-
Ba Ngày Cuối Cùng Tại Bộ Tư Lệnh Tướng Vũ Văn Giai
Phi Hư Cấu Bút Ký Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75
Lê Huy Linh Vũ
HỒNG LAM xuất bản 1972VIEWS 1693
Nữa đêm, gió bên ngoài cửa sổ lọt vào lành lạnh. Bộ zerokini không đủ che chở cho tôi. Tôi chợt thức giấc và không ngủ lại được nữa.
Nằm thao thức trong đêm tối, tôi suy nghỉ mông lung. Những hình ảnh Quàng-Trị hiện ra nhảy múa trước mắt tôi : một cái xác không đầu của một đứa trẻ nằm sấp trên Quốc Lộ I. Tuy không đầu nhưng cái xác còn run rẩy như chưa muốn từ bỏ sự sống. Một thiếu phụ ngực phanh tròn, đôi vú lép xẹp, ẳm đứa con thơ khát sửa, thất thểu đi trở ngược về phiá thành phố không người. Người đàn bà đi tìm sự sống. Nhưng ngã nào cũng đưa đến ngỏ chết. -
40 Ngày Sống Với Đối Phương
Truyện Dịch Chiến Tranh / Chính Trị
Richard Dudman
CHAPTERS 11 VIEWS 9563
(Hồi ký của một nhà báo Mỹ cho thấy, trong khốc liệt và tàn bạo của chiến tranh, ai giữ được nguyên tắc "tính mạng con người cao nhất", người đó sẽ chiến thắng)
Khoảng đầu năm 1994, khi đang làm việc tại tòa soạn Saigon Times - tờ báo tiếng Anh đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh sau năm 1975, tôi nhận được cú điện thoại với giọng nữ rất nhẹ nhàng êm ái, từ Sở Ngoại vụ: "Anh có thể tiếp một nhà báo Mỹ được không?" Ai có thể chối từ với giọng nói như thế. Chỉ một giờ sau, Huỳnh Thị Thanh Hiền, cán bộ ngoại giao, và Richard Dudman, cựu Tổng Biên tập tờ Sant Louis Post - Dispatch, đã có mặt tại phòng khách Saigon Times. Ở tuổi 76, Dudman trông vẫn nhanh nhẹn và dí dỏm trong câu chuyện. Thanh Hiền nói, họ vừa trải qua một chuyến đi thú vị đến Tiền Giang. "Để làm gì?" Tôi hỏi. "Để viết lại một câu chuyện tuyệt vời của chiến tranh." Dudman trả lời. Câu chuyện đời ông đã thu hút tôi đến nỗi, năm 1996, khi thực tập tại báo Boston Globe và Patriot Ledger tôi đã tìm mọi cách để liên lạc và đến thăm nhà ông tại tiểu bang Maine gần đó. Sau đó, tôi viết nhiều về câu chuyện của ông đăng trên các báo Quốc tế (Bộ Ngoại giao), báo Tuổi Trẻ và Sài Gòn Giải Phóng. Trong khi viết những bài báo này, tôi cũng cố tìm gặp tướng về hưu Trương Văn Cao (Bảy Cao - lúc ấy là Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Tiền Giang, sau này về sống tại Bến Tre). -
4 Tướng Đà Lạt
Phi Hư Cấu Sử Địa Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75
Lê Tử Hùng
ĐỒNG NAI xuất bản 1971CHAPTERS 8 VIEWS 3952
Tướng Nguyễn Khánh từ vùng I, vào Sàigòn lật đổ Hội đồng Quân nhân Cách mạng do Tướng Dương Văn Minh lãnh đạo vào ngày 30 tháng 1 năm 1964. Nghĩa là đúng hai tháng sáu ngày đảo chánh 1-11-63 hạ bệ chế độ Ngô Đình Diệm. Ngày Tướng Nguyễn Khánh thành công được gọi một danh từ rất mỹ miều. Đó là «NGÀY CHỈNH LÝ».
Ngày Chỉnh lý thành công là do phần lớn của Đại tá Nguyễn Chánh Thi. Tướng Nguyễn Khánh giao nhiệm vụ cho Đại tá Nguyễn Chánh Thi hoạt động trong binh chủng Dù để thanh toán những nhân vật «bất lực » sau ngày cách mạng thành công. -
Bên Kia Bến Hải
Phi Hư Cấu Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75
Đinh Xuân Cầu
QUỐC GIA VĂN ĐOÀN xuất bản 1955CHAPTERS 15 VIEWS 2070
-
Buồn Vui Đời Lính
Truyện Dài Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75
Võ Hữu Hạnh
NGÂN HẢI xuất bản 1966CHAPTERS 21 VIEWS 2389
...Mến tặng những chiến hữu đang hiên ngang sống một cuộc đời giang hồ phiêu bạt từ những miền biên giới thâm san đến những vùng đồng lầy nước đọng, những người đã cùng chúng tôi chia sẽ «BUỒN VUI ĐỜI LÍNH» đã cùng chúng tôi ghiền nát gót phong sương trên vạn nẽo đường của Tổ Quốc, cùng chung một lý tưởng cao đẹp «VÌ DÂN DIỆT CỘNG»...
Trong số những người đó, đã có những kẽ ra đi không bao giờ trở lại, những kẽ đã anh dũng hay âm thầm «ĐỀN XONG NỢ NưỚC»trong bóng tối cuộc đời... -
Cây Đàn Miến Điện
Truyện Dịch Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75
Michio Takeyama
SÁNG TẠO xuất bản 1972CHAPTERS 20 VIEWS 3861
Chắc chắn là chúng tôi đã hát rất nhiều. Dù sung sướng hay khổ sở, lúc nào chúng tôi cũng hát. Có lẽ bởi vì luôn luôn sống dưới sự đe dọa của trận mạc và chết chóc, nên chúng tôi cảm thấy ít nhất cần làm công việc duy nhất này cho thật tốt chừng nào còn sống. Dầu sao chúng tôi cũng đã đem hết sức lực và tâm hồn ra để hát. Chúng tôi thích những bài ca trang nghiêm, những bài ca ý nghĩa sâu xa chứ không phải loại bài ca bình dân tầm phào. Dĩ nhiên, đa số anh em trước kia chỉ là nông dân hoặc công nhân, nhưng chúng tôi đã cố gắng học ít nhạc đồng ca hay hay.
Tôi vẫn còn nhớ lòng tràn đầy vui sướng ra sao khi chúng tôi đứng hát bên một bờ hồ. -
Còn Cơ Hội Nào Cho Người Quốc Gia
Phi Hư Cấu Chiến Tranh / Chính Trị
Phạm Kim Vinh
CHAPTERS 8 VIEWS 1266
Cuốn sách nhỏ bé này không viết về văn chương. Nó cũng không chứa đựng ý kiến ru ngủ độc giả bằng những lời tự dối mình và dối người.
Sách này chỉ nói lên sự thật vè cuộc chiến đấu chống Cộng của dân tộc Việt-Nam. Nói thật vốn là truyền thống của tác giả trong suốt năm qua, với 34 tác phẩm Việt ngữ và ngoại ngữ tất cả đều nói về quê hương Việt Nam mến yêu và đọa đầy.
Thế giới đã thay đổi sâu xa sau khi phong trào cộng sản quốc tế sụp đổ và tan rã năm 1989-1990. Thay vì phải thích nghi sách lược chống cộng với sự thay đổi sâu xa ấy thì khối người Việt hải ngoại tiếp tục sách lược của hơn hai chục năm trước đây một chủ trương bảo thủ và ù lì đến mức độ ấy là điều rất tai hại cho nỗ lực chiến đấu giải phóng nước Việt Nam khỏi ách cộng sản. Chủ trương tai hại ấy khiến người ta phải đặt câu hỏi đầy tủi nhục: Người quốc gia cứ thế này mãi hay sao? Còn cơ hội nào cho họ không, trước bối cảnh thực tại của thế giới năm 1997 và sau đó nữa? -
Cụm A22
Phi Hư Cấu Chiến Tranh / Chính Trị
Trần Trung Quân
NAM Á xuất bản 1990CHAPTERS 17 VIEWS 4115
Đối với người Mỹ, chiến cuộc đẫm máu của người Việt Nam đã được tòa Bạch ốc cất kỹ vào hồ sơ lịch sử. Trên tư cách cường quốc và “đàn anh” khối Tự Do, Hoa Kỳ có đầy đủ thẩm quyền bội ước lẫn bội tín, mà không sợ bất cứ một quốc gia nhỏ bé nào lên án hoặc phản đối chính sách “đâm sau lưng” bằng hữu và đồng minh dù đã từng ký hiệp ước minh định không bao giờ bỏ rơi nước bạn.
Đối với tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, chiến tranh Việt Nam là nấc thang danh vọng để ông bước lên ngôi vị tột đỉnh nhân gian, rồi hưởng thụ sống một quãng đời giầu sang và uy quyền tột bực. Chiến cuộc 1975 chưa có dấu hiệu chung cuộc, chưa có triệu chứng bại trận. Nhưng vì tổng thống tự xem mình là thành phần “ở đợ” cho ngoại bang, giao kèo đánh giặc mướn đã mãn hạn, nên tìm đủ mọi cách trói tay quân đội, cố ý làm băng rã lực lượng chiến đấu miền Nam, để kịp “thanh lý” cuộc chiến theo biểu đồ, theo mật ước Nga-Mỹ. Tổng thống phủi tay ra đi. Tổng thống vuốt mặt cố quên hết trách nhiệm, phơi phới sống cuộc đời lưu vong với tài sản khổng lồ nhờ làm “tổng thống”, nhờ làm chính trị ăn lương Mỹ và nhờ làm cai thầu xác chết thanh niên miền Nam. -
Cuốc Chiến Việt Nam 1945-1975
Phi Hư Cấu Chiến Tranh / Chính Trị Sử Địa
Long Điền
CHAPTERS 8 VIEWS 13774
Quyển sách nầy trích dẫn lời nhận đính của các nhân vật lích sử (gồm các nhân vật: Người Việt Quốc Gia, Người Việt Cộng Sản và các nhân sĩ Quốc Tế) do các nhật ký, diễn văn hoặc bài viết của chính nhân vật ấy (không dùng nhận định của nguôi khác ghép cho nhân vật đó), người viết chỉ sưu tầm và trứng dẫn các tài liệu lịch sử từ nhiều phía và sau cùng tác giả tóm lược nhận định của các nhân vật lịch sử về Cuộc Chiến Viêt Nam 1945-1975.
-
Dấu Binh Lửa - Ký Sự
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75
Phan Nhật Nam
ĐẠI NGÃ xuất bản 1969CHAPTERS 25 VIEWS 183568
Sau tám năm ở lính, thời gian thoải mái thật hiếm hoi, những phiền toái có duyên cớ hay không, chính danh hay ẩn dấu hình như chực sẵn ở trong người, có cơ hội sẽ dấy lên như giông bão. Đôi khi tôi thấy thật yêu cái nghề này, nó tạo cho con người tính kiên nhẫn, lòng vị tha, chế ngự những hèn mọn của mình. Nhưng cũng có lúc tôi thấy nó thật tệ, không có một nghề nghiệp nào ù lì, cứng đọng và thụ động bằng " đi lính ", chỉ cần thừa hành trong một giới hạn thật sít sao, thế là đủ. Có nhiều lúc tôi muốn ném tung hết tôn ti trật tự, bộ quần áo trên người để thong dong giang hồ một chuyến tự do, nhưng đồng thời cũng vừa khám phá, đang bị buộc chặt, đã quen với đời sống này. Thật khó khăn khi phải nói chuyện với một anh dân sự, hình như tôi và hắn ta ở hai thế giới thật khác xa nhau.
-
Đèn Cù
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị
Trần Đĩnh
CHAPTERS 42 VIEWS 60978
Tôi đến AtêKa, an toàn khu (ATK) để làm báo Sự Thật đầu 1949.
ATêKa, an toàn khu là gì? Là căn cứ địa đầu não của Đảng cộng sản Đông Dương và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, nằm ở chân hai con đèo tên Re và So của dãy Núi Hồng chia đôi hai huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên và Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Còn Sự Thật?
Tháng 12 năm 1945, Đảng Cộng Sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán cùng với tờ báo tiếng nói của nó, Cờ Giải Phóng. Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác (không cõng kèm chủ nghĩa Lê-nin) bèn ra đời cùng báo Sự Thật. Đây là một vận động trái khoáy ngược chiều cực kỳ hiếm mà lúc ấy tôi chưa biết: vừa giành chính quyền để nổi nênh thì Đảng đã lập tức “thoái trào”, phải rút vào bí mật, giấu tiếng, ẩn danh như chưa từng bao giờ. Con ruồi đậu xuống má rồi bay đi ta còn hay thế nhưng nghịch lý tày trời này hầu như ít ai thấy. Đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại, Đảng không hề kỷ niệm cái sự kiện tự nó đánh giá được đủ hết giá trị thật của Đảng ngày mới ra mắt dân này bao giờ. Trong khi nồng nàn tưởng nhớ những Xô viết Nghệ Tĩnh (thất bại), Nam Kỳ Khởi nghĩa (thất bại) v. v… Toà soạn báo Sự Thật lúc ấy vẻn vẹn ba cây bút sắt: (Hà) Xuân Trường, thư ký toà soạn, Quang Đạm, Thép Mới (cựu binh làm từ báo Cờ Giải Phóng trước 1945). Và một cây bút lông: Phan Kế An, tức Phan Kích hay Kịch, con cả cụ Phan Kế Toại, nguyên khâm sai đại thần nay là bộ trưởng nội vụ, người ký tên đóng dấu nổi vào thẻ nhà báo của tôi. Trong thẻ này, tôi đã chữa 19 tuổi thành 23. Vì sao? Thép Mới nói cái thẻ này ngang với coupe-fil, “cắt chỉ”, của Pháp. Được phép vượt qua bất cứ chặn giữ, kiểm soát nào. 19 tuổi thì có lẽ khó, tôi nghĩ. Và ăn gian. -
Đèn Cù 2
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị
Trần Đĩnh
CHAPTERS 58 VIEWS 51187
Đèn Cù 2 tiếp tục tiết lộ nhiều chuyện ly kỳ... xin trưng dẫn vài chuyện:
Chuyện ông Hồ, đúng ra chuyện giả cụ Hồ. Ở nước nào, cộng sản hay không cộng sản, lãnh tụ nào cũng sự bị ám sát, chết không kịp ngáp. Thế nên mới có chuyện nhờ người giả dạng lúc xuất hiện trước công chúng, chuyện nghe cũng bình thường thôi và không có chi lạ. Vậy lạ ở đây là cái gì? Xin nghe tác giả thuật lại chuyện của người đã giả ông Hồ theo lời kể của Xương. -
Đoàn Quân Mũ Đỏ
Truyện Dài Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75
Hoàng Ngọc Liên
CHẤN MỸ xuất bản 1966CHAPTERS 5 VIEWS 4227
Đoàn Quân Mũ Đỏ, một trong những đơn vị tổng trừ bị, một binh chủng hào hùng, thiện chiến và kỷ luật nhứt của quân đội VNCH, mà tôi có những người bạn và được làm việc với những vị chỉ huy xuất thân từ Dù.
Tác giả khiêm nhượng, không tán dương nhiều về binh chủng của mình, mà lồng trong khung cảnh chiến tranh, nói lên sự chiến đấu gan dạ của những người lính Mũ Đỏ, những mối tình xoay quanh người sĩ quan trẻ tuổi của Dù: Nguyễn Hoàng Thái. Thái may mắn có cả ba mối tình tuyệt vời mà rốt cuộc chẳng được gì cả. Tình yêu tuyệt đối của những người con gái khiến ta cảm động, những mối tình mà tưởng rằng trong suốt cuộc đời, ta mơ ước được một lần cũng đủ cho mình mãn nguyện.
Nhưng vì hoàn cảnh, vì định mệnh, hay vì một lý do nào khác, những mối tình gắn bó đó đều vượt khỏi tay tầm tay Thái.
Hà Phượng Thúy, người con gái Huế, mối tình tha thiết đầu đời đã để lại một vết thương sâu đậm trong lòng Thái, khi bỗng nhiên nàng biệt tích. -
Đường Mòn Hồ Chí Minh
Phi Hư Cấu Bút Ký Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75
Phan Nghị
MIỀN NAM xuất bản 1967CHAPTERS 5 VIEWS 202
Đúng là cái âm thanh quen thuộc của con chim ở miệt Bắc-Quang Bắc-Mục, ở núi rừng Việt-Bắc, ở các tỉnh Cao-Bắc-Lạng, Hà-Thái — Tuyên. «Bắc Quang, Bắc Mục!» «Bắt cô trói cột!» Tiếng kêu của con chim khảo vào vách núi lan truyền đi các thung lũng. Núi rừng, từng từng lớp lớp, ngút ngàn. Nhìn vào đâu cũng chỉ thấy cái màu xanh rờn rợn. Ở dưới suối nhìn lên, xuyên qua kẽ lá, bầu trời to hơn cái bàn tay. Ngày ở nơi đây chỉ là những buổi hoàng hôn đài đằng đẵng, buổi sáng 8 giờ chưa tan hết sương mù, và buổi chiều thì vào khoảng 4 giờ mặt trời đã trốn đi đâu biệt tích. Đêm trong rừng, sương xuống dầy đặc, cách một thước không trông thấy mặt nhau.
-
Gián Điệp Nhị Trùng
Phi Hư Cấu Chiến Tranh / Chính Trị
Trần Trung Quân
NAM Á xuất bản 1990CHAPTERS 14 VIEWS 2756
Huỳnh Văn Trọng đứng đầu danh sách, kế đó là tên Xuân, rất tận tâm, sẽ phụ giúp Cụm A22 đắc lực trong lúc phái đoàn công du. Hắn không quên cài thêm Vũ Ngọc Tuyến, núp dưới danh nghĩa chuyên viên về luật pháp của Phủ Tổng thống. Vũ Ngọc Tuyến du học Hoa Kỳ, cùng một lứa với sinh viên “phản chiến” Nguyễn Thái Bình. Tuyến đậu tiến sĩ Luật, gia nhập hội viên danh dự luật sư đoàn ở tiểu bang Arizona. Hắn cố ý nắm chặt Tuyến, đặt Tuyến vào vai trò thụ động, dưới quyền sai khiến của “tổ chức” làm liên lạc viên giữa hắn với các vị linh mục và Giáo hội Công Giáo Hoa Kỳ. Ông Huỳnh Văn Trọng thiếu người bạn cũ một món nợ “ân tình”, nên kèo nài hắn cho người bạn được “đăng đàn” vào danh sách phái đoàn. Hắn đồng ý. Đó là ông Nguyễn Bích Liên, nhân viên cao cấp thuộc Bộ Ngoại Giao.
-
Hai Mươi Danh Tướng Và Những Trận Đánh Lịch Sử
Phi Hư Cấu Sử Địa Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Hữu Đông
CHÁNH TRỊ CÁCH MẠNG HIỆN ĐẠI xuất bản 1973CHAPTERS 20 VIEWS 3886
Mỗi chiến tranh đều có một trận đánh quyết định, trận đánh tạo ra khúc quanh cho chiến tranh, cho lịch sử. Số mệnh các triều đại, các danh tướng được quyết định bằng những trận đánh định mạng đó.
Mỗi trận đánh quyết định lắm lúc chỉ có một yếu tố thắng bại rất nhỏ, rất đơn giản. Sự khinh thường của một bên. Sự liều lĩnh của bên kia. Một nhận định sai lầm. Một báo cáo không chính xác. Phản ứng bất ngờ của một người, hay một số người.
Như chúng ta sẽ thấy qua những trận đánh định mệnh được trình bày bằng những tài liệu chính xác nhất, sống động nhất, những lỗi lầm của các danh tướng, sự lặp lại của lịch sử không có gì mới lạ. Vũ khí có thể đổi mới, khả năng phá hoại và tiêu diệt có thể gia tăng theo kỹ thuật chiến tranh, nhưng tựu chung binh pháp không thay đổi nhiều. -
Lái Buôn Tổng Thống
Phi Hư Cấu Chiến Tranh / Chính Trị
Trần Trung Quân
NAM Á xuất bản 1990CHAPTERS 15 VIEWS 2909
Sau cuộc Đảo chánh năm 1963, cơ sở nằm vùng của hắn coi như bị tan rã 85%, hắn cảm thấy mất hết. Công tác gián điệp phá hoại miền Nam phải bắt đầu làm lại tất cả.
Khuôn mặt “thầy Bốn” một xứ đạo xa xôi, một tên tù phản quốc trong đám tử tội cướp của giết người, hắn thoát khỏi qua bao nhiêu cuộc hành trình khó khăn để cuối cùng trở thành “chiến sĩ Công Giáo” chống Cộng và “con cưng” trong Dinh Độc Lập. Hắn lọt vào gia đình ông Ngô Đình Diệm, thu thập nhiều tài liệu tối mật, và chiếm đoạt được một cương vị quá lý tưởng cho bất cứ một gián điệp nào mà ngay cả hắn đã từng mơ ước cách đây 20 năm. -
Làm Thế Nào Để Bán Một Tổng Thống
Truyện Dịch Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75
Joe McGinnis - Lê Thanh Hoàng Dân dịch
TRẺ xuất bản 1971CHAPTERS 15 VIEWS 2872
Ngày nay người ta bán đủ thứ, nhưng người ta có bán được một Tổng Thống không ?
Quyển sách này của J. McGinnis nhằm trả lời cho câu hỏi đó. J. McGinnis là một ký giả trẻ trong bộ tham mưu tranh cử của Richard Nixon năm 1968.
Làm thế nào làm cho dân chúng Mỹ tin tưởng trở lai vào một người đã hai lần thất bại ? Làm thế nào tạo một hình ảnh mới về Nixon, để nhân dân Mỹ bỏ phiếu cho ông ?
Đây lã quyên sách loại «bán chạy nhất» ở Mỹ. -
Mùa Đông Giữ Lửa
Phi Hư Cấu Bút Ký Chiến Tranh / Chính Trị
Phan Nhật Nam
CHAPTERS 22 VIEWS 1067
Khi vòng tay vắt sợi giây xích khép hờ chiếc cổng gỗ của khu đất, trên đó dựng "tài sản" đầu tiên và cũng là cuối cùng của anh sau năm mươi năm cố sông. Căn nhà tranh, đúng hơn chiếc lều do chính tay anh cùng Phg lợp lên từng liếp lá dừa, lót dần mỗi tấm gạch nền. Căn nhà, hiện thực cảnh sống của anh với từng người bạn... Nằm trên võng anh hay cười và nói thành lời một mình... Chỗ nầy là cửa ông Mê Linh nhảy dù cho. Cái cửa là do ông Yến làm báo ở Mỹ. Chỗ góc là của hai vợ chồng bác sĩ không rõ tên bên Canada. Cô Nga em ông Giang trước ở Đà Nẵng cho một trăm. Mình mua cái gì nhỉ ?Ị Anh mong có ngày anh đón BẠN VỀ... Anh không hề có cảm giác nhà, đất của riêng mình. Anh chỉ làm nhiệm vụ coi giữ. Bởi chúng có được từ những người ở xa.
-
Mùa Hè Đỏ Lửa
Phi Hư Cấu Bút Ký Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75
Phan Nhật Nam
SÁNG TẠO xuất bản 1972CHAPTERS 4 VIEWS 43708
Mùa Hè, những cơn mưa bất chợt ùn ùn kéo đến, ào ạt chụp xuống núi rừng Kontum, Pleiku... Trời thoắt trở lại xanh, cao khi mưa dứt, nắng hanh vàng ấm trong không khí gây gây lạnh, những đồi cỏ xanh dọc Quốc Lộ 14 bắt đầu óng mượt, cánh cỏ non lớn dài phơi phới dưới sau trận mưa đầu mùa và thung lũng xa vàng rực hoa hướng dương. Không khí, gió, trời mây và cỏ cây thay đổi hẳn, mới mẻ toàn khối, toàn sắc, vùng cao nguyên lộng lẫy, triền miên với từng hạt nắng vàng ối tan vỡ trên đồng cỏ xôn xao gió thổi...
Mùa Hè, gió Lào miền Quảng Trị, Thừa Thiên thổi từng luồng, từng chập, đưa “con trốt” chạy lừng lững trên cánh đồng cát chói chang, những đồi hoa sim, hoa dủ dẻ rung rinh bốc khói dưới mặt trời hạ chí. Giòng nước sông Hương, sông Đào, sông Bồ, Mỹ Chánh, Thạch Hãn đục hơn, thẫm màu hơn, lăn tăn từng sợi sóng nhỏ len lỏi khó khăn qua kẽ đá, bãi cát, chầm chậm chảy về phía Tam Giang, cuốn trôi theo đám lá tre già khô úa. -
Nhật Ký An Lộc
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị
Nguyễn Văn Quý
CHAPTERS 30 VIEWS 7558
Cuốn nhật ký này đã được viết ngay tại mặt trận An Lộc, Bình Long, năm 1972. Những ngày đầu của trận đánh tương đối tôi còn có thì giờ để viết. Sau đó trận chiến trở nên gay cấn, nguy hiểm, sống chết không biết lúc nào, vì bệnh viện đã ở ngay sát tuyến đầu. Hơn nữa vì quá bận rộn săn sóc thương binh nên tôi không có thì giờ viết hàng ngày được. Có khi tôi phải gián đoạn tới hai, ba tuần. Ngày tháng không nhớ được nữa. Tôi chỉ còn có thể ghi theo thứ tự trước sau của các sự việc.
-
Những Ngày Dài Trên Quê Hương
Phi Hư Cấu Bút Ký Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75
Dương Nghiễm Mậu - Phan Nhật Nam
VĂN NGHỆ DÂN TỘC xuất bản 1972CHAPTERS 16 VIEWS 6795
Mỗi lần trước khi trở lại miền Trung, điều tôi thường hỏi: ngoài đó bây giờ mưa hay nắng. Lần này cũng thế, người em tôi vừa từ Huế trở về sau hai mươi ngày công tác nói: trời đang nắng và thành phố đầy hoa phượng, hoa sen. Bây giờ ngoài đó mùa hè và tôi nhớ tới không khí oi bức trong những chuyến đi cũ vào những thời gian đầu mùa hè: hoa phượng đỏ trên những ngọn cây, hoa sen nở đầy trong hồ Tĩnh Tâm, chung quanh trường thành, những trái nhãn nhỏ sai trên ngọn cây trong Thành nội. Nhưng khi tôi đặt chân tới Đà Nẵng, buổi chiều mây thấp và mưa nhỏ hạt. Người bạn nói với tôi trời mới đổ mưa từ buổi sáng. Tôi nhìn thấy mây thấp trên phía đèo Hải Vân. Đà Nẵng mưa thì chắc Huế mưa. Tôi hỏi về con đường qua đèo, người bạn nói: đi được như thường, hôm qua hơi bị kẹt vì cầu Nam Ô bị gẫy. Tôi hỏi cây cầu nào. Anh bạn nhắc lại: cầu Nam Ô. Tôi nói không phải, tôi biết ở đó có hai cây cầu, tôi muốn biết cầu nào vì trong chuyến đi trước, cây cầu mới xây cất, thứ cầu cho những xa lộ chưa dùng được, hôm trước đã có tin cho biết cầu Nam Ô bị sập, nhưng là cây cầu cũ, cầu xe lửa, người bạn nói, bây giờ thì cả hai nhưng đang được sửa chữa. Trời mây thấp, mưa nhỏ hạt, những di chuyển ướt át khiến cho thị trấn có một khung cảnh đìu hiu.
-
Những Sương Phụ Của Thời Đại
Truyện Dài Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75
Hồ Nam
MÂY HỒNG xuất bản 1972CHAPTERS 4 VIEWS 618
Chiếc phi cơ F-5 nhào xuống, biểu điển một'đường lả lướt. Đám người ở dưới đất hình như có vẻ cuống cuồng lo sợ. Khẩu đại liên phòng không bỏ chổng trơ. Chàng bấm nút cho hai khẩu đại liên dưới cánh nhả đạn tơi bời.
Trước đây chàng chỉ có hai thú vui là nhẩy đầm và yêu vợ. Chàng phải nhận rằng vì mối tình lớn với Tuyết mà chàng đã bỏ cơ hội ra khỏi nước Việt-Nam, để cưới Tuyết và trở thành một người phi công, rồi có thú vui thứ ba trong cuộc đời, đó là thú vui được leo lên tàu bay phóng vào bầu trời bí hiểm, hai khẩu đại liên nhả đạn tơi bời xuống những mục tiêu ven bờ sông. Ngôi đồn biên giới một giờ trước đây đang sống trong tuyệt vọng đã được giải tỏa. -
Thép Đen 1
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị
Đặng Chí Bình
CHAPTERS 42 VIEWS 65223
Vào một buổi tối cuối Xuân 1959, trời thật nhiều gió. Những hàng me trên đường “16” vật vờ, nghiêng ngã theo từng đợt gió mạnh. Từng đám lá me khô nhỏ dảy dụa cuốn đuổi nhau như đám ong vàng, gây nên những tiếng xào xạc, trên mặt đường.
Buổi tối đó là ngày thường nên khu nhà thờ Tân Sa Châu, gần Lăng Cha Cả Tân Sơn Nhất Sài Gòn rất vắng vẻ. Xa xa một vài ánh điện từ ngoài đường Trương Minh Ký hắt vào, càng làm cho khu vực nhà thờ mập mờ, chỗ sáng chỗ tối.
Nhìn sang phía bên kia nhà thờ, tôi thấy thấp thoáng trong một góc tối mấy người cũng có vẻ như chúng tôi, nghĩa là cùng chờ giờ hẹn với một người. -
Thép Đen 2
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị
Đặng Chí Bình
CHAPTERS 39 VIEWS 68148
Mãi tới khi thấy mũi cay xè, tôi mở mắt thấy lố nhố mấy người, rồi tôi cứ nấc lên, và không thở được nữa. Tôi lại mê man. Đầu tôi vẫn nóng như nung, và như vang vang một hồi còi ai thổi rất dài, đôi lúc ngân nga như tiếng sáo diều…..Rồi tôi tỉnh lại. Mãi một lúc lâu, tôi mới nhìn rõ một người mặc quần áo xanh đang đè chặt ngực tôi. Tôi cảm thấy khó thở. Cố gắng lắm, tôi cũng chỉ thở được khò khè. Bây giờ, tai tôi mới nghe được tiếng người nói, nhưng rất nhỏ:
– Sống rồi! -
Thép Đen 3
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị
Đặng Chí Bình
CHAPTERS 49 VIEWS 58120
Mưa vẫn nhì nhẹt rả rích lê thê, gió Đông hàn từng làn tái tê, vẫn gầm rít vi vu, cả bầu trời xám xịt đìu hiu. Chiếc xe vẫn nặng nề, lầm lủi tiến ra ngoại thành, phía Bắc Hà Nội.
Từ nãy, tâm tư tôi đầp ắp bao nhiêu nỗi niềm đầy vơi trong nỗi chia cắt, mối yêu đầu của người con gái đất Hưng Yên nhiều màu mỡ và trong cảnh giã biệt Hỏa Lò, nơi sáu năm dài đằng đẵng, chồng chất bao nhiêu cuồng phong bão tố của đời tôi.
Những hình ảnh lúc chia ly ở cổng Hỏa Lò, đang bao trùm đè nặng tâm trí tôi. Mắt tôi mở nhưng như mơ, chẳng nhận rõ vật gì, thì đột nhiên một tiếng quát giật giọng “Đứng lại” của một tên công an vũ trang, làm tôi bàng hoàng như choàng tỉnh một cơn mê -
Thép Đen 4
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị
Đặng Chí Bình
CHAPTERS 53 VIEWS 61397
Sáng hôm nay, sau khi Ý, cán bộ trại vừa điểm buồng xong quay đi, tôi là một trong những người đầu tiên ra sân. Như mọi buổi sáng, tôi tranh thủ chạy ra sau nhà làm vài động tác tay chân, cố hít thở cái không khí ban mai của một ngày trong hai, ba phút.
Mấy đêm trước giấc ngủ của tôi không yên, tâm tư cứ khắc khoải vơi đầy, chỉ vì chiều hôm ấy cách đây ba ngày, ở dưới phòng y tế của anh Thái, do một sự tình cờ, một em tù hình sự vừa mới nhập trại, xuống xin thuốc hắc lào, đã nói đến cô y tá Hỏa Lò. Tôi đã vồ vập hỏi, nhưng em không hề biết gì hơn về người Hưng Yên. Em chỉ xác định là bốn tháng trước ở Hỏa Lò, em có xin thuốc hắc lào của cô Vân y tá, 1 lần.
Cô Vân ơi! Ngay đầu 1968, trong buổi giã từ não nuột dầm dề mưa rơi ấy ở Hoả Lò, đã hơn 3 năm rồi, tôi vẫn lầm lũi quằn quại trong ngục tù tăm tối, nơi rừng núi biên cương. Tôi không hề biết một tin tức gì về cô cả, để rồi chỉ nghe thoáng đến tên cô, lòng tôi đã xáo trộn mấy đêm nay. Rất may đêm qua, tôi ngủ được một giấc đã đầy, bù lại. -
Thung Lũng Tử Thần
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị
Vũ Ánh
CHAPTERS 32 VIEWS 4356
Ghi lại hồi ức Thung Lũng Tử Thần, tôi chỉ có mục đích duy nhất là để con, cháu tôi, con cháu những bạn đồng tù với tôi, cũng nhu để cho những người nào chưa từng biết, chưa từng trải qua ngày tù nào trong các nhà tù Cộng Sản sau biến cố 30 tháng Tư, 1975, dùng nó làm tài liệu tham khảo, đối chiếu và suy nghiệm khi cần thiết sau này. Tôi không có tham vọng được mọi người coi đây như một sử liệu mà chỉ là một tài liệu và khi sử dụng nó cần phải đối chiếu với những tài liệu khác trước khi đi đến kết luận về chế độ lao tù Cộng Sản trong giai đoạn từ sau 30 tháng Tư, 1975 cho tới giai đoạn mà Việt Nam mở cửa năm 1994. Điều bình an nhất trong lòng là tôi còn nhớ và đã ghi lại được nơi đây nhiều điều chính tôi đã trải qua ở Thung Lũng Tử Thần.
Nhà Báo Vũ Ánh -
Trận Chiến Chưa Tàn
Truyện Dài Chiến Tranh / Chính Trị
Nguyên Vũ
NAM Á xuất bản 1986CHAPTERS 12 VIEWS 372
Chiều đã nhạt nắng nhưng cái nóng ủ ê, hâm hấp mồ hôi vẫn úp chụp lên đầu tóc, bờ vai và sống lưng. Tiếng Jim lập đi, lập lại như một điệp khúc củ mòn của một chiếc dĩa hát rè đục: «Tôi muốn lắm. Nhưng...», «Xin lổi nghe. Tôi bận quá». Mười Ba cồn cào một nỗi phẫn hận vu vơ. Nỗi phẫi hận ngày một chồndg chất, dâm chồi, mọc rể vì không chỗ tiết phát.
Tiếng cười khúc khích, chế riễu của một bọn thiếu nữ gần đó vang lên khiến Mư'ời Ba giật mình, kịp thời đứng sững lại trước khi dẫm vào một vũng nước lầy.
— Thằng duồn đó tứ cố vô thân mà làm bộ làm tịch.
Tiếng một thiếu nữ Miên trâng tráo, hổn láo đuổi theo nó. -
Trận Hạ Lào 1971
Phi Hư Cấu Chiến Tranh / Chính Trị
Phạm Huấn
CHAPTERS 14 VIEWS 66
Trận Hạ Lào 1971 là một trong những trận đánh lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam. Những lực lượng tinh nhuệ hàng đầu của hai miền Nam-Bắc được điều động tới một vùng rừng núi hiểm ưở của Lào Quốc, để bắn giết nhau suốt 45 ngày không ngừng nghi bằng bom đạn, bằng những vũ khi tối tân nhất của ngoại bang.
"Vết thương Hạ Lào” chắc chắn mãi mãi không bao giờ rửa sạch được.
Cuộc hành quân Hạ Lào diễn ra bong một giai đoạn quan trọng của Đất Nước, khi người Mỹ thay đổi chính sách tại Việt Nam. Trên nguyên tắc, cuộc hành quân này do Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chủ xướng. Nhưng thật ra là quyết định của Hoa Kỳ. và đó cũng là một trắc nghiệm sau cùng về chương trình "Việt Nam hóa chiến tranh" để Mỹ điều đình với Cộng Sản Hà Nội, mang tù binh về, và rút quân khỏi Việt Nam. -
Tù Binh Và Hòa Bình
Phi Hư Cấu Bút Ký Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75
Phan Nhật Nam
HIỆN ĐẠI xuất bản 1974CHAPTERS 18 VIEWS 67605
Hòa Bình, 28-1-1973. Để mở đầu cho tập bi ký, tôi lấy ngày tháng nầy để làm dấu - Ngày Hòa Bình - Một thứ hòa bình quái dị, đắng như thuốc mà quê hương trong cơn thập tử phải uống vào. Nhân dân tự vệ đi đập cửa từng nhà hối thúc gia chủ treo cờ, Tổng Thống Thiệu đọc trên tivi gởi đến toàn dân thông điệp lịch sử - Thông điệp báo tin một hòa bình đe dọa. Thông điệp gồm những ngôn từ nóng, những thành ngữ giản dị đầy hình ảnh, thông điệp dồn dập không thể có được ở cấp nguyên thủ của bất cứ quốc gia nào... Quê hương Việt Nam đón nhận hòa bình trong trạng thái buốt sống lưng.
Tôi đi trong Sài Gòn ngày 28-1 với cảm giác xôn xao kỳ lạ. Tháng năm chinh chiến quá dài biến đổi chiến tranh nên thành một hiện tượng hằng có, thường trực; dứt ra, ngỡ ngàng như ra khỏi vùng quen thuộc. Sự quen thuộc khốn nạn. Ở Tây Ninh, Cộng sản tứ bề vây kín Tòa Thánh, quốc lộ 15 bị đóng mấy "chốt" ở bắc và nam Long Thành, đường đi ra Trung, lên Đà Lạt bị kìm kẹp...Cộng sản cố giữ một đoạn Quốc Lộ 1 ở Trảng Bom, hòa bình được đón nhận bằng một loạt vi phạm ào ạt cùng xẩy đến khắp bốn quân khu. Đã có hòa bình chưa?
...Vẫn còn được an ủi lớn - Chưa có trận đánh quy mô cấp tiểu đoàn trở lên!! Sự an ủi tội nghiệp như hơi thở hồi dương của xác thân đã chết phần chân tay. -
Tôi Tham Chiến Tử Thủ Căn Cứ Hỏa Lực 30 Hạ Lào
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75
Trương Duy Hy
THÙY DƯƠNG xuất bản 1973CHAPTERS 23 VIEWS 14014
Với ý-thức khơi nguồn bởi lòng độ lượng của độc-giả «CÁI TÔI» trong Hồi-ký tự nhận có bổn-phận chân-thành thể hiện cảm-quan đã thâu-thập trong suốt 23 ngày đối diện với Tử-thần ở Hạ-Lào. Ngoài ra, CĂN CỨ HOẢ LỰC 30, tiền đồn cuối cùng ở phía Bắc Quốc lộ 6 nằm sâu trong nội-địa Lào- Quốc – kể từ sau ngày 25-2-1971 – không phải chỉ có một vài người trách-nhiệm tử-thủ, thì đương nhiên những gì «CÁI TÔI» đã ghi chép tại đây, chắc-chắn không thể lọt ra ngoài những cặp mắt phán-xét nghiêm-khắc của hàng trăm chứng-nhân – nếu không là sự thật 100%.
Hơn thế nữa, tôi nghĩ – bây giờ tôi bắt đầu xin được dùng chữ «TÔI» – đã là Hồi-ký chiến-tranh, kẻ cầm bút nếu không trung-thực với chính mình, lại cố ý ru mọi người chung quanh vào «MÊ HỒN TRẬN NGỤY TẠO », thiết tưởng đáng hổ thẹn biết bao! -
Tư Tưởng Chính Trị Trong Triết Học Khổng Giáo
Phi Hư Cấu Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75
Trần Quang Thuận
THƯ LÂM ẤN THƯ QUÁN xuất bản 1961CHAPTERS 14 VIEWS 35
Đối với người Việt Nam, Khổng Tử là vị thánh nhân Trung Hoa đã sống cách đây 25 thế kỷ, là người đã dạy dỗ dân chúng Trung Hoa cũng như những dân tộc hấp thụ văn minh Trung Hoa, lòng hiếu thảo, sự thờ cúng tổ tiên; là người đã thuyết minh đạo lý Tam Tòng Tứ Đức, ...Ở thời Nhà Tống, học giả Chu Hi đã thêm các ý tưởng từ Đạo giáo và Phật giáo vào Khổng giáo. Trong suốt cuộc đời mình, Chu Hi không được mọi người biết tới, nhưng không lâu sau khi ông mất, những ý tưởng đó trở thành một quan điểm chính thống mới về những ý nghĩa thực sự của tư tưởng Khổng Tử
-
Vượt Trường Sơn
Phi Hư Cấu Bút Ký Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75
Phan Nghị
CHAPTERS 4 VIEWS 1025
Không ngờ trong chuyến đi này lại có nhiều sự thích thú và hồi hộp đến như thế ! Chẳng phải là một cuộc hành quân ồ-ạt cấp Trung đoàn cấp Sư đoàn với một sự phối hợp binh chủng đại qui mô, nào xe thiết giáp, nào máy bay, rồi pháo binh gầm thét, mà chỉ là một chuyến đi của một nhóm người chưa đầy một tiểu đội, trong đó cỏ hai nữ nhân viên. Đi tới một nơi đầu sông ngọn gió. Đi vào lòng địch hậu.
Nhưng anh Ngô duy Châu, phụ tá chỉ huy Đoàn Biệt chính đã dấu nhẹm. Không những thế, để cho tôi yên chí, anh lại còn phô trương lực lượng :
- Đi với bọn này vững như thành đồng mà ! Có hai đại đội bảo vệ. Ngoài ra trong số 20 nhân viên thì có 10 người được trang bị vủ khí. Với lại, có quái gì đâu mà ngại ! Từ đây tới đó an ninh lắm, Chúng tôi đi đi về về như đi chợ ấy mà. -
Y Sĩ Tiền Tuyến
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75
Trang Châu
ĐƯỜNG SÁNG xuất bản 1970CHAPTERS 10 VIEWS 10264
Đi vào đời sống sinh động và nhiều mặt của đất nước hiện nay, hạnh phúc và may mắn của một nhà văn mới lên dứờng, như dtrường hợp Trang Châu, là từ điểm khởi hành đi thẳng, đi ngay được vào những thực tế lớn.
Biểu hiện thiực tế là một thái độ. Nó hàm chứa ý nghĩa một lựa chọn. Những thực tế nhỏ không chứng minh gì hết. Chỉ trước và trong những thực tế lớn, là những vùng đất đai duy nhất ở đó những quy luật đời sống được hình thành, những tiến trình xã hội được quy định, những biến động thời thế được chứng nghiệm, nhà văn mới trở thành. Và giác ngộ, và phát hiện những thể loại sự thật nào đáng sống đáng nói nhất. Thực tế lớn của đất nước bây giờ là tuyến đầu. Là mặt trận. Trang Châu đã có mặt ở dó. Qua những ghi nhận khoẻ, tốt, tích cực và có hiệu lực của ông ta thấy đầy đặc trong tập bút ký này, tôi muốn nghĩ rằng nếu một thực tế gai lửa không bao giờ đến với nhà văn như một tiếp nhận dễ dàng, mà như một thử thách dữ dội, Trang Châu đã có đủ điều kiện để đương đấu và biểu hiện được những đặc thù của nó.