CLOSE
Add to Favotite List

    Trần Tuấn Kiệt

  • Cầu Hôn

    Cầu Hôn
    Trần Tuấn Kiệt
    HỒNG LĨNH xuất bản 1969

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 325

    Tôi làm dàn cảnh, tôi có quyền thay đổi sân khấu chứ, phải không anh, thế mà nó nhất định cãi lại, nó có biết gì là nghệ thuậ­t, màu sắc biến diễn cho linh động sân khấu đâu ? Chúng nó chỉ có ba đồng tiền, bỏ ra để làm hầu làm bì, lên mặt hống hách với anh em nghệ sĩ. Thậ­t chán ngấy rồi đó.
    Ba bốn người ngồi quay tròn chung quanh nhà dàn cảnh đều im bặt... Cô đào trẻ có gương mặt nhỏ và trắng trẻo trông như một con chuột bạch tuyệt đẹp. Cô ta quay lại nói với anh ký giả kịch trường :
    - Lăng-xê em mí­ nhé !
    - Hớ.. hớ ! Hát như ảnh ưong kêu mà đòi làm đào chánh hoài.
    Đó là giọng ồ-ề của chàng Ba Phải, hề hạng nhì trong gánh của Bầu Tư Hơn.
    - Có tin buồn, anh chị ai nghe chưa cà ?
    - Ai chết vạy, hở anh ?
    Nhà dàn cảnh cải lương bậ­t mũ nỉ ra, lồi cái trán rộng, đôi mắt sâu như hai cái huyệt, mồm miệng lay động như một khớp xương của đầu lâu ma hiện hình :
    - Người chết thì nói làm gì, kẻ còn sống mới là đáng nói chứ.
    - Ai ? Em nóng nghe quá.

  • Lời Gửi Cây Bông Vải

    Lời Gửi Cây Bông Vải
    Trần Tuấn Kiệt
    QUÁN THƠ xuất bản 1969

    Thơ VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 1124

    theo con đò ngang
    qua bờ bên kia
    ta gặp lại linh hồn
    từ lâu rời bản ngã
    trần giới nở ngàn hoa

  • Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta

    Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta
    Bình Nguyên Lộc - Cung Tí­ch Biền
    ĐẤT SỐNG xuất bản 1973

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 45 VIEWS 21868

    Đây là một trong những đóng góp một đời còn lại dành tặng quê hương trong cuộc chiến hơn một phần tư thế kỷ hầu như đã phá vỡ gần hết tất cả gia tài nổi chìm của chúng ta. Sự đóng góp vào cái gia sản tinh thần bất diệt của tổ tiên của những người làm việc trong lặng lẽ giữa tiếng ồn ào của đạn bom này, đã nói lên hùng hồn ý nghĩa của tranh đấu cho Tự Do và những giá trị Nhân Bản. Những người của phần đất bên này giòng Bến Hải.
    Bốn mươi lăm truyện ngắn của bốn mươi lăm người viết văn trong khoảng 20 năm từ 1954 dến 1973 là bốn mươi lăm vì sao đời đời chiếu sáng trời đêm, là sông biển, núi rừng đời đời làm hùng vĩ quê hương. Cái công việc phải bỏ cả đời mới hoàn thành được, Nhà Xuất Bản Sí“NG vô cùng hãnh diện đã được thực hiện công trình của bốn mươi lăm cuộc đời ấy, cuốn sách mang tựa đề «NHỮNG TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT CỦA QUÊ HƯƠNG CHíšNG TA».
    Trong cuốn sách này bạn đọc sẽ có thể sống lại trọn vẹn cuộc sống đã mất hay sắp đến của chí­nh mình, và của cả dân tộc. Tất cả. Vằng vặc.

  • Sa Mac Lan Dần

    Sa Mac Lan Dần
    Trần Tuấn Kiệt
    HỒNG LĨNH xuất bản 1966

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 428

    — Vâng ! Ở đâu cũng có niềm đau khổ hết, nhưng cỏ lau chắc không có ! Tôi đồng ý với ông bạn là như vậy, như lời ông bạn nói đúng lắm, bọn phú hộ chúng nó luyến ái nhau. Đau khổ với nhau, cũng như mấy thằng chúng tôi. Mấy thằng khốn khổ này bận bịu thương xót lẫn nhau, đau đớn với nhau... nhưng... ông bạn có thấy một vấn đề khác được đặt ra cho câu chuyện của chúng ta có nhiều điều trái cựa... cũng không hẳn là trái cựa, không là tương phản nhau, nhưng nó bổ túc thêm vào cái niềm đau khổ của sự tồi tàn, khốn nạn của những hoàn cảnh khác nhau... Tôi nói không rõ ràng lắm. Đôi khi bọn trưởng giả chúng nó nhìn mấy người phu đổ rác giống như những con ruồi nhặng, không biết gì là đau khổ vậy.

  • Tác Giả Tác Phẩm

    Tác Giả Tác Phẩm
    Trần Tuấn Kiệt
    SÔNG KIÊN xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 4087

    Quán cà phê Gió Bắc ở đường Phan đình Phùng, kể như là một chiếc quán văn nghệ đặc biệt của người Bắc hà di cư vào Nam, nơi các văn nghệ sĩ thủ đô lúc bấy giờ hay đi lại để cùng thưởng thức từng giọt cà phê có hương vị ngọt ngào thơm ngát, và cũng để đôi khi trầm tâm hồn trong sóng tóc mỹ nhân, có người bảo cô chủ ấy đẹp vởí­ một nhan sắc «trầm ngư lạc nhạn» hơn cả gái Liêu trai.
    Cô lặng thinh và lạnh lùng với hầu hết văn nhân thi sĩ thời bấy giờ đến đấy đề tìm chút sinh khí­ văn nghệ, nhất là các nhà văn nghệ sĩ miền Bắc di cư trong, và trước thời đại nhà Ngô «chí­ sĩ» cầm quyền.
    Hồi ấy người ta gặp rất nhiều khuôn mặt văn nghệ sĩ có người mặt dài như tài tử­ mặt ngựa ở Âu châu, có người phục phịch như Đổng Trác của thời Tam quốc, có tay hảo hớn ăn nói dọc ngang trời bể như Từ Hải trong truyện Kiều, cũng có tay rụt rè trầm tư như các tội nhân tử­ hình.

  • Thuở Em Còn Sợ Sang Đường Tóc Bay

    Thuở Em Còn Sợ Sang Đường Tóc Bay
    Trần Tuấn Kiệt
    AN LẠC xuất bản 1974

    Thơ VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 758

    Những ai đã làm thơ mà chẳng có những bài thơ thuở còn e ngại ? E ngại trên đường thơ, e ngại trên đường yêu. Nỗi e ngại dẫu chưa đẩy thơ lên cao đí­ch của thơ vẫn là cơn gió nhẹ thổi vào hồn ta khiến ta bồi hồi như thể một ánh lử­a soi sáng một khoảng kỷ niệm quên lãng.Trần văn Nghĩa với Thuở Em Còn Sợ Sang Đường Tóc Bay dẫn ta về khung trời nhỏ bé xưa, nơi ấy, ta vụng dại tỏ tình, ta khờ khạo yêu mê, ta ngu ngơ giậ­n hờn và ta hồn nhiêu buồn bã. Tồi thí­ch thơ Trần văn Nghĩa vì thơ Nghĩa còn nguyên vẹn những rungNhững ai đã làm thơ mà chẳng có những bài thơ thuở còn e ngại ? E ngại trên đường thơ, e ngại trên đường yêu. Nỗi e ngại dẫu chưa đẩy thơ lên cao đí­ch của thơ vẫn là cơn gió nhẹ thổi vào hồn ta khiến ta bồi hồi như thể một ánh lử­a soi sáng một khoảng kỷ niệm quên lãng.Trần văn Nghĩa với Thuở Em Còn Sợ Sang Đường Tóc Bay dẫn ta về khung trời nhỏ bé xưa, nơi ấy, ta vụng dại tỏ tình, ta khờ khạo yêu mê, ta ngu ngơ giậ­n hờn và ta hồn nhiêu buồn bã. Tồi thí­ch thơ Trần văn Nghĩa vì thơ Nghĩa còn nguyên vẹn những rung động chân thành của đầu đời niên thiếu.


  • Trần Tuấn Kiệt
    Trần Tuấn Kiệt
    (1939-2019)

    Trần Tuấn Kiệt sinh ngày 1 Tháng Sáu, 1939, tại Sa Ðéc, do đó có bút hiệu là Sa Giang. Từ thời còn rất trẻ, vào thập niên 1950, thơ văn của ông đã xuất hiện nhiều trên báo chí. Ban đầu Trần Tuấn Kiệt nhờ Nhất Linh, Nguyễn Vỹ, Tam Ích giới thiệu viết báo. Cho đến năm 1975 ông đã cộng tác với báo Sinh Lực của Đồng Tân, Văn Hóa Ngày Nay của Nhất Linh, Phổ Thông của Nguyễn Vỹ, Vui Sống của Bình Nguyên Lộc, Sống của Chu Tử, Nghệ Thuật của Mai Thảo. Trần Tuấn Kiệt cũng là một cao thủ của trường phái Tây Sơn Nhạn. Có thời ông dạy võ.

    Vào khoảng thập niên 70, ông chủ trương nhà xuất bản Hồng Lĩnh với Mặc Tưởng, Phạm Quốc Bảo, Bùi Ngọc Tuấn, chủ yếu in các tác phẩm của mình và bè bạn. Năm 1971, ông được trao giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc với tập thơ Lời Gởi Cho Cây Bông Vải.

    Ngoài bút hiệu Sa Giang và tên thật Trần Tuấn Kiệt dùng cho thơ và biên khảo thơ, ông còn dùng nhiều bút hiệu khác để viết sách võ thuật, truyện thần thoại dân tộc cho nhà sách Khai Trí và các nhà xuất bản do người Hoa làm chủ và đặt mua: Khoảng hai trăm cuốn truyện kiếm hiệp, dã sử tình cảm ký bút hiệu Lan Sơ Khai, Xuân Thu, Hồng Lĩnh Sơn; sách võ thuật ký tên Hồng Lĩnh, Phi Long, Ðại Tâm; sách về tư tưởng dưới bút hiệu Việt Thần, Duy Thức, Việt Hoàng.

    Tuy viết đủ thể loại, nhưng nghiệp dĩ chính của Trần Tuấn Kiệt vẫn là thơ, số lượng lên tới năm, bảy nghìn bài trong 50 năm qua. Ông làm thơ rất nhanh, gặp tờ giấy nào cũng viết lên, viết xong bài thì bỏ vào một cái sọt tre lớn treo trên vách nhà. Thơ đã viết ra giấy là không sửa đổi gì nữa. Khi có báo hỏi xin bài, ông quơ tay vào trong sọt, lấy ra dăm bảy bài đưa cho họ. Sau năm 1975, Trần Tuấn Kiệt phải đi tù cải tạo 10 năm.

    TÁC PHẨM:
    Thơ Trần Tuấn Kiệt (Thơ, 1963)
    Nai (Thơ, 1963)
    Bài ca thế giới (Thơ, 1964)
    Cổng gió (Thơ, 1965)
    Sa mạc lan dần (Truyện dài, 1965)
    Triều miên ngâm khúc (Thơ, 1966 )
    Tiếng đồng nội (Truyện dài, 1967)
    Tuổi xuân còn đó (Truyện dài, 1967) Thi ca Việt Nam hiện đại 1880-1965 (Biên khảo, 1968)
    Cầu hôn (Truyện dài, 1969)
    Dịch cân kinh (Võ thuật, 1969)
    Lời gởi cây bông vải (Thơ, 1969)
    Thiếu lâm tự học : phái nội quyền (Võ thuật, 1969)
    Em còn hái trái (Thơ, 1970)
    Niềm hoan lạc thần linh và ngục tù (Thơ, 1971 )
    Tác giả tác phẩm (Biên khảo, 1973)
    Thuở Em Còn Sợ Sang Đường Tóc Bay (Truyện dài, 1974)

TO TOP
SEARCH