CLOSE
Add to Favotite List

    Nguyễn Văn Vĩnh

  • Chuyện Trẻ Con

    Chuyện Trẻ Con
    Charles Perrault - Nguyễn văn Vĩnh dịch
    HOÀNH SƠN xuất bản 1950

    Truyện Dịch Tậ­p Truyện Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 8 VIEWS 1811

    Những chuyện này là chuyện bịa, cho con trẻ nghe, nhưng văn chương rất nhẹ nhàng có ý nhị, như là chuyện con Tấm con Cám của ta (có một chuyện Cendrillon cùng y như chuyện Tấm Cám). Cái thú vị đó tôi không dám quyết đã diễn ra nôm được, gọi là xin dịch thử­ cho con trẻ ta thêm được mấy câu cổ tí­ch mà nghe, và người lớn ta ai có ý xét, cũng có thể lấy câu chuyện vú em bà già của người, mà đoán ra được một phần cái tí­nh tình thanh nhã của một dân tộc.

  • Con Yêu Râu Xanh

    Con Yêu Râu Xanh
    Charles Perrault - Nguyễn văn Vĩnh dịch
    HOA XUÂN xuất bản 1942

    Truyện Dịch Tậ­p Truyện Tuổi Trẻ / Học Trò Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 2 VIEWS 1148

    Ngày xưa có một người giầu có, cử­a nhà nhiều lắm, kẻ chợ nhà quê đâu đâu cũng có; trong nhà đĩa bát ăn, toàn bằng vàng bạc; tủ chạm diềm thêu; xe ngựa sơn son thiếp vàng. Duy chỉ phải cỏ bộ râu xanh, làm cho mặt mũi vừa xấu vừa dữ tợn, đàn bà con gái ai nom thấy cũng phải đâm đầu chạy.
    Ở xóm diềng người ấy có một bà kia quí­ phái, sinh được hai cô con gái đẹp tuyệt trần đời.
    Râu xanh đến hỏi một cô làm vợ, để tự cho bà kia chọn muốn gả cô nào cũng xin lấy. Hai cô, cô nọ đùn cho cô kia, cô nào cũng sợ không muốn lấy anh chàng râu xanh. Hai cô lại còn ghét một nỗi không muốn lấy là vì người râu xanh đã có mấy đời vợ trước mà không hiểu biết những người vợ ấy đi đâi mất cả.

  • Mai-nương Lệ-cốt

    Mai-nương Lệ-cốt
    Abbé Prévost - Nguyễn Văn Vĩnh dịch
    ÉDITIONS TRUNG BẮC TÂN VĂN xuất bản 1932

    Truyện Dịch Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 3 VIEWS 3396

    Sự-tí­ch này là sự-tí­ch một người quá đắm say nơi tình-dục cũng là một cái gương hay cho bọn đầu xanh. Des Grieux (Đê-Ghi-ri-ơ) công-tử­, đóng vai chí­nh trong truyện này, là bậ­c niên-thiếu nam-nhi, say mê một gái giang-hồ, đến nỗi như đui, như điếc, như dại, như ngây. Sung sướng vẻ-vang chẳng muốn, tự mình lại đem mình vào nơi khổ-hải trầm-luân, cực-nhục trăm chiều. Trời bẩm sinh ra có tài-năng, có đức-hạnh, lại là con nhà thế-tậ­p, đường công danh thậ­t rộng mở cho mà bước tới, vậ­y mà tự mình lại đi giúi mình vào chỗ tối tăm hèn-hạ, tự mình đem thân lưu-lạc giang-hồ, nay đây mai đó, ăn ở một cách rất đê tiện. Biết trước những cơ nguy-hiểm mà không muốn tránh nguy-hiểm. Cực thì biết cực, đau thì biết đau, mà tay người vớt đẩy ra không vịn, thuốc kề tậ­n miệng mí­m môi không uống. Tí­nh khí­ con người đâu quái lạ: hay có, dở có, nết có, tậ­t xấu có; cảm-khái những tình rất cao-thượng, mà làm ra những việc rất càn. Đó là cái cảnh giữa trong bức tranh tôi vẽ cho thiên-hạ xem. Người có trí­ hẳn cũng công-nhậ­n cho rằng công việc ấy không phải là công việc vô í­ch. Trước nữa đọc quyển sách cũng nên cuộc tiêu-khiển, sau trong truyện cũng lắm câu mở mắt cho người đời. Làm cho người ta vui mà hóa ra dạy người ta, ấy cũng là một chút công với người đọc sách.

  • Qui-li-ve Du Ký

    Qui-li-ve Du Ký
    Jonathan Swift - Nguyễn Văn Vĩnh dịch
    EDITIONS ALEXANDRE DE RHODES xuất bản 1944

    Truyện Dịch Tuổi Trẻ / Học Trò Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 14 VIEWS 1836

    Cha tôi quê ở tỉnh Nottingham (Nô-tin-ghầm) gia tư không có mấy má năm con trai.
    Tôi là con thứ ba, năm 14 tuổi cha tôi cho đi học ở Emmanuel học duởng, thành Cambridge. Tôi ở học ba năm cũng đã tấn tới, song nhà nghèo không đeo đuổi học được cho trọn nghiệp, phải cho vào làm phụ không lương ở nhà thầy tbuốc mổ xẻ có danh kia, tại thành Luân đôn, tên là Jacques Bates. Tôi ở đó mà hầu hạ lấy cơm áo nhân tiện vừa học nghề trong bốn năm. Thỉnh thoảng cha tôi gử­i cho í­t bạc, tôi dùng bạc ấy mà học mấy nghề yếu dụng cho kẻ đã quyết chí­ đi sông biển. Hết bốn năm đó tôi từ ông Bates, mà về với cha, xin cha, xin các chú bác mỗi người giúp í­t nhiều, mỗi năm được 40 livres sterling (chừng 400 bạc ta) để ra ở thành Leyde mà học nghề làm thuốc. Học trong hai năm bảy tháng, bấy giờ chắc rằng khoa học ấy sẽ đắc dụng trong khi đi đường xa.

TO TOP
SEARCH