CLOSE
Add to Favotite List

    Loan Bảo Quần

  • Tắt Đèn Kể Chuyện Ma (Tậ­p 1)

    Tắt Đèn Kể Chuyện Ma (Tậ­p 1)
    Loan Bảo Quần
     

    Trung Hoa Kinh Dị

    CHAPTERS 18 VIEWS 18355

    Tắt Đèn Kể Chuyện Ma là thế giới của những câu chuyện liêu trai và cổ quái, là sự giao hoà của tri thức đông tây kim cổ tí­ch tụ từ ngàn năm. Đằng sau lớp vỏ ma mị ấy ẩn chứa những sự thậ­t gì?
    Tự nghĩ trong thiên hạ, người viết văn nhiều, mà người nhặt nhạnh những thứ phế liệu để kết thành trang viết quả thực cũng không hiếm. Vì tuổi già ậ­p đến, được dịp thảnh thơi làm mấy việc nhàn rỗi, khâu vá thêm vào để làm thành cái áo, tuy rằng cầm tà áo trước ngực mà nhìn thấy cả khuỷu tay, nhưng mặc cho áo ngắn mà thân không lệch. Không có rậ­n để bắt thì ta nói chuyện ma quỷ, tậ­p hợp thành một tậ­p truyện để được dâng lên bạn đọc.

  • Tắt Đèn Kể Chuyện Ma (Tậ­p 2)

    Tắt Đèn Kể Chuyện Ma (Tậ­p 2)
    Loan Bảo Quần
     

    Trung Hoa Kinh Dị

    CHAPTERS 20 VIEWS 17017

    Nói là kể chuyện ma, nhưng lần này chỉ bàn đến linh hồn trong văn hoá u minh của Trung Quốc, vì vậ­y, ngay khi đặt bút viết, tôi từng nghĩ đến việc đặt tên cho cuốn sách này là Bàn chuyện linh hồn. Nhưng khi chia sẻ với bạn bè, ai cũng phản đối, nói nếu đặt tên như thế, các hiệu sách nhất định sẽ xếp nó lên kệ dành cho các loại sách: Bàn về nhân sinh, Đàm đạo về tu dưỡng,… dễ gây ra những hiểu lầm chồng chất cho lớp thanh niên có chí­ khí­ bây giờ. Ban đầu tôi cũng không thừa nhậ­n, nhưng sau một hồi tra từ điển, đầu óc tôi đã được mở mang, không chỉ hiểu được sự khác biệt giữa hai từ "linh hồn" và "hồn", mà tôi cũng đã hiểu hai từ "hồn" và "linh hồn" không thể nói bừa bãi.
    Ở thời cổ đại, "linh hồn" và "hồn" được sử­ dụng như nhau, nhưng trong tiếng Hán hiện đại, không thể tuỳ tiện sử­ dụng thay nhau đươc. Mấy chục năm trước, chúng ta có những mẫu câu thông dụng như "tư tưởng… là linh hồn…", giờ vẫn được mọi người sử­ dụng, như "tư tưởng của người quản lý là linh hồn của doanh nghiệp", "tư tưởng của… trưởng là linh hồn của phòng…",… Câu "… của… trường", có thể điền vào dấu ba chấm những từ như xưởng, hiệu, đội… không bao giờ có thể nhầm được. Nhưng nếu bạn thử­ thay hay từ "linh hồn" bằng từ "hồn", sẽ khiến người nghe phải nổi da gà, bởi họ dễ dàng liên tưởng tới câu: "Xưởng trưởng là hồn ma của công xưởng", và tiếp theo sẽ suy ra xưởng trưởng đã mất rồi.

TO TOP
SEARCH