 |
Nguyễn Vỹ (1910 - 1971) |
Nguyễn Vỹ sinh năm 1910 tại làng Phổ Phong, huyện Đức Phổ tỉnh Quảng. Thân phụ ông là Nguyễn Thuyên từng làm quan ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, nhưng sau từ chức để tham gia phong trào cần vương chống Pháp.
Trong cuộc đời làm văn, làm báo của mình, Nguyễn Vỹ hai lần bị bỏ tù: một lần bị tù thực dân Pháp, một lần bị tù phát-xít Nhật. Ông cũng là nhà văn có khuynh hướng dân chủ, viết báo bênh vực người nghèo, công kích nhà cầm quyền đương thời.
Ngày 04 tháng 02 năm 1971, ông qua đời bởi tai nạn giao thông trên đường đi từ Tân An về Sài Gòn, thọ 61 tuổi. Ngoài tên gọi thường gặp là Nguyễn Vỹ, ông còn có nhiều bút danh khác như: Tân Phong, Tân Trí, Lệ Chi, Cô Diệu Huyền. Với khoảng 40 năm hoạt động báo chí, văn học, ông để để lại một sự nghiệp đồ sộ, chỉ riêng về sách, ông đã xuất bản trên 20 đầu sách gồm nhiều thể loại: thơ, ký, truyện ngắn, tiểu thuyết, biên khảo, nghị luận.
TÁC PHẨM: |
Tập thơ đầu - Premières poésies (Thơ Việt và Pháp, Tác giả xuất bản, 1934)
Đứa con hoang (Tiểu thuyết, Nxb Minh Phương, 1936)
Grandeurs et Servitudes de Nguyễn Văn Nguyên (Tập truyện, Nxb Đông Tây, 1937)
Người yêu của hoàng thượng (Tiểu thuyết, Nxb Minh Phương, 1938)
Thi sĩ Kỳ Phong (Tiểu thuyết, 1938)
Kẻ thù là Nhật Bản (Luận đề chính trị, Edition Jeunesse, 1939)
Cái họa Nhật Bản (Luận đề chính trị, Edition Bảo Ngọc, 1939)
Chiếc bóng (Tiểu thuyết, Nxb Cộng Lực, 1941)
Những cô gái hư (Tiểu thuyết, Nxb Đời Mới, 1941)
Hận Hoàng Giang(Tiểu thuyết, Nxb Quốc Gia, 1942)
Mười hòn đá (Truyện ngắn, Nxb Quốc Gia, 1943)
Đứng trước thảm kịch Việt Pháp (Luận đề chính trị , Tác giả xuất bản, 1947)
Hào quang Đức Phật (Luận đề tôn giáo, Tác giả xuất bản, 1948)
Chiếc áo cưới mầu hồng (Tiểu thuyết, Nxb Dân Ta, 1957)
Giây bí rợ (Tiểu thuyết, Dân Ta xuất bản, 1957)
Hai thiêng liêng (Tiểu thuyết, Dân Ta xuất bản, 1957)
Hoang vu
Mồ hôi nước mắt (Tiểu thuyết, Sống Mới xuất bản, 1965)
Tuấn, chàng trai nước Việt 1 (Biên khảo, Tác giả xuất xuất bản, 1970)
Tuấn, chàng trai nước Việt 2 (Biên khảo, Triêu Dương xuất bản, 1970)
Văn thi sĩ tiền chiến (Khai Trí xuất bản, 1970)
Những đàn bà lừng danh trong lịch sử (Biên khảo, Nxb Sống Mới, 1970)
Buồn muốn khóc lên (Thơ, 1970)
Mình ơi (Thơ, 1970)
Thơ lên ruột (Thơ, 1970)
|
|