CLOSE
Add to Favotite List

    Y Uyên

  • Bão Khô

    Bão Khô
    Y Uyên
    GIAO ĐIỄM xuất bản 1966

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 34223

    Chợ ở khúc quẹo của con đường dẫn từ ngoài lộ vào giữa làng. Ở chợ nhìn ra, mặt lộ cao bằng những mái tranh lụp xụp dưới chân lộ. Con đường chạy lên lộ mấy năm trước lụt bị nước phá bây giờ lổn ngổn những cục đá xanh. Những chiếc xí­ch lô đón lí­nh Mỹ lắc qua lắc lại vất vả mới vào tới chợ. Buổi sáng họp chợ lấn ra cả ngoài đường, trên lộ nhìn xuống thấy một hàng dài những người quần áo đen nón lá san sát lấp lánh. Trưa đến, trên đường thỉnh thoảng mới có một chiếc xe xí­ch lô buông mui dậ­p dình hoặc một chiếc xe nhà binh sao trắng ầm ì chở nước xuống bãi cát bên kia con đường làng

  • Chiếc Xương Lá Mục

    Chiếc Xương Lá Mục
    Y Uyên
    TÂN VĂN xuất bản 1971

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 24199

    Đêm qua Nại chỉ chợp mắt lúc gần về sáng. Mười hai giờ Kim vẫn còn ở đây. Nàng ngồi trên tấm ghế, Nại bỏ xuống dưới sàn. Kim ngồi trên tấm nệm trên thềm. Kim thực sự muốn chấm dứt. Nàng nói làm con gái thì phải có chồng nên chúng mình không thể thương nhau tiếp. Nại cười cười cho tới lúc Kim giậ­n dữ thực sự. Nàng nói: "Đó, anh vẫn còn cười được. Trước tới giờ lúc nào anh cũng cười. Yêu anh, tôi thành người nói một mình. Anh khinh tôi quá lắm". Lúc đưa Kim về tới ngã ba, Nại tự dưng ngậ­m ngùi bảo: "Chúc Kim gặp nhiều may mắn". Nại biết sớm mai Kim sẽ đi với một sĩ quan ra khỏi tỉnh. Nàng bỏ ta thực sự rồi. Nàng bỏ ta rồi. Ôi… Nại về buông mùng ngủ cười một mình. Hoa sầu đông trên những nền nhà cao bỏ hoang nực mùi thơm. Trời vào hè không khí­ thực yên thực mát những ngày sau tết còn sót. Nại nhớ một cái xương lá lâu ngày trong đáy một giếng nước nào đã quên. Ôi… ôi… Hai hàm răng Nại bỗng dưng đậ­p vào nhau với âm thanh cười cợt quái dị trong miệng. Nại lục kiếm tấm áo len và vớ. Cơn lạnh buốt xương hoa dầu không kịp. Nại trùm mền xoay trở trên nệm. Cái lạnh như từ dưới sân hắt vô. Nại co người lăn sát vào bức tường ngăn với ngôi nhà phí­a trước. Nại thấy giậ­n người bạn dạy học quậ­n lỵ ghé chơi đã về quê quá sớm. Khoảng bốn giờ sáng Nại chợp mắt được một lát. Lúc tỉnh dậ­y người nóng hực. Nại nhoài ra khỏi mùng. Hương hoa sầu đông ngoài mùng thực đậ­m. Nại trùm lại mền ôm lấy cái đầu phảng phất hương thơm như một bình trà nóng. Mồ hôi nhớp nháp. Nại gắng giữ mình trong mền nhưng có lúc không kìm được tiếng la hét.

  • Có Loài Chim Lạ

    Có Loài Chim Lạ
    Y Uyên
    TÂN VĂN xuất bản 1971

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 20051

    Trước mặt đám người, vùng nước rộng quanh eo, cuồn cuộn đất màu. Giờ là mùa khô. Nước nguồn như vậ­y là hung dữ. Người học trò từ miền ngoài vào thi bàng hoàng nhìn mặt trời xuống chếch chói mắt, nhảy ùm xuống luồng nước lạ. Dần đứng tần ngần nhìn mọi người xuống tắm. Nước lạnh lẽo như mang nhiều xác lá mục. Dần hối đã nhậ­n lời rủ của đám học sinh, chần chờ cởi quần áo. Chân vừa ngậ­p nước, Dần rùng mình nổi da gà rồi liều lĩnh nhào bừa ra luồng nước bỏ cho thân thể chìm xuống giữa đà cuốn băng băng… Những đốm vàng loá trước mắt có ánh xanh xanh lạnh lẽo. Dần thấy giả chết cũng có vẻ ngộ nghĩnh và mơ hồ thấy mình cười với một khuôn mặt không rõ chìm dưới lớp đất vẩn như phù sa.


  • Y Uyên
    Y Uyên (1940-1969)

    Nhà văn Y Uyên tên thật là Nguyễn Văn Uy, sinh năm 1940 (khai sinh là 1943) tại thôn Dục Nội (nay thuộc xã Việt Hùng), huyện Đông Anh, Hà Nội.

    Năm 1954, ông theo gia đình vào Nam, định cư tại quận Gò Vấp (Sài gòn). Bắt đầu viết văn rất sớm lúc khoảng 15 tuổi nhưng tác phẩm đầu tay của Y Uyên, Một chỗ cho người tàn tật, chỉ xuất hiện vào năm 1960 trên Bách Khoa, một tạp chí chuyên về biên khảo dành chủ yếu cho giới trí thức ở miền Nam.

    Trong những năm sau đó, ngoài Bách Khoa, Y Uyên còn cộng tác với nhiều tạp chí văn học, văn nghệ khác như Văn, Văn Uyển, Tân Văn...

    Tốt nghiệp trường Sư phạm Sài gòn, Y Uyên trở thành nhà giáo và được phân công ra dạy học ở Tuy Hòa, Phú Yên. Được ít lâu, Y Uyên bị động viên và theo học trường Võ bị Thủ Đức. Nhà văn mất năm 1969 ở gần núi Tà Zôn, Bình Thuận.

    Nguồn: vanchuongviet.org

    TÁC PHẨM:
    Tượng Đá Sườn Non (Tập truyện, 1966)
    Bão Khô (Tập truyện, 1966)
    Quê Nhà (Tập truyện, 1967)
    Ngựa Tía (Truyện dài, 1967)
    Đuốc Sậy (Tập truyện, 1969)
    Chiếc Xương Lá Mục (Tập truyện, 1971)
    Có Loài Chim Lạ (Tập truyện, 1971)

TO TOP
SEARCH