CLOSE
Add to Favotite List

    Ngô Tất Tố

  • Dao Cầu Thuyền Tán
  • Lều Chõng

    Lều Chõng
    Ngô Tất Tố
     

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 21 VIEWS 44032

    Ngày nay nghe đến hai từ "Lều Chõng", có lẽ nhiều người sẽ lấy làm lạ vì những từ ấy từ biệt chúng ta mà đi tới chỗ mất tí­ch đã gần ba chục năm nay. Nhưng mà trước hơn hai chục năm đi ngược trở lên, cho đến hơn một nghìn năm, "Lều" "Chõng" đã làm chủ vậ­n mệnh của giang sơn cũ kỹ mà người ta tán khoe là "bốn nghìn năm văn hiến". Những ông ngồi trong miếu đường làm rường cột cho nhà nước, những ông ở nơi tuyền thạch, làm khuôn mẫu cho đạo đức phong hóa, đều ở trong đám "lều chõng" mà ra. Lều chõng với nước Việt Nam chẳng khác một đôi tạo vậ­t đã chế tạo đủ các hạng người hữu dụng hay vô dụng. Chí­nh nó đã làm cho nước Việt Nam trở nên một nước có văn hóa. Rồi lại chúng nó đã đưa nước Việt Nam đến chỗ diệt vong. Với chúng, nước Việt Nam trong một thời kỳ rất dài kinh qua nhiều cảnh tượng kỳ quái, khiến cho người ta phải cười, phải khóc, phải rụng rời hồn ví­a.

  • Mặc Tử

    Mặc Tử
    Ngô Tất Tố
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 9 VIEWS 4252

    Mặc Tử­ họ Mặc tên Địch, người về cuối đời Xuân thu, xưa kia ai cũng biết vậ­y. Nhưng mà, đẻ từ hồi nào; mất nhàn hồi nào, điều đó các học giả Tàu nói đến đã nhiềi, song cũng mỗi người nói đi mỗi khác.
    Sách sử­ ký của Tư mã Thiên, sách Bảo phúc
    tử­
    của Quách Phác đều nói Mặc tử­ là người cùng đời Khổng tử­, sách Hán thư của Ban Cố và sách Biệt lục của Tư mã Trinh thì nói Mặc tử­ ở sau Khổng tử­ và ở sau cả 72 học trò cua Ngài.

  • Tạp Văn
  • Tắt Đèn

    Tắt Đèn
    Ngô Tất Tố
     

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 27 VIEWS 44452

    - Mẹ cha chúng nó! Hôm nay vẫn chưa đóng thuế, chúng nó định để tội vạ cho ai? íược! Cứ bướng đi, ông mà bắt hết trâu bò bán ráo!...
    Tiếng chử­i om-sòm như giục mấy chục cặp mắt ngơ-ngẩn của bọn cầy đều phải nghiêng về phí­a đình. Ông lý nách cắp cuốn sổ, một tay cầm cây gậ­y song, một tay xếch đôi ống quần móng lợn, vừa đi vừa ra phí­a điếm tuần vừa thét mắng những người chậ­m thuế.
    íã năm hôm nay, nghĩa là sau khi bài-bổ trình phủ đã giao về với một chữ "y", Lý-trưởng íông-xá ngày nào cũng vất-vả về thuế.
    íầu tiên hắn còn cho mõ đi rao. Rồi đến tộc-biểu, phần thu đi hỏi. Rồi đến đầy-tớ của hắn đưa đầy-tớ chánh-tổng đi thúc từng người. Trong năm ngày nay, ngày nào cũng vậ­y, mõ cá, trống thúc liên hồi, hiệu ốc, hiệu sừng thổi inh-ỏi. Suốt từ sáng sớm cho tới tối mịt, trong làng lúc nào cũng như đám đánh cướp. Bây giờ đã gần đến ngày đổ thuế, công việc càng gấp. Hôm qua hắn đã lên phủ, xin với ông phủ phái cho một người cai lệ và hai người lí­nh cơ về làng để trừng-trị những kẻ bướng-bỉnh.

  • Trong Rừng Nho
  • Văn Học Đời Lý
  • Việc Làng

    Việc Làng
    Ngô Tất Tố
     

    Tậ­p Truyện Phóng Sự Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 17 VIEWS 87105

    Tôi phải hết sức ngạc nhiên khi bắt đầu thấy anh Hai Thuyết. Người đâu mà lạ làm vậ­y! Cổ tay lớn bằng bắp chuối, ngón tay như hai chiếc dùi đục; những lúc anh vấn vành khố một - nhai, bao nhiêu bắp thịt chần chẫn trong lớp da đồng tụ đều lộ ra hết, thì trông chẳng khác gì cái tượng lực sĩ ở Đền Đô. Tuy rằng lúc đó ảnh đã gần năm chục tuổi, nhưng còn gánh nổi hàng tạ và vẫn đủ sức để cất cái búa bổ củi một cách nhẹ nhàng. Ông chủ nhà tôi rất mến ảnh, quanh năm, suốt tháng, không dám rời ảnh mấy khi, sợ rằng người khác mướn mất.
    Vì thế, từ ngày đến trọ ở làng Đ.S tôi không ngày nào mà không gặp ảnh. Giọng nói ngây ngô, mộc mạc của ảnh vẫn là những thuốc giải muộn cho tôi trong lúc vô liêu. Vậ­y mà sáu, bảy hôm nay, chẳng thấy bóng ảnh đâu hết. Một người như ảnh cố nhiên không ai dám đoán là có tậ­t bệnh.


  • Ngô Tất Tố
    Ngô Tất Tố (1894 - 1954)

    Ngô Tất Tố sinh năm 1893 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội. Từ nhỏ, Ngô Tất Tố theo học chữ Nho. Năm Nhâm Tý 1912, ông bắt đầu dự thi. Đến năm Ất Mão 1915 ông đỗ đầu kỳ sát hạch, nên được gọi là đầu xứ Tố, Năm 1926, Ngô Tất Tố ra Hà Nội làm báo rồi cùng với Tản Đà vào Sài Gòn. Sau gần ba năm ở Sài Gòn không thành công, Ngô Tất Tố trở ra Hà Nội vẫn với hai bàn tay trắng.
    Ông sinh sống bằng cách viết bài cho các báo: Phổ thông, Tương lai, Công dân, Đông Pháp, Thời vụ, Hà Nội tân văn... với nhiều bút danh khác nhau như: Thục Điểu, Lộc Hà, Lộc Đình, Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Nhơn, Thuyết Hải, Xuân Trào, Hy Cừ...
    Trong cuốn tiểu thuyết Lều chõng, ông mô tả cảnh thi cử dưới chế độ xã hội phong kiến xưa, nêu lên sự sụp đổ tinh thần của những nho sĩ suốt đời lấy khoa cử làm con đường tiến thân nhưng lại bị hoàn toàn thất vọng.
    Tắt đèn là tác phẩm thành công nhất của Ngô Tất Tố, trong đó ông nêu lên cảnh cơ khổ cùng cực của tầng lớp nông dân Việt Nam dưới sự bóc lột cay nghiệt của giới địa chủ.
    Ngô Tất Tố qua đời vào tháng 4 1954. Đánh giá công lao to lớn của ông, Hội đồng Nhà nước đã quyết định truy tặng Ngô Tất Tố Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 1).

    TÁC PHẨM:
    Tắt đèn (1939)
    Lều chõng (1941)
    Việc làng (1940)
    Phê bình nho giáo Trần Trọng kim ( 1940 )
    Đường thi (1940)
    Lão Tử (1942)
    Mặc Tử(1942)
    Trong rừng nho
    Văn học Việt Nam (1942)
    Hoàng Lê nhất thống chí
    Phiên chợ trung du
    Kinh dịch (1944)
    Dao cầu thuyền tán
    Tạp văn

TO TOP
SEARCH