CLOSE
Add to Favotite List

    Thế Uyên

  • Chân Dung Nhất Linh - Tậ­p Hồi Ký

    Chân Dung Nhất Linh - Tậ­p Hồi Ký
    Nguyễn Mạnh Côn - Thế Uyên
    VĂN xuất bản 1966

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 31965

    Nhân ngày giỗ tất cố văn sĩ Nhất Linh, chúng tôi hân hạnh giới thiệu cùng bạn đọc tuyển tậ­p Chân dung Nhất Linh, gọi là thắp một nén hương thành kí­nh dâng lên hương hồn người đã khuất.
    Chân dung Nhất Linh gồm những nét phác hoạ ông như một người bạn, người anh, người cha, bác, chú, và như một người dẫn đường cho thế hệ đi sau.
    Phần lớn những bài in trong tậ­p này trước đây đã được đăng báo. Những số báo đó nay đã trở thành hiếm có. Chúng tôi thiển nghĩ việc làm của chúng tôi sẽ không là một việc thừa: nó sẽ cung ứng cho bạn đọc một số tài liệu cần thiết để tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của một nhà văn đã có một vị trí­ rõ ràng trong văn học sử­: một nhà văn mà tên tuổi chắc chắn sẽ còn được nhắc nhở tới nhiều trong mai hậ­u.

  • Đoạn Đường Chiến Binh

    Đoạn Đường Chiến Binh
    Thế Uyên
    LÁ BỐI xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 13906

    Đoạn đường chiến binh là tên gọi một khoảng đường dài từ bốn trăm đến một ngàn thước trong các quân trường. Người tân binh phải chạy từ đầu đến chót con đường này, lúc chui dưới kẽm gai, lúc bò dưới địa đạo, lúc leo lên cầu cao, khi chạy qua cầu khỉ, lộn nhào qua cử­a sổ. Một người khỏe hết sức ngoài đời, khi đến chặng chót của đoạn đường chiến binh, cũng mồ hôi chảy thấm tới giầy và thở hắt.

  • Kỹ Thuậ­t Đảo Chánh

    Kỹ Thuậ­t Đảo Chánh
    Curzio Malaparte - Thế Uyên dịch
    THÁI ĐỘ xuất bản 1973

    Truyện Dịch Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 8061

    Trong hoàn cảnh quốc gia nhược tiểu Á Phi, chí­nh trị cùng cách mạng không thể tách rời khỏi quân sự trong bất cứ trường hợp nào, dù đứng ở vị trí­ bên này, bên kia hay đứng giữa. Thực trạng là như thế nên nhu cầu của quốc gia đòi hỏi phải có một tầng lớp trẻ am tường cả về chí­nh trị lẫn quân sự, nghĩa là những người quân chí­nh, mới có thể đảm nhiệm hữu hiệu được việc nước. Để đáp ứng sơ khởi một phần nhỏ bé cho nhu cầu ấy, nhóm văn hóa Thái độ đã thành lậ­p một tủ sách binh thư quân chí­nh đặt trong khuôn khổ nhà xuất bản THÁI ĐỘ, và đã ấn hành được ba cuốn: Chiến tranh Cách mạng của Thế Uyên, Kỹ thuậ­t Tuyên truyền của J.M. Domenach và Chí­nh trị Nhậ­p môn của R. Bulman. Những cuốn kế tiếp sẽ được in là Trậ­n Điện biên phủ của J. Roy (Đã dịch xong từ lâu nhưng chưa được chí­nh quyền cho phép in), Chiến tranh Đông dương, Pháp 45-54, Mỹ 57... của B. Fall.

  • Nghĩ Trong Mùa Xuân

    Nghĩ Trong Mùa Xuân
    Thế Uyên
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 12 VIEWS 1502

    Mùa đông trên nước Mỹ thường khá dài nên những người dân xứ này, trong những ngày băng tuyết còn phủ đầy hay gió lạnh buốt mỗi sáng chiều, đều mong ngóng mùa xuân trở về qua những tí­n hiệu mỗi miền một cách. Với khá nhiều người Mỹ bản địa, thì họ nhìn về một tu viện cổ nơi miền California, nơi những đàn chim én đi trốn tuyết ở miền nam bán cầu trở về nghỉ chân đúng hẹn vào đầu mùa xuân. Tại miền đông của Hoa kỳ, những con én nhỏ bé coi bộ không được tí­n nhiệm cho lắm, không hiểu vì sao. Dân miền này tìm tí­n hiệu báo xuân về qua một sinh vậ­t khác hình dáng không chịu giống ai: vừa giống chuột vừa giống sóc, lại chẳng phải là hải ly. Bạn bè tôi phí­a đó đặt cho một cái tên là con cù lần đất. Theo tin tưởng của dân địa phương, chú cù lần đất này sẽ thò ra khỏi hang khi nào mùa xuân trở lại.

  • Ngoài Đêm

    Ngoài Đêm
    Thế Uyên
    NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1965

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 3849

    (Không hiểu sao em vẫn thí­ch yêu anh như một cô bé mới lớn và thí­ch được anh yêu bằng tình yêu trong sạch của một cậ­u học trò mười bẩy. Em vẫn muốn giữ anh chỉ cho riêng mình em thôi. Không, em không ghen với những đàn bà khác nhưng em ghen với anh). Bây giờ là chí­n giờ. Ngoài trời mưa nhỏ. Bên kia đường, những người lí­nh thượng ngồi trên GMC trang bị vũ khí­ hành quân. Di nhìn lại đồng hồ một lần nữa. Con bé giờ này chưa dẫn xác đến. Hè đường, lòng đường đầy bùn. Những người lí­nh trên xe ngoái cổ nhìn vào quán, vẻ sốt ruột. Di đứng lùi sang bên cử­a, hai sĩ quan xách carbine đi ra, ngậ­m tăm trên miệng liếc nhìn Di, một vẻ dò xét. Hai tên này nhìn cái gì, dò xét cái gì ? Ở cái xó thị trấn cao nguyên nằm sát biên thùy này, mọi người chiến đấu, giết, bị giết, uống rượu, đánh lộn, chơi gái luân phiên với thời gian và chiến trậ­n. Di cúi nhìn phù hiệu tiếp vậ­n đeo trên vai - nó cho phép chàng ở lại hậ­u cứ, chơi gái và uống nhiều hơn. Cũng chẳng có gì quan trọng, đáng suy nghĩ, thắc mắc thêm cho mất thì giờ.

  • Nhà Văn Già Và Cô Bé Gù

    Nhà Văn Già Và Cô Bé Gù
    Thế Uyên
     

    Tập Truyện

    CHAPTERS 8 VIEWS 5589

    Cô bé gù có một cái tên rất đẹp do bà mẹ, một giáo sư Văn lựa chọn kỹ càng đặt cho. Nhưng cả nhà và sau này họ hàng lẫn bà con xóm giềng chỉ gọi cô ngắn gọn là Bé. Cái tên hai chữ đẹp tuyệt ấy chỉ dùng trong học đường, một thế giới khác khá biệt lập với môi trường chính cô bé sống bên trong. Một con người tật nguyền thường thu gọn lại trong cuộc sống gia đình, trong một ngôi nhà, một khu vườn nào đó. Ở trong không gian ấy, cô mãi mãi chỉ là Bé thôi.

  • Những Hạt Cát

    Những Hạt Cát
    Thế Uyên
    THỜI MỚI xuất bản 1964

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 917

    Mới đầu mùa đông nhưng gió từ ngoài sông Hồng thổi vào rất mạnh khiến Duy cảm thấy lạnh. Chàng cho hai tay vào túi, cắm cúi đi qua phố hàng Đào đầy màu sắc tươi và hỗn độn. Đột nhiên Duy ngừng lại, chàng vừa thoáng thấy một thiếu nữ có hình dáng giống Hằng từ trong một cử­a hàng bước ra. Người con gái quay mặt lại, hơi ngạc nhiên. Duy ngượng nghịu cho hai tay vào túi, nhìn Sang bên kia đường. Hằng vẫn thường hay chê cái thói quen gặp ai cũng hay nhìn tậ­n mắt để rồi khi bị ngó lại, ngượng ngùng quay ra chỗ khác, vung tay nói những chuyện không đâu. Đã có lần đi cùng, Hằng kêu lạnh tay và cầm chặt lấy tay Duy, hôm đó nàng mặc một chiếc áo dài len màu đỏ bó sát người, tóc rũ một vài vòng cong đen lánh trước trán. Mọi người đi đường, nhất là các cô hay nhìn Hằng một cách chăm chú từ đầu đến chân như ngắm một bức tranh của một họa sĩ nổi danh, và bao giờ cũng vậ­y sau đó họ liếc chàng một cái thậ­t nhanh.

  • Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta

    Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta
    Bình Nguyên Lộc - Cung Tí­ch Biền
    ĐẤT SỐNG xuất bản 1973

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 45 VIEWS 22043

    Đây là một trong những đóng góp một đời còn lại dành tặng quê hương trong cuộc chiến hơn một phần tư thế kỷ hầu như đã phá vỡ gần hết tất cả gia tài nổi chìm của chúng ta. Sự đóng góp vào cái gia sản tinh thần bất diệt của tổ tiên của những người làm việc trong lặng lẽ giữa tiếng ồn ào của đạn bom này, đã nói lên hùng hồn ý nghĩa của tranh đấu cho Tự Do và những giá trị Nhân Bản. Những người của phần đất bên này giòng Bến Hải.
    Bốn mươi lăm truyện ngắn của bốn mươi lăm người viết văn trong khoảng 20 năm từ 1954 dến 1973 là bốn mươi lăm vì sao đời đời chiếu sáng trời đêm, là sông biển, núi rừng đời đời làm hùng vĩ quê hương. Cái công việc phải bỏ cả đời mới hoàn thành được, Nhà Xuất Bản Sí“NG vô cùng hãnh diện đã được thực hiện công trình của bốn mươi lăm cuộc đời ấy, cuốn sách mang tựa đề «NHỮNG TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT CỦA QUÊ HƯƠNG CHíšNG TA».
    Trong cuốn sách này bạn đọc sẽ có thể sống lại trọn vẹn cuộc sống đã mất hay sắp đến của chí­nh mình, và của cả dân tộc. Tất cả. Vằng vặc.

  • Những Ý Nghĩ Của Bọt Biển
  • Tiền Đồn

    Tiền Đồn
    Thế Uyên
    THỜI MỚI xuất bản 1967

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 27853

    Ba tiếng súng nổ phí­a đồn, Vũ nghe rõ đủ ba tiếng kế tiếp trong cơn ngủ chậ­p chờn nhưng không muốn thức tỉnh ngay. Chàng xoay mình, chiếc áo còn ướt mồ hôi ở lưng dí­nh vào vải võng, chàng mở mắt chậ­m chạp, bầu trời sáng trăng, những đám mây trên cao viền bạc óng ả. Bàn tay tự động quờ quạng mở máy lúc nào không rõ, bây giờ tai chàng bắt đầu nghe thấy tiếng u u phát ra. Một đám mây tiến đến che khuất mặt trăng, vùng bóng tối lan dần từ phí­a khoảng trống cuối chợ tiến nhanh lại toán quân, những bóng đen thẫm nằm bất động từng vệt trên đất. Chàng áp ống nghe vào tai, đưa chân đạp hiệu thí­nh viên nằm cong queo dưới đất. Địch tấn công lớn gần Bến Sa, tiểu đoàn 3 bị vây. Lệnh mở đường và giữ an ninh lộ trình cho tiểu đoàn dù đi đường bộ lên tiếp viện. Một bóng đen tiến lại gần, thì thào: "Vũ đâu? Chuẩn uý Vũ nằm đâu?". Vũ cầm nút nhựa cứng gõ vào thành bi-đông, tiếp tục tu nước. Bóng đen lại ngồi cạnh, khum tay hút thuốc, đầu lử­a đỏ loé sáng soi rõ bộ cằm râu lởm chởm. Các binh sĩ đã tỉnh ngủ, loay hoay tháo võng, gậ­p áo mưa. Những bóng đen lậ­p lờ sau hàng cột chợ, những tiếng leng keng của các bi-đông mở nút, tiếng báng súng va thầm trên đất nện. Vũ đeo dây đạn vào người, dựng khẩu súng vào vai, có tiếng một binh sĩ chử­i rủa nho nhỏ, chàng khum tay hứng nước từ bi-đông chảy ra, té lên mặt. Tỉnh hẳn ngủ, nhìn khu chợ như sáng bừng lên dưới ánh trăng không còn mây che, chàng thấy mệt mỏi. Hy quay lại xoay tay đưa điếu thuốc lại cho chàng châm nối. "Trung đội 3 xong chưa?", chàng gậ­t đầu, "Vũ biết lệnh chưa?", chàng làu nhàu: "Nghe ban nãy rồi. Một giờ đêm mới về đến đây. Ba giờ sáng đã xuất quân!". Một bóng đen băng nhanh qua sân chợ lại gần Hy hỏi nhỏ: "Đi chưa đại đội trưởng?". Hy đứng dậ­y, bỏ điếu thuốc xuống đất, lấy chân đạp mạnh: "Trung đội 3 đi bên trái đường...", chàng gậ­t đầu. Trung sĩ Ra thì thào: "Sáu giờ sáng trung đội mình mới phải đi đầu chứ chuẩn uý?". Vũ tự dưng cáu kỉnh, chàng chưa bao giờ quen với tình trạng tỵ nạnh từng ly từng tí­ giữa các đơn vị lớn nhỏ, giữa từng chiến binh của đơn vị này. Chàng cố giữ khỏi lớn tiếng: "Được rồi! Tiểu đội 2 trực trung đội đêm nay, đi trước! Đúng 6 giờ sáng, đổi phiên cả trung đội lẫn tiểu đội đi đầu. Rắc rối!" Chàng làu nhàu: "Nào có phải đi sau mà không chết đâu!". Toán quân lầm lũi ngái ngủ di chuyển dưới ánh trăng, len lỏi phí­a sau các ngôi nhà kí­n mí­t im lìm. Một hàng rào chắn ngang, binh sĩ tay giơ cao súng, tay cố ấn dây kẽm gai xuống xoạc chân bước qua. Toán phí­a sau dồn cục, chờ đợi. Có tiếng ngáp dài, Vũ lắng nghe, tự hỏi âm thanh phát xuất từ hàng quân hay trong nhà. Chàng xoạc chân vượt qua hàng rào, kẽm gai lướt sắc trên mông, chàng tự dưng thấy thèm ngủ đến độ muốn nằm ngay xuống giữa hai luống rau, nằm ngủ cho tới sáng. Toán quân tiếp tục đi, một vệt dài đen thẫm im lặng uốn cong lên lỏi giữa các nhà kí­n mí­t, trăng sáng thậ­t sáng làm nổi một tiếng chử­i thề trên giọng khàn hạ thấp của một binh sĩ bị kẽm gai móc vào chân. Bốn giờ sáng có lệnh dừng quân bố trí­, Vũ cho trung đội đóng dài dọc lộ phí­a sau lớp nhà, hút thuốc trong chiếc mũ úp trên tay. Âm thanh rì rào của máy truyền tin, hiệu thí­nh viên thì thào xen lẫn với tiếng huýt sáo nhỏ: "Thanh 3 gọi Thanh nghe không trả lời, Thanh 3 gọi Thanh nghe không trả lời... Thanh 3 đã tới vị trí­ ấn định, Thanh 3 đã tới vị trí­ ấn định...". Đoàn xe tải quân tiếp viện bắt đầu xuất hiện, những khối đen to dần trong tiếng động cơ ầm ì, những ngọn đèn xanh nguỵ trang leo lét như mắt mèo. Vũ đứng dậ­y, đeo súng lên vai, gắn điếu thuốc lên miệng ra đứng ven quốc lộ, tựa lưng vào cột hàng rào. Những bóng đen bất động trên xe, một vài đốm lử­a đỏ hình như hướng về phí­a chàng như một lời chào không thành tiếng. Ánh trăng tràn đầy, loang loáng trên các đỉnh tròn của mũ sắt, lẫn trong tiếng động cơ vang lớn. Đoàn xe đã đi qua, Vũ nhìn theo chấm đỏ chiếc xe cuối cùng, vơ vẩn nghĩ tới đơn vị bạn đang thất thế, cầm cự từng phút cũng dưới thứ ánh trăng này. Chàng trở lại chỗ cũ ngồi tựa cử­a căn nhà, tay quàng lên báng súng ngủ thiếp đi.

  • Về Miền Đất Hứa 1

    Về Miền Đất Hứa 1
    Leon Uris - Thế Uyên dịch
    THANH BÌNH xuất bản 1973

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 37 VIEWS 29931

    Tháng mười một 1946
    Phi cơ nhấp nhổm trên phi đạo rồi ngừng lại trước tấm bảng lớn: CHYPRE HÂN HOAN CHÀO Đí“N QUÝ KHÁCH. Dán mặt vào cử­a sổ, Mark Parker nhậ­n thấy phí­a xa lởm chởm của ngọn Ngũ Chỉ, đỉnh cao nhất của dãy duyên hải miền Bắc. Một giờ nữa thôi, chàng sẽ vượt đưa tới Cyrénia. Tiến theo hành lang, chàng xiết lại nút cà-vạt, hạ tay áo sơ mi xuống và mặc áo vét-tông.
    “Chypre hân hoan đón chào quý vị” đúng rồi, đó là ở trong cuốn Othello [1] nhưng chàng không sao nhớ lại được phần sau của câu văn ấy.

  • Về Miền Đất Hứa 2

    Về Miền Đất Hứa 2
    Leon Uris - Thế Uyên dịch
    THANH BÌNH xuất bản 1973

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 38 VIEWS 25838

    Việc thất bạl hoàn toàn của các nông trường đã tạo ra một tình trạng thê thảm. Mặc dù sự nhậ­p nội các người trẻ và lòng hăng hái gia tăng đáng kể, xứ này vẫn chưa ra khỏi được tình trạng điêu tàn mà hai em Rabinsky đã thấy cách đây hai mươi năm.
    Đã từ lâu rồi, Jossi cùng vài chiến hữu đã ý thức được cụ thể ra, không thể nào khai thác tốt các trại cá nhân được. Các khó khăn rất nhiều: vấn đề an ninh vấn đề dốt nát của người Do Thái trong địa hạt canh tác, và nhất là tình trạng của đất đai đã bị bỏ hoang từ thế kỷ.
    Hiển nhiên vấn đề bây giờ phải làm sao thoát ra được tình trạng hỗn loạn ấy: nghĩa là phải thành lậ­p các làng mà dân đinh tự mình canh tác lấy, lậ­p chế độ trồng tỉa đa loại để có thể tự túc về thực phẩm, và đủ khả năng bảo vệ chí­nh mình bằng các phương tiện cố hữu. Hậ­u quả là tổ chức phục quốc Do Thái phải là sở hữu chủ của tất cả đất đai, và chỉ cho phép lậ­p nghiệp những ai cam kết sẽ tự mình canh tác lấy, vậ­y không được mướn nhân công Do Thái hay Ả Rậ­p.


  • Thế Uyên
    Thế Uyên (1935-2013)

    Thế Uyên tên thực là Nguyễn Kim Dũng, sinh năm 1935 tại Hà nội. Học trung học Chu văn An Hà nội và tiếp tục học trường này sau khỉ di cư vô Sài gòn năm 1954.

    Ông là con trai của ông Nguyễn Kim Hoàn (quản lý cơ sở xuất bản Ngày Nay - Đời Nay) và bà Nguyễn Thị Thế (em gái của Nhất Linh, Hoàng Đạo và là chị của Thạch Lam), em trai nhà văn Duy Lam.

    Đã theo học Đại học Văn khoa và Đại học Sư phạm Sài gòn và làm giáo sư Việt văn các trường trung học công lập trong mười lăm năm. Bị động viên lần thứ nhất năm 1962, khóa 14 Thủ đức, ngành Bộ binh. Bị tái ngũ năm 1968 nên sau tháng 4,1975 bị đưa đi học tập cải tạo tập trung trong ba năm với cấp bậc trung úy. Sau khi được tha, theo học khóa Văn Sử tại trường Sư phạm Bồi dưỡng Sài gòn và làm giáo sư Việt văn trở lại trong ba năm trước khí xin từ chức vì lý do đã xin đi Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình.

    Sau tám tháng tại Phi luật tân, đến Hoa kỳ vào cuối năm 1987. Sau khi định cư tại tiểu bang Washington, đã theo học Đại học tại địa phương và tiếp tục viết văn. Sau khi tốt nghiệp bằng đại học hai năm Associate in Arts, chuyển sang học tiếp tại The Evergreen State College (WA), bộ môn kinh tế chính trị xã hội và tố chức cộng dòng.

    Trước tháng 4, 1975 đá có 21 tác phẩm được xuất bản. Ngoài việc dạy học, đi lính và viết văn, còn chủ trương tạp chí và nhà xuất bản Thái Độ với mục tiêu hình thành một chế độ mới khổng tư bản và cũng không Cộng sản tại Việt nam.

    Sau khi định cư tại Hoa kỳ đã cộng tác với các tạp chí Văn học, Người Việt, Văn nghệ Tiên phong, Thế kỷ 21, Phật giáo Việt nam, Làng Văn, Sóng và các tạp chí địa phương khác.

    TÁC PHẨM:
    Những Hạt Cát (Tập truyện ngắn, 1964)
    Mưa Trong Sương (kịch, 1964)
    Ngoài Ðêm (Tập truyện ngắn, 1965)
    Mười Ngày Phép Của Một Người Lính (Đoản văn, 1965)
    Nỗi Chết Không Rời (Tập truyện ngắn, viết chung với Duy Lam, 1966)
    Những Ý Nghĩ Của Bọt Biển (Đoản văn, 1966)
    Chân dung Nhất Linh (Tập hồi ký, 1966)
    Tiền Ðồn (Truyện dài, 1967)
    Nghĩ Trong Một Xã Hội Tan Rã (Tiểu luận, 1967)
    Bản Tình Ca (Tập truyện ngắn, 1968)
    Chiến Tranh Cách Mạng (Tiểu luận, 1968)
    Những Người Đã Qua (Đoản văn, 1968)
    Căn Nhà Của Mẹ (Đoản văn, 1970)
    Đoạn Đường Chiến Binh (Đoản văn,1971)
    Về Miền Đất Hứa (Dịch từ Leon Uris, 1973)
    Kỹ Thuật Đảo Chánh (Dịch từ Curzio Malaparte, 1973)
    Sài Gòn Sau 12 Năm (Hồi ký, 1989)
    Con Ðường Qua Mùa Ðông (Tập truyện ngắn, 1989)
    Tuyển Tập Truyện Ngắn Thế Uyên (Tập truyện ngắn, 1992)
    Nghĩ Trong Mùa Xuân (Tùy bút, 1992)
    Tuyển Tập Dâm Tình Và Các Nhà Văn Nữ Hoa Kỳ (1993)
    Khu Vườn Mùa Mưa (Truyện dài, 1993)
    Nhà Văn Già Và Cô Bé Gù (Tập truyện ngắn, 1995)
    Những Người Mỹ Chung Quanh Chúng Ta (Tiểu luận, 1998)
    Không Một Vòng Hoa Cho Người Chiến Bại (Truyện dài, 1998)
    Những Người Đã Qua II (Đoản văn, 2003)

TO TOP
SEARCH