CLOSE
Add to Favotite List

    Vũ Bằng

  • Bát Cơm

    Bát Cơm
    Vũ Bằng
    TÂN VĂN xuất bản 1971

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 2782

    Truyện này sẽ là một truyện không khoa học. Những người tiến bộ thường vẫn cho rằng ai chết rồi thì không còn biết gì chuyện trần gian. «Chết là hết».Tôi vẫn cho thế là đúng lắm.
    Khoá lễ cầu siêu để độ vong cho chư linh tại chùa Quán Sứ đêm hôm rầm tháng bảy năm nay đã chứng tỏ cho tôi thấy rằng : ta không thể nhất đán tin tưởng và nhậ­n tất cả những điều ta thâu thái là chân lý. Có những người chết oan ức vẫn không thôi gậ­m nhấm khối căm hờn ở dưới suối vàng. Người chết, mà lòng buồn không chết được.

  • Bẩy Đêm Huyền Thoại
  • Bốn Mươi Năm Nói Láo
  • Bóng Ma Nhà Mệ Hoát

    Bóng Ma Nhà Mệ Hoát
    Vũ Bằng
    NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1973

    Kinh Dị VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 28 VIEWS 25738

    Nhiều người hiện nay thiên về khoa học vậ­t chất cho rằng linh hồn, ma quỷ hay những điềm báo trước đều là những sự tưởng tượng bịa đặt ra để mê hoặc lòng người, để lợi dụng những người cả tin. Sự thực trái hẳn: ngày nay có nhiều nhà tri thức, bác học tin rằng ngoài đời sống hiện tại của chúng ta, còn có một thế giới vô hình mà chúng ta chưa hiểu thấu được.
    Chép lại câu chuyện Bóng Ma Nhà Mệ Hoát mà các bạn sắp đọc đây, tôi chỉ làm công việc của một nhà soạn tuồng Hy Lạp khi xưa, của những nhà văn La Mã, của tác giả "Ursule Mirouet" cũng như biết bao nhiêu các nhà văn hiện đại Âu - Á khác; để ghi lại một í­t hiện tượng và sự việc thuộc về tâm linh".
    Tôi chỉ thuậ­t lại câu chuyện mà các ông già bà cả ở đây nhất là ở xóm Bến Nghé cũ, chạy dài từ khu Chợ Quán tới Hiển Trung Tự và Cơ Xưởng Thủy Quân (bây giờ là khu Trần Hưng Đạo, Lý Thái Tổ, vòng thành Ô-Ma) vẫn còn nhắc nhở tới mỗi khi kể lại chuyện "Sài Gòn ngày trước"...

  • Cai

    Cai
    Vũ Bằng
    Tân Dân xuất bản 1944

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 24 VIEWS 6641

    Câu chuyện bắt đầu như thế này: Bấy giờ, nước ta đương trải qua một thời kỳ hỗn độn. Thanh niên mắc phải "bệnh thời đại"; hầu hết không có lý tưởng để theo. Một số rất đông sống môt cuộc đời không tin tưởng. Không có ngày mai. Sa ngã. Trụy lạc. Và còn gì nữa?
    Tôi, cũng như một số đông bạn trẻ không có tinh thần mạnh, cả ngày chỉ nằm đọc những sách chán đời. Dần dần, mình đâm ra chán cả mình, tôi tìm những cuộc giật dục vong nhân để tiêu ma sức khỏe. Tinh thần càng bạc nhược thêm. Tôi mới hai mươi mốt, hai mươi hai tuổi mà sức khỏe đã bắt tay đi mất. Tôi ốm yếu như một ông cụ sắp đi về cõi thọ. Tôi làm ra mặt già. Như vậy, thú lắm. Tôi chít khăn và mặc áo the để tiếp anh em. Tôi vái họ. Trong câu chuyện, tôi lại đá dăm ba câu chữ Hán cho ra vẻ con người cổ kính...

  • Con Dấu Hóa

    Con Dấu Hóa
    Vũ Bằng
    TÂN VĂN xuất bản 1972

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 1339

    Chiến tranh Việt Nam, kéo dài ngót ba mươi năm. Đã giết hại không biết bao nhiêu người. Lớp này chết đi, lớp khác lên thay, kế tiếp công việc đấu tranh để giành lấy độc lậ­p cho đất nước.
    Đó là một công cuộc thử­ lử­a mà toàn dân đều góp phần xương máu. Nhà chép sử­, sau này, sẽ ghi lại bằng vàng son. Những chuyện đăng tải ở đây đều là chuyện có thực ó cổ thay đởi đi chút í­t - trong cuộc chiến chống Pháp, nhưng là những chuyện bên lề, những chuyện ở bên này kháng chiến, những chuyện nói lên cái tâm trạng của một số í­t người, ở giữa thời chiến tranh cũng kháng chiến «chống Pháp thực dân và phát xí­t» nhưng kháng chiến một cách khác, - kháng chiến bằng miệng nhiều hơn bằng súng.

  • Cười Đông, Cười Tây, Cười Kim, Cười Cổ

    Cười Đông, Cười Tây, Cười Kim, Cười Cổ
    Vũ Bằng
     

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 5325

    Cuốn sách này chí­nh thực định viết ra từ 1952. Hồ ấy, tôi nhờ ba người bạn : Tiên Đàm Nguyễn tường Phượng, chủ nhiệm báo "Tri Tân", Vân Hạc Lê văn Hòe, Ngọc Thuấn Vũ Lang, giám đốc nhà xuất bản Thu An giúp tôi về phần tài liệu chữ nho. Về phần tài liệu chữ Tây, tôi phụ trách, với sự giúp đở của các anh Nguyễn Phổ, giám đốc nhà xuất bản Tam Hữu, Nguyễn doãn Vượng, chủ nhiệm Trung Bắc Chủ Nhậ­t và Thương Sỹ Nguyễn đức Long, chủ bút tuần báo "Tin Mới Văn Chương".
    Vì chiến tranh, không đủ phương tiện, các tài liệu thâu thậ­p được in tạm trong ba cuốn sách nhỏ nhan đề "Cười". Chúng tôi định rằng, với các tài liệu ấy, sẽ phân loại, sắp xếp theo hệ thống đã ấn định để ra một cuốn "Khảo về văn cười" đầy đủ, nhưng đất nước chia hai, anh em tan tác, nên ý định ấy không thành.
    Bây giờ, ở đây còn có một mình tôi, nên cuốn sách này, xin ghi lên trên đầu công ơn của các bạn còn và khuất: Tiên Đàm Nguyễn tường Phượng, Vân Hạc, Lê văn Hòe, Nguyễn Phi, Nguyễn doãn Vượng, Thượng Sỹ. Tôi đặc biệt ghi công ơn cua Ngọc Thuần họ Vũ là người đã sưu tầm nhiêu tài liệu nhất trong vụ này và chí­nh Ngọc Thuần đã không quản khó khăn, đi bước đầu, để mở đường lối cho anh em trong lúc trước tác và ấn loát gặp trăm ngàn khó khăn.

  • Hoài Niệm Nhất Linh
  • Khái Hưng Thân Thế và Tác Phẩm

    Khái Hưng Thân Thế và Tác Phẩm
    Dương Nghiễm Mậ­u - Huỳnh Phan Anh
    NAM HÀ xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 2376

    Tìm hiểu thân thế Khái Hưng là một việc khó. Khó vì tài liệu rất hiếm, sơ sài hoặc khó tin. Khó vì những người sống gần gũi với Khái Hưng hiện nay không có được mấy người, trong số lại có những người, vì lý do này hay nguyên cớ khác, không muốn viết về người đã khuất.
    Tìm hiểu tác phẩm của Khái Hưng cũng không là việc dễ. Ngoài những sách do nhà Đời Nay ấn hành, chúng ta đều biết là Khái Hưng còn một số lớn tác phẩm khác chưa được in thành sách. Hầu hết những sáng tác đó được đăng rải rác trên những tờ báo rất khó kiếm. Sưu tậ­p Phong hóa Ngày nay còn có người giữ được đầy đủ. Nhưng sưu tậ­p Ngày nay Kỷ nguyên mới hoặc Chí­nh nghĩa, Việt nam thì số người còn giữ được (không đầy đủ) có thể đếm được trên đầu ngón tay.

  • Mê Chữ

    Mê Chữ
    Vũ Bằng
    TÂN VĂN xuất bản 1970

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 6668

    Không biết ở Trung và Nam, có người ăn Tết kỳ lạ như ông Trưởng Kí­nh ở trong truyện này hay không? Riêng ở Bắc những người như ông Trưởng Kí­nh thì không nhiều, nhưng lúc nào cũng có.
    Năm nay, thủy tiên đã bắt đầu thấy bán từ cuối tháng mười, mà quái, ông Trưởng Kí­nh không hiểu tại sao vẫn không thấy nói đến chuyện mua về gọt.
    Có hai ba bắp bà Trưởng mua về ngâm trong chậ­u mà ông Trưởng chỉ nhìn rồi bỏ đấy, lần lần lữa lữa chẳng thấy nói năng gì. Thế rồi thì cây cảnh cũng bỏ phí­ cả đi. Đang đông tiết trời hanh hao, cây khô lá vàng, mà họa hoằn lắm chủ nhân mới nhìn đến cho dăm gáo nước. Cây tùng bắt đầu héo ngọn; hai lẵng cẩm cù và phong lan đuôi cáo mất đứt dây buộc, sắp rơi; còn cái đồi "bách thảo" thì rêu cứ vàng cả ra, mà lá sanh, lá mai đã to bằng cái vẩy ốc cả rồi, cũng chẳng thấy ông lấy kéo "tẩy" cho vài nhát.

  • Miếng Ngon Hà Nội
  • Món Lạ Miền Nam

    Món Lạ Miền Nam
    Vũ Bằng
    TÂN VĂN xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 15581

    Có người đọc cuốn "Miếng ngon Hà Nội" 1 của tôi xong, thúc giục:
    - Miền Nam nước Việt có nhiều thức ngon lành lắm, sao không sưu tầm lại mà viết thành một cuốn nữa coi chơi?
    Tôi bỏ nhà đi lang bạt từ lúc mười bảy tuổi. Đến Sài Gòn dạo đó, tôi đã ăn nem Thủ Đức, thưởng thức phá lấu Lồ Ồ, ăn tóp mỡ nhiễn đường ở Sa Đéc, nếm suông ở Cây Mai, thịt bò bảy món Bà Hom, mì Cột Đèn Năm Ngọn.
    Rồi đến kỳ này, lại trở về quê ngoại mến thương, tôi đã thưởng thức nhiều món hơn, nhưng thú thực tôi không thấy các món đó có nói lên được cái gì mới mẻ, lạ lùng cho lắm.
    Có lẽ tô cá chìa vôi ngon thực, nhưng lòng còn gởi về cố lý nên cá rô đầm Sét vẫn là hơn, trái su su mát như da cô gái tuyết trinh, ô hay, sao lại như đăng đắng, mà miếng thịt gà muốn chế hóa cách gì đi nữa cũng vẫn cứ nhạt phèo?

  • Một Người Rơi Xuống Hố
  • Mười Chí­n Chân Dung Nhà Văn Cùng Thời

    Mười Chí­n Chân Dung Nhà Văn Cùng Thời
    Vũ Bằng
     

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 26 VIEWS 8025

    Trong cuốn sách này, hiện lên chân dung của các nhà văn đương thời danh nổi như cồn: Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bí­nh, Trần Quang Dũng, Vũ Định Long, Ngô Tất Tố, Tô Hoài, Tản Đà, Nguyễn Văn Vĩnh, Hoàng Ngọc Phách, Nguyễn Tuân, Hữu Loan, Lạch lam, Tú Mỡ...
    Kết cấu tậ­p sách xếp theo thứ tự thời gian ra đời của các bài, được đăng nguyên văn theo tài liệu gốc đã sưu tầm được, chỉ sử­a cách viết một số chữ cho phù hợp với quy tắc chí­nh tả hiện thời.

  • Ngày Mai Tôi Sẽ Chết
  • Những Cây Cười Tiền Chiến

    Những Cây Cười Tiền Chiến
    Vũ Bằng
    NHÂN VĂN xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 3111

    Những hiện tượng ngu muội mà vênh váo, hung hăng mà hèn nhát, thường khiến ta bậ­t lên tiếng cười. Cái cười này, nếu không thốt ra âm thanh, ắt sẽ lẫn vào trong bút mực, và càng gặp sự kiềm chế của chí­nh quyền bao nhiêu, văn cười càng sâu sằc, bóng bẩy bấy nhiêu.
    Gần đây, những chuyện cười loại tiếu lâm dược tắi bản. Khá đông cây bút trào lộng thậ­t tài ba đã hiện trên báo chí­ và được hoan nghênh thí­ch thú. Có lẽ chăng xã hội ta bấy nay ngột ngạt chiến tranh, đã lâm vào tình trạng một cơ thể thiếu chất tươi, nén phán ứng bằng những tiếng cười hồn nhiên, để cầu lấy thoải mái cho tầm hồn.

  • Nói Có Sách

    Nói Có Sách
    Vũ Bằng
    NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 4399

    Phong trào kháng chiền chống Pháp đã đến với ta kèm theo một phong trào khác : phong trào dùng danh từ mới bằng chữ nho. Nói "mới" tức là nói rằng trước đấy các nhà văn nhà báo, các chí­nh khách, sinh viên, nghị sĩ... cũng đã có một thời kỳ đua nhau dàng chữ nho, kiểu Phạm Quỳnh. Dùng như thế, có vẻ... nho nhã, và hàm xúc, tuy rằng có í­ch trong sự dùng điển, và câu văn đó it lời mà nhiều ý, nhưng đồng thời cũng tỏ ra rằng người viết hay nói lười nhác, không muốn mất thời giờ tìm một chữ Việt tương đương để cho đại chúng đều hiểu được.

  • Rươi
  • Thuậ­n Vợ Thuậ­n Chồng

    Thuậ­n Vợ Thuậ­n Chồng
    Vũ Bằng
     

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 4684

    Trong ba cuốn sách đã xuất bản, chúng tôi đã nói tới những tiến triển về sinh lý cũng như bổn phậ­n về tinh thần của người đàn bà, từ lúc còn con gái, qua giai đoạn lên xe hoa về nhà chồng, đền lúc bước vào đời làm vợ, kiến tạo gia đình và sinh con đẻ cái.
    Chúng tôi thiết tưởng công việc làm của chúng tôi sẽ không được đầy đủ, nếu chúng t'i không nói đến giai đoạn chánh yếu của người đàn bà, là lúc chung sống với chồng. Đó là một giai đoạn gây cấn nhất, vì nếu người đàn bà mà không hiểu nhiệm vụ của mình...

  • Thương Nhớ Mười Hai
  • Truyện Hai Người

    Truyện Hai Người
    Vũ Bằng
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 12 VIEWS 12549

    Hai người trong truyện này là hai kẻ bị đọa đày. Linh hồn họ đau đớn, họ là những người đáng thương. Sự đau khổ nâng cao họ gần trời.
    Những người thực cao thượng đều phải thấy một cái buồn mênh mông trên trái đất.

  • Tuyển Tậ­p Vũ Bằng

    Tuyển Tậ­p Vũ Bằng
    Vũ Bằng
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 10 VIEWS 2605

    Vù Bằng (1913 -1984) sinh ra và lớn lên tại Hà Nội trong một gia đình Nho học, quê gốc ở Ngọc Cục, Lương Ngọc, nay là Bình Giang, Hải Dương. Là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam, ông có sở trường trong các thể loại truyện ngắn, tuỳ bút, bút kí­...
    Sau năm 1954, ông vào sống tại Sài Gòn để làm báo và hoạt động cách mạng. Ngoài cái tên Vũ Bằng ông còn có nhiều bút danh khác như Tiêu Liêu, Lê Tâm... Vũ Bằng như một mảnh hồn của Hà Nội. Nói tới Vũ Bằng là người ta nhớ tới một Hà Nội dịu dàng, thanh lịch, tao nhã. Nói tới Vũ Bằng người ta bỗng thấy thêm yêu một Hà Nội nghìn năm văn vậ­t đầy thần thái, đầy yêu thương dịu dàng không thể lẫn với ai khác. Nói tới Vũ Bằng là người ta nhắc tới “Miếng ngon Hà Nội” (bút kí­, 1960) và “Thương nhớ mười hai” (hồi kí­, 1972). Có thể nói khi viết về “cái ăn” dường như ngòi bút của Vũ Bằng rất có duyên và có đất để tung hoành. Với ‘Miếng ngon Hà Nội”, bằng ngòi bút đong đầy tình yêu thương của một người con xa Hà Nội, Vũ Bằng đã cho người đọc biết đến và thưởng thức những món ngon mang đậ­m cái hồn Hà Nội. Ông viết về Miếng ngon Hà Nội là viết về chí­nh đời mình: “Miếng ngon Hà Nội, vì thế, nhiều khi làm cho ta yêu Hà Nội thấm thìa, nhớ Hà Nội nao lòng, làm cho ta cảm giác ta là người Hà Nội hơn... Những miếng ngon mà người Việt Nam ăn vào thấy ngát mùi đất nước, thấy mình Việt Nam hơn...”.

  • Vũ Bằng: Các Tác Phẩm Mới Tìm Thấy
TO TOP
SEARCH