-
Bình Nguyên Lộc Với Hương Gió Đồng Nai
Phi Hư Cấu Văn Học
Nguyễn Q. Thắng
CHAPTERS 5 VIEWS 3798
Tập sách Bình Nguyên Lộc với hương gió Đồng Nai đề cập về nhà văn, học giả Tô Văn Tuấn (BNL) một cây bút của văn học Việt Nam nơi xứ Đàng Trong thời hiện đại mà cũng là một chứng nhân của đoàn người di dân lập ấp trên đường mở sinh lộ vào phương Nam.
Bút lực của con Nai Đồng bằng (BNL) miền Đông này rất sung mãn với bao suy tư, ray rứt về đất nước và con người nơi miền đất mới muôn nơi và muôn thuở. Những nỗi ưu tư của ông luôn hiện hữu suốt hành trình sáng tác, nghiên cứu cũa cá nhân mình. Không những ở từng trang tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký... mà rộng hơn, sâu hơn về hồn quê, hồn nước cũng như nguồn gốc, tiếng nói dân tộc Việt Nam.
-
Đào Trinh Nhất - Nhà Văn, Nhà Báo Bực Thầy
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo
Nguyễn Q. Thắng
CHAPTERS 18 VIEWS 2811
Bộ sách này có thể xem như là một Toàn tập Đào Trinh Nhất (1900-1951) một nhà văn, một học giả, một “nhà báo số một ” của làng văn, làng báo Việt Nam hiện đại.
Trong văn học Việt Nam hiện đại rất ít nhà nghiên cứu giới thiệu nhà văn họ Đào đến với độc giả trong và ngoài nước; duy nhất chỉ có Vũ Ngọc Phan - trong Nhà văn hiện đại - có giới thiệu, phê bình một số tác phẩm Đào Trinh Nhất, nhưng cũng rất sơ lược (vì sách của ông Vũ in từ năm 1942).
Từ năm 1945 đến nay (2010) cũng không có nhà biên khảo nào nhắc đến Đào Trinh Nhất, tuy rằng ông là một nhà văn đa dạng, đa diện có số tác phẩm đáng kể, cả về số lượng lẫn chất lượng. -
Nam Đình - Nhà Văn, Nhà Báo Kì Đặc
Phi Hư Cấu Văn Học
Nguyễn Q. Thắng
CHAPTERS 5 VIEWS 2390
Cuốn sách có trên tay bạn đọc với nhan đề: Nam Đình - Nhà văn, nhà báo kì đặc [Việt Nam]. Nhan đề này nguyên là một mục từ trong bộ sách Văn học Việt Nam nơi miền đất mới (tập II, NXB Văn học, 2007). Chúng tôi gọi ông là nhà báo kì đặc (Infiniment originale) vì đời viết văn, làm báo của ông không lớn loi, sôi nổi... mà ngòi bút ông không những đều đặn mà sâu lắng, thâm trầm, chân thực khác người trong từng trang viết.
Lần này biên giả sưu tầm được một phần lớn trong toàn bộ công trình não tủy của Nam Đình, số tác phẩm đó, gồm các tiểu thuyết (khoảng 9, 10 cuốn), bộ Hồi ký 1926-1964 (sách này tác giả không bán chỉ tặng cho độc giả, nếu có yêu cầu), các số háo Thần Chung (1929-1930), Thần Chung tục bản (1948-1954), Giai phẩm Thần chung (1974-1975), tuần báo Mai (1935-1939) và một số nhật háo Điển tín do ông chủ trương biên tập. -
Sơn Vương - Nhà Văn, Người Tù Khổ Sai Thế Kỷ - Tập 1
Phi Hư Cấu Văn Học
Nguyễn Q. Thắng
CHAPTERS 18 VIEWS 3399
Tập sách có trên tay độc giả với nhan đề Sơn Vương - Nhà văn, Người tù khổ sai Thế kỉ. .. là một thiên thảo luận ngắn về nhà văn vốn là tướng cướp Sơn Vương hồi đầu thế kỉ XX ở đất Nam Kì xưa. Nhà văn này hiện diện giữa làng văn Việt Nam như một ánh sao băng vượt qua màn đêm rồi biến mất gần 40 năm (1930-1968) đối với sinh hoạt văn học nước nhà.
Với tập sách này, chúng tôi có tham vọng tìm hiểu, giới thiệu cuộc đời: của một nhà văn mà cũng là một tướng cướp, một người tù khổ sai, một nhà điều hành việc nước với chức danh Chủ tịch ủy ban hành chánh Côn Sơn (tên chính thửc là Giám đốc An Ninh quần đảo) sau cách mạng tháng 8 năm 1945. Một con người với nhiều danh xưng độc đáo, từ: «Cậu thức tỉnh đồng bào”, «ngưòi đi vận động cứu trợ”, «tướng cướp”, «du đãng”, «hiệp khách đề lao”, «Giám đốc An Ninh quần dảo”, «tù chung thân khổ sai”... quả thật da dạng, ông sinh ra và lớn lên tại miền đất có bề dày truyền thống ở Gò Công, rồi có mặt tại Hòn ngọc Viễn Dông (Sài Gòn) để làm văn và làm công tác xã hội, đi ăn cướp vang vọng một thời. -
Sơn Vương - Nhà Văn, Người Tù Khổ Sai Thế Kỷ - Tập 2
Phi Hư Cấu Văn Học
Nguyễn Q. Thắng
CHAPTERS 160 VIEWS 10793
Đây là phần hai của Bộ hồi ký Máu hòa nước mắt của Sơn Vương.
Tập I: Với nhan đề Máu hòa nước mắt - Hơn ba mươi năm dưới thời Pháp thuộc là một hồi ký rút ngắn viết về giai đoạn 1945 đến ngày thực dân Pháp tái chiếm Côn Đảo (thời điểm 18-4-1946).
Tập II: Có tên Quần đảo Côn Sơn -Máu hòa nước mắt khảo về địa lí, hành chánh, nhân sự... một tổng quan mà chi tiết về nhà lao lớn nhất và tàn bạo, hung hăn nhất của chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương. Đây là một nhà tù khổng lồ và tàn nhẫn, bẩn thỉu nhất của thực dân Pháp mà cũng là một “trường học thiên nhiên”, một “Đại học đường” của các chiến sĩ yêu nước, cách mạng hiện đại Việt Nam.