-
Tố Như Thi
Cổ Văn
Nguyễn Du
AN TIÊM xuất bản 1973CHAPTERS 19 VIEWS 3
Tố Như Nguyễn Tiên Điền ngoài những tác phẩm bằng quốc âm - Đoạn Trường Tân Thanh, Chiêu Hồn.... mà ai ai cũng được biết, còn để lại cho chúng ta ba tập thơ chữ Hán:
Thanh Hiên Tiền Hậu Tập
Nam Trung Tạp Ngâm
Bắc Hành Tạp Lục
Thanh Hiên Tiền Hậu Tập gồm những bài thơ làm ở Đàng Ngoài, từ lúc chạy đến Quỳnh Côi lánh nạn Tây Sơn đến khi ra làm quan cùng nhà Nguyễn tại Bắc Hà, tức là trong khoảng 1786-1804.
Nam Trung Tạp Ngâm gồm những bài thơ ở Đàng Trong, lúc vào làm quan ở Thuận Hóa và Quảng Bình, tức trong khoảng 1805-1812.
Bắc Hành Tạp Lục gồm những bài làm trong thời kỳ đi sứ sang Trung Quốc, tức từ mùa xuân năm 1813 đến mùa xuân năm 1814. -
Truyện Kiều Chú Giải
Cổ Văn VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Du - Lê Văn Hòe
ZIÊN HỒNG xuất bản 1956CHAPTERS 4 VIEWS 39
Từ khi in ra quốc ngữ, "Truyện Kiều" đã được dẫn giải, chú thích, bình luận không biết bao nhiêu lần rồi.
Nhiều bản chú giải công phu như các bản của Bùi Khánh Diễn, Nguyễn Văn Vĩnh (người đã có công dịch "Truyện Kiều" ra tiếng Pháp văn rất tinh vi), Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim. Có bản chú giải phê phán khá đặc sắc như bản của Tản Đà.
Song hầu hết các bản chỉ chú trọng có một điểm chú giải những điển cố văn chương, những chữ sách dịch hay mượn của chữ Hán.
Còn những điểm khác cũng cần thiết cho việc tìm hiểu "Truyện Kiều", như chú giải từ ngữ, chú giải văn lý, v.v... thì bỏ qua.
Đó là một sự thiếu sót đáng tiếc, nhất là ngày nay tiếng Việt đã được dùng làm chuyển ngữ và "Truyện Kiều" đã được liệt vào loại sách giáo khoa căn bản tại các học đường.
"Truyện Kiều" là cả một kho tài liệu vô tận về điển cố văn chương, cũng như về văn phạm học, từ ngữ học, không hiểu thấu "Truyện Kiều", là một điều thiệt thòi lớn.: -
Vương Thuy Kiều Chú Giải Tân Truyện
Cổ Văn Truyện Hay Tiền Chiến
Nguyễn Du
HƯƠNG SƠN xuất bản 1952CHAPTERS 4 VIEWS 30
Truyện Kiều- Việt Nam vǎn nghệ đệ nhất kỳ thư- có lẽ chỉ riêng việc giới thiệu, khảo cứu, bàn luận về danh tác ấy cũng là giải nhất chi nhường. Những bài viết về Truyện Kiều chưa ai làm được: cứ mỗi trang Kiều đã có bao nhiêu trang bình luận, chú giải? Chúng tôi muốn cùng bạn đọc, tìm đến sự đóng góp quý giá ấy mà Tản Đà tiên sinh là một. Sự chú và giải Truyện Kiều của nhà thơ Tản Đà không thuần tuý làm công việc tra cứu, chỉ rõ nghiõa của từ, điển cố vǎn liệu Nguyễn Du đã dùng mà còn bộc lộ sự cảm nhận, xem xét vǎn chương Truyện Kiều. Đọc Truyện Kiều với 985 chú thích (Tản Đà dụng ý lấy đầu đề sách là: Vương Thuý Kiều chú giải tân truyện) ta thấy nhà thơ Tản Đà đã phát hiệnbao điều lý thú về từ ngữ, cách diễn đạt, tả cảnh,tả tình của Nguyễn Du.