CLOSE
Add to Favotite List

    Kim Định

  • Cửa Khổng

    Cửa Khổng
    Kim Định
    NHÂN ÁI xuất bản 1965

    Phi Hư Cấu Triết Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 8465

    Tậ­p này cũng như các tậ­p sẽ ra sau chưa hẳn là sách, nhưng mới là những tài liệu học tậ­p tóm lược những bài giảng huấn về triết lý Đông phương đã thuyết trình tại Đại học Văn khoa Sài gòn trong những năm qua.
    Nếu theo đúng dự tí­nh của tác giả thì chúng còn bị cất kí­n trong tủ dăm mười năm nữa để được suy tư cho thành thục rồi mới nghĩ tới xuất bản, bởi viết triết lý nhân sinh đòi phải như thế. Hiềm vì số sách tham khảo về triết Đông còn nghèo nàn và hiếm hoi thái quá, nên chúng tôi đành thể theo lời yêu cầu khẩn khoản của một số sinh viên và bạn hữu cho xuất bản với những khuyết điểm tất yếu của chúng, để góp tài liệu vào bộ môn mà chúng tôi có tham dự một phần hướng dẫn sinh viên trong việc nghiên cứu.

  • Nhân Bản

    Nhân Bản
    Kim Định
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN KHOA xuất bản 1965

    Phi Hư Cấu Triết Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 4133

    Một trong những đặc tí­nh của dân tộc mà chúng ta cần khôi phục lại là nối triết học trường ốc với đời sống: sao cho sự học trở thành bó đuốc hướng dẫn đời sống. Đó là một nguyện vọng nói ra thì dễ nhưng thực hiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chẳng hạn nếu muốn giữ khí­a cạnh trường ốc thì những nhà chuyên môn có thể bất mãn khi í­t thấy những tên tuổi đã trở thành cổ điển: Socrate, Platon, Aristote, Descartes, Kant... Đôi khi có trưng dẫn thì hầu hết lại là để chỉnh lý. Ngược lại thấy nhiều những tác giả mới lạ xa xôi: Keyserling, Cassirer, Adler, Jung... hoặc những khoa như nhân chủng, thần thoại...
    Quyển Nhân Bản này ra đời là nhằm khơi lại lòng mến mộ cái đạo làm người. Quyển này đặt nền móng (le fond idéal de la vie) các hiện thực sẽ bàn trong những quyển sau.

  • Tâm Tư hay là Khoa Siêu Lý Của Viễn Đông

    Tâm Tư hay là Khoa Siêu Lý Của Viễn Đông
    Kim Định
    KHAI TRÍ xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Triết Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 7307

    Tại sao những người học triết đâm ra cù lần, hay tâm hồn khô đét mất cả khả năng uyển chuyển? Thưa là tại đã suy luậ­n theo logic với những luậ­t tắc cảu sự vậ­t bất động. Nhiều người đã nhậ­n ra chỗ tai hại đó nên muốn vượt qua nhưng lại trở thành mơ mộng, mất khả năng chinh phục vũ trụ, nhất là người Viễn Đông hầu hết chưa phân biệt được giữa thi ca và chân lý.
    Vậ­y cần tìm ra một lối suy tư thứ ba có khả năng nối thơ với khoa học, để suy tư như thi sĩ nhưng lại rung cảm một cách khoa học. Đó là mục tiêu của Tâm tư mà tác giả gọi là thân-tâm-trụ. Thân là ý niệm rõ rệt, nhưng lại được bọc trong bầu khí­ Tâm linh. Cho nên Tâm tư trở thành đôi cánh cho con người bay vào cõi vô cùng.

  • Tinh Hoa Ngũ Điển

    Tinh Hoa Ngũ Điển
    Kim Định
    NGUỒN SÁNG xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu Triết Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 18 VIEWS 4735

    Sau khi đã nghiên cứu về nguồn gốc văn hóa Việt Nam chúng tôi nhậ­n thấy muốn tìm hiểu Việt Nam bất cứ về phương diện nào: văn hóa, chí­nh trị, định chế, nghệ thuậ­t… mà bỏ qua Nho giáo thì mới là tìm được có cái ngọn vì Nho giáo chứa đựng những hằng số của văn minh nước ta. Sở dĩ nhiều người không nhậ­n ra điều đó vì về sau chúng được thâu hóa vào trong Nho giáo rồi người ta tưởng rằng đó là của riêng Tàu. Kỳ thực là của chung cả hai nước, vì ở khởi thuỷ cả Tàu lẫn Việt đều có những yếu tố giống nhau: như tục lễ hội mùa xuân hay cúng giỗ ông bà, ruộng công… Nhưng về sau Tàu trải qua nhiều đợt lột xác: một vào đời Chu, một đời Tần, rồi Hán nên thâu nạp những yếu tố du mục vào khiến cho Nho giáo sơ khởi mang thêm một bộ mặt mới mà tôi gọi là Hán Nho. Vì Việt còn trung thành với những yếu tố ban sơ hơn bên Tàu, nên còn duy trì được Nho giáo cách tinh tuý hơn, nhưng vì không đủ thế lực nắm giữ guồng máy văn học nên chỉ còn giữ được trong vô thức. Vì vô thức nên các cụ xưa chưa phân biệt ra hai thứ Nho, mà chỉ ký tụng toàn khối. Thế hệ vừa rồi lại chỉ nhìn thấy có bộ diện du mục nên ruồng rẫy Nho cũng luôn toàn bộ. Đấy là một việc làm có hại rất sâu xa đối với nền văn hóa nước nhà: vì thiếu Nho nên không dễ gì nhìn ra những nét đặc trưng của dân tộc, càng không thể thiết lậ­p nổi một chủ đạo là điều hệ trọng cho vậ­n nước. Vì thế muốn đóng góp vào việc kiến thiết văn hóa nước nhà thì phải chú ý tới Nho.

  • Việt Lý Tố Nguyên

    Việt Lý Tố Nguyên
    Kim Định
    AN TIÊM xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 22 VIEWS 30

    Việt Lý Tố Nguyên đánh dấu một giai đoạn sáng tạo vô cùng rực rỡ của Kim Định. Tác phẩm này là tiếng sấm báo động cho một cơn mưa lạ, vì thế nó đã thu hút được sự chú ý của nhiều trí thức và sinh viên thời bấy giờ. Bằng ánh sáng của cổ sử, của khảo cổ học và trực giác siêu việt của một bậc hiền triết, ông đưa ra những kiến giải rất thuyết phục về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh việc tìm về nguồn gốc của dân tộc, ông công bố rằng, dân tộc Việt Nam đã có một nền minh triết sâu sắc và một nền văn hóa rực rỡ, khác hẳn với triết lí và văn hóa của Trung Hoa. Ngoài ra, Việt Lý Tố Nguyên còn là cuốn sách thuộc loại “triết lí lịch sử” xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam.
    Đây là công trình của một cuộc khảo cổ, khác thường không dừng lại ở khảo cổ, ở bác học nhưng phóng tầm mắt ra bên ngoài, bên trên, bên dưới khảo cổ, lịch sử, bác học để cốt tìm ra những nét căn bản chạy ngầm xuyên qua lịch sử nước nhà, những tính chất có ngay tự đầu và sẽ còn lại mãi mãi với dân tộc, nên gọi là Tố theo nghĩa "bản lai cố hữu.

TO TOP
SEARCH