-
Giới Nữ - Tập 1
Truyện Dịch
Simone de Beauvoir
CHAPTERS 12 VIEWS 5471
Đàn bà ư? Đơn giản thôi, những người thích những công thức giản đơn nói như vậy: một cái tử cung, một cái buồng trứng (ovaire); một con cái: từ này đủ định nghĩa đàn bà. Trong cửa miệng đàn ông, định ngữ “con cái” vang lên như một lời thoá mạ; thế nhưng đàn ông lại không xấu hổ về thú tính của mình, trái lại, kiêu hãnh nếu người ta nói về họ: “Một con đực đấy!” Cái từ “con cái” mang một nghĩa xấu, không phải vì nó cắm sâu người phụ nữ vào trong lòng tự nhiên, mà chính vì nó dồn người đó vào trong giới mình; và sở dĩ đàn ông cho đó là một giới đáng khinh bỉ và thù địch, ngay ở những con thú vô tội nữa, hiển nhiên là vì mối hận thù day dứt, người đàn bà vốn gây cho họ; tuy nhiên họ muốn tìm một sự biện minh cho ý thức này trong sinh học. Cái từ “con cái” đánh thức dậy một loạt hình ảnh: một cái noãn (ovule) tròn to tướng đớp lấy và ngấu nghiến con tinh trùng nhanh nhạy; con mối chúa gớm guốc và no ứ trị vì những con đực bị bắt làm tôi tớ; con bọ ngựa, con nhện cái no nê tình ái nghiến nát và ăn sống nuốt tươi con đực; con chó cái động đực chạy khắp các con hẻm, để lại phía sau một luồng xú khí; con khỉ cái phô mình ra một cách trơ trẽn và lẩn tránh với một lối đỏm dáng giả trá; và những con thú huy hoàng nhất, hổ cái, sư tử cái, beo cái, nằm một cách đê hèn dưới sức mạnh ôm ấp vương giả của con đực. Đàn ông gán cùng một lúc cho đàn bà tính cách của tất cá các con cái: lì lợm, nóng nảy, xảo trá, đần độn, vô cảm, dâm đãng, tàn bạo, tự ti. Và như vậy vì là một con cái. Nhưng hễ không muốn tư duy bằng sáo ngữ, thì ngay lập tức hai câu hỏi được đặt ra: con cái trong giới động vật đại diện cho cái gì? và loại con cái đặc biệt gì thể hiện ở người phụ nữ?
-
Giới Nữ - Tập 2
Truyện Dịch
Simone de Beauvoir
CHAPTERS 10 VIEWS 2270
Số phận được xã hội dành cho phụ nữ theo truyền thống là hôn nhân. Cho đến cả ngày nay nữa, phần lớn phụ nữ đều có chồng, đã từng có chồng, chuẩn bị lấy chồng hay đau khổ vì không có chồng. Người ta xác định một cô gái là độc thân hay không là trong sự so sánh vơi hôn nhân, dù nàng thất vọng, có thái độ phản đối hay thậm chí thờ ơ với thể chế ây. Vì vậy, chúng tôi phải tiếp tục công trình nghiên cứu này qua việc phân tích hôn nhân. Quá trình chuyển biến thân phận phụ nữ về kinh tế đang làm đảo lộn cơ chế hôn nhân: hôn nhân trở thành một sự liên kết được hai cá thể độc lập công nhận một cách tự nguyện; và những sự y ước của hai vợ chồng mang tính chất cá nhân và tương hỗ. Ngoại tình là nguyên cớ hủy bỏ hợp đồng đối với cả hai phía. Cả hai phía có thể yêu cầu ly hôn với những điều kiện giống nhau. Phụ nữ không còn bị bó hẹp trong chức năng sinh đẻ; chức năng này đã mất đi phần lớn tính chất nô dịch tự nhiên của nó và được xem như một trách nhiệm được đảm nhận một cách tự nguyện, được đồng hoá với lao động sản xuất vì trong nhiều trường hợp. Nhà nước hay người chủ phải trả lương hay tiền công cho người mẹ trong thời gian mang thai, nghỉ việc. Ở Liên Xô (cũ), trong một số năm, hôn nhân được coi như một hợp đồng giữa các cá nhân và chỉ hoàn toàn dựa trên quyền tự do của hai vợ chồng. Ngày nay, hình như nó là một thứ dịch vụ Nhà nước áp đặt cho cả hai phía. Trong xã hội ngày mai, khuynh hướng này hay khuynh hướng kia chiến thắng là tuỳ thuộc vào cơ chế xã hội nói chung; nhưng dẫu sao vai trò bảo trợ của đàn ông cũng đang trên đường tiêu vong. Tuy nhiên, theo quan điểm nữ quyền, thời kỳ chúng ta đang sống vẫn là một thời kỳ quá độ.
-
Một Cái Chết Rất Dịu Dàng
Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75
Simone de Beauvoir
VĂN xuất bản 1966CHAPTERS 8 VIEWS 2145
Ngày thứ năm, 24, tháng Mười, 1963, lúc bốn giờ chiều, tôi ở Rome, trong một phòng khách sạn Minerva; ngày hôm sau tôi phải đáp máy bay về, tôi đang xếp gọn giấy má thì chuông điện thoại kêu vang. Bost ở Ba-lê gọi sang: “Cụ nhà mắc tai nạn”, anh nói. Tôi nghĩ: chắc bị xe hơi đụng, má tôi lập cập chống gậy bước từ mặt đường lên lề nên bị xe đụng phải. Bost nói rằng: “Cụ nhà bị té trong phòng tắm, gẫy đầu xương đùi”. Anh cùng ở ngôi nhà với má tôi. Tối hôm qua, vào khoảng mười giờ đêm, anh lên cầu thang với Olga thì thấy ba người đi trước: một bà và hai người cảnh sát. Bà này nói: “Ở quá tầng lầu hai”. Có xảy ra cái gì cho bà de Beauvoir chăng? Có. Bà bị té. Bà đã bò lê trên sàn trong hai giờ để đến chỗ máy điện thoại; bà đã gọi một người bạn, bà Tardieu, bảo phá cửa vào. Bost và Olga đã đưa mấy người đến nơi. Họ thấy má tôi mình mặc áo trong nhà bằng nhung đỏ có sọc nổi. Bà bác sĩ Lacroix cùng thuê nhà ấy cho là gẫy đầu xương đùi; đưa ra ban cấp cứu nhà thương Boucicaut, mẹ tôi đã ngủ một đêm trong phòng chung. Bost nói với tôi: “Nhưng tôi đưa cụ đến bệnh viện C, ở đây có những bác sĩ giải phẫu về xương giỏi nhất. Có bác sĩ B. Cụ không muốn đến sợ phí tổn quá. Nhưng tôi đã thuyết phục được cụ rồi.”
-
Người Đàn Bà Bị Hủy Diệt
Truyện Dịch
Simone de Beauvoir
CHAPTERS 3 VIEWS 1842
Phải chăng đồng hồ của tôi đã chết? Không. Nhưng dường như những chiếc kim của nó không còn chuyển động nữa. Hãy đừng để ý đến chúng. Hãy nghĩ về những chuyện khác – bất kỳ cái gì đó khác hơn; về ngày hôm qua chẳng hạn, một ngày yên ổn, dễ dàng, dù có sự căng thẳng vì chờ đợi.
Sự dịu dàng thức tỉnh. André nằm trong một tư thế kỳ quặc trên giường, người cuộn tròn, mắt bịt dải băng, một tay tỳ vào tường tựa như đứa trẻ. Giấc ngủ có hỗn độn và mệt mỏi, anh cần phải vượt qua nó để chứng tỏ sự bền vững của thế giới. Tôi ngồi xuống bên mép giường, đặt tay lên vai anh.
- Tám giờ rồi.
Tôi mang bữa sáng vào phòng sách, lấy ra cuốn đang đọc dở hôm trước, đã được một nửa. Thật buồn tẻ, tất cả là do thiếu giao tiếp. Nếu bạn thực sự muốn có sự giao tiếp, bạn phải hành động, không cách này thì cách khác. Tất nhiên không phải gặp gỡ với tất cả mọi người nhưng ít nhất cũng là hai hoặc ba người. Đôi khi tôi không cho André biết về tâm trạng, sự buồn rầu, những lo lắng vu vơ của tôi, anh cũng không nghi ngờ về những bí mật nho nhỏ đó, nhưng nhìn chung chúng tôi biết tất cả mọi chuyện của nhau. Tôi rót trà ra chén, trà Trung Quốc trong bình nóng và rất đặc. Chúng tôi uống trà và nhìn nhau xa xăm, mặt trời tháng Bảy tràn ngập căn phòng. Không biết đã bao lần chúng tôi cùng nhau ngồi bên chiếc bàn này, đối diện, cũng với bình và những tách trà nóng, rất đặc, đặt trước mặt? Và có lẽ chúng tôi sẽ còn ngồi với nhau như vậy vào ngày mai, suốt năm, và cả chục năm nữa… Vào thời điểm đó, không khí dịu dàng ngọt ngào của kỷ niệm và niềm vui của một lời hứa hẹn nào đó luôn ngự trị. Chúng tôi ba mươi hay đã sáu mươi tuổi? -
Tuổi Già
Truyện Dịch
Simone de Beauvoir
CHAPTERS 10 VIEWS 3771
Khi còn là thái tử Siddharta, bị vua cha nhốt trong một tòa lâu đài tráng lệ, nhiều lần Thích Ca trốn đi dạo chơi bằng xe ngựa trong vùng. Trong lần dạo chơi đầu tiên, thái tử gặp một người tàn tật, tóc bạc, răng rụng, da nhăn nheo, cúi gập người trên một cây gậy, miệng lập cập, hai tay run rẩy. Chàng lấy làm ngạc nhiên và người xà ích giải thích đó là một ông già. Thái tử liền thốt: “Những kẻ hèn yếu và dốt nát, chuếnh choáng vì niềm kiêu hãnh của tuổi trẻ, không thấy được tuổi già. Khốn khổ biết chừng nào! Hãy trở nhanh về nhà thôi. Các trò chơi và niềm vui mà làm gì, vì ta là nơi ẩn náu của tuổi già mai sau”.