh là Lạng Sơn Vương giết mà giành ngôi. íến năm Canh Thìn (1460) các quan đại thần thấy Lạng Sơn Vương tàn bạo, mới hiệp nhau mà giết đi, rồi tôn Bình Nguyên Vương, tức là vua Thánh Tôn.
Vua Thánh Tôn là một đứng hiền lương minh triết. Khi ngài mới lên ngôi, thì ngài đặt niên hiệu là Quan Thuận. íến năm Canh Dần (1470) ngài mới đổi niên hiệu lại là Hồng íức. Ngài làm vua trong 36 năm đầu, thì ngài hằng lo kế chí vua Thái Tổ, vua Thái Tôn và vua Nhơn Tôn mà giữ gìn biên giới, khai hóa thần dân, bởi vậy ngoài ải thì lân quốc kỉnh đức kiêng oai, trong nước thì sĩ thứ an cư lạc nghiệp. Nước Việt Nam hồi đời ấy cũng đáng gọi là đời thạnh trị. -
Nghĩa Sĩ Thành Tây Đô
Truyện Dài Dã Sử VH Miền Nam Trước 75
Sơn Linh
ÁNH SÁNG xuất bản 1974CHAPTERS 6 VIEWS 3669
Núi Đôn sơn, ở về hướng Nam thành Tây đô là chốn tôn nghiêm, có nhiều ngôi chùa được xây cất lâu đời.
Từ khi nhà Hồ chọn Thanh hóa xây dựng thành Tây đô thò các ngôi chùa ở đây càng được chú ý. Đến khi quân Minh mượn danh nghĩa "phù Trần, diệt Hồ" kéo quân sang chiếm nước ta, lại càng chú ý trùng tu các ngôi chùa cổ trên núi nầy. Quân Minh còn đưa sang những vị hòa thượng người Tàu để giữ mối giềng đạo giáo.
Cảnh vật ở Đôn sơn không mấy âm u, sầm uất nhưng cũng đáng là nơi trang nghiêm để tiện việc tụng niệm tu hành. Nơi đây lại rất gần Tây đô nên dễ dàng cho khách thập phương đến viếng.
Từ Đôn sơn đến Tây đô chỉ cách nhau có vài dậm đường, có một con đường rộng và thang, lót toàn đá hoa, chạy vào cửa Nam thành pnố. Con đường này còn được gọi là Hoa Nhai, con đường có nhiều dinh thự nhứt đế đô.
Bây giờ đã quá giờ Tuầt, đêm càng khuya, trơi càng lạnh buốt xương. Con đường Hoa Nhai từ cửa Nam đền Đôn sơn lặng lè như tơ, nhưng trên ngôi chùa Vạn Hoa có ba ngươi vẫn còn thức... -
Ngược Đường Trường Thi
Truyện Dài Dã Sử
Nguyễn Triệu Luật
CHAPTERS 6 VIEWS 6230
Sau khi cướp ngôi nhà Lý, nhà Trần lo củng cố quyền lực. Một trong công việc này là tìm mọi cách tiêu diệt hết những người lãnh đạo của triều đại cũ, và đồng thời tê liệt hóa hoạt động của tông thuộc hay các bầy tôi của triều đại này. Công tác ấy có hy vọng giúp tránh được hậu họa mất ngôi báu về tay triều đại cũ.
Nhà Trần làm những gì để ngăn ngừa hậu họa đó?
Lật lại các trang sử cũ, ta thấy có 3 phương cách nhà Trần áp dụng:
a) tiêu diệt những người lãnh đạo.
b) đầy ải một số ở những nơi xa xôi.
c) xóa tông tích lý lịch để những kẻ chống đối tiềm thế không còn nhớ tới nguồn gốc của mình. -
Người An Nam
Truyện Dài Dã Sử VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Công Hoan
ĐỜI MỚI xuất bản 1945CHAPTERS 22 VIEWS 630
Vì sắp có cuộc hành hình mấy tội nhân An Nam, nên dân Chiêm Thành nô nức nhau vui vẻ, kéo đến pháp trường đông lắm, như đi xem đám Hội.
Xung quanh bãi cỏ rộng, dưới ánh mặt trời le lói, già, trẻ, lớn, bé, đàn ông, đàn bà đứng sít nhau, như một hàng rào người. Họ lấy đầu đề ở hai người bị trói rặt cánh khuỹu bên cái cọc lớn, chôn xâu vào đất, để nói, cười, đùa, bỡn.
Những lính tráng vác gươm dáo, đi đi lại lại im lặng. Tai họ không làm việc, vì họ không để ý đến tiếng sôn sao. Nhưng mắt họ hoạt động nhiều, họ phải luôn luôn lò xét xem trong đám đông, có lẫn vào đó một người nào giáng điêu khả nghi không. -
Người Đẹp Thành Phiên Ngung
Truyện Dài Dã Sử VH Miền Nam Trước 75
Sơn Linh
ÁNH SÁNG xuất bản 1973CHAPTERS 10 VIEWS 24505
-
Người Thăng Long
Truyện Dài Dã Sử
Hà Ân
CHAPTERS 19 VIEWS 10897
Trời đã về chiều. Rặng Yên Tử xa xa đã sẫm màu, một màu tím mơ màng, bí mật. Một người cưỡi ngựa phi nước kiệu trên con đê thấp viền dòng sông Lục Đầu, hai bên trồng một giống nhãn gốc to, thân vặn cong xuống, tán thật thấp, lá cành loà xoà cả ra giữa mặt đê. Những con chuồn chuồn “đi tu”, bay đứng im lìm trên không trung, chỉ có đôi cánh khẽ run rẩy.
-
Người Thù Của Mặt Trời
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Lan Khai
CHAPTERS 14 VIEWS 964
Từng trận gió ẩm sương thổi mạnh từ phương Bắc lại làm cho cả cảnh sa mạc, đỏ rực ánh mặt trời tà, vang thành những tiếng tinh tinh, tang tang kỳ dị. Ấy là cái khúc nhạc mênh mông của những chiều hè xứ Ngoại mông cổ, mà sức quyến dũ phi thường đã khiến tâm hồn cái dân thiết huyết và mọi rợ nơi này nhiều lúc phải vẩn vơ mơ mộng. Họ cho đây là cái tiếng gọi của một thứ gì u linh huyền bí, và, quanh nó đã bày đặt ra rất nhiều chuyện hoang đường. Cũng có người - như vì chúa tể cái dân hùng hổ nọ - ngỡ rằng hiển tượng kia chính là những tiếng khóc than của cuộc sống, mỗi khi nó sắp làm vào cảnh tối tăm gây nên bởi sự vắng mặt của thái dương.
-
Nguyễn Trãi Phá Đông Đô
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Đông Giang
CHAPTERS 4 VIEWS 7028
"Bách Tằng Lầu" tức là cái lầu trăm tầng đo tay ông Nguyễn Trãi dựng lên ở bến Bồ đề (tức đầu cầu đất Hanoi bây giờ) từ năm 1426. Nhờ có cái lầu ấy mà rõ được hết nội tình Đông Đô (Hanoi) khiến cho 15 vạn quân Tầu là bọn Vương Thông, Trần Trí ở trong thành Đông Đô đành phải thức thủ chịu chết, không còn có thề giở trò gì được nữa, dù rằng quân Vày thành của NguyễnTrãi chỉ có 5 vạn.
Trước kia Nguyễn Trãi đã dùng kế "tầm ăn giâu", cứ lần lần chiếm lấy hết các châu, quận sung quanh khiến cho đại đội quân Tầu phải thu rồn vào cả thành Đông Đô. Ông biết Đông Đô không thể phá vỡ được, chỉ có cách bố chí trường truyến bao vây để chờ quân giặc kiệt lương cùng sức mà thôi. -
Nguyễn Trãi - Quyển 1. Oan Khuất
Truyện Dài Dã Sử
Bùi Anh Tấn
CHAPTERS 21 VIEWS 23970
Ngày 27 tháng 7 âm lịch 1442 (Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3), vua Lê Thái Tông đi tuần ở miềm đông, duyệt quan ở thành Chí Linh, Hải Dương; Nguyễn Trãi đón vua ngự chúa Côn Sơn, nơi ở của ông. Ngày 4 tháng 8 vua về Trại Vải (Lệ Chi Viên) - Bắc Ninh, đêm hôm đó thì băng hà. Lúc băng hà có Nguyễn Thị Lộ, người thiếp yêu quý của Nguyễn Trãi, bên cạnh. Triều đình quy Nguyễn Thị Lộ tội giết vua, Nguyễn Trãi và gia đình bị án tru di tam tộc và bị giết ngày 16 tháng 8 năm đó.
Đêm cuối trong nhà ngục, Nguyễn Trãi nghĩ gì?
Cuốn sách này dẫn bạn khám phá muôn vàn uẩn khúc của lịch sử thời đại Nguyễn Trãi.
Cuốn sách này cũng dẫn dắt bạn khám phá muôn vàn uẩn khúc trong tâm hồn một con người mà về sau thế giới phải nghiêng mình. -
Những Bộ Áo Cà Sa Nhuộm Máu
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Vũ Quân
CHAPTERS 20 VIEWS 1862
Người đi bộ chẳng đáp lại nửa lời, nhẩy sổ ngay lại chém luôn người cưỡi ngựa. Hai tên thủ hạ cũng xống vào trợ lực.
Hai người cưỡi ngựa nhanh như cắt, rút phắt dao quai đeo ở yên ngựa ra đối địch, nhưng chưa đầy ba phút đồng hồ, một người đã bị một nhát dao chém sâu vào vế ngã lộn nhào xuống đất và một người bị chém vào giữa lưng, chết gục trên yên ngựa.
Hai con ngựa đều bị bọn cướp đường nhanh tay nắm lấy cương giữ lại, và người ngã xuống đất chưa kịp chống tay nhỏm giậy đã bị bồi thêm một nhát dao nữa vào cổ, máu phun ra như tưới.
Ba tên cướp đường lần lưng hai người tử trận, lấy được hai cái hầu bao trong đựng thẻ thuế thân của hai người và có tất cả ước chừng trăm đồng bạc hoa xoè.
Tên tướng giữ lấy hai cái thẻ, còn tiền thì giao cho thủ hạ. -
Nổi Lòng Đồ Chiểu
Truyện Dài Dã Sử VH Miền Nam Trước 75
Phan Văn Hùm
TÂN VIỆT xuất bản 1957CHAPTERS 6 VIEWS 3816
-
Ông Đội Cấn
Truyện Dài Dã Sử
Hà Ân
CHAPTERS 11 VIEWS 7976
Đội Cấn lắng nghe những tiếng động của một đêm sắp tàn. Trời còn tối nhưng tiếng gà gáy sáng đã eo óc xa xa. ở bên trại lính khố xanh Thái Nguyên, sức sống đang uể oải trỗi dậy; tiếng bàn ghế lục cục, tiếng nồi niêu va chạm, tiếng sạp giường tre rên lên cót két. Mọi tiếng động đều có vẻ bất ngờ. Hình như trong dãy nhà thấp mái tôn này mọi người e ngại làm động tới giấc ngủ hiếm hoi của trẻ thơ hoặc sợ hãi một điều gì đây sẽ làm đảo lộn cả cuộc đời mà họ đã quen chịu đựng từ lâu. Nhưng một bước chân vụng về nào đó đụng phải một đồ vật bằng kim loại gây thành một tiếng động lanh lảnh. Rồi thình lình tiếng trẻ khóc thét lên. Tiếng khóc như tiếng mèo kêu. Chắc đứa trẻ cũng gầy guộc như một nhách mèo con đói sữa. Đội Cấn nằm chìm trong mớ âm thanh quen thuộc ở nơi đã trên mười năm ông tiêu hoài tuổi trai trẻ của mình. Dãy nhà thấp mái tôn có mười mấy gian. Nhà chung tường, chung ngõ, chung bếp theo một kiểu cách gặp bất kỳ ở ven một cái đồn khố xanh, khố đỏ miền trung du và mạn ngược.
-
Ông Đồ Làng Nhị Khê
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Dã Sử Tủ Sách Tuổi Hoa VH Miền Nam Trước 75
Chân Phương
TUỔI HOA xuất bản 1973CHAPTERS 9 VIEWS 15747
Một cây đa già có đến một trăm năm, cành lá xum xuê, tỏa bóng xuống một khoảnh đất rộng rãi phẳng phiu ở ngay đầu làng Nhị Khê. Nơi đây mát mẻ suốt ngày kể cả những buổi trưa hè oi bức nên từ sáng sớm đến lúc sẩm tối không mấy lúc vắng người.
Từ những khách lạ phương xa đến các bà trong làng đi chợ ở những xã kế cận, ai cũng lấy nơi đây làm chỗ nghỉ chân. Không tiền, bỏ nón ra, phe phẩy mấy cái cũng xong. Dư dả thì ghé vào quán nước dựng ngay dưới cây đa, uống bát nước chè tươi, ăn cái bánh, hỏi thăm đường, hoặc nói vài ba câu chuyện.
Quán thật khang trang mặc dầu mái chỉ lợp bằng tranh và bàn ghế đóng bằng tre nứa. Bà hàng đã đứng tuổi, nhai trầu, môi cắn chỉ, lúc nào cũng tươi cười chào đón khách dù lạ hay quen. -
Rỡn Sóng Bạch Đằng
Truyện Dài Dã Sử
Lan Khai - Nguyễn Tố
DUY TÂN THƯ XÃ xuất bản 1942CHAPTERS 15 VIEWS 1000
Vào khoảng cuối giờ Mùi, đầu giờ Thân chi đó, ngày mồng mười tháng tám năm Tân dậu, niên hiệu Lê cảnh Hưng thứ hai, chúa Minh Đô Vương Trịnh Doanh, người ta bỗng thấy vô số chiến thuyền, không rõ tự đâu hiện ra, đỗ bạt ngàn cả một khúc sông Bạch Đằng, xa xa về phía dưới huyện Đông triều một chút. Thực là từ cái ngày Hưng Đạo-Vương phá tan giặc Mông cổ đến nay, sông núi vùng Đông triều mới lại thấy một cảnh lượng hùng tráng như vậy.
Đoàn chiến thuyền mỗi lúc một đông thêm, đủ các kiểu và các hạng, từ thứ lâu bằng ba cột buồm và mỗi bên trăm mái chèo đến thứ khinh chu, thân giài và thon, có thể lao trên mặt nước mau như tên bắn. Có điều đáng chú ý là, bất kỳ lớn nhỏ chiếc nào cũng sơn đen và đằng mũi điểm hai con mắt tô màu trắng. Thành thử nếu đứng xa mà trông người ít tưởng tượng đến đâu cũng nghĩ ngay đến sự xuất hiện của một đàn thủy quái. -
Rửa Tay Gác Kiếm
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Dã Sử VH Miền Nam Trước 75
Thẩm Thệ Hà
KHAI TRÍ xuất bản 1971CHAPTERS 3 VIEWS 3696
Trời vừa tối.
Tại một ngõ hẻm đường Hoàng Diệu, con nít đâu mà đông quá, tràn ngập cả lối đi. Người lớn biến đâu mất hết, mà chỉ còn toàn con nít. Tiếng ồn ào vang lên từng chập. Tiếng nhạc từ các máy Truyền hình trong nhiều nhà vọng ra, hòa với những điệp khúc ồn ào bất tận, tạo thành một âm thanh hỗn độn, nhức nhối, chói tai.
Trước một ngôi nhà giữa ngõ hẻm một đám trẻ con trên hai mươi đứa đang chen chúc trước cánh cửa sắt, xem đài truyền hình Mỹ. Đó là một phim cao bồi đang hồi bắn nhau kịch liệt. Đám con nít trố mắt xem mê mẩn, miệng không ngớt la lối:
- Bắn nó! Bắn nó!
- Rồi đời một mạng!
- Đấm vào mặt nó.
- Hay! Tuyệt! -
Sắc Đẹp Ngai Vàng
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Chu Thiên
CHAPTERS 10 VIEWS 1024
Trời vừa đổ tối. Cảnh vật hãy còn nhờ nhờ cố hết sức chống lại với bóng tối nhá nhem. Nhưng vô hiệu, màn đen đã dần dần phũ kín...
Dừng ngựa lại, xuống đường, một thiếu niên ngơ ngát, nhìn quanh, chú mục tìm nhà người quen trong đám cây xanh nhòa tối chỉ còn là một chấm đen đồ sộ. Rồi thiếu niên, tay giắt cương đi thủng thẳng đến một cái cổng, kéo cái liếp che ngoài ra, và hỏi to lên rằng:
- Bác Hai có nhà không ? Sao chưa thấy cho đuốc lên ?
Ở trong có tiếng đưa ra :
- Ai đấy ? Đã tối hẳn đâu ! Và chả có việc gì, thắp chi cho phí dầu.
- Lại còn chưa tối ! Bác thử trông xem có ra mặt tôi là ai nào ?
- Trông chẳng rõ ai cả ! Nhưng chắc là người quen. Để tôi gọi thắp lửa lên xem.
Bóng người lại trở vào nhà và gọi to :
- Tân thắp đuốc mau lên nhá !
Còn thiếu niên lặng lẽ giắt ngựa buộc vào gốc cây nhãn cổ thụ ở ngay cưa; rồi chàng ung dung bước vào nhà, ngồi vào trường kỷ. Một lát sau, chủ nhà cầm đuốc lên. -
Sao Khuê Lấp Lánh
Truyện Dài Dã Sử
Nguyễn Đức Hiền
CHAPTERS 8 VIEWS 11286
“Sao Khuê lấp lánh” là tiểu thuyết lịch sử viết về Nguyễn Trãi, một danh nhân văn hóa của dân tộc. Số phận của ông là một trong những bi kịch cá nhân đẫm lệ, oan trái nhất trong lịch sử nước ta. Ở tác phẩm này, Nguyễn Đức Hiền đã xây dựng thành công một nhà tư tưởng Nguyễn Trãi. Thông qua tất cả các mối quan hệ cha – con, thầy - trò, vua - tôi, vợ - chồng, bạn bè… những mối quan hệ tạo nên rường cột của xã hội phong kiến, trong một bối cảnh vô cùng phức tạp loạn li và chiến tranh, Nguyễn Trãi bằng chính số phận cuộc đời mình đã thể hiện rõ tư tưởng Nhân nghĩa Việt Nam yêu nước, thương dân “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Đó là tư tưởng nhân nghĩa mới, không ràng buộc rập khuôn theo lễ giáo phong kiến, một tư tưởng nhân nghĩa rất Việt Nam.
-
Sầu Lên Ngọn Ải
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Lan Khai
DUY TÂN THƯ XÃ xuất bản 1942CHAPTERS 12 VIEWS 890
Chập tối một ngày cuối thu năm Tân tị, niên hiệu Càn Phù hữu đạo thứ ba, đời Lý Thái Tông, cả một vùng Đảng Ro tự hồ đã im hơi nép bóng dưới màng sương tỏa mịt mù. Cửa nhà nào nhà nấy đóng im ỉm. Trên các lối đi đầy xác lá, tuyệt nhiên không một bóng người. Cả những con chó hình như cùng vâng theo một lệnh bí mật nào đó, nên không con nào cắn sủa. Sự lặng lẽ gần thành ra một cái gì rờ mó được. Nó tiếp xúc với giác quan người ta chẳng khác một vật hữu hình, bí mật, đầy de dọa.
Nhưng, vào khoáng đầu canh hai, ở trên con đường đất gồ ghề chạy thẳng tới một nếp nhà gỗ, mái thấp lup xụp, một bóng người bỗng từ đâu hiện ra, đi êm êm như một giống ma quái hiện hình... -
Song Anh Nữ Hiệp
Truyện Dài Dã Sử
Phan Cảnh Trung
CHAPTERS 12 VIEWS 6702
Song Anh Nữ Hiệp là một bộ tiểu thuyết dã sử võ hiệp dân tộc, mô tả ý chí anh hùng của các sĩ phu Việt Nam yêu nước trong hoạt động chống xâm lăng.
Anh hùng Mai Xuân Thưởng, một nhà yêu nước ở Bình Định, thi đỗ cử nhân, nhận lời kêu gọi của phong trào Cần Vương tổ chức chống xâm lăng.
Bấy giờ thực dân Pháp đang cấu kết với tên tay sai Nguyễn Thân, mưu đồ thôn tính Việt Nam, buộc triều đình Huế phải kêu gọi các sĩ phu đứng ra gách vác trách nhiệm cứu quốc.
Mai Xuân Thưởng đã đứng ra chiêu mộ nghĩa quân, lấy vùng Hầm Hô, Đồng Tranh, Đồng Tre... là nơi rừng sâu núi thẳm để làm căn cứ khởi nghĩa.
Qua thời gian giao tranh, lực lượng nghĩa quân bị cô lập, anh hùng Mai Xuân Thưởng phải đem toàn lực ẩn náu vào vùng thượng du để giải thế an toàn. Các tướng lĩnh mỗi người chiếm đóng một vùng núi để hoạt động.