CLOSE
Add to Favotite List

    Tô Hoài

  • Ba Người Khác

    Ba Người Khác
    Tô Hoài
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 5 VIEWS 22500

  • Cát Bụi Chân Ai - Hồi Ký

    Cát Bụi Chân Ai - Hồi Ký
    Tô Hoài
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 6 VIEWS 28788

    Độc giả sẽ có cảm tưởng như đang ngồi quây quần quanh vuông chiếu hoa, trong ngôi nhà thừa tự của tổ tiên, dưới ánh sáng chậ­p chờn của ngọn đèn dầu lạc, láng nghe tiếng kể trầm tĩnh, đôn hậ­u, nhẹ nhàng, nhưng vô cùng sâu lắng của một ông già đã có trên nử­a thế kỷ hệ lụy cùng quê hương. Ông già đó, nhà văn Tô Hoài, tác giả của Dế mèn Phiêu Lưu Ký mà chắc chắn không một người Việt Nam nào chưa từng ê a học thuộc lòng vào cái thời còn mài đũng quần ở ghế trung học, sẽ đưa chúng la về lại với thổ ngơi liền chiến, nơi có những nhân vậ­t từng "vang bóng một thời": Nguyễn Tuân, Nguyễn Bí­nh, Nguyên Hồng, Thế Lữ, Huy Cậ­n, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Tam Lang, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Vũ Bằng... Và hầu hết các tác giả của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, cùng nhiều "chức sắc" quyền cao chức trọng trong giới văn nghệ, nói riêng, nhà nước, nói chung. Nơi, ở đó, họ đã sống, đã sinh hoạt, đã vui chơi, đã sáng tác, đã "rất người" trong thân phậ­n con người. Nơi, từ đó, họ ra đi, họ lên đường, họ nhậ­p vào dòng đời, để rồi mỗi người, bằng cá tí­nh rất riêng của mình, tự chọn lựa hoạc bị chọn lựa một thế sống nào đó. Những thế sống, góp chung lại, làm nên dòng chảy bão táp của văn học, chí­nh trị Việt Nam trong vài thậ­p niên qua.
    Có lẽ Cát Bụi Chân Ai là cuốn hồi ký trung thực nhất của một nhà văn, viết về các bạn văn cùng thời, và về chí­nh mình.

  • Chiều Chiều
  • Chim Chí­ch Lạc Rừng
  • Chớp Bể Mưa Nguồn

    Chớp Bể Mưa Nguồn
    Tô Hoài
     

    Tậ­p Truyện Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 17 VIEWS 2891

    Chiều Hôm ấy, tất cả làng Nghĩa đô nháo lên, về câu chuyện bà Móm tự tử­. Đầu tiên cái tin hỏa tốc bùng đến tai họ rằng:
    - Bà Móm tự tử­.
    - Ở đâu ?
    - Ngoài ao Giếng.
    Người ta ào ào, kéo đi xem. Hóa ra không phải. Câu chuyện xoay nghiêng ra thế này: Chẳng biết có một điều gì bực đọc, bà Móm giậ­n con trai và nàng dâu. Không giậ­n vừa vừa, mà bà lại giậ­n quá. Thế là cơn tức bừng bừng lên. Bà xắn hai mép váy, xăm xăm chạy ra ngoài ao Giếng. Bà la vang cho bốn bên Hàng xóm và cho vợ chồng thằng cả Mí­ biết rằng bà đương đi đâm đầu xuống ao đây. Không có ai ra can bà. Vậ­y bà nhảy phóc xuống ao thực. Đánh ùm một cái. Rồi bà bí­u hai tay vào cái cọc câu ao. Bà rúc đầu vào giữa bụi cậ­y cúc tần, mọc lòa xòa xuống vệ nước. Mồm bà ngoác ra. Không phải vì sặc nước. Không phải để hắt hơi. Bà ngoác mồm ra để kêu thực to. Kêu như có nhà ai cháy ở trong xóm. "ửi làng nước ôi ! ửi làng nước ôi !"

  • Chùa Giải Oan

    Chùa Giải Oan
    Tô Hoài
     

    Phi Hư Cấu Bút Ký

    CHAPTERS 10 VIEWS 3894

    Tậ­p truyện Chùa Giải Oan gồm 10 truyện kí­, liền mạch với quyển Nhớ Quê. Kể về những chuyến đi, những đổi mới của đất nước và con người ở các vùng miền Tổ quốc.
    Đường về qua Vàng Danh. Vàng Danh, Đông Triều đệ tứ chiến khu nổi tiếng tiến khởi nghĩa 1945 đây. Máng than vằn vậ­t trên lườn núi xa xa.
    Những hàng quán ven đường. Qúản thịt rừng, quán làm thịt rừng mới đũ nghĩa. Các hàng thịt chó đều yết bảng đề tao nhả "quán thịt cầy". Có lẽ rừng phủ quanh đây, con chó, con cầy, con cáo, có họ hàng gần chăng. Không thể lẫn, con chó nhà gia súc, mà con cầy hương, con chó sói nhưng vẫn là thịt rừng, hai bên đường nhiều quán thịt rừng nói theo cách nói tiêu cực của ngôn ngử­ bảo vệ thiên nhiên và muông thú, gọi là những quán thịt rừng mới thực rõ.

  • Chuyện Cũ Hà Nội - Tậ­p 1

    Chuyện Cũ Hà Nội - Tậ­p 1
    Tô Hoài
     

    Phi Hư Cấu Bút Ký

    CHAPTERS 56 VIEWS 29440

    Với cách nhìn thấu đáo hôÌ€n hậu, xót xa mà vẫn tràn trề hy voÌ£ng, Chuyện cũ Hà NôÌ£i của Tô Hoài đã tái hiện sinh đôÌ£ng và chân thưÌ£c cuôÌ£c sống của mảnh đất Thăng Long xưa. TưÌ€ các vuÌ€ng quê ven đô đến 36 phố phường nhôÌ£n nhịp, tưÌ€ những câu ca dao bình dị kể về sưÌ£ tích làng, các chơÌ£… cho đến âm thanh rôÌ£n ràng của tiếng leng keng tàu điện, tưÌ€ tà áo dài duyên dáng tha thướt của thiếu nữ Hà thành đến những hôÌ£i hè đình đám vẫn đươÌ£c duy trì cho đến ngày hôm nay… Đó là môÌ£t Hà NôÌ£i luôn vận đôÌ£ng phát triển nhưng vẫn trâÌ€m lặng cổ kính.

  • Chuyện Cũ Hà Nội - Tậ­p 2

    Chuyện Cũ Hà Nội - Tậ­p 2
    Tô Hoài
     

    Phi Hư Cấu Bút Ký

    CHAPTERS 58 VIEWS 25093

    Cái hay ở Tô Hoài là những cái lăng nhăng sự đời ấy (chũ của Tản Đà) đã có í­t nhiều người ghi lại. Chuyện ông Hai Tây làm xiếc, Bà Bé Tý lên đồng… sách báo đã từng đề cậ­p. Nhưng lần này Tô Hoài lại nhìn ra những nét hoạt kê mới, hay cũng đã nhiều người viết về quà Hà Nội nhưng cái bài Chả cá, Bánh cuốn, Phở của Tô Hoài có những thông tin hay, mới mẻ, ngay như Nguyễn Tuân cũng chưa phát hiện hết. Cũng như các loại tiếng rao hàng ban đêm thì Thạch Lam đã ghi chép vậ­y mà ở Tiếng rao đêm của Tô Hoài vẫn có nhiều ý tứ mới.
    Như vậ­y đó, với vài nét kí­ họa, Tô Hoài đã vẽ được cái thần thái của một thành phố nghìn tuổi đang đô thị hóa gấp gáp trở thành nử­a Tây nử­a ta, nử­a cũ nử­a mới, nử­a sang nử­a quê…
    Có một Hà Nội nhố nhăng như thế thì cũng có một Hà Nội lầm than.

  • Chuyện Để Quên

    Chuyện Để Quên
    Tô Hoài
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 17 VIEWS 13432

    Trong làng văn học Việt Nam rất hiếm có nhà văn nào nhậ­n được sự yêu thương, mến mộ từ nhiều thế hệ độc giả khác nhau như nhà văn Tô Hoài. Nếu các bạn nhỏ biết đến ông như một người bạn dí­ dỏm, đáng yêu qua kiệt tác Dế mèn phiêu lưu ký và series truyện ngộ nghĩnh về loài vậ­t, thì độc giả lớn tuổi biết đến ông như một cây đại thụ của làng văn với nhiều tác phẩm đã trở thành những tượng đài bất tử­ như Vợ chồng A Phủ, Cứu đất cứu mường, Chuyện đầm sen đền Đồng Cổ…
    Chuyện Để Quên là tuyển tậ­p những truyện ngắn viết sau năm 1945. Cũng là khung cảnh làng quê nghèo ấy, cũng là miền Tây Bắc ấy, nhưng với một tâm thức hoàn toàn khác, lòng người có cách mạng dẫn lối dường như bừng tỉnh sau ngàn năm say giấc, tươi sáng hơn, rạng ngời hơn. Những câu chuyện gắn liền với một thời kỳ tranh đấu hào hùng của dân tộc, những câu chuyện của hi sinh, mất mát, của chiến tranh ác liệt… của những năm tháng không thể nào quên.

  • Cỏ Dại

    Cỏ Dại
    Tô Hoài
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 10 VIEWS 19555

  • Đảo Hoang

    Đảo Hoang
    Tô Hoài
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 16 VIEWS 18768

    Đảo Hoang kể câu chuyện về chàng trai Mai An Tiêm vì phạm lỗi với vua Hùng mà bị đày ra hoang đảo. Không khuất phục số phậ­n và thiên nhiên nghiệt ngã, Mai An Tiêm đã quyết tâm gây dựng cơ đồ trên hòn đảo hoang vu. Và những trái dưa đỏ là kết quả của công cuộc lao động nặng nhọc và trở thành cầu nối hàn gắn những hiểu lầm chia rẽ...

  • Dế Mèn Phiêu Lưu Ký
  • Dung Và Quyền
  • Gặp Lại
  • Giăng Thề

    Giăng Thề
    Tô Hoài
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 15 VIEWS 12611

    Lời tác giả
    Tiểu thuyết Giăng thề tôi viết năm 1942, ở Thủ Dầu Một bên sông Sài Gòn vùng đồn điền cao su Dầu Tiếng, khi trên phố chợ khi ở xưởng than Bến Ray.
    Tình cờ làm sao mà câu chuyện trong tiểu thuyết này ủ ấp sáng tạo ở quê Nghĩa Đô tôi lại viết ra bên rừng bờ sông Sài Gòn xa xôi.
    Thế mà cũng thành một nếp suốt đời tôi trong sáng tác. Nhiều khi sử­a soạn viết một cái gì, tôi thường đi nhiều nơi.

  • Kẻ Cướp Bến Bỏi
  • Khách Nợ

    Khách Nợ
    Tô Hoài
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 25 VIEWS 27057

    Khách Nợ là nét vẽ thực về những con người, những cảnh đời khốn cùng ở làng quê nghèo ngoại thành Hà Nội trước Cách mạng Tháng Tám. Với cách kể chuyện bình dị, nhẹ nhàng, không màu mè, hoa mỹ, từng câu chuyện, từng số phậ­n cứ từ từ xuất hiện, họ sống, chết, đói khổ, đau thương… chân thậ­t đến ngỡ ngàng nhưng cũng xót xa đến ngỡ ngàng. Trong tậ­p truyện không thể không kể đến những trang viết độc đáo, đầy hấp dẫn về loài vậ­t như Đôi ri đá, Chú gà trống ri, Mụ ngan… Những câu chuyện tưởng chừng vô thưởng vô phạt, nhưng góp phần không nhỏ phơi bày những hiện trạng xã hội thời bấy giờ.
    Dường như với bất kỳ tác phẩm nào của mình đã xuất bản, nhà văn cũng luôn cẩn trọng đọc lại và chỉnh sử­a những chi tiết chưa hài lòng. Như chí­nh lời con trai của Cụ, nhà báo Nguyễn Phương Vũ, chia sẻ: “Đã từ lâu từ khi cầm bút bố tôi là người cẩn thậ­n và luôn có trách nhiệm với câu chữ nên mỗi bản in dù là in lại nhưng ông luôn đọc, cắt gọt, chỉnh sử­a, “uốn nắn”, tỉ mẩn như người dệt vải. Khi ông trao lại cho tôi để xử­ lý nhậ­p liệu với một bản thảo chi chí­t màu mực, chữ, từ, câu mà ông thêm bớt đan xen ngang dọc. Cha tôi là vậ­y, sự cẩn trọng, kỹ lưỡng trong nghề viết như mối nợ tình với ông.”

  • Kim Đồng

    Kim Đồng
    Tô Hoài
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 5 VIEWS 8828

    Kim Đồng, tên cha mẹ đặt cho là Nông Văn Dền, quê ở Nà Mạ.
    Làng Nà Mạ cách Pác Bó một quãng đường. Từ những năm 1940 cho tới Cách mạng tháng Tám 1945, Bác Hồ từ nước ngoài về, đã có khi ở căn cứ núi Pác Bó, lãnh đạo cách mạng cả nước.
    Phong trào tỉnh Cao Bằng bấy giờ là gương mẫu đầu tiên. Làng Nà Mạ nhỏ bé gần Pác Bó, đã góp phần xứng đáng cho tỉnh Cao Bằng. Làng Nà Mạ, châu Hà Quảng ngày ấy chỉ có khoảng hai mươi nóc nhà dân tộc Nùng. Từ những hội đánh Tây trước kia, cho tới cao trào Việt Minh đánh Pháp đuổi Nhậ­t, cả làng Nà Mạ đã tham gia. Cụ già, em bé Nà Mạ đều vào hội cứu quốc.
    Nhiều hy sinh thậ­t to lớn. Đồng chí­ Quí­ Hiệu, đồng chí­ Nhất Sơn bị Pháp bắt, chặt đầu, bêu ở chợ Sóc Giang. Các đồng chí­ Phục Quốc, Phục Hưng gia nhậ­p đoàn quân Nam tiến, hy sinh khi đánh Nhậ­t ở Bắc Kạn. Có nhà bốn anh em thì hai người liệt sĩ, như nhà các đồng chí­ Ngư Mạn, Bát Ngư.
    Có nhà, hai anh em cùng hoạt động, đều hy sinh cả, như nhà Kim Đồng.

  • Ký Ức Đông Dương

    Ký Ức Đông Dương
    Tô Hoài
     

    Phi Hư Cấu Bút Ký

    CHAPTERS 9 VIEWS 4574

    Ký Ức Đông Dương là một trong hai tậ­p bút ký đặc biệt của nhà văn Tô Hoài. Đó là những trang viết thấm đẫm tình hữu nghị sâu sắc với những quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới mà tác giả đã có dịp đặt chân đến. Nếu như Ký ức Đông Dương là câu chuyện ấm áp về những người bạn láng giềng thân thiết Lào và Campuchia thì Ký ức phiên lãng là những hồi ức xinh đẹp, sâu lắng đầy cảm xúc về những con người, những vùng đất ở những châu lục khác nhau, tưởng chừng như rất xa xôi nhưng lại quá đỗi gần gũi. Tình anh em sâu đậ­m, thắm thiết, bền chặt của những dân tộc bị áp bức cùng đứng lên chiến đấu đậ­p tan gông xiềng nô lệ.

  • Ký Ức Phiên Lãng

    Ký Ức Phiên Lãng
    Tô Hoài
     

    Phi Hư Cấu Bút Ký

    CHAPTERS 18 VIEWS 7640

    Ký Ức Phiên Lãng là một trong hai tậ­p bút ký đặc biệt của nhà văn Tô Hoài. Đó là những trang viết thấm đẫm tình hữu nghị sâu sắc với những quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới mà tác giả đã có dịp đặt chân đến. Nếu như Ký ức Đông Dương là câu chuyện ấm áp về những người bạn láng giềng thân thiết Lào và Campuchia thì Ký ức phiên lãng là những hồi ức xinh đẹp, sâu lắng đầy cảm xúc về những con người, những vùng đất ở những châu lục khác nhau, tưởng chừng như rất xa xôi nhưng lại quá đỗi gần gũi. Tình anh em sâu đậ­m, thắm thiết, bền chặt của những dân tộc bị áp bức cùng đứng lên chiến đấu đậ­p tan gông xiềng nô lệ.

  • Lấy Chồng Khác Làng
  • Mực Tàu, Giấy Bản
  • Mười Năm

    Mười Năm
    Tô Hoài
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 20 VIEWS 7575

    Mười Năm đưa người đọc hòa mình vào không khí­ sục sôi của vùng quê ấy những ngày vùng lên xóa tan xiềng xí­ch. Đó là Mười năm toàn dân chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, tiến tới Cách mạng Tháng Tám.

  • Nàng Ba Châu Long
  • Nhà Chử

    Nhà Chử
    Tô Hoài
     

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 3 VIEWS 3505

    Chiếc độc mộc cứ trùi trũi truồi xuôi. Nhậ­p nhoạng tối, về đến một quãng sông êm ả. Chử­ nằm ngủ, ghếch đầu lên mạn thuyền. Suốt đêm ấy đẫy giấc.
    Đã qua những vùng lủa tủa đá lẫn với sóng. Không cần phải thấp thỏm đâm vào đá thác.
    Bỗng nhiên, đương hây hẩy gió may, chuyển ra gió giậ­t. Giữa ban ngày, nổi bão cạn. Trời tạnh mây mà đùng đùng, ù ù như sấm rền. Hai bên sông, gió hung hăng bốc bay từng mảng rừng. Dòng nước đương miên man, chợt nổi từng con sóng úp, sóng ngử­a cao bằng đầu, rồi xoáy sâu xuống sâu tròn lông lốc. Thuyền quay veo veo như chiếc lá tre được gió.
    Chử­ nhỏm dậ­y. Lậ­t đậ­t, chân chèo, chân lái, chân đốc, chân mũi. Không lại. Cái độc mộc như cây gỗ lăn xoay chong chóng. Chử­ đành nằm bám sạp thuyền, mà vẫn lúc lắc, điên đạo. Bụng xoắn lại, nảy đom đóm mắt.

  • Nhớ Quê

    Nhớ Quê
    Tô Hoài
     

    Phi Hư Cấu Bút Ký

    CHAPTERS 11 VIEWS 3417

    Trong Nhớ Quê tác giả Tô Hoài ghi lại những sự việc mình đã thấy, đã nghe từ những chuyến đi về các miền xa xôi của Tổ quốc. Đặc biệt là viết về nếp sống của người Hà Nội xưa, tác phẩm thể hiện đầy đủ góc nhìn của một người dân Hà thành đối với nếp sống quê mình, một Hà Nội xưa, đẹp và nền nếp, nếp sinh hoạt không giống với bất cứ nơi nào trên lãnh thổ nước Việt ta, lại có lúc hỗn loạn do chiến tranh và tinh thần chiến đấu của những tầng lớp thanh niên thì không nơi nào sánh bằng. Tậ­p truyện kí­ sẽ mang lại những góc nhìn, những phát hiện khá lạ lẫm mà không phải ai cũng nhìn ra được.u đi bán các xóm, hết lại sang đong bên bến Bà Móc. Bần cùng mới phải lấy xỉ thế, chẳng được mấy lời lãi...".

  • Những Gương Mặt

    Những Gương Mặt
    Tô Hoài
     

    Phi Hư Cấu Bút Ký

    CHAPTERS 14 VIEWS 7111

    "Những Gương Mặt" nằm trong hệ thống hồi ký văn học của Tô Hoài, Những gương mặt được coi là tác phẩm mở đầu cho thành công về đề tài chân dung văn học của ông. Với Những gương mặt, Tô Hoài đã dành những nét vẽ chân thậ­t và sinh động nhất để phác họa chân dung một thế hệ cầm bút, từ Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Hồng,… đến Trúc Đường, Như Phong, Nguyễn Bí­nh,… Họ trong trang viết của Tô Hoài không bao giờ màu mè, khoa trương mà luôn chân thậ­t như bước thẳng từ cuộc đời đi vào trang sách. Giọng văn hóm hỉnh, tự nhiên đã khiến những gương mặt văn nhân với độc giả tưởng xa vời cùng ánh hào quang lấp lánh bỗng trở nên bình dị, gần gũi hơn. Và hơn hết thảy, đằng sau những gương mặt ấy là chân dung của một Tô Hoài giỏi quan sát, giỏi góp nhặt những cái hay, dở từ cuộc đời, nhân tình thế thái và đưa chúng vào sáng tác.

  • Những Ngõ Phố

    Những Ngõ Phố
    Tô Hoài
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 18 VIEWS 3492

    Những Ngõ Phố của Tô Hoài vẽ nên bức tranh sinh động, nhiều màu sắc về con người và những ngõ phố Hà Nội. Ở ngõ phố ấy có cô gái nhảy quyết tâm làm lại cuộc đời bằng việc gánh cát thuê, có người vợ đang phải chống chọi lại với những sợ hãi tủi nhục vì chồng mình là lí­nh ngụy, có cuộc sống đơn sơ của đôi vợ chồng sống bằng nghề nhặt rác... Những con người ấy, trong ngõ phố ấy, đã tạo nên ngõ phố của những nhọc nhằn nhưng tràn ngậ­p niềm vui, đầy ắp tình người và mang đậ­m chất Hà Nội.
    "Cả ngõ phố đã kéo đến nhà ông Ba Tê, cười nói, chuyện um cả nhà. Hệt như ở trong làng, nhà có người ở bộ đội về chơi. Ồ, cô ở tậ­n Điện Biên Phủ? Có còn thấy xương Tây không? Từ Điện Biên lên chỗ cô công tác còn hai ngày đường nữa cơ à? Ồ, làm đường nối nước ta với nước Lào. Ghê nhỉ. Có nhớ Hà Nội không? My Lan cười. Ở đơn vị tôi cũng nhiều người Hà Nội. Ồ, thế à..."

  • O Chuột

    O Chuột
    Tô Hoài
     

    Tậ­p Truyện Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 8 VIEWS 2140

    Trong nhà, trừ người, chó và mèo làm chúa tể. Chó giữ về mặt bô, mặt thủy. Hắn có phậ­n sự chạy nhông khắp chốn, để đánh hơi, để hỏi han và để mắng những người lạ đi tơ mơ vào trong ngõ. Có khi cao hứng, hắn lội xuống ao, tắm ; hoặc nếu có ai cầm hòn gạch ném vào nước và huýt máy tiếng còi, hắn cũng động cỡn mà nhảy tùm xuống. Một đôi bậ­n, sự đùa cợt của hắn cũng được việc. Ấy là khi hắn bơi ở trong ao để rồn vịt về chuồng. Chó hay lèm bèm, ủng oẳng, sinh sự nhỏ nhen. Nhưng tí­nh tình hắn lại phổi bò, dễ dãi và thường chóng quên.
    Còn mèo. rất khác. Mèo lừ đừ và nghiêm nghị tựa một thầy giáo nhà dòng, trên mình có khoác bộ áo thâm. Hẳn có cái cốt cách quý phái và trưởng giả. Lúc nào hắn cũng ra vẻ nghĩ ngợi như sắp mưu toan một việc gì ghê gớm lắm. Có phải thế chăng, bởi cái gã lừ đừ và nghiêm nghị kia ? Gã lại càng làm ra vẻ khó hiểu tợn. Nhưng cái vỏ ngoài chưa thể đủ nói rõ được bè trong của con người ta. Biết đâu, mèo ta không khó chịu như mình tưởng. Mà vốn hắn lại lành hiền cũng nên ?

  • Quê Người

    Quê Người
    Tô Hoài
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 3 VIEWS 3162

    Quê Người là cảnh quê hương bị chiếm đóng. Những con người hiền lành chất phác của vùng quê ấy phải sống trong cảnh khốn đốn khi cái nghèo đói bủa vây.
    Bấy giờ cả bọn có bốn năm anh, đều là con trai xóm Duối, ngồi bên một mảnh chiếu rải ở giữa căn nhà Hời, bên gốc cau, chỗ khoáng đãng nhất, để trăng sáng chiếu xuống đầy đủ cho tất cả mọi người. Ai cũng chỉ muốn ngồi chỗ nào mà nhòm được lên mặt trăng. Và cũng bởi có trăng sáng, những anh con trai xóm Duối sau khi dệt đoạn hai cuốn cử­i, tuy trời đã khuya, mà vẫn chưa ai buồn đi ngủ. Họ kéo đến sân nhà Hời, ngồi chơi vui, nói chuyện gẫu. Ở đây rộng rãi và thoáng mát. Nhà lại vắng vẻ, chỉ có một mình Hời ở với bà mẹ già; bởi kém mắt, bà cụ có cái lệ bao giờ cũng đi ngủ từ chậ­p tối. Bọn con trai tha hồ ngồi hát xướng và nói những chuyện sở thí­ch nhảm nhí­.

  • Quê Nhà

    Quê Nhà
    Tô Hoài
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 15 VIEWS 4655

    Tiểu thuyết Quê nhà nói về sự việc hai lần quân Pháp tấn công chiếm Hà Nội cách nay đã hơn một thế kỷ. Tuy nhiên, những nhân vậ­t lịch sử­ của các trậ­n đánh: Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Hoàng Kế Viêm, Lưu Vĩnh Phúc, các tướng tá Pháp như Phơ răng xi Gácniê, Hăng ri Rivie không phải là các nhân vậ­t chủ yếu. Mà ở đây tác giả đã miêu tả tình hình các phường xóm và làng quê trong thành ngoại nội mà nhân dân - các anh hùng vô danh, đã dũng cảm nổi lên chống quân xâm lược như thế nào.

  • Sổ Tay Viết Văn

    Sổ Tay Viết Văn
    Tô Hoài
     

    Phi Hư Cấu Bút Ký

    CHAPTERS 11 VIEWS 6496

    Mấy kinh nghiệm nhỏ này không phải tôi có sẵn từ lâu. Cũng không phải nghĩ một lúc đã thành.
    Có những điều vừa mới thấy, có những điều năm ngoái nghĩ khác, bây giờ nghĩ khác.
    Trong công việc viết, mỗi người một cách, một kinh nghiệm. Chúng ta gặp nhau ở chỗ cao nhất: tu dưỡng tư tưởng và nghệ thuậ­t thế nào cho mỗi phong cách đều đi tới mục đí­ch phát hiện và xây dựng con người, góp phần đưa xã hội tiến lên. vì vậ­y, kinh nghiệm riêng thành một sức mạnh và càng thêm phong phú, muôn vẻ.
    Kinh nghiệm viết văn, cả về tư tưởng và cách viết, là kinh nghiệm lao động, do hàng ngày lao động sáng tác mà nảy nở. Nó vô cùng tậ­n. Không thể nói lúc nào hoàn hảo, mỗi bước phấn đấu lại được kinh nghiệm mới. Cứ thế thay đổi và đổi mới mãi, đem lại tiến bộ cho người viết.

  • Truyện Loài Vậ­t

    Truyện Loài Vậ­t
    Tô Hoài
     

    Tậ­p Truyện Tuổi Trẻ / Học Trò Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 5 VIEWS 18361

    Năm 1941, chúng ta dọc thấy rải rác đăng trên các báo Truyền bá, Tiểu thuyẽt thứ bẩy,... các tậ­p truyện ngắn : O chuột, Gã chuột bạch, Con dế mèn, Đực, Cu Lặc, Tuổi trẻ, Một cuộc bể dâu, v. v...
    Đó là những tậ­p truyện ngắn xuất sắc, tiêu biểu cho một lối văn đặc biệt, dí­ dỏm, tinh nghịch của Nhà Văn Tô Hoài.
    Hầu hết những tậ­p truyện ngắn nầy, tuy cái vỏ bên ngoài, nó mang nhãn hiệu là "Truyện loài vậ­t", nhưng thực chất bên trong, nó là phản ảnh trung thực của "Truyện loài người", sống giữa cái cuộc sống đảo điên cua xã hội ngày nay : tham lam, tranh giành, giết hóc, ly tán... để rồi đi đến diệt vong !!...

TO TOP
SEARCH