-
Kẻ Lang Thang
Truyện Dịch Tập Truyện GT Nobel Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Rabindranath Tagore - Lê Thanh Hoàng Dân dịch
TRẺ xuất bản 1973CHAPTERS 6 VIEWS 3656
Monti Babu, tiểu vương xứ Katalia, trờ về lãnh thổ ông bằng thuyền. Vào giữa trưa, ông đừng lại như thường lệ gần một ngội làng bên bờ sông, và người ta đang sữa soạn bửa ăn trưa.
Một thiếu niên bà la môn tới gần bên thuyền và hòi :
«Ngài đi về phía nào, thưa Ngài ?» Nó khoảng chừng mười lăm mười sáu tuổi. Moti Babu đáp : «Chúng tôi đi Katalia. - Ngài có thể cho tôi quá giang tới Nandigram trên đường đi của Ngài không ?» người thiếu niên hỏi. Moti Babu nhận Ịời và hỏi nó tên gì. «Tôi tên Tara», đứa nhỏ đảp. Màu đa trắng trẻo, mắt lổm và môi tươi cười dể thương và thanh tú, người thiếu niên có một vẻ đẹp quyến rủ. Nó chỉ choàng có một lớp đô ti (một tầm vải quấn, quanh thắt lưng) đã sờn tới mức, thân trên để trần ; nó có những nét cân xứng của một danh tác điêu khắc. Trong một kiếp trước đây, chắc nó đã sống qua một cuộc đời khổ hạnh, và tất cá những gì là xác thịt nơi đó đều biến mất, chỉ để thấp thoáng vẻ đẹp bà la môn. -
Thân Phận Con Người
Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75
André Malraux - Lê Thanh Hoàng Dân dịch
TRẺ xuất bản 1973CHAPTERS 7 VIEWS 3924
"Thân Phận Con Người " được giải thưởng Goncourt cuối năm 1933, và sau này được công nhận là một trong những tác phẩm lớn nhất của nền văn học thế giới thế kỷ 20. Nhà văn 32 tuổi bỗng nhiên nổi danh, với một hào quang là kẻ trở về từ châu Á sôi sục, xa xôi và bí hiểm. Đối với xã hội Pháp vào những thập niên 1920-30, châu Á còn là một một lục địa xa vời, huyền bí, chìm trong màn sương mù của huyền thoại, tượng trưng cho phiêu lưu mạo hiểm... Những người có óc phiêu lưu đều bị thu hút, mê hoặc bởi vùng đất còn bí hiểm này. Nhiều huyền thoại được thêu dệt quanh tác giả quyển "Thân phận con người" (người đã tham gia vào hoạt động cách mạng tại Trung quốc, là ủy viên chính trị cạnh Borodine trong cuộc cách mạng Trung quốc...). Tác giả im lặng không đính chính, và huyền thoại kéo dài trong mấy thập niên, cho đến khi một học giả Hoa Kỳ, Walter Langlois, nghiên cứu tường tận về thời gian Malraux ở Đông Dương và quyển tiểu sử André Malraux do Jean Lacouture viết, xuất bản năm 1973, cho biết sự thật về thời gian nhà văn ở châu Á trong các năm 1924-1925. Cho đến năm Malraux viết quyển "Thân phận con người", ông chỉ biết có Việt Nam, và thời gian ông đặt chân lên đất Trung quốc là chỉ vỏn vẹn mấy ngày vào mùa thu 1925 khi ông đến Hương Cảng mua bộ chữ in để có thể tiếp tục in tờ báo đối lập Indochine. Kinh nghiệm kể lại trong "Thân phận con người" về những người dân đen sống trong cảnh bần cùng, bị áp bức và chà đạp, là những kinh nghiệm sống tại Việt Nam, khi André Malraux chứng kiến những bất công và cách đối xử đàn áp mà chính quyền thực dân dành cho người dân bị trị.