-
Ăn Cơm Mới, Nói Chuyện Cũ: Hậu Giang - Ba Thắc
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo
Vương Hồng Sển
CHAPTERS 18 VIEWS 15054
Ăn Cơm Mới, Nói Chuyện Cũ: Hậu Giang - Ba Thắcđược Vương Hồng Sển viết năm 1974, duyệt lại năm 1978; là những gì ông chưa viết trong Hơn Nửa Đời Hư, và cũng được gọi là hồi ký.
Những nếp sinh hoạt, các sự kiện, nhân vật và đất đai thủy thổ của Miền Nam cũ, đặc biệt là vùng Hậu Giang hồi đầu thế kỷ trước được kể lại và so sánh với thời điểm ông viết. Các mốc thời gian lùi dần theo dòng hồi ức, cũng tiện cho người đọc hôm nay -- khi đọc, sẽ đặt mình ở điểm “giữa” tức khoảng năm 1974); chúng ta có cái lợi thế được thấy quá khứ của một vùng dất mới và cả "tương lai" mà tác giả lúc đó chưa thể biết. -
Bên Lề Sách Cũ
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo
Vương Hồng Sển
CHAPTERS 6 VIEWS 7511
Những cuốn sách của Cụ Vương Hồng Sển luôn cho thấy một cốt cách học giả uyên bác, nghiêm cẩn, song, cũng rất bình dị, tự tại trong phần việc của một độc giả yêu thích và sống hết mình vì sách. Độc giả thế hệ hôm nay có thể hiểu rõ hơn về quan điểm sống cũng như cốt cách của Cụ thông qua nhiều ấn phẩm quý giá, chẳng hạn như Bên Lề Sách Cũ.
-
Chuyện Cười Cổ Nhân
Tiếu Lâm
Vương Hồng Sển
CHAPTERS 182 VIEWS 202893
Tôi là một tên dân Việt rất tốt, chưa có tiền án.
Bà xã rất ngán tôi, vì tôi có tánh yêu đời và bất cứ thứ gì đẹp đều yêu: yêu sách vở, yêu cổ ngoạn, yêu ngắm dòm.
Bốn vách đều có va đầu vào nhưng chưa bể, nay thêm ghiền trà: bác sĩ cấm thì uống lén.
Ưa giễu cợt, ưa ngâm thơ tuy ngâm sai giọng, ưa ca hát tuy trật nhịp, bởi đờn không tươi ngón nên thôi, biết và hiểu hát bội.
Có một món ưa nhứt đời là đồ xưa, nhưng không có tiền mua.
Thích hơn hết là nói tiếu lâm, từ chuyện tầm phào vô hại đến chuyện hài hước mua cười, nói trước bữa ăn, nói sau bữa ăn, nói trước khi ngủ, trong khi mơ, sau khi thức dậy, có khi đào lỗ nói rồi lấp lại.
Có lúc cũng biết nổi cộc, rất ba trợn, chưa biết bợ ai, không làm bậy, còn lương tâm.
Tức khí dằn ép quá, không xì ra thì chết. Mà chưa muốn chết.
Còn yêu đời và muốn thấy thăng bình, trước khi ra đi.
Viết tiếu lâm để có tiền mua cà và miếng cơm.
Xin kiểm duyệt niệm tình đừng cắt cụt. -
Cuốn Sách Và Tôi
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo
Vương Hồng Sển
CHAPTERS 13 VIEWS 7170
Cụ Vương Hồng Sến viết Cuốn Sách Và Tôii trong năm 1984, như là một sự "tỏ bày cảm tình riêng với sách" trút hết nổi lòng, kinh nghiệm viết là đọc sách; một chút tiếc nuối cho những cuốn sách có số phận long đong, cũng như cho bản thân ông không còn nhiều thời giờ để lang thang trong thế giới bao la khôn cùng của sách... Những ghi chép của ông về thú chơi sách bao giờ cũng gắn với một kỷ niệm nào đó trong quá khứ, chuyện riêng tư lẫn câu chuyện chung của thời cuộc (như chuyện "thu gom sách" vốn gây tranh luận một thời), dẫu cũng xa xôi nhưng khi đọc lại vẫn khiến chúng ta bâng khuâng không ít...
Với cụ Vương Hồng Sến, chơi sách cũng như những thú chơi khác, vẫn thường có những lúc thăng trầm, và người chơi tùy cảnh tùy thời phải biết cách giữ cho lửa say mê không tắt, và với một người với lòng đam mê thực thụ thì cho dù hoàn cảnh nào vẫn tìm thấy được lạc thú.
Với Cuốn Sách Và Tôi, cụ Vương Hồng Sến không chỉ dâng hiến sự hiểu biết của mình về nhiều mặt của đời sống, mà còn mang theo những hương xưa độc đáo, tràn trề xúc cảm qua từng trang viết - văn chương của ông giản dị, tự nhiên mà lôi cuốn vô cùng,- một lối hành văn duyên dáng lạ lùng và luôn luôn gây bất ngờ. -
Dỡ Mắm
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo
Vương Hồng Sển
CHAPTERS 23 VIEWS 13249
Trong cuốn sách Dỡ Mắm, Vương Hồng Sển viết về nhiều sự kiện và con người - kéo dài từ thời Pháp thuộc cho đến thời điểm 1983. Các nhân vật “có máu mặt” như các quân vương, toàn quyền, thống đốc, các kỹ nữ, ngôi sao màn bạc, các thường nhân của dĩ vãng hiện lên sống động qua hồi ức và tư liệu mà tác giả lưu giữ được.
-
Hiếu Cổ Đặc San 1 - Phong Lưu Cũ Mới
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Vương Hồng Sển
CHAPTERS 6 VIEWS 18882
- Thú nuôi chim
- Thú chọi gà
- Thú chơi cá Thia Thia
- Bàn về xã hội loại sâu bọ và thú đá dế
Người mình có tánh thích chơi chim.
Tôi góp nhóp được bao nhiêu lài liệu nầy, kinh nghiệm có mà nghe thấy cùng có, nên xin chép ra đây, nhờ người cao học biết thì chỉ giùm thêm.. -
Hiếu Cổ Đặc San 2 - Thú Xem Truyện Tàu
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Vương Hồng Sển
CHAPTERS 10 VIEWS 14115
-
Hiếu Cổ Đặc San 3 - Thú Chơi Cổ Ngoạn
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Vương Hồng Sển
CHAPTERS 12 VIEWS 12500
Hiếu Cổ Đặc San ra được hai số, thử đánh dấu đường đi: tưởng đâu thọ trưởng, nào ngờ không sài không đẹn, chút nữa chết non. Mấy lời nghe được, sau khi gởi tập 2, thiệt không chút náo khích lệ:
- thời buổi này mà sách in không có hình, ai dư công đọc ?
- một cây viết máy, giá trị còn hơn !
Thiệt là: cây không ngã vì sét đánh, mà ngã vì gió, đá không sợ sức nặng đè, má sợ giọt nước rỉ rả chảy mòn.
Tội nghiệp chúng tôi: tâm huyết có thừa, tài chánh sẵn người tốt giúp, tài liệu thâu thập còn dư, viết bốn năm tập nữa chưa phỉ, thế mà muốn buôn gánh nửa đường.
Đang khi thối chí, kịp nhớ lại: lời nói vô căng không đủ nản lòng. Mình chỉ còn sống không trọn một mùa đông (tuổi đã 70), cũng phải quét tuyết dọn đường, sau này có ra đi vĩnh viễn, cũng còn lại chút gì ty tiểu.
Vi lẽ ấy, chúng tôi lại tiếp lục cho ra tập 3.
Nhưng đổi ý khác. Nơi sau bìa tập 2, có nói: tập 3 sẽ là: "TỪ SỬ QUA TRUYỆN TÀU". Xét lại đề nầy có thể tạm gác qua một dịp sau, để có thì giờ gói ghém thêm kỹ nữa, và trở lại lời cam kết ghi trong phi lộ ở tập 1, nay xin nói về: "THíš CHƠI CỒ NGOẠN". -
Hiếu Cổ Đặc San 4 - Khảo Cứu Về Đồ Sứ Cổ Trung Hoa
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Vương Hồng Sển
CHAPTERS 19 VIEWS 6023
Trước đây trên mấy ngàn năm, bên Trung hoa đã biết làm đồ gốm, dựa theo hai yếu tố căn bản : a) tìm nhái cho y nước bóng của ngọc-thạch (jade) ; b) bắt chước nước men lạc tinh (patiÂne) của loại cổ đồng (bronze ancien).
Đời Đường, ông Đỗ Phù đã khen đồ sành men trắng là : da trắng như tuyết, tiếng gõ kêu thanh như ngọc.
Xuống đến đời Ngũ-Đại (907-960), vua chúa vương hầu đều có lò sứ “ngự chế”, danh từ gọi “yue” (dao, diêu). Tỷ dụ: Sai-yue là Sài diêu tức đồ men xanh nước biển céladon của vua Sài-Vinh đời Hậu Châu chế tạo.
Qua đời Tống (Song), trong Nội Phủ, có đặt lò hăm đồ gốm riêng cho vua dùng, nơi kinh đô là Khai Phong Phủ. -
Hiếu Cổ Đặc San 5 - Cản Đức Trấn Đào Lục
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Vương Hồng Sển
CHAPTERS 9 VIEWS 5391
Tập Hiếu cổ đặc san số 5 này, không phải là sách để đọc giải trí nữa. Đây là sách học, một cuốn khảo cứu đầu tiên, gồm nhiêu danh từ chuyên môn, gốc tích và xuất xứ của mỗi loại gốm sành sứ có danh của các lò nơi. Cảnh Đức Trần từ cồ kim.
Có thề vì mấy tập 1, 2, 3 là sách vở lòng, khơi màu cho độc giả biết ham thích đồ cổ. Qua tập số 4, tôi dịch bộ "Les Poteries et PorÂcelaines Chinoises" của bà Daisy Lion Goldschmidt, mà tôi mạn phép đổi tựa lại là "Khảo về đồ sứ cổ Trung Hoa", và hiển nhiên, tôi đả đưa quí vị lên con đường chuyên môn của học thuật Tây phương. Lúc ấy, tôi có ý định dịch lại hai bức thơ nông cốt viết năm 1712 và năm 1722 cùa linh mục d'Entrecolles, trong đó ông đã thuật lại rành rẽ những gì mắt thấy tai nghe tại lò Cảnh Đức Trấn, giữa những năm thịnh hành tột bực của nghệ thuật chê tạo đồ sứ vào triều đại Thanh đế Khang hi, thái bình thạnh trị|Dẫn mục chữ Hán thường gặp -
Hiếu Cổ Đặc San 6 - Cuốn Sổ Tay Của Người Chơi Cổ Ngoạn
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Vương Hồng Sển
CHAPTERS 3 VIEWS 5014
Tập số 6 nầy, tựa nhan là "Cuốn sổ tay của người chơi cổ ngoạn". Phần đầu, nêu ra vài ba món từng nghiên cứu ; phần sau chừa để ba hoa chung quanh vài kinh nghiệm riêng.
Sách được dày, tiền nhuận bút sẽ sưởi ấm mấy ngày chót của tiết đông thiên muộn.
Tóm lại : trong ba tập đầu, tôi dọn đường cho thấy cái vui của thú chơi cổ ngoạn.Tập 4 và tập 5 là phần chuyên môn, tuy khô khan nhưng rất quan trọng, người nào đọc để chơi sẽ thấy thêm nhức đầu, tốt hơn đừng đọc. Người nào muốn học, phải dày công nghiền ngẫm. Chừng nào nhập thần, họa may sẽ hiểu chút ít về đồ xưa. Phải lậm, phài mê, mới biết.
Tập 6, như tên đã gọi, cho biết thêm : Thế nào là cổ vật ? Thế nào là thực hành ? -
Hơn Nửa Đời Hư
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo
Vương Hồng Sển
CHAPTERS 31 VIEWS 31866
Hơn Nửa Đời Hư là cách nói lộng ngữ mang tính tự trào, tự mỉa của tác giả: Bác Vương Hồng Sển; mà theo ông cho đến cuối đời, vẫn chưa làm nên sự nghiệp, dù chỉ với ý nghĩ khiêm nhường.
Bắt tay viết cuốn sách này, Bác Vương khi ấy đã vào cái tuổi ngoài Thập cổ lai hy (tức tuổi trên 70) xưa nay hiếm. Đó là vào năm 1974, cho tới tháng 7-1978 ông mới viết tiếp trang cuối cuốn hồi ức Hơn nửa đời hư này.
Đây là một thiên hồi ức của một nhà văn hóa, một lão học giả học cao, hiểu rộng, có vốn sống vô cùng phong phú và một phương pháp làm việc khoa học - nói có cách, mách có chứng - vì ông nhiều năm làm Viện trưởng Viện Bảo tàng, tinh thông nghề sưu tầm cổ ngoạn, ghi chép những sự việc, những điều chính ông nghe, thấy, làm và biết được. Đó là những bước thăng trầm, “những nỗi buồn, vui, đau khổ” ăn năn, tự vấn, “những tâm sự rải rác phân tán manh mún, vụn vặt về cuộc đời và con người” quanh ông hơn nửa thế kỷ, ở một thời mà ông gọi là “ kinh cụ, khóc, cười lẫn lộn”, nào “Tây cuốn gói, Nhật chạy càng, đến ông Ngô băng lẹ như diều dứt dây”. Trong đó, chính ông dù “địa vị thua, chức phận thua duy về chua tân khổ há dám thua ai”. -
Nửa Đời Còn Lại
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Vương Hồng Sển
CHAPTERS 32 VIEWS 12063
Tôi đã 92 tuổi đầu, chỉ chờ ngày xuống lỗ và đã hết ham vừa danh vừa lợi,... nay tôi lại quyết viết mươi trang cà kê cho được hả hơi, vả lại tôi đã hết thời giờ tra cứu tài liệu cũ, vậy tôi xin người đọc hiểu cho tôi, đây là tôi thố lộ tất cả chân tình, tôi tỏ bày riêng cái nghe thấy cạn hẹp của một tên may thời còn sót lại và đã được mớ người trẻ và người cao kiến muốn biết chút lòng kẻ sống dai này thôi.
-
Sài Gòn Năm Xưa
Phi Hư Cấu Sử Địa
Vương Hồng Sển
CHAPTERS 8 VIEWS 12009
Bởi thấy tôi là người trong Nam, đầu pha hai thứ tóc, làm việc trong một cơ quan chuyên môn, thêm có tánh ham chơi cổ ngoạn, tom góp giấy má cũ đầy nhà, rồi tiếng đồn truyền ra: tôi sành sỏi chuyện xưa, tôi giỏi kê cứu điển cổ, báo hại phần đông văn hữu Bắc và Trung, ông nào quen một đôi lần, gặp nhau, hết năm ba câu lấy lệ, làm gì cũng hỏi vặn tôi về:
"Gốc tích hai chữ "SÀI GÒN".
Nói ư? - Chỉ bày cái dốt của mình ra!
Nín ư? - Người cười, càng thêm khó chịu!
Thôi thì còn một cách: ôm mớ tài liệu thâu thập bấy lâu - dù hay dù dở, dù chưa bằng bụng, mình biết lấy mình - bày hết, trình hết ra đây - mặc tình các vị xa gần tuỳ thích lựa chọn: "tóc tơ cặn kẽ đuôi đầu," dù chẳng làm nên cái bánh ngon, cũng được tiếng là không xấu bụng! -
Sài Gòn Tạp Pín Lù
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo
Vương Hồng Sển
CHAPTERS 59 VIEWS 61342
Sài Gòn "tạp pín lù" là gì?
Nếu dịch đúng ra Hán Việt, là "Sài Gòn đã biên lô" vẫn chưa ai hiểu là gì? Tả, tạp là "đả", đánh; Pín - có hai nghĩa: "pín" là đuôi sam thằng Chệc đời Mãn Thanh, nhưng đây pín có nghĩa là "biên" (Hán tự) và "bên, gần bên" (Nôm). Lù là lò, lò lửa.
Tạp pín lù, là "đả biên lô", tức là món ăn nấu chín gần bên lò lửa; cũng như "ăn sán lẩu" là ăn thịt sống nhúng vào nước sôi bắt trên lò lửa nóng. Số là người Tây bày ra một từ khí làm bằng chì, thiếc, vật kim khí có chân cao giữa khoét lỗ đặt vài cục than cháy, chung quanh là nồi chứa nước thịt ngọt, khách ăn tự lựa từng món ngon: mề gà, lòng heo, ruột già, ruột non, dồi trường, tự gắp bằng đũa và nhúng vào nước thịt đang sôi, rồi tự gắp qua chén và không cần biết món nhúng đã chín hay còn sống sượng. Rồi thì rượu cay, rau sống ngốn nghiến chàm ngoàm cả miệng không thốt ra lời được, món ăn ấy gọi "ăn sán lẩu", dịch ra Hán tự là sán - sanh (thức ăn còn sống, chưa chín), "lẩu": lò (lô), ăn Sanh lô, nhưng nếu nói: "sanh lô" ba Tàu không hiểu, phải nói theo họ "ăn sán lẩu", hoặc ăn "cù lao" vân vân. -
Tạp Bút Năm Quí Dậu 1993
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo
Vương Hồng Sển
CHAPTERS 50 VIEWS 42981
Mỗi lần ghé lại ngôi nhà cổ của học giả Vương Hồng Sển, chúng tôi lại thấy có một chút thay đổi, khi thì nhánh cây trong vườn đã bị lũ trẻ nghịch ngợm bẻ gãy, dây trầu bà phủ lên bức tường bao bọc ngôi nhà đã bị… dọn sạch, khi thì một cái lu hay cái chậu xưa bị dời đi chỗ khác… Và lại thêm những kẻ lạ mặt dùng sân trước làm quán nước, đánh bài. Phủ Vân Đường xưa kia nay biến thành một nơi sinh hoạt hỗn tạp… Cũng may, ngôi nhà cổ đã được khóa chặt và thỉnh thoảng được thăm nom bởi đứa cháu gái (gọi ông bằng bác ruột) hết lòng với một gia sản "tinh thần", vì cô biết rằng bên trong còn những đồ vật quý và cả những tác phẩm chưa được người đời biết đến.
Cái di nguyện biến ngôi nhà thành một "bảo tàng tư gia" để trưng bày những cổ vật, vẫn còn đó, kể từ khi cụ Vương Hồng Sển mất. Hơn 10 năm, và thời gian vẫn cứ âm thầm xói mòn từng ngày một. Nếu như điều ước nhỏ nhoi ấy không được thực hiện thì những bản di cảo lần lượt được công bố sẽ là niềm an ủi đối với ông phía bên kia chân trời. -
Thú Chơi Sách
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75
Vương Hồng Sển
CHAPTERS 3 VIEWS 4501
Có một nàng tuy chưa ai biết danh nhiều, nhưng rất quan trọng, xã hội không nàng sẽ như người thiếu thanh khí, địa cầu chưa có nàng thì ta phải đến tận Thủy liêm động, Thiên thai sơn mà cầu thỉnh đem về, xin cho nàng đem theo đủ thất thập nhị huyền công, nàng ấy là tiên "Hiếu sách", bạn của sách, biết thưong yêu và ưa chơi sách, nàng "Bibliophile" vậy !
-
Tự Vị Tiếng Nói Miền Nam
Phi Hư Cấu
Vương Hồng Sển
CHAPTERS 18 VIEWS 7588
Đọc “Tự Vị Tiếng Nói Miền Nam” của cụ Vương Hồng Sển, chúng ta sẽ vừa tìm được nhiều chỉ dẫn quí bảu về địa danh, về tiếng nói Nam Bộ xưa và nay; vừa được thưởng thức cách kể chuyện rất duyên dắng của một cụ già vừa có hiểu biết sâu rộng về nhiều ngành chuyên môn, vừa rất từng trải trong cuộc sống.