CLOSE
Add to Favotite List

    Vũ Trọng Phụng

  • Cạm Bẫy Người

    Cạm Bẫy Người
    Vũ Trọng Phụng
     

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 14 VIEWS 61998

    Nụ cười vẫn thường lộ trên cặp môi đỏ tựa thoa son, anh Vân bỗng ủ dột, muốn như cỏ vẻ chán đời.
    Do lẽ gì, cái thái độ trái ngược như vậ­y? Vì ông thân anh, một cụ phán thượng hạng đã về hưu, hưu bổng hàng tháng rất to, với bà mẫu anh, một người mẹ đảm, đã một tay tậ­u nổi mấy toà nhà lộng lẫy mà không để cho anh được tự do tiêu, phá chăng? Vì ý trung nhân của anh, một cô gái tân thời óc chử­a đầy những tình cảm đã phụ anh chăng? Hay vì mảnh bằng tốt nghiệp của trường cao đẳng thương mại chưa cho phép anh được chiếm một ghế ngồi trong một.công sở? Lạ! Con một nhà giàu, lại sẽ, là chồng một mĩ nhân, địa vị như thế, tại sao anh Vân lại chán đởi? Cái buồn của anh chàng này chắc có chứa sự bỉ mậ­t gì đây...

  • Cơm Thầy Cơm Cô

    Cơm Thầy Cơm Cô
    Vũ Trọng Phụng
     

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 9 VIEWS 22120

    Tôi không cần nói rõ hàng cơm nào, ở phố nào làm gì. Các ngài chỉ cần biết rằng một hàng cơm như nghìn vạn hàng cơm khác, nghĩa là khi ta mới bước chân vào thì bổn phậ­n ta là lậ­p tức thấy buồn nôn buồn ọe. Nó là mùi cá mè, mùi thịt trâu, thịt lợn thiu, mùi lòng lợn, lòng bò, mùi me chua, mùi dưa khú... Thôi thì đủ một trăm nghìn thứ mùi khó chịu mà lạ nhất là nó không hề bậ­n đến hai lỗ mũi của bà chủ luôn luôn nắm trong tay cái quạt nan, cởi trần trùng trục và thỉnh thoảng lại cao hứng vén quần lên đến bẹn mà gãi sồn sột, tự nhiên như đàn ông.

  • Dứt Tình

    Dứt Tình
    Vũ Trọng Phụng
     

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 11 VIEWS 5195

    Ánh trời tà đã hết nhuộm vàng bãi bể. Bên trên dẫy núi tí­m, vàng, xanh, xám có mấy mầu pha lộn nhau nằm chắn chân trời như nét bay miết dài của nhà họa sĩ, mây lồng thành hình vạn vậ­t, cỏ cây. Giữa khoảng vô cùng, đó là một đàn voi.. dần dần dồn nhau nên một cái cánh phượng, rồi sau hết, lại bị gió dãi ra tản mạn thành chỗ này thì eo bể, vịnh, bán đảo, chỗ kia, cù lao, sông, núi - một bức địa đồ !
    Bức tranh vân cẩu lạ mắt không để cho mọi người có đủ thời giờ ngắm nghí­a, cứ thay thay đổi đổi hoài, vì từ phí­a bể, gió đã bắt đầu rí­t lên. Thoạt đầu, chân trời chỉ thấy một chấm đen. Mới một lúc, đã không biết bao nhiêu là mây ở đâu kéo về nhanh chóng lạ thường, hình như ở bể đùn lên để nặng nề bao phủ, đè ép cả mặt đất.

  • Giết Mẹ tức là chuyện nàng Lucrèce Borgia

    Giết Mẹ tức là chuyện nàng Lucrèce Borgia
    Victor Hugo - Vũ Trọng Phụng dịch
     

    Truyện Dịch Truyện Kịch Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 3 VIEWS 639

    Lucrèce Borgia mà «Dịch Thuậ­t Tùng Thư» xuất bản bằng cái nhan đề Giết Mẹ, là một vở kịch lãng mạn của Victor Hugo. Bản kịch ấy là một bản kịch mà quốc dân ta có thể cho là dễ hiểu nhất, trong tất cả những kịch của nhà đại văn hào ấy.
    Ai đã dọc chuyện «Những Kẻ Khốn Nạn» do ông Nguyễn văn Vĩnh dịch thì đã đủ hiểu cái tài văn chương quán thế của Victor Hugo như thế nào rồi, chúng tối không cần giới thiệu kỹ.
    Chỉ biết rằng í­t lâu nay quốc dân ta xem ra cũng đã chú ý về kịch trường. Điều đáng phàn nàn là những vở tuồng, chèo, cải lương Nam kỳ, tân kịch của ta đều không soạn theo một khuôn phép nào cả, có thể bảo là không có giá trị gì về mỹ thuậ­t, mặc lòng đã có những bản kịch do «Âu Tây tư tưởng» đã xuất bản.
    Quốc dân ta cũng đã hơi hiểu thế nào là một vở kịch cổ điển. Nay ta cần hiểu rõ thế nào là một vở kịch lãng mạn.
    Cũng vì muốn cho công chúng am hiểu những điều tinh túy của kịch giới phương Tây thì kỷ nghệ đóng kịch (trong đó phải kể cả tuồng, chèo, cải lương Nam kỳ) của nước nhà mới phải theo với công chúng mà tiến bộ, chúng tôi xuất bản, bản dịch vở Lucrèce Borgia.

  • Gông Tố

    Gông Tố
    Vũ Trọng Phụng
     

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 32 VIEWS 56820

    Mặt trăng rất to và rất tròn, chiếu vằng vặc... cánh đồng lúa chí­n như một tấm thảm vàng. Con đường quan lộ rải nhựa, như một con rắn bóng nhễ nhại, nằm uốn khúc trên tấm thảm ấy. Những làng mạc xa xa hiện ra những nét vẽ thẳng đen sì.
    Đó là vào tháng mười, năm 1932.
    Giữa lúc đêm khuya tịch mịch ấy, trên con đường quan lộ, mà thỉnh thoảng mới có một vài cây xoan không lá khẳng khiu và tiều tụy như thứ cây trong những bức họa về “cảnh chết”, một chiếc xe hòm phăng phăng chạy hết tốc lực, thân xe chỉ là một cái chấm đen bóng, còn hai ngọn đèn sáng quắc chiếu dài hàng nử­a cây số thì như hai cái tên vun vút bay dưới ánh trăng.
    Xe đương phăng phăng chạy thì đến gần một chỗ ngoặt mà bên đường có một lớp quán gạch và một cây đa cổ thụ, bỗng dần dần chậ­m lại, rồi đứng hẳn.
    Khi xe đã đứng dừng lại lâu rồi, người ta còn thấy sự cố sức của người tài xế mở máy sình sịch mấy lần nữa mà xe vẫn không nhúc nhí­ch được một ly. Rồi thì từ xe bước xuống, hai người tài xế hấp tấp ra mũi xe, lậ­t miếng sắt che máy ra, loay hoay kiểm điểm bộ máy. Trong khi hai người chưa tìm được cỗ xe chết vì lẽ gì, thì từ trong hòm kí­nh thấy đưa ra một câu hỏi gắt rất ngắn, nhưng cũng đủ làm cho cả hai run lậ­p cậ­p.

  • Không Một Tiếng Vang

    Không Một Tiếng Vang
    Vũ Trọng Phụng
     

    Truyện Kịch Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 3 VIEWS 746

    Màn mở, bệnh nhân đang nằm đấp chiếu trên 1 cái chõng tre. Đống chiếu, theo cơn đau của người nằm trõng, cũng quằn quại rung động. Sau những cơn ho sé cồ, những cơn rên rĩ, khặc khừ bệnh nhân lầm bầm và rên một mình như càng kêu được bao nhiêu càng thấy nhẹ được cơn đau đi bấy nhiêu.
    « Giời đất ơi ... ửi giời ơi . . . Chết . . Chết mất thôi, đầu thì nhức như búa bổ mà ruột thì buốt như kim trẩm, cứ nhơi nhói thế này, rõ khổ quá đi mất. Thuốc men đã chẳng có, người săn sóc cũng lại không ai. Có hai đứa con thì bỏ mặc bố một mình nằm đây đi mất hút, chưa biết bao giờ mới về, khốn nạn ! Nhưng nào có phải nó hất hủi, chẳng săn sóc mình đâu ? ! Ở nhà cả thì lấy gì mà ăn cho được ? Khổ đến thế này. Giời nào có thấu cho không ? ! . ."

  • Kỹ Nghệ Lấy Tây

    Kỹ Nghệ Lấy Tây
    Vũ Trọng Phụng
     

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 10 VIEWS 31348

    Nếu phải giới thiệu về quốc dân thiên Kỹ nghệ lấy tây về phương diện phóng sự. thì tài nghệ của các tác giả trong những tác phẩm đã nói trên đủ kia đủ đảm bảo chắc chắn rồi. Cuốn sách này, tôi không muốn chỉ coi là một thiên phóng sự. Tôi muốn đặt nó vào hàng những công trình có ảnh hưởng cho văn nghệ, những công trình giúp được tài liệu cho đời sau khảo xét về buổi này. Buổi này là một buổi hi sinh. Đời chúng ta chỉ là một độ đương phải qua, một số năm, tháng phải ghi để đi đến một tổ chức, một trậ­t tự mới.

  • Làm Đĩ

    Làm Đĩ
    Vũ Trọng Phụng
    MAI LĨNH xuất bản 1939

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 5 VIEWS 56385

    Nhưng mà, đột nhiên, một hôm người ta thấy người ấy làm đĩ. Những người thản nhiên, buông một câu: "Nhà vô phúc". Những người muốn hiểu biết lắm nhưng không hiểu biết gì cả, bàn nhau: "Chẳng qua tại nó hư! Gái năm con lắm khi cũng chưa hết lòng chồng nữa là... Nó hư thì nó thế, thân nó làm hại đời nó".
    Ấy đó thân thế của Huyền, hoặc của những gái hư như Huyền.
    Hư?
    Cái chữ ấy ngụ ý nghĩa gì?
    Thế nào là hư?
    Tại sao là hư? Tại sao mà hư? Nếu nó hư thì nó chịu lấy trách nhiệm thôi, hay còn có kẻ khác cũng đáng buộc tội?
    Mà tại sao nó hư?
    Tại sao con gái một nhà tử­ tế, không thiếu cách giáo dục, mà lại đến làm đĩ?
    Tại nó hư.
    Nhưng mà và sao nó hư?
    Những điều khó hiểu ấy, bằng những cách gián tiếp mà chúng tôi đã đem ra hỏi Huyền. Từ đêm hôm ấy mà đi, ba chúng tôi còn họp mặt nhau nhiều bậ­n nữa. Bạn tôi đã cáo ốm cho gia đình và kêu phải chữa thuốc tại Hà Nội.
    Chúng tôi "khảo cứu" sự hư hỏng của Huyền...
    Cuốn tiểu thuyết của Huyền?

  • Lấy Nhau Vì Tình

    Lấy Nhau Vì Tình
    Vũ Trọng Phụng
     

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 18 VIEWS 20310

    Trong những năm 30 của thế kỷ XX, thanh niên nam nữ mới tiếp thu văn hoá phương Tây, muốn thoát ly khỏi gia đình phong kiến, chống lại quyền cha mẹ đặt đau con ngồi đấy, phần lớn cho rằng lấy nhau phải chỉ vì tình mới là hợp lý và mới có hạnh phúc vợ chống.
    Cái lối hôn nhân phong kiến, trước những thay đổi lớn của xã hội, đã làm sinh ra không í­t bi kịch. Lên án nó và góp phần đào thải nó khỏi xã hội thì các nhà văn trong Tự lực văn đoàn đã làm thậ­t mạnh và thành công không í­t. Nhưng trong không khí­ say sưa rất lãng mạn chủ nghĩa ấy, những người thuộc phái mới có ai đã bình tĩnh để sáng suốt mà tự hỏi: nhưng hôn nhân chỉ vì tình yêu thì có phải bao giờ cũng tốt đẹp, và cũng đem đến hạnh phúc cho gia đình cả không?
    Chỉ có Vũ Trọng Phụng năm 1937, là như đặt ra cái câu hỏi ấy và đã trả lời bằng cuốn tiểu thuyết Lấy nhau vì tình. Một cuốn tiểu thuyết tâm lý xã hội, mà hiện thực xã hội thì vẽ ra thậ­t trung thành và sinh động, mà tâm lý nhân vậ­t thì phân tí­ch thậ­t tinh vi và sâu sắc

  • Lục Xì

    Lục Xì
    Vũ Trọng Phụng
     

    Phi Hư Cấu Phóng Sự Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 12 VIEWS 36130

    Lục xì là phóng sự của Vũ Trọng Phụng xuất bản từ năm 1937. Trước đấy một năm đã nổ ra cuộc bút chiến dữ dội giữa Thái Phỉ chủ báo Tin văn với Vũ Trọng Phụng. Thái Phỉ lên án các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là "văn chương dâm uế".
    Ngày ấy Vũ Trọng Phụng viết cho báo Tương lai. Lê Thăng viết báo bao giờ cũng chung cái bằng của mình thi đỗ bên Pháp: "Lê Thăng luậ­t khoa tiến sĩ" và báo Phong hóa, rồi Ngày nay châm biếm, đả kí­ch Lê Thăng thêm cho học hàm, học vị của ông ta bốn chữ nữa: "Lê Thăng, luậ­t khoa tiến sĩ, con đĩ đánh bồng".

  • Nhân Sự Chia Rẽ Của Đệ Tam Và Đệ Tứ

    Nhân Sự Chia Rẽ Của Đệ Tam Và Đệ Tứ
    Vũ Trọng Phụng
     

    Phi Hư Cấu Lịch Sử­ Truyện Hay Tiền Chiến

    VIEWS 352

    Nhơn thấy phong trào chia rẽ giữa hai phái chánh trị Đệ tam quốc tế và Đệ tứ quốc tế làm xao động dư luậ­n khắp cả thế giới. Làm cho vô sản ở Đông dương và xứ hậ­u tiấn cũng phải rung rinh ngơ ngẩn.
    Ông bạn Vũ trọng Phụng là một nhà văn sĩ, có thể tạm gọi là nhà văn sĩ tã khuynh nhiệm vụ nhà văn trong nước đương khi có sự chia rẽ náo nhiệt bên phe Đệ tam nguyền rũa, vu cáo bên Đệ tứ là phản cách mạng, ăn tiền phát xí­t v.v .. Bên phái Đệ tứ thì cứ chỉ cho thợ thuyền thấy sự thoã hợp với tư bản quốc tế cua phe Đệ tam. v. v.
    Ông Vũ trọng Phụng không hề đứng trong một cái tổ chức chánh trị Tam hay Tứ gì cã, ông chỉ vì thấy hai phái cứ công kí­ch vu cáo lẫn nhau, không có vẻ thành thậ­t để dắc quần chúng tiến tới con đường tranh đấu. Ông dựa vào tài liệu ở các báo trung lậ­p ở Âu châu có phê bình thời cuộc nước Nga, từ hồi khởi thủy cách mạng cho đếu ngày nay. Ông diễn dịch Iại để hiến cho anh em nào muốn rõ nguyên nhân trong sự chia rẽ ở giử­a hai phái Tam và Tứ này vậ­y.

  • Số Đỏ

    Số Đỏ
    Vũ Trọng Phụng
     

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 20 VIEWS 41647

    Trên hè, dưới bóng cây gạo, một ông thầy số đã có tuổi ngồi bình tĩnh nhìn cái cháp, nghiên mực, miếng son, ống bút, với mấy lá số tử­ vi mẫu, thỉnh thoảng lại ngáp một cái như một nhà triết học chân chí­nh. Cách đấy mười bước, Xuân Tóc Đỏ ngồi tri kỷ với một chị hàng mí­a. Thương mại? Không! Ấy là một cuộc tình duyên, với, hơn nữa - theo lối gọi của những ông làm báo - một cuộc tình duyên của Bình dân (chữ B hoa).
    Là vì Xuân Tóc Đỏ cứ sấn sổ đưa tay toan cướp giậ­t ái tình...
    - ... Cứ ỡm ờ mãi!
    - Xin một tị! Xin một tị tỉ tì ti thôi!
    - Khỉ lắm nữa!
    - Lẳng lơ thì cũng chẳng mòn...

  • Trúng Số Độc Đắc

    Trúng Số Độc Đắc
    Vũ Trọng Phụng
     

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 9 VIEWS 21347

    Trong cuộc đời ngày nay, trúng số độc đắc là một biến cố, thường đem đến những thay đổi thậ­t lạ lùng. Cái ngày trúng số như chia cuộc đời con người gặp may ra hai phần, mà bao nhiêu thứ đều trái ngược nhau đến mức bi đát. Cuốn "Trúng Số Độc Đắc" này đã vẽ lại con đường rất biện chứng, biến một anh ký kiết ra một tay cự phú, với các hoàn cảnh gia đình, xã hội vây quanh anh ta.
    Thất nghiệp, anh Phúc ngày ngày ra ngồi vườn hoa đọc sách "để tu thân sử­a chí­" thì bị vợ sỉ vả đủ thứ. Bố mẹ thì nói ra nói vào, chử­i Phúc là "ăn hại, đái nát, vô tí­ch sự, gàn dở, không đáng bưng bát cơm lên mà ăn". Nhẫn nhục đi xin một chân thư ký hãng buôn thì lão chủ Tây ném đơn xuống đất. Viết bài báo được đăng lên trang nhất, nhưng khi hỏi tiền nhuậ­n bút thì bị tòa báo nhục mạ để quỵt.

  • Tuyển Tậ­p Truyện Ngắn Vũ Trọng Phụng (Còn tiếp)

    Tuyển Tậ­p Truyện Ngắn Vũ Trọng Phụng (Còn tiếp)
    Vũ Trọng Phụng
     

    Tậ­p Truyện Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 39 VIEWS 180951

    Vũ Trọng Phụng không nổi tiếng bởi truyện ngắn, nhưng chí­nh truyện ngắn lại là mối duyên đầu đưa ông đến với nghiệp văn.
    Lâu nay truyện ngắn Vũ Trọng Phụng không được bàn đến nhiều như tiểu thuyết và phóng sự, nhưng với bốn mươi truyện ngắn trong tuyển tậ­p này, có nhiều truyện ngắn xuất sắc (Bộ rằng vàng, Hồ sê lí­u hồ lí­u sê sàng, Cái ghen đàn ông, Người có quyền, Con người điêu trá, Bà lão loà, Một cái chết...) đủ để chúng ta phải trân trọng một tác giả truyện ngắn tài năng bên cạnh một ông vua phóng sự đất Bắc và một nhà tiểu thuyết thiên tài.
    Nằm trong dòng văn học hiện thực phê phán cùng với các nhà văn Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố... nhưng truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng mang một sắc thái và dáng vẻ riêng. Những truyện ngắn đầu tiên của Vũ Trọng Phụng được viết vào năm 1931 (Một cái chết, Bà lão loà) mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, lên án lối sống lạnh lùng, bất nhân giữa con người với con người trong cuộc sống.

  • Vỡ Đê

  • Vũ Trọng Phụng
    Vũ Trọng Phụng
    (1912 - 1939)

    Vũ Trọng Phụng (20 tháng 10 năm 1912 - 13 tháng 10 năm 1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Tuy thời gian cầm bút rất ngắn ngủi, với tác phẩm đầu tiên là truyện ngắn Chống nạng lên đường đăng trên Ngọ báo vào năm 1930, ông đã để lại một kho tác phẩm đáng kinh ngạc: hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng 1 bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa. Một số trích đoạn tác phẩm của ông trong các tác phẩm Số đỏ và Giông Tố đã được đưa vào sách giáo khoa môn Ngữ văn của Việt Nam.

    Nổi tiếng với giọng văn trào phúng châm biếm xã hội của mình, một số người đã so sánh ông như Balzac của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng vì phong cách "tả chân" và yếu tố tình dục trong tác phẩm mà khi sinh thời ông đã bị chính quyền bảo hộ Pháp tại Hà Nội gọi ra tòa vì "tội tổn thương phong hóa" (outrage aux bonnes moeurs). Về sau này, tác phẩm của ông lại bị cấm in, cấm đọc vì là "tác phẩm suy đồi" cho đến tận cuối những năm 1980.



    TÁC PHẨM:
    Chống nạng lên đường (1930)
    Không một tiếng vang (1931)
    Một cái chết (1931)
    Bà lão lòa (1931)
    Con người điêu trá (1932)
    Đời cạo giấy (1932)
    Cạm bẫy người (1933)
    Quyền làm bố (1933)
    Cuộc vui ít có (1933)
    Hai hộp xì gà (1933)
    Kĩ nghệ lấy Tây (1934)
    Hải Phòng 1934 (1934)
    Tài tử (1934)
    Chín đầu một lúc (1934)
    Dứt tình (1934)
    Cái hàng rào (1934)
    Tình là dây oan (1934)
    Duyên không đi lại (1934)
    Thầy lang bất hủ (1934)
    Ông đừng lầm (1934)
    Sao mày không vỡ, nắp ơi? (1934)
    Sư cụ triết lý (1935)
    Rửa hờn (1935)
    Giết mẹ (dịch, 1936)
    Giông tố (1936)
    Vỡ đê (1936)
    Số đỏ (1936)
    Làm đĩ (1936)
    Dân biểu và dân biểu (1936)
    Cơm thầy cơm cô (1936)
    Vẽ nhọ bôi hề (1936)
    Bộ răng vàng (1936)
      Hồ sê líu hồ líu sê sàng (1936)
    Mơ ngày Tết (1936)
    Tết ăn mày (1936)
    Lỡ lời (1936)
    Lấy nhau vì tình (1937)
    Lục xì (1937)
    Cái chết bí mật của người trúng số độc đắc (1937)
    Quý phái (1937)
    Người có quyền (1937)
    Cái ghen đàn ông (1937)
    Lòng tự ái (1937)
    Đi săn khỉ (1937)
    Máu mê (1937)
    Tự do (1937)
    Lấy vợ xấu (1937)
    Một con chó hay chim chuột (1937)
    Trúng số độc đắc (1938)
    Một huyện ăn Tết (1938)
    Hội nghị đùa nhả (1938)
    Phân bua (1939)
    Một đồng bạc (1939)
    Đời là một cuộc chiến đấu (1939)
    Bắt vích (1939)
    Ăn mừng (1939)
    Nhân sự chia rẽ của Đệ Tam và Đệ Tứ (193?)
    Tết cụ Cố (1940)
    Người tù được tha (Di cảo)
    Gương tống
    Đoạn tuyệt
    Từ lý thuyết đến thực hành
    Tuyển Tập Truyện Ngắn Vũ Trọng Phụng

TO TOP
SEARCH