-
Chị Em Khác Mẹ
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa VH Miền Nam Trước 75
Thụy Ý
TUỔI HOA xuất bản 1971CHAPTERS 8 VIEWS 19816
Tôi ôm cặp bước vào nhà đã nghe tiếng mẹ tôi quát :
- Giống con gái mẹ mày vừa vừa vậy, không ai chịu nổi đâu.
Có tiếng chị Liễu phân bua yếu ớt :
- Thưa dì, không phải lỗi tại con. Xin dì đừng nói đến mẹ con tội nghiệp.
Tiếng mẹ tôi cười gằn :
- Giỏi cãi, sao không chết phứt cho rảnh mắt không biết.
Chị Liễu khóc rấm rức. Mẹ tôi ném mạnh một cái gì đó rồi hậm hực đi lên nhà trên. Tôi nép vội vào cửa phòng, chờ mẹ đi qua mới cất cặp, thay vội chiếc áo dài máng lên móc rồi chạy xuống bếp với chị Liễu.
Tôi thấy chị đang ngồi khóc cạnh thau quần áo, tôi đến bên chị, hỏi nhỏ :
- Sao vậy hả chị ?
Nước mắt còn đọng trên bờ mi, giọng chị tôi nghèn nghẹn :
- Có gì đâu em.
Tôi biết chị lại dấu tôi như nhiều lần bị đánh, bị mắng chị vẫn dấu như thế. Tôi lắc đầu :
- Chị dấu em, em biết mẹ mới rầy chị nè.
Chị Liễu gượng cười nói lảng :
- Em mới đi học về hả ? Áo dài đâu đưa chị giặt luôn. -
Chiếc Bẫy Kỳ Nhông
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa VH Miền Nam Trước 75
Thụy Ý
TUỔI HOA xuất bản 1970CHAPTERS 9 VIEWS 18445
Thằng Xù ngồi giữ nồi đến khi gần cạn, nó lấy cái mo cau gói cơm thường ngày đem rửa rồi lau khô. Nó ra hè kiếm lá chuối khô gói muối sống mang theo ăn với cơm. Xong đâu đấy, nó mang mo cơm, lấy nón và xách rồi ra tháo cổng chuồng bò. Dưới vòm trời còn đầy sao, bầy bò và nó lủi thủi, lặng lẽ trên đường mòn tiến về mé rừng. Khi nó và bầy bò đến nơi thì thằng Tý và thằng Xuân cũng vừa lùa bò đến. Chúng hợp nhau đánh bò vào rừng, treo những mo cơm lên cây rồi đi kiếm củi về thổi lửa. Trời còn lạnh nhiều. Ba đứa nhúm bếp củi khô, lửa ngọn rồi than hồng. Chúng nằm gác lên nhau đánh một giấc tới khi mặt trời mọc cả sào mới thức dậy. Trong khi Xuân và Tý còn ngái ngủ thì thằng Xù đã nhanh chân chạy biến vào rừng. Một lát nó mang về một ôm củi thật lớn. Sở dĩ thằng Xù phải đi nhặt củi một mình, là vì ngoài số củi nó mang về, nó còn nhặt dùm cho thằng Xuân vì bạn nó hôm nay bệnh, và một phần để đổi mắm với thằng Tý. Xù trở lại thấy chỉ có thằng Xuân nằm bên đống than sắp tàn. Nó vứt bó củi chạy đến quỳ bên canh bạn, đặt tay lên trán, trán thằng Xuân nóng ran. Nó lay hỏi:
- Thằng Tý đâu một mình mày nằm đây hả? Khát nước không tao lại suối múc cho?
Thằng Xuân lắc đầu mệt nhọc:
- Tao không khát nước. Thằng Tý nó chạy lại khe Mít coi sao mà bò rống dữ quá. -
Mái Tóc
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa VH Miền Nam Trước 75
Thụy Ý
TUỔI HOA xuất bản 1970CHAPTERS 6 VIEWS 15697
Mai tần ngần đứng trước cánh cổng lớn của tòa biệt thự nằm trên con đường im mát. Mấy lần Mai định đưa tay bấm chuông nhưng cô ngần ngại. Ngôi nhà có vẻ im lặng. Một giàn hoa giấy đỏ leo che khuất cả tấm biển nhỏ vẽ hình chó dữ và hàng chữ nhỏ khắc trên tấm biển bằng đồng “xin bấm chuông”. Từ nhà, Mai đi xe lam đến đầu đường Trương Minh Giảng rồi đi bộ vào đây, một khoảng thật xa. Chẳng là hồi sáng, Liên, cô bạn ngồi bên cạnh của Mai có cho Mai mượn cuốn Đại số, nhưng Liên đưa lầm tập Công dân nên Mai phải đến trả lại bạn để đổi cuốn khác. Mai và Liên chơi thân với nhau từ ngày tựu trường – Hôm đó hai cô bé được sắp ngồi bên nhau đã ngại ngùng nhìn nhau. Mai e dè vì thấy Liên có vẻ sang trọng quá, còn Liên thì ngại ngùng vì thấy Mai có vẻ khép nép quá. Cứ như thế mà cả hai ngồi bên nhau cả gần một tuần lễ mới quen thân. Từ đó, đã ba tháng nay, hai cô lúc nào cũng quấn quít lấy nhau. Liên đã cho Mai địa chỉ, nhiều lần mời Mai đến nhà chơi nhưng Mai đều từ chối không nhận. Mặc dù chơi thân với Liên nhưng Mai vẫn rất giữ ý tứ, vì Mai sợ bạn bè đàm tiếu rằng Mai chơi thân với Liên chỉ vì Liên nhà giầu – Nhiều lúc Mai mang ý nghĩ đó ra nói với Liên nhưng Liên gạt phắt đi, bảo là không ai mà nghĩ kỳ như vậy hết – Hôm nay cực chẳng đã, ngày mai là có Đại số mà bài của Mai chưa chép xong. Chẳng là tuần trước Mai được thầy gọi lên bảng sửa bài nên Mai không chép bài đầy đủ được, phải mượn Liên. Liên hẹn hoài đến hôm nay mới mang mà lại mang lầm tập Công dân. Lúc Liên đưa Mai cũng không để ý, chừng về đến nhà giở tập ra Mai mới hay. Không thể thiếu bài ngày mai nên Mai đành phải đến Liên.
-
Mưa Hạ
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa VH Miền Nam Trước 75
Thụy Ý
TUỔI HOA xuất bản 1973CHAPTERS 9 VIEWS 15789
Ngày … tháng … năm …
“ 1 giờ trưa.
“ Vậy là anh Chính bị tống giam thật sự. Đơn xin tại ngoại của anh bị bác. Chử ký của ông dự thẩm đã đưa anh từ cuộc đời tự do vào khám lạnh.
“Mình và má đi đón anh, hy vọng anh sẽ được tại ngoại, sống với gia đình chờ ngày hầu tòa … Ai ngờ. Má khóc quá làm mình cố dằn mà nước mắt vẫn trào.
“ Tự dưng mình thấy ghét ông dự thẩm lạ lùng. Sao ông ta ác thế không biết? Ông ta lấy cớ anh Chính là đầu não của một “băng” du đãng nên không thể cho tại ngoại được, như vậy phải thả hết tòng phạm, không được. Kể ra mình đau lòng vì anh bị tù tội khổ sở, nhưng xét cho cùng thì anh có tội phải để luật pháp trừng trị chứ. Công nhận là anh mình làm quấy nhiều …Chỉ tội cho má nghe anh Chính bị tống giam má muốn xỉu luôn…
“Bây giờ má hối đi làm đơn thăm nuôi nữa đây. Không biết có dễ dàng không nhỉ? Mình ngán mấy vụ đến tòa án quá, mà không đi thì nhà còn ai… Thôi kệ, mình vô tội không lẽ người ta bắt giam? -
Phượng
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa VH Miền Nam Trước 75
Thụy Ý
TUỔI HOA xuất bản 1972CHAPTERS 6 VIEWS 13446
Phượng ngước nhìn vị bác sĩ, chờ đợi. Khuôn mặt ông mang một nét hiền từ và dễ mến. Mắt ông nhìn Phượng rồi lướt trên bàn giấy. Phượng hỏi khẽ :
- Thưa bác sĩ, cháu có sao không ạ ?
Bác sĩ Tuấn lắc đầu nhè nhẹ :
- À… cũng không có gì đâu cháu. Để bác kê toa cho cháu đi mua thuốc.
Phượng dường như đọc thấy trong mắt ông một sự dối trá. Phượng cũng tự lượng được tình trạng của mình. Những cơn mệt bất thần kéo đến đã làm Phượng thêm chán ngán. Những chai thuốc vơi hoài, những ống tiêm cứ cắm sâu vào da thịt mà mãi đến nay, mọi sự vẫn không có gì thay đổi. Chứng lớn tim là một căn bệnh mà Phượng hiểu là không phải dễ dàng gì để chữa trị được dù y khoa nước mình tân tiến và dù gia đình Phượng đủ điều kiện chữa chạy. Mặc cảm bệnh tật cứ ám ảnh ngày đêm trong Phượng như một nỗi ám ảnh kinh hoàng ngày này qua ngày khác. -
Trăng 30
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa VH Miền Nam Trước 75
Thụy Ý
TUỔI HOA xuất bản 1973CHAPTERS 9 VIEWS 13379
- Thưa anh, Hồng Quỳnh có nhà không ạ?
Người con trai ngước lên trả lời tôi:
- Em nó vừa chạy qua nhà bên cạnh chắc về ngay bây giờ. Cô ngồi chơi đợi nó chút nhé.
Tôi dạ. Ngồi vào ghế đối diện chiếc canapé của anh ta. Tôi nhìn cuốn sách trên tay với dòng chữ đề tặng Quỳnh “ Thương cho Hồng Quỳnh – Cô bé dễ thương nhất đệ nhị C3” dưới đó là hai chữ Hạ Mai được tôi ký thật bay bướm. Chắc Quỳnh sẽ vui lắm, nó không ngờ tôi mò xuống cái tỉnh lẽ buồn hiu này để thăm nó.
- Hình như cô chưa đến đây lần nào phải không?
Tôi giật mình nghe tiếng hỏi, gật đầu:
- Vâng. Em học chung với Quỳnh ở Sàigòn.
- Thảo nào nghe giọng nói cô là lạ. Tôi là anh Hồng Quỳnh – tên Nghiễm.
Tôi reo lên:
- Anh Nghiễm. Quỳnh nó nhắc anh với em hoài đó. Bây giờ em mới biết anh – Em tên Hạ Mai. -
Về Với Mẹ
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa VH Miền Nam Trước 75
Thụy Ý
TUỔI HOA xuất bản 1971CHAPTERS 4 VIEWS 8974
Tôi không biết mình được sinh ra đời tại đâu, nhưng từ khi biết nhìn và biết hiểu, tôi đã thấy chung quanh mình là những ruộng lúa xanh bát ngát, những con đường ngòng ngoèo dẫn đến chợ quận. Làng tôi ở cách quận không xa, nên mỗi sáng mẹ tôi nấu một nồi xôi, một nồi chè gánh ra chợ bán. Tôi thấy mẹ tôi dậy thật sớm. Tờ mờ khuya, khi gà còn ngủ trong chuồng chưa kịp dậy, khi mặt trời còn ngủ rất kỹ ở phương Đông và khi tôi cuộn mình trong tấm mền rách lỗ chỗ mà ngủ, thì mẹ tôi đã lục đục dậy. Tôi đã có lần tình cờ thức giấc, nhìn thấy mẹ tôi lạnh lẽo trong chiếc áo ngắn vừa thổi lửa vừa vò đậu nấu chè. Lúc đó, tôi còn nhỏ lắm, mới năm, sáu tuổi gì đó, nên tôi chưa biết phụ giúp mẹ tôi. Mà nếu tôi có phụ giúp được gì đi nữa, thì chắc mẹ tôi cũng chẳng bằng lòng. Tôi hiểu là mẹ tôi cưng tôi biết ngần nào, vì chung quanh tôi, nhà thằng Lượm, thằng Tất, thằng Nghĩa, nhà nào cũng có cả lô con nít mà mẹ tôi thì lại chỉ có một mình tôi. Với lứa tuổi còn quá nhỏ, tôi thụ hưởng những gì mẹ tôi mang lại bằng sự lao lực của mẹ. Tôi ăn xôi mỗi sáng rồi trông nhà cho mẹ. Mà thật ra ở làng chúng tôi, dân chúng hiền lành vô cùng. Những con người chất phác và hiền lương suốt tháng quanh năm sống bằng những nghề chân tay khổ cực, hầu như không hề biết đến trộm cắp. Hơn nữa, nhà tôi cũng có gì đâu để mà ăn trộm dòm vào.