-
Con Lắc Foucault
Truyện Dịch
Umberto Eco
CHAPTERS 10 VIEWS 3597
Ấy là lúc tôi trông thấy Con lắc.
Quả cầu treo ở đầu một sợi kim loại dài thả từ tận mái bục ca đoàn, đường bệ lăng qua lăng lại.
Tôi biết tỏng - nhưng ai mà chả linh cảm thấy từ trong xảo thuật của hơi thở bình an kia - rằng chu kỳ của nó được khống chế bởi căn bậc hai của chiều dài sợi dây và bởi Ï€, con số mà, dù vô tỉ và phi lý 2 đến đâu đối với đầu óc thế nhân, bằng một sự hữu tỉ và có lý còn lớn hơn, vẫn nối liền chu vi và bán kính của mọi đường tròn trên đời. Thời gian quả cầu lăng từ đầu này sang đầu kia được định đoạt bởi một sự đồng lõa kỳ bí giữa những số đo phi thời gian nhất: tính độc nhất của điểm treo, tính đối ngẫu của các chiều trên mặt phẳng dao động, khởi nguyên bằng ba của số ω, bản chất bậc hai bí ẩn của căn, và sự hoàn hảo vô hạn của tự thân đường tròn.
Tôi cũng biết tỏng rằng một thiết bị từ gắn dưới mặt sàn vẫn đang phát lệnh tới khối trụ giấu ở trung tâm quả cầu, đảm bảo cho dao động kia tiếp diễn. Cái thiết bị ấy, chẳng dây mơ rễ má gì với định luật dao động của Con lắc, trên thực tế lại đang dung dưỡng màn phô diễn kia, bởi vì trong chân không, bất kỳ vật thể nào treo trên một sợi dây có trọng lượng bằng không và không dãn, với sức cản của không khí và lực ma sát cũng bằng không, nó sẽ dao động vĩnh viễn. -
Số Không
Truyện Dịch
Umberto Eco
CHAPTERS 18 VIEWS 6607
Năm 1992, tại Milan, Colonna - một nhà văn, nhà báo "thất bại", nhận được đề nghị cùng tham gia xuất bản Số Không, tờ nhật báo được giới thiệu là hình mẫu hoạt động độc lập, dám nói toàn bộ sự thật. Số báo đầu tiên, không đề ngày cụ thể, năm biên tập viên, ít nhiều cũng đều là những kẻ thất bại, chịu trách nhiệm bới lục quá khứ để tìm ra "mỏ vàng" bị lãng quên rồi từ đó cho ra những bài báo đào sâu kèm cách tiếp cận phong phú... nhưng dĩ nhiên theo hướng có lợi cho họ và cho chính chủ bút.
Trong quá trình tìm đề tài, một nhà báo đã phát hiện ra âm mưu thao túng toàn bộ thể chế, lịch sử, xã hội kể từ sau khi chủ nghĩa phát xít tan rã. Hàng loạt câu hỏi đặt ra chưa có lời giải đáp thì nhà báo đã phải bỏ mạng bên lề đường vắng, để lại phía sau mình những bí mật bị vùi sâu. Số Không lột trần bộ mặt của báo chí Ý (đặc biệt là báo viết) đã thao túng làm nhiễu loạn thông tin và dẫn dắt dư luận theo hướng có lợi cho một nhóm người. Sau Nghĩa địa Praha, tác giả của Tên của đóa hồng và Con lắc Foucault đã trở lại với một trong những chủ đề đặc biệt ưa thích: sự thật và dối trá.