-
Khu Rác Ngoại Thành
Tập Truyện VH Miền Nam Trước 75
Thế Phong
TRÌNH BẦY xuất bản 1966CHAPTERS 3 VIEWS 8422
Ở ngoài lộ nhìn vào, thấy đống rác lù lù che gần khuất mái nhà, dễ nhiều người đã tưởng rằng đó là những căn nhà trước đây chủ rừng cao su cất cho công nhân ở, nay đã bỏ hoang...
Chủ của năm căn nhà trên là một binh sĩ thuộc liên đoàn nhảy dù đồn trú ở phía bên kia đường cái, trước bãi rác. Nay anh ta đã giải ngũ. Khu đất hoang này cũng như khu rừng cao su, quyền sở hữu chính ra là của linh mục sở tại, nhưng anh cựu chiến binh kia dựa vào uy thế nhà binh đã dựng nhà lên, chiếm cứ bất hợp pháp. -
Lược Sử Văn Nghệ Việt Nam - Nhà Văn Tiền Chiến
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Thế Phong
VÀNG SON xuất bản 1974CHAPTERS 44 VIEWS 2194
Khách Nợ là nét vẽ thực về những con người, những cảnh đời khốn cùng ở làng quê nghèo ngoại thành Hà Nội trước Cách mạng Tháng Tám. Với cách kể chuyện bình dị, nhẹ nhàng, không màu mè, hoa mỹ, từng câu chuyện, từng số phận cứ từ từ xuất hiện, họ sống, chết, đói khổ, đau thương… chân thật đến ngỡ ngàng nhưng cũng xót xa đến ngỡ ngàng. Trong tập truyện không thể không kể đến những trang viết độc đáo, đầy hấp dẫn về loài vật như Đôi ri đá, Chú gà trống ri, Mụ ngan… Những câu chuyện tưởng chừng vô thưởng vô phạt, nhưng góp phần không nhỏ phơi bày những hiện trạng xã hội thời bấy giờ.
Dường như với bất kỳ tác phẩm nào của mình đã xuất bản, nhà văn cũng luôn cẩn trọng đọc lại và chỉnh sửa những chi tiết chưa hài lòng. Như chính lời con trai của Cụ, nhà báo Nguyễn Phương Vũ, chia sẻ: “Đã từ lâu từ khi cầm bút bố tôi là người cẩn thận và luôn có trách nhiệm với câu chữ nên mỗi bản in dù là in lại nhưng ông luôn đọc, cắt gọt, chỉnh sửa, “uốn nắn”, tỉ mẩn như người dệt vải. Khi ông trao lại cho tôi để xử lý nhập liệu với một bản thảo chi chít màu mực, chữ, từ, câu mà ông thêm bớt đan xen ngang dọc. Cha tôi là vậy, sự cẩn trọng, kỹ lưỡng trong nghề viết như mối nợ tình với ông.” -
Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta
Tập Truyện VH Miền Nam Trước 75
Bình Nguyên Lộc - Cung Tích Biền
ĐẤT SỐNG xuất bản 1973CHAPTERS 45 VIEWS 23776
Đây là một trong những đóng góp một đời còn lại dành tặng quê hương trong cuộc chiến hơn một phần tư thế kỷ hầu như đã phá vỡ gần hết tất cả gia tài nổi chìm của chúng ta. Sự đóng góp vào cái gia sản tinh thần bất diệt của tổ tiên của những người làm việc trong lặng lẽ giữa tiếng ồn ào của đạn bom này, đã nói lên hùng hồn ý nghĩa của tranh đấu cho Tự Do và những giá trị Nhân Bản. Những người của phần đất bên này giòng Bến Hải.
Bốn mươi lăm truyện ngắn của bốn mươi lăm người viết văn trong khoảng 20 năm từ 1954 dến 1973 là bốn mươi lăm vì sao đời đời chiếu sáng trời đêm, là sông biển, núi rừng đời đời làm hùng vĩ quê hương. Cái công việc phải bỏ cả đời mới hoàn thành được, Nhà Xuất Bản Sí“NG vô cùng hãnh diện đã được thực hiện công trình của bốn mươi lăm cuộc đời ấy, cuốn sách mang tựa đề «NHỮNG TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT CỦA QUÊ HƯƠNG CHíšNG TA».
Trong cuốn sách này bạn đọc sẽ có thể sống lại trọn vẹn cuộc sống đã mất hay sắp đến của chính mình, và của cả dân tộc. Tất cả. Vằng vặc. -
Nữa Đường Đi Xuống
Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75
Thế Phong
ĐẠI NAM VĂN HIẾN xuất bản 1968CHAPTERS 13 VIEWS 697
Không bao giờ tôi quên kỷ niệm trong đời tôi. Nguyên vẫn thường nhắc câu ấy, mỗi khi nhớ bếp lửa gia đình thuở xưa, có lẽ xa xôi lắm. Năm ấy, Nguyên đậu bằng Cơ thủy rất rực rỡ chiếm thủ khoa, trong số hai nghìn sĩ tử ứng thi ở Nghĩa Lộ. Chủ khảo, ông Nguyễn đinh Thường, giới thiệu anh với mọi người đồng lãm rất trang trọng. Trên tấm bảng treo ở cổng trường, tên cậu thủ khoa to như tên bảng hiệu buôn lớn kèm theo tên trường Đại Lịch. Người hàng phố xì xào : «con nhà tông không giống lông cũng giống cánh».
-
Tuyển Truyện Thế Phong
Tập Truyện VH Miền Nam Trước 75
Thế Phong
ĐẠI NAM VĂN HIẾN xuất bản 1960CHAPTERS 6 VIEWS 76
hà nội 1953...
Tấn về Thành. Nhìn nước Hồ Gươm xanh mầu lục, Tấn thấy hình bóng mình soi gương dưới nước.
Gầy, còm ốm yếu. Tấn đi lại trên cầu Thê Húc nhớ ra đã gần Tết mà gia đình còn ở lại khu Tư Thanh Hóa mỏi mắt ngóng trông mình. Bà mẹ già đã ngoài ngũ tuần ấy, ngày ngày mặc chiêc áo bông, ngậm miếng trầu, rót nước vối bên quán lá đầu làng. Cô em gái còn quấy mẹ, nhất là đứa em út, Vũ, cả ngày chỉ khóc, không một phút nào rời mẹ bên cạnh.
Tấn đi loanh quanh mãi sang tận bờ bên này, anh dứng tựa bên gốc dừa nhìn sang Tháp Rùa rêu phong.
Anh nghĩ đến những người bạn thân vào thành trước kia kể lại bọn Pháp mở chợ phiên, rồi bắc cầu nồi vào Tháp. Trai dâm, gái dục dắt tay nhau dẫm lên hàng cỏ xanh mấy nghìn năm văn hiến, đến nức nở vì bọn họ nô đùa. Tấn cảm thấy một sự sĩ nhục vong linh quốc thế. Trời đã về chiều. Về đâu đêm nay?