-
Anna Kha Lệ Ninh - Tập I
Truyện Dịch Truyện Hay Tiền Chiến
Leo Tolstoy - Vũ Ngọc Phan dịch
ĐỜI NAY xuất bản 1943CHAPTERS 35 VIEWS 679
ANNA KARENINE (An-Na Kha-Lệ-Ninh) của Léon Tolstoi là một bộ tiểu thuyết kiệt tác trong văn chương thế-giới. Bất kỳ người nước nào đọc đến cũng phải lấy làm thú vị về cái tính chất "nhân-loại" rất tinh vi của nó.
Ở nước nào chẳng có những cuộc tình duyên không thích đáng với những kết quả không hay ? Ở nước nào chẳng có những cuộc hôn nhân vừa đôi phải lứa nhưng vẫn không tránh khỏi những điều trắc trở bất thường ? Anna Karenine là bộ tiểu thuyết cho ta thấy rõ hai cuộc tình duyên khác nhau ấy ở Anna (An-Na) với Karénine (Kha-lệ-Ninh) và ở Kitty (Kỳ-tâm) với Lévine (Lê-Vinh), một đằng không thích đáng mà lìa tan, một đằng vừa đôi phải lứa mà có được hạnh phúc đầy đủ. -
Anna Kha Lệ Ninh - Tập II
Truyện Dịch Truyện Hay Tiền Chiến
Leo Tolstoy - Vũ Ngọc Phan dịch
ĐỜI NAY xuất bản 1943CHAPTERS 32 VIEWS 428
Cái xã hội thượng lưu ở Bỉ - đắc - bảo là một xã hội nhỏ ; người nào cũng quen biết nhau ít nhiều và giao du với nhau, nhưng nó là một xã hội chia ra nhiều hạng.
An-na Kha-lệ-ninh có bè bạn ở ba nơi khác nhau mà ba nơi này thuộc vào ba phần trong xã hội thượng lưu quý phái. Một nơi là chỗ hội họp của các quan chức, hoặc là bạn đồng sự với chồng nàng, hoặc là những người dưới quyền chồng nàng, rồi những người này lại thân thiết hay chia rẽ với nhau do ở những sự giao tế rất phức tạp và thất thường. -
Bản Sonata Kreutzer
Truyện Dịch
Leo Tolstoy
CHAPTERS 28 VIEWS 17380
"Bản Sonata Kreutzer" được viết đầu năm 1887, hoàn thành năm 1889. Nó bị kiểm duyệt cấm xuất bản năm 1890, song lệnh cấm sau đó được đích thân Nga hoàng Alexandr III hủy bỏ. Trước khi được chính thức xuất bản ở Nga năm 1891, nó đã được lưu hành hàng ngàn bản dưới dạng in thạch bản và được dịch ra một số tiếng nước ngoài. Tác phẩm gây xôn xao dư luận vì đã đưa ra những vấn đề mà trước đó chưa bao giờ được nói đến một cách công khai. Một người bạn của Tolstoy - Nikolai Strakhov, triết gia đồng thời cũng là nhà phê bình văn học - đã viết cho nhà văn về tác phẩm này: "Anh chưa bao giờ viết cái gì ghê gớm và ảm đạm hơn tác phẩm nàyTolstoy, nhưng đã khen ngợi nghệ thuật của tác phẩm và cho rằng nó đã "khơi dậy suy nghĩ " nơi người đọc. Ivan Bunin sau khi đọc tác phẩm cũng đã viết thư cho Tolstoy ca ngợi và xin phép được đến gặp văn hào.
-
Đời Tôi
Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75
Leo Tolstoy
GIÓ BỐN PHƯƠNG xuất bản 1072CHAPTERS 59 VIEWS 5852
Câu chuyện do một người đàn bà nhà quê kể lại cho bà chị vợ bá tước Léo Tolstoi nghe. Nàng tên là Anissia ở Kotchki, sát gần Iasnaïa Poliana. Họa phúc nàng đều trải qua. Nàng đã theo chồng bị đày ải sang Tấy bá lợi á, và trở thành góa phụ, cuối cùng nàng gởi những ngày tàn cho người phụ thủ ở giáo đường, lấy nơi nương tư. Như phần đông những dân quê Nga, nàng kể thật hay, vì vậy
bà chị vợ bá tước Tolstoy đã vui lòng nghe, sưu tập lại câu chuyện của nàng. Trong một bức thư, người con gái bá tước Tolstoy đã viết cho Charles Salomon : "Dì tôi viết chuyện này theo lời người thiếu phụ đọc. Tôi cũng ngồi nghe. Nàng nói một ngôn ngữ miền quê thật hay: ngôn ngữ của miền Toula có thể nói là ngôn ngữ miền quê ở trung tâm nước Nga. Cha tôi rất mến phục Anissia. Đôi khi ông cũng ngồi nghe nàng kể". -
Hoa Lạ
Truyện Dịch Tập Truyện Truyện Hay Tiền Chiến
Pearl S. Buck - Leo Tolstoy
ĐỜI NAY xuất bản 1944CHAPTERS 8 VIEWS 389
Tập « Hoa Lạ » tiếp theo tập « Hương Xa » vẫn chỉ có một mục đích là trình bày với độc giả ít tác phẩm của danh sĩ bốn phương. Sau các văn sĩ, đến lượt nữ văn sĩ.
Trong làng văn thế giới, phụ nữ các nước đã chiếm một địa vị quan trọng. Cho ra đời tập truyện ngắn này, chúng tôi không có viễn vọng định rỏ cái địa vị ấy, hay thu thập hết tinh hoa của văn chương nữ giới. Một khi gập sách lại, nếu độc giả cảm thấy ham muốn biết rỏ thêm về những tác giả đã đăng dịch, chúng tôi cũng tự cho là làm bổn phận đầy đủ được vài phần.
Còn trong sự lựa chọn, chúng tôi cũng cố tìm dịch những tác phẩm có tính cách gần « người ». -
Hương Xa
Truyện Dịch Tập Truyện Truyện Hay Tiền Chiến
Stefan Zweig - Rabindranath Tagore
ĐỜI NAY xuất bản 1943CHAPTERS 13 VIEWS 452
Chủ ý bộ biên tập sách này là trình bày những vẻ mới lạ và những hình sắc khác nhau trong văn chương các nước. Những truyện ngắn thu hẹp lại đây tuy không thể đủ thay được một bộ toàn thư khảo về loại văn này của khắp hoàn cầu, nhưng có thể tả những thí dụ linh hoạt để bạn đọc trông thấy ít nhiều giọng điệu của một vài xứ sở phương ngoài. Một mẫu vải chưa là một bộ áo, nhưng vẫn có giá trị đối với trí tưởng tượng sáng suốt và rồi rào của bạn đọc.
Sự phong phú của văn chương nước ngoài đã khiến việc lựa chọn mất nhiều giờ dọ dự. Cách diễn dịch ra quốc văn cần phải cẩn trọng và thích hợp để bạn đọc không bị làm lạc trong sự xét đoán và không mất hứng thú riêng có thể gặp thấy ở nguyên tác. -
Khúc Nhạc Mê Ly
Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75
Leo Tolstoy - Trần Văn Điền dịch
ĐẤT SỐNG xuất bản 1973CHAPTERS 28 VIEWS 9984
Hôm ấy là ngày đầu xuân, cuộc hành trình của chúng tôi buốc sang ngày thứ hai. Những hành khách đi những nơi gần, lên lên xuống xuống, chỉ có ba người và tôi là đi suốt chuyến xe lửa. Một người đàn bà không còn trẻ, miệng ngậm điếu thuốc, nét mặt băn khoăn, mặc chiếc áo choàng kiểu đàn ông, đầu đội nón. Một ông tuổi trạc tứ tuần, bạn của bà này, nói năng luôn miệng, mặc bộ đồ mới trông thật chỉnh tề. Người thứ ba là một người đàn ông hơi lùn, sống vẻ biệt lập. Ông ta chưa già, nhưng mái tóc quăn đã sớm bạc màu. Cử chỉ đường đột. Đôi mắt sáng có những tia nhìn thật nhanh. Ông ta mặc một chiếc áo choàng cũ, cổ lông cừu may rất khéo, và đội một chiếc nón cao cũng bằng lông. Khi cởi cúc áo choàng, người ta mới thấy ông mặc chiếc "vét" kiểu Nga không tay và áo Sơ mi thêu. Một đặc điểm nữa là ông ta hay hắng giọng, phát ra tiếng kêu cụt ngủn như tiếng cười bị tắt ngấm trong cổ họng.
-
Kiến và Chim Bồ Câu
Truyện Dịch Tập Truyện
Leo Tolstoy
VIEWS 2142
Nhà văn nổi tiếng Lep Tônxtoi đã từng rất quen thuộc với độc giả Việt Nam qua các thiên tiểu thuyết đồ sồ như Chiến tranh và Hòa bình, Anna Karenina, Phục Sinh... Lần này độc giả nhỏ tuổi sẽ biết đến ông qua một tác phẩm viết cho thiếu nhi - đó là truyện ngụ ngôn "Kiến và chim bồ câu".
Dù nội dung viết ngắn gọn dễ hiểu để dành cho thiếu nhi nhưng những câu chuyện trong tuyển tập này lại có ý nghĩa vô cùng thâm thúy. Về cách ứng xử, về tình bạn, về tình cảm gia đình muôn mặt cuộc sống. Bộ sách được biên dịch bởi dịch giả Xuân Oanh cùng tranh minh họa dưới nét vẽ của họa sĩ Phạm Ngọc Tuấn. -
Leo Tolstoy - Truyện Chọn Lọc
Truyện Dịch Tập Truyện
Leo Tolstoy
CHAPTERS 7 VIEWS 11467
Tập sách "Leo Tolstoy - Truyện chọn lọc" bao gồm các kiệt tác truyện vừa và truyện ngắn được ông sáng tác trong các thời kỳ khác khau - Các truyện ký nghệ thuật "Truyện ngắn Xêvaxtôpôn" (1855-185G); Các truyện vừa: "Buổi sáng của một trang chủ" (1856), "Cái chết của Ivan Ilích" (1886); "Đức cha Xerghi" (1898), "Khátgi-Murát" (1904); Các truyệnngắn: "Luyx- ernơ" (1857) và "Sau đêm vũ hội" (1903).
-
Phục Sinh
Truyện Dịch
Leo Tolstoy
CHAPTERS 129 VIEWS 65241
Dù cho mấy chục vạn con người chen chúc nhau trong một vùng chật hẹp, có tàn huỷ đến mấy mảnh đất họ đang giầy xéo dưới chân; dù cho họ có lấy đá lát kín đi để không một mầm non nào hòng trồi lên được; dù cho họ vặt kỳ hết từng ngọn cỏ mới nhú; dù cho họ phạt trụi cây cối đuổi hết chim muông, mặc, mùa xuân vẫn cứ là mùa xuân, ngay cả trong thành phố. Trời nắng ấm, cỏ sống lại mọc xanh rờn ở khắp những nơi không bị giẫy, chẳng riêng gì ở các thảm ven đại lộ, mà cả trong kẽ những tấm đá lát mặt đường. Những cây phong, cây dương, cây anh đào vươn ra những chùm lá thơm tho, bóng nhẫy, những cây bồ đề, búp nõn cương lên chỉ những muốn trổ mầm.
-
Sơn Lâm Êm Đềm
Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75
Leo Tolstoy
CHAPTERS 42 VIEWS 6077
Les Cosaques có nghĩa là những kỵ mã Nga tuyển mộ ở những miền núi non xứ Caucasc; gồm những nhóm người gốc Mông cổ, gốc Tháy đát hay Tư lạp Phu nhưng chữ Cosaques ở trong truyện này còn chỉ chung cho tất cả vợ con, gia đình những người kỵ mã ấy, nói chung là nhừng dân cư ở trong tình trạng bán khai sống tại miền núi non xứ Caucase tiếp giáp với giang sơn của bọn người Abrek,người Tchetchène..đó là những dân thiện chiến đã cầm súng nổi lên chống lại người Nga để dành độc lập ; vậy chữ Cosaques nếu dích là kỵ binh Cosaques thi không lột hết được ý nghĩa vì tác giả còn dùng để chỉ tất cả dân của miền sơn cước này, mà nếu dịch là người Cosaques lại mất cái ý nghĩa của kỵ binh Casaques cho nên chúng tôi dịch thoát đi, dặt lên là "SƠN LÂM ÊM ĐỀM" để cổ động tư tưởng củs LéonTolstoy về sự hòa hợp với thiên nhiên trong cảnh núi non cô tịch ấy...
-
Thời Thơ Ấu
Truyện Dịch
Leo Tolstoy
CHAPTERS 28 VIEWS 6618
"Thời thơ ấu" được viết như một hồi ức, nhưng chỉ dưới dạng hồi ức mà thôi, chứ không thật sự là hồi ức của Leo Tolstoy.
Điều đập vào mắt nhất là các đoạn ông miêu tả những chuyện xảy ra giữa hai mẹ con Nhicôlenca không thể nào được coi là hồi ức của tác giả, với lý do đơn giản là chỉ hai năm sau ngày si'=nh của ông, mẹ ông là bà Maria Nhicôlaepna đã qua đời khi sinh ra em gái ông. Đến năm 1837, gia đình Tolstoy chuyển đến ở Matxcơva và cũng năm ấy bố ông là Nhicôlai Ilit qua đời (năm ông lên chín). Vì thê Leo Tolstoy có những hồi ức không giống nhau về bố và mẹ, và tuy hình như ông yêu cả bố lẫn mẹ như nhau, nhưng khi đem cân hai tình yêu ấy, bao giờ ông cũng đạt giữa một vừng hào quang bà mẹ mà ông hầu như không được biết rõ... -
Tình Nghĩa Vợ Chồng
Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75
Leo Tolstoy
ĐỜI NAY xuất bản 1961CHAPTERS 9 VIEWS 9704
Chúng tôi dạo ấy đương để tang mẹ chúng tôi mất hồi mùa thu, và mùa đông năm ấy trơ trọi có mấy người với nhau ở nhà quê, dì Cát, em Xuyến và tôi.
Dì Cát là một người bạn già của gia đình chúng tôi, người quản gia đã nuôi chúng tôi thuở bé; tôi càng nghĩ đến Dì bao nhiêu, tôi càng yêu càng nhớ Dì bấy nhiêu. Xuyến là em gái tôi. Chúng tôi ở một cái nhà cổ của chúng tôi ở Bắc 1. Mùa đông năm ấy buồn quá. Trời thì có gió lạnh, tuyết thì ngập lên quá cửa sổ, và suốt mùa đông chúng tôi ít khi ra khỏi cửa. Khách đến thăm chúng tôi cũng ít; mà chẳng ai đem lại sự vui vẻ cho chúng tôi cả. Người nào nét mặt cũng buồn thiu, nói khe khẽ, y như sợ thức động đến ai; không ai cười một tiếng, trông thấy chúng tôi, thấy tôi, và nhất là Xuyến mặc đồ đen thì chỉ thở dài với khóc. Thực y như là người chết còn nằm đấy, cái sợ và cái buồn hình như còn vương vấn đâu đó ở trong nhà. Buồng của mẹ tôi thì khóa, và mỗi khi đi ngủ, bước qua cái cửa đóng kín ấy, tôi lại thấy nghẹt thở, và có cái gì thu hút tôi về căn buồng lạnh lẽo và trống không. -
Tình Trong Chiến Hào
Truyện Dịch
Leo Tolstoy - Hoàng Hải Thủy dịch
ĐẤT MỚI xuất bản 1973CHAPTERS 3 VIEWS 10001
Trận chiến tranh Crimea diễn ra trong hai năm, từ 1854 đến 1856, nơi được nhà văn Tolstoy đến tận nơi, sống, nhìn cảm... và viết thành tác phẩm Sebastopol, là một trận chiến gây ra bởi chính sách hiếu chiến của Nga hoàng Nicholas I. Vị quân chủ Nga La Tư này là vị vua độc tài nhất trong tất cả những vị vua độc tài của lịch sử quân chủ Nga. Nga hoàng Nicholas I luôn luôn tìm cách bành trướng thế lực và biên giới nước Nga về phía biển Balkans và Bosporus. Để chống lại sự bành trướng này của Đế quốc Nga, hai nước Anh Pháp phải đồng minh với nhau và dùng quân lực ngăn cản. Về phía Anh và Pháp, mặc dầu họ mở chiến tranh với Nga để bảo vệ những quyền lợi riêng của đất nước họ, nhưng họ vẫn gọi cuộc chiến tranh này với danh hiện cao đẹp là “cuộc chiến tranh của văn minh chống lại man dã”. Như vậy một bên là quân Nga, một bên là Liên quân Anh-Pháp, bắn giết nhau ở biển Crimea. Rồi quân Nga bị vây trong thành phố hải cảng Sebastopol. Cả hai phe đều vi phạm những lỗi lầm quan trọng về chiến thuật, chiến lược. Con số tổn thất của hai phe đều lên cao. Ngưới ta ước lượng rằng sau hai năm chiến đấu trong Sebastopol bị bao vây và tấn công, quân đội Nga thiệt hại khoảng hơn 100.000 binh sĩ thương vong trong khi Liên quân Anh-Pháp mất tới 500.000 binh sĩ. Hậu quả quan trọng nhứt của trận chiến tranh Crimea, là quân đội Nga bị tiêu tan huyền thoại bách chiến bách thắng, đánh đâu được đấy, đồng thời trận chiến này cũng trình bày với thế giới tình trạng lạc hậu của nền kinh tế và hành chảnh của Đế quốc Nga. Trận chiến này gây thiệt hại lớn cho chế độ quân chủ Nga La Tư. Nó làm cho những người Nga bảo thủ nhất, bảo hoàng nhất, cũng phải nghĩ rằng xã hội Nga nằm dưới chế độ quân chủ độc tài tuyệt đối của Nga Hoàng Nicholas I là một xã hội bị bóp nghẹt, chết cứng, không có tương lai và việc cần thiết phải làm ngay là việc cải tạo xã hội ấy. Phong trào đòi cải tạo xã hội nổi lên mạnh ở trong lãnh thổ Nga sau trận Sebastopol. Nga hoàng Nicholas I tuy độc tài và tàn bạo nhưng cũng phải chiều theo phong trào này. Cải cách lớn nhất của xã hội Nga sau trận Sebastopol là quyết định giải phóng nông nô Nga vào năm 1861.
-
Vương Quốc Của Những Người Khùng
Truyện Dịch Tập Truyện
Leo Tolstoy - Yên Chi dịch
CHAPTERS 2 VIEWS 2793
Ngày xưa, tại một nước kia, có một người dân quê giàu có. Ông ta có ba người con trai và một người con gái. Người con gái tên là Mai Liên, bị câm. Người con trai lớn tên là Xa Mạnh, đi lính. Người con trai kế tên là Ta La, có cái bụng bự, thường được người ta gọi là anh chàng Ta La Bụng Bự. Người con trai út tên là Y Văn, tính tình hơi gàn dở, người ta hay gọi là Y Văn khùng.
Xa Mạnh đi lính cho Vua. Ta La bụng bự đi học buôn bán với một thương gia ngoài tỉnh. Còn anh chàng Y Văn khùng thì ở nhà với cô em gái và làm lụng rất khó nhọc.