CLOSE
Add to Favotite List

    Phạm Kim Vinh

  • Cái Chết Của Nam Việt Nam - Những Trậ­n Đánh Cuối Cùng

    Cái Chết Của Nam Việt Nam - Những Trậ­n Đánh Cuối Cùng
    Phạm Kim Vinh
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 11 VIEWS 18410

    Đối với phần lớn thế giới bên ngoài, nam Việt Nam đã sụp đổ mau lẹ sau 55 ngày giao tranh của mùa Xuân năm 1975. Lại còn có những kết luậ­n giản dị khác, quá giản dị nữa, về cái chết của nam Việt Nam. Thí­ dụ như kết luậ­n “Tại quân đội nam VN không chịu chiến đấu cho nên miền nam mới sụp đổ mau lẹ.” Hoặc kết luậ­n “tuy cũng là người Việt nhưng phí­a cộng sản chiến đấu dũng cảm hơn, hữu hiệu hơn nên đã thắng.”
    Những kết luậ­n đơn giản và bất công ấy được đưa ra vì thiếu hiểu biết về cuộc chiến tranh rất phức tạp như chiến tranh Việt Nam. Nhiều khi, người ta cố tình đưa ra kết luậ­n nông nổi và vội vàng ấy để che đậ­y chí­nh sự thụ động và khiếp nhược của thế giới bên ngoài, vì cái thế giới ấy đã ngoảnh mặt làm ngơ, để mặc cho cộng sản Hà nội dùng bạo lực chiếm trọn miền nam bằng một cuộc xâm lăng công khai và trắng trợn mà cộng đồng quốc tế không hề có một cử­ chì nào, dầu chỉ là để phản kháng bằng lời nói!

  • Còn Cơ Hội Nào Cho Người Quốc Gia

    Còn Cơ Hội Nào Cho Người Quốc Gia
    Phạm Kim Vinh
     

    Phi Hư Cấu Chiến Tranh / Chính Trị

    CHAPTERS 8 VIEWS 1264

    Cuốn sách nhỏ bé này không viết về văn chương. Nó cũng không chứa đựng ý kiến ru ngủ độc giả bằng những lời tự dối mình và dối người.
    Sách này chỉ nói lên sự thậ­t vè cuộc chiến đấu chống Cộng của dân tộc Việt-Nam. Nói thậ­t vốn là truyền thống của tác giả trong suốt năm qua, với 34 tác phẩm Việt ngữ và ngoại ngữ tất cả đều nói về quê hương Việt Nam mến yêu và đọa đầy.
    Thế giới đã thay đổi sâu xa sau khi phong trào cộng sản quốc tế sụp đổ và tan rã năm 1989-1990. Thay vì phải thí­ch nghi sách lược chống cộng với sự thay đổi sâu xa ấy thì khối người Việt hải ngoại tiếp tục sách lược của hơn hai chục năm trước đây một chủ trương bảo thủ và ù lì đến mức độ ấy là điều rất tai hại cho nỗ lực chiến đấu giải phóng nước Việt Nam khỏi ách cộng sản. Chủ trương tai hại ấy khiến người ta phải đặt câu hỏi đầy tủi nhục: Người quốc gia cứ thế này mãi hay sao? Còn cơ hội nào cho họ không, trước bối cảnh thực tại của thế giới năm 1997 và sau đó nữa?

  • Duyên Anh và Mặt Trậ­n Quốc Tế Vậ­n

    Duyên Anh và Mặt Trậ­n Quốc Tế Vậ­n
    Phạm Kim Vinh
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 10 VIEWS 1582

    Trong khi thế giới bên ngoài thẳng thắn ca ngợi và tôn vinh các nổ lực tư tưởng phi thường của Duyên Anh thì đa số trong giới cầm bút Việt lưu vong lại ngậ­m miệng. Một vài kẻ có viết về Duyên Anh thì chỉ viết cộc lốc vài hàng giới thiệu, gần như vô lợi vô hại. Không có gì phải ngạc nhiên vì tình trạng ấy: nó lại một lần nữa xác nhậ­n cái truyền thống bần tiện và đố kỵ của đám đa số cầm bút Việt, dầu là ở trong nước hay đang ở cảnh lưu vong. Cái đa số nghèo nàn vè tâm hồn, cằn cỗi về tư tưởng và hèn nhát ấy đã vội vàng nắm lấy những lời vu cáo mơ hồ đầy ác ý kia, dùng làm lá chắn để trút hết những đố kỵ của họ chất chứa vì sự nghiệp văn chương hiển hách của Duyên Anh, và cũng để che đậ­y cho sự bất lực, bất lương và bất tài của đám đa số ấy nữa.

  • Thiên Anh Hùng Ca

    Thiên Anh Hùng Ca
    Phạm Kim Vinh
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 11 VIEWS 2383

    Mời độc giả làm một cuộc hành hương để đi lại con đường dài mà quân lực VNCH đã bình thản đi trong hơn hai chục năm,- con đường mà kể về sự khắc khổ và chịu đựng còn vượt xa con đường Vạn Lý Trường Chinh của Mao Trạch Đông, và về tí­nh cách thiêng liêng, vị tha và cao quý còn vượt xa các cuộc Thánh Chiến thời Trung Cổ. Cuộc hành hương ấy sẽ giúp chúng ta tìm lại được niềm kiêu hảnh về quân lực VNCH, và sẽ cung cấp cho chúng ta chất liệu cần thiết để đòi thế giới bên ngoài phải trả lại cho quân Iực ấy cái danh dự mà thế giới ấy đã đánh cắp mất, rồi lại còn dám trơ trẽn buộc tội cho quân Iực ấy là "không chịu chiến đấu!"

  • Vĩnh Biệt SaiGon

    Vĩnh Biệt SaiGon
    Jean Lartéguy - Phạm Kim Vinh dịch
     

    Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 8 VIEWS 6208

    Màn đêm vừa buông xuống Saigon và buông xuống luôn cả hai mươi năm của đời tôi. Tôi đặt chân đến Saigon lần đầu tiên vào năm 1950. Tôi đi trên chiếc tàu Marseillaise, một chiếc tàu trắng chở những sĩ quan trẻ tuổi được hứa hẹn cho tử­ thần, chúng tôi phung phí­ hết lương tháng trong những quán rượu hạng nhất để gây sự chú ý của những người đẹp gốc Âu Á, của những người vợ các chủ đồn điền hoặc của những nữ công chức theo chồng đến thiên đường xa xôi này.
    Tôi bị đuổi khỏi thiên đường ấy ngày 28-5-75. Một mối liên lạc đầy biến cố. Cuộc chiến các giáo phái chút nữa giết tôi, vụ ám sát ông Diệm, quân Mỹ ồ ạt tới, hàng loạt những cuộc đảo chánh, Khánh với bộ râu dê và chẳng có gì trong đầu, Kỳ với những bộ đồ phi công hào nhoáng, Thiệu không có bộ mặt, và Minh Cồ thì lặng lẽ, có thể vì chẳng có gì để mà nói nhưng lại biết chơi quần vợt khá và chơi hoa lan.
    Cái thành phố từ đó tôi bị xua đuổi không còn mang tên là Saigon nữa. Bây giờ tên nó là Hồ Chí­ Minh, thành phố của bác Hồ. Mỗi ngày thành phố ấy lại thêm xa lạ với tôi. Tôi chẳng còn gì để làm ở đó nữa.

TO TOP
SEARCH