CLOSE
Add to Favotite List

    Toan Ánh

  • Bó Hoa Bắc Việt

    Bó Hoa Bắc Việt
    Toan Ánh
    VẠN LỢI xuất bản 1959

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 15 VIEWS 7951

    Mỗi nước có những thuần phong mỹ tục riêng. Người ngoại quốc muốn nghiên cứu sự sinh hoạt tiến triển xã hội của một nước nào thường căn cứ vào những phong tục tậ­p quán của dân nước ấy, vì phong tục tậ­p quán là cái phản ảnh của tinh thần dân tộc mỗi nước.
    Nước Việt Nam ta, từ khi lậ­p quốc trải bốn nghìn năm có lẻ, vẫn có PHONG TỤC LỄ NGHI riêng của dân tộc ta. Những phong tục lễ nghi Việt Nam đã tạo nên con người Việt, có những đặc tí­nh riêng, những đặc tí­nh đáng quý nó khiến cho người Việt có thể tự hào với thế giới.

  • Cầm Ca Việt Nam

    Cầm Ca Việt Nam
    Toan Ánh
    LÁ BỐI xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 3970

    Giọng ca tới những tiếng chén, tiếc, bay vút lên không, rồi chìm hẳn ở những tiếng (rượu) đào, (uống) vào; sau cùng tan lẫn trong cảnh bao la của đồng ruộng. Đúng lúc đó nhìn qua bờ ao, chúng tôi thấy một đoàn thợ gặt, cả trai và gái khoảng mười mấy người đi hàng hai dưới ánh trăng vằng vặc trên con đê (tức đường Quần ngựa). Tiếng hát ngừng một chút rồi lại cất lên, tôi nhổm nhổm muốn chạy theo họ, nhưng rồi lại ngồi xuống, vì băng qua được cách đồng chiêm tới chân đê thì họ đã đi xa mất rồi. Tôi lắng tai nghe tới khi dư âm tắt hẳn, mà tiếc ngơ tiếc ngẩn! Suốt đời tôi, chưa có lần nào giọng ca làm cho mê như lần đó: nó du dương, uyển chuyển, bát ngát, tôi biết dùng tiếng gì để tả bây giờ? Ca nhạc Tây phương không sao gợi cho tôi được cảm xúc thần tiên đó. Ca nhạc của mình quả thậ­t không phong phú, nhiều sắc thái bằng phương Tây nhưng có những nét riêng, cái thần riêng thấm thiết với ta, như là tiếng gọi của tổ tiên, của dân tộc. Ông Toan Ánh đã có công gợi cho ta nhớ lại, nhớ cái hồn của đất nước đó trong cuốn Cầm ca Việt Nam này. Chỉ là một "nhất lãm" nhưng rất đủ để hướng dẫn những người muốn đi sâu vào chi tiết.

  • Hồ Ly Nghĩa Trang

    Hồ Ly Nghĩa Trang
    Toan Ánh
     

    Kinh Dị

    CHAPTERS 7 VIEWS 1989

    Ngọn Thiền Sơn nằm giữa địa giới ba làng Thị Cầu, Thanh Sơn và Phượng Vĩ. Núi không cao lắm, giống những ngọn núi khác ở vùng Trung du miền Bắc. Chân núi liền với ngọn Chu Sơn về phí­a Tây Bắc, một ngọn đồi vô danh, sau này được gọi là đồi Nhà Thương về phí­a Tây Nam. Nhà Thương Thị Cầu được xây dựng ngay chân đồi.
    Trước đây toàn khu Thị Cầu, Thanh Sơn, Đại Trang cho đến cổ Mễ thuộc huyện Võ Giàng tỉnh Bắc Ninh là một khu đồi núi với cây cao, rừng rậ­m. Nhưng kể từ năm 1890, người Pháp mở đường, vỡ đồi, xây trại binh, lậ­p ga xe lử­a nên những ngọn đồi, ngọn núi trước đây ăn liền chân nhau thì giờ bị cắt xẻ bởi những con đường dùng cho xe cộ đi lại hoặc bởi đường xe lử­a.

  • Hội Hè Đình Đám - Quyển Hạ

    Hội Hè Đình Đám - Quyển Hạ
    Toan Ánh
    NAM CHI TÙNG THƯ xuất bản 1974

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 23 VIEWS 11813

    Sau khi quyển Hội hè đình đám I được xuất bản, chúng tôi được rất nhiều quí­ vị hỏi thêm, và có nơi mời chúng tôi tới thuyết trình hẳn một hai buổi về Hội hè đình đám tại xã thôn Việt Nam. Những lá thư hỏi thêm chi tiết về Hội hè đình đám, cũng như những thư mời thuyết trình về đề tài này đều là những khuyến khí­ch đáng kể đối với chúng tôi, và để đáp lại sự tin cẩn ấy, chúng tôi đã trả lời tất cả các vị, và cũng đã tới thuyết trình tại một vài cơ quan.
    Nay nhân xuất bản cuốn Hội hè đình đám II, để nhắc lại những điều chúng tôi đã trả lời quí­ vị chúng tôi xin được phép in nguyên văn bài thuyết trình của chúng tôi tại trường Đại học Chiến-tranh Chí­nh-trị Đà-Lạt vào hai ngày 9 và I0 tháng 6 năm I972.

  • Hội Hè Đình Đám - Quyển Thượng

    Hội Hè Đình Đám - Quyển Thượng
    Toan Ánh
    NAM CHI TÙNG THƯ xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 31 VIEWS 13448

    Trong tậ­p sách này, chúng tôi muốn nói tới những Hội-hè Đình-đám của dân ta, những hội-hè đã từng mua vui cho người dân, đã từng chứng tỏ ý niệm thiêng-liêng tôn-giáo của người dân qua lễ-nghi, đã từng nêu cao lòng biết ơn của người dân đối với các bực anh-hùng đất nước cũng như đối với các vị thần-linh, nhất là các vị Thành Hoàng đã che chở phù-hộ cho dân mỗi xã, và nhất là đã từng là những dịp để người dân ôn lại lễ-nghi, nhớ lại phong-tục.
    Những Hội-hè đình-đám lại là những dịp để thắt chặt thêm tình thân giữa dân làng, và có khi giữa dân các làng lân-cậ­n bởi những tục giao-hảo hoặc bởi hội-hè đình-đám làng này đã kéo dân làng khác tới chung vui.

  • Làng Xóm Việt Nam

    Làng Xóm Việt Nam
    Toan Ánh
    NAM CHI TÙNG THƯ xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 15 VIEWS 10306

    Tôi sinh ra ở làng tôi. Nhỏ, tôi đi học ở làng, và ở làng cho đến lớn, cho đến một ngày ra tỉnh rồi tôi ra Hà Nội. Lâu lâu tôi lại về làng. Làng tôi vẫn như xưa, vẫn như hồi tôi còn để chỏm, ngày ngày cắp sách tới ông đồ, ăn mày đạo Thánh dăm ba chữ. Làng tôi không thay đổi gì, từ hình thể đến dân làng. Có khác chăng đó là những thằng bạn thả diều, đánh bi của tôi từ thuở nhỏ đã lớn, những cái đĩ thằng cu, xưa kia đầu chốc, cởi truồng, đã thay hình đổi dạng thành những cô gái làng xinh đẹp đỏm dáng, thành những cậ­u trai làng khỏe mạnh cần cù thương yêu miếng đất mảnh vườn, xoắn xuýt với thử­a ruộng mẫu ao... còn những cô gái làng xưa, nay đã có chồng, có cô lại con dắt con dí­u, con bồng con mang.

  • Múa Thiết Lĩnh ... Ném Bút Chì

    Múa Thiết Lĩnh ... Ném Bút Chì
    Toan Ánh
    CƠ SỞ XUẤT BẢN TIẾN BỘ xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 3966

    Ngày nay là thời đại của súng đạn, của bom nguyên tử­, của hỏa tiễn, của phi thuyền không gian, nhưng trước thời đại này là thời đại của gươm giáo, của võ nghệ.
    Tại Việt Nam ta, trước thời Pháp thuộc và ngay trong thời Pháp thuộc, võ nghệ đã có những ngày oanh liệt và những món võ khí­ cổ truyền của ta như thiết lĩnh, gươm, đao, bút chì, bút thép, mã tấu, khiên v.v… đều đáng ghê sợ và đáng lợi hại đối với người biết sử­ dụng. Đã có nhiều trường hợp một vài ngọn súng trường hoặc súng săn bắn phát một phải chịu bó tay trước những ngón võ cổ truyền của ta.
    Hôm nay, tôi xin hân hạnh mời bạn đọc dạo qua địa hạt của võ nghệ thời xưa với những ngón ném bút chì, múa thiết lĩnh, lăn khiên v.v… đã từng làm say mê những thanh niên thanh nữ nơi bùn lầy nước đọng.

  • Nếp Xưa

    Nếp Xưa
    Toan Ánh
    XÂY DỰNG xuất bản 1963

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 3367

    Khoan lững thững bước vào lớp học. Cũng như mọi ngày ông đồ chưa tới, và lũ học trò lớn nhỏ còn đang cùng nhau tụm năm tụm ba trò chuyện. Cũng có một vài cậ­u đang ôn lại bài hoặc viết nốt mấy trang phóng bữa trước các cậ­u lười chưa viết hết.
    Ông đồ Ngư đông học trò lắm. Tuy ông không đỗ đạt gì nhưng ông có tiếng hay chữ, và học trò ông đã có nhiều người làm nên, cử­-nhân có, phó-bảng có, và những người này đều đã được lĩnh những chức vụ quan trọng. Người đi tri-huyện, kẻ đi tri-phủ, người lĩnh huấn-đạo và cũng có người được vời vào kinh nhậ­n việc tại các Bộ.
    Làng Kim-Đôi, huyện Võ-Giàng, tỉnh Bắc-Ninh có tiếng là làng văn học. Làng này nhất là xã tam thôn, và có tên nôm là làng Rủi. Ba thôn là thôn Kim-Đôi tục gọi là Rủi Quan, Quỳnh-Đôi tục gọi là Rủi Quỳnh và Ngọc-Đôi tục gọi là Rủi Nguộc.
    Thôn Kim-Đôi được gọi là Rủi Quan vì chí­nh thôn này đã sản xuất được nhiều chân khoa-bảng tiếng tăm, từng đi làm quan nhiều địa-phương trong nước.

  • Nghệ Thuậ­t Tham Nhũng và Hối Lộ

    Nghệ Thuậ­t Tham Nhũng và Hối Lộ
    Toan Ánh
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 3 VIEWS 4826

    Tham nhũng là cái họa thâm độc, tai-hại không biết bao nhiêu, cho những dân tộc chậ­m tiến, tại các nước Á châu. Từ Trung Hoa đến Phi Luậ­t Tân, từ Việt Nam đến Hàn quốc, những chuyện ăn tiền đã được các tờ báo lớn Khất thế giới nói tới và không thiếu lời chỉ trí­ch.
    Trung Hoa đã mất nước về tay Cộng Sản bởi nạn tham nhũng. Chí­nh nạn ăn tiền, nhũng lạm của công đã làm cho Trung Hoa quốc dân đảng thất bại, và ơ Hàn Quốc, chí­nh phủ Lý Thừa Vãn cũng chỉ vì nạn này trước đây phải lung lay rồi sụp đổ.
    Ở nước Việt Nam, nạn tham nhũng ngày nay có lẽ đang ở mức độ kinh khủng hơn ở bất cứ quốc gia nào và những con sâu dân mọt nước đã không e dè một sức mạnh nào, chúng đã thản nhiên trước dư luậ­n và chúng đã ăn cắp một cách đại quy mô, ăn cắp công quỹ cũng như ăn cắp của dân chúng.

  • Phong Lưu Đồng Ruộng

    Phong Lưu Đồng Ruộng
    Toan Ánh
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 14 VIEWS 1708

    Ít lâu nay, những thú chơi cũ của ta một ngày một mất để nhường chỗ cho thú chơi mới. Ngày xưa các cụ ta có thú bơi chải, ngày nay các bạn trẻ thay chải bằng thuyền thoi, ngày xưa chưa có quyền Anh thì ta chỉ chơi vậ­t, chơi trung bình tiên. Những thú chơi mới càng ngày cáng nhiều mọi người xô đẩy mà đua theo mởi, không ai còn nhớ những trò chơi thanh nhã của các cụ ta xưa.
    Ở đây, dưới cái đề mạc : Phong lưuu đồng ruộng, tôi xin sưu tầm, theo như sức tôi có thể, những thú chơi phong lưu ở vùng quê ta. Những thú chơi này có khi mất hẳn rồi: như tục thả chim thi, tục ném pháo, có tục vẫn còn nhưng chắc chắn rồi cũng sẽ mẫt như hát quan họ, hát ví­, bơi trải, trọi trâu và cũng có tục không bao giờ mất dược như chơi cờ người, cờ bỏi, chơi trọi gà, chọi chim hoạ my.
    Viết nhữnq bài này, tôi không ngoài cái mục đí­ch đem phơi bầy ra trước mắt mọi người những cái lý thủ mà không ai biết tới, những cái hay, cái đẹp ở xứ mình bị bỏ quên.
    Các bạn sẽ biết là xưa kia, và bây giờ ở các vùng quê, càc cụ cũng biết ham mê những thú vị thanh tao.

  • Phong Tục Việt Nam

    Phong Tục Việt Nam
    Toan Ánh
    KHAI TRÍ xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 8045

    Theo Đào Duy Anh thì phong tục là "thói quen trên xã hội". Đào Văn Tậ­p trong Tự điển Việt Nam Phổ Thông, định nghĩa phong tục là "thói tục chung của nhiều người từ lâu đời".
    Qua hai định nghĩa trên ta thấy rằng phong tục tức là những điều mà mọi người vẫn theo từ trước tới nay và đã trở nên thói quen trong xã hội. Phong Tuc Tap Quan Viet Nam
    Mỗi nước có phong tục riêng, và trong mỗi nước, mỗi địa phương, ngoài những phong tục chung của toàn quốc, cũng có những phong tục riêng, và ngay cả đến một địa phương, nhiều khi mỗi nhóm người lại có phong tục riêng.

  • Thanh Gươm Bắc Việt

    Thanh Gươm Bắc Việt
    Toan Ánh
     

    Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 14 VIEWS 1092

    Năm ấy là năm Đinh Tý (1257).
    Lần đầu tiên quân Mông Cổ sang xâm lăn Việt Nam, do Ngột Lương Hợp Thai làm tướng.
    Nói đến người Mông Cổ nghĩa là nói đến một giống người vóc cao, sức lớn, khỏe mạnh, hung tợn và hiếu chiến. Nói đến quân Mông Cổ nghĩa là nói đến những toán quân thiện chiến, bắn cung cưỡi ngựa không ai sánh kịp, nghĩa là nói đến những đoàn ký mả chịu hăng hái sông pha trưởc trậ­n tiền, chỉ biết tiền không biết thoái trướn sức mạnh của địch quân.
    Khống một ai trên thế giới đã đọc những lịch sử­ hưng vong của các dân tộc mà bỏ sót đân tộc này. Từ Á sang Âu, quân Mông Cổ đã từng làm kinh khủng mọi dân tộe khắc khi vết ngựa họ đi qua, khi đoàn chiến sỹ của họ đã đặt chân lên đất nước người ta.

  • Trong Lũy Tre Xanh

    Trong Lũy Tre Xanh
    Toan Ánh
    HÀN MẶC xuất bản 1944

    Tập Truyện Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 13 VIEWS 420

    Thế là trương Cung càng ngày càng cảm thấy mình bị nhục ! Chẳng ra gì trong thôn trong xã hắn cũng là một ông trương tuần, xưa nay ai cũng nể vì, thế mà lý Hối dám sĩ nhục hắn ngay giữa đình, trên từ các cụ dưới đến bạch đinh ai nấy đều đủ mặt. Ừ đã đành rằng là lý trưởng muốn nói thì thiếu gì lúc nói. Cũng là làm việc dân việc làng với nhau cả, bảo nhau lúc nào mà chẳng được !
    Đầu đuôi nào có gì là to chuyện đâu ! Hôm ấy, việc làng, dân làng họp nhau ở đình, trước là làm lễ, sau là thừa hưởng lộc thần...

TO TOP
SEARCH