-
Bà Dalloway
Truyện Dịch
Virginia Woolf - Nguyễn Thành Nhân dịch
CHAPTERS 10 VIEWS 3211
Virginia Woolf viết Bà Dalloway trong lúc đang cố chống chọi với chứng bệnh thần kinh của chính mình. Và đây cũng là tác phẩm đầu tiên bà khai thác thủ pháp Dòng ý thức. Phần vì bút pháp mới thử nghiệm ở đây chưa tinh luyện và nhuần nhuyễn như ở "Tới ngọn hải đăng", phần vì lượng nhân vật cũng quá nhiều (Ngoài khoảng mười mấy nhân vật chủ yếu có tới mấy chục nhân vật phụ; có nhân vật chỉ thoáng hiện ra rồi biến mất hoàn toàn); mặt khác, ý nghĩ và hành động của các nhân vật đan xen như những sợi tơ nhện từ quá khứ sang hiện tại, rồi lại từ hiện tại sang quá khứ, với rất nhiều hình ảnh ẩn dụ, nên đòi hỏi người đọc phải thật sự tập trung.
Chủ đề nổi bật trong tác phẩm này là tác động của Thế chiến I lên mọi tầng lớp xã hội ở Anh. Cuộc chiến tranh đã qua, nhưng dấu ấn của nó vẫn còn nặng nề, sâu thẳm. Như với Septimus, một cựu chiến binh, bị chấn thương tâm lý trong chiến tranh và sau đó đã tự sát... -
Căn Phòng Riêng
Truyện Dịch
Virginia Woolf
CHAPTERS 6 VIEWS 3055
Căn Phòng Riêng - cuốn tiểu luận của Virginia Woolf, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1929 - đã được khai triển từ luận điểm trên. Một luận điểm mang màu sắc duy vật và đầy khiêu khích. Thẳng thắn, sắc sảo, với một chất hài hước kín đáo, đó là giọng điệu chủ đạo của Căn Phòng Riêng.
Cuốn sách mỏng này được hình thành từ loạt bài thuyết trình của Virginia Woolf tại hai trường Newham College và Girton College, hai trường cao đẳng dành cho phụ nữ tại Đại học Cambridge, xoay quanh chủ đề “Phụ nữ và tiểu thuyết” năm 1928. Vào cái thời phụ nữ muốn vào thư viện của trường đại học cần phải có thư giới thiệu hoặc người có uy tín đi kèm, những luận điểm của Virginia Woolf thực sự có tính chất công phá lớn. Cuốn sách không chỉ mô tả tình thế chấp nhận nhiều sự bất bình đẳng xã hội, cũng không đơn thuần làm nhiệm vụ phê bình, đánh giá lại vị trí của các tiểu thuyết gia nữ - những đại diện thường bị xem là bộ phận thứ yếu cấu thành nên diện mạo của nền văn học Anh. Nó đặt ra một câu hỏi then chốt: Liệu các nhà văn nữ có thể sáng tạo nên những tác phẩm tầm vốc như của Shakespeare không? Đó không đơn giản là một câu hỏi có tính chất giả định; nó là một đề nghị thử nhìn nhận lại vai trò, vị trí và năng lực của phụ nữ trong việc sáng tạo nên những giá trị văn hoá của nhân loại. Để làm được điều đó, cần phải thoát khỏi những định kiến vẫn được xem là đương nhiên, tự nhiên đối với người phụ nữ. -
Orlando
Truyện Dịch
Virginia Woolf - Nguyễn Thành Nhân dịch
CHAPTERS 5 VIEWS 3591
Tới đây Orlando thức giấc.
Chàng duỗi dài người. Chàng ngồi dậy. Chàng đứng thẳng người, hoàn toàn trần trụi… Không một con người nào, kể từ thuở hồng hoang, trông mê hồn hơn thế. Cơ thể chàng hợp nhất sức mạnh của một gã đàn ông và sự thanh tú của một phụ nữ…Orlando đã trở thành phụ nữ – không thể phủ nhận điều đó… Orlando là một người đàn ông cho tới ba mươi tuổi, sau đó chàng trở thành một phụ nữ và vẫn giữ nguyên giới tính kể từ khi ấy… -
Tới Ngọn Hải Đăng
Truyện Dịch
Virginia Woolf - Nguyễn Thành Nhân dịch
CHAPTERS 3 VIEWS 2290
"Tới Ngọn Hải Đăng" là câu chuyện kể về gia đình Ramsay trong kỳ nghỉ trên hòn đảo ở Scotland vào khoảng năm 1910 và 1920. Thông qua những điều bình dị, tác phẩm thể hiện được những tâm tư, suy nghĩ của Virginia Woolf về bản chất của cuộc sống và khát vọng tìm câu trả lời cho câu hỏi: Ý nghĩa của cuộc đời mỗi con người là gì? Tác phẩm cũng được coi là cuốn tiểu thuyết viết theo dòng ý thức thành công nhất của Virginia Woolf. Tuy nhiên đây không phải là một cuốn sách dễ đọc, như cách nói của nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình nổi tiếng người Canada Margaret Atwood: "Có một số cuốn sách phải đợi cho tới lúc bạn đã sẵn sàng cho nó. Trong việc đọc, có rất nhiều điều phụ thuộc vào sự may mắn". (Ngọc Điền)