CLOSE
Add to Favotite List

    Huy Cậ­n

  • Buồn Đêm Mưa
  • Lửa Thiêng

    Lửa Thiêng
    Huy Cậ­n
     

    Thơ

    VIEWS 2639

    Đời xưa có một người thisĩ lành như suối nước ngọt, hiền như cái lá xanh; gần chàng, người ta cảm nghe một nỗi hòa vui, như đứng giữa thiên nhiên, tâm hồn thơ thới. Thi sĩ thưở xưa làm những bài thơ bao la như lòng tạo vậ­t. Xưa kia, chàng thương mến cỏ hoa, yêu dấu ân tình. Xưa kia... nhưng không ! chàng sống bây giờ đây, ở "nử­a thế kỷ hai mươi", đang đi giữa đường phố kia, mặt ngước lên, mái tóc sau đầu vòng vòng như túp lông, con cò, con hạc. Ấy là Huy Cậ­n đó; - nhưng một thi sĩ "thiên nhiên" như chàng thì ở thời nào chẳng được, ở thời nay cũng như ở thời xưa; chàng như không ở trong thời gian mà chỉ ở trong không gian; người ta muốn tưởng linh hồn Huy Cậ­n là đám mây kia, là nỗi hắt hiu trong cõi trời, là hơi gió nhớ thương.


  • Huy CậnTên thật Cù Huy Cận, sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919, quê làng Ân Phú huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; cha là một nhà nho.

    Ðậu tú tài Tây ở Huế, sau đó theo học ở trường Cao Ðẳng Canh Nông, ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Năm 1943 ông đậu kỹ sư canh nông.

    Từ năm 1945 đến nay là Thứ trưởng rồi hàm Bộ trưởng, phụ trách các công tác văn hóa và văn nghệ.

    Làm thơ từ 1934, đăng thơ từ năm 1936. Tác phẩm tiêu biểu gồm có các tập thơ Lửa Thiêng (1940), Kinh Cầu Tự (1942), Vũ Trụ Ca (chưa in, 1942-43), Trời Mỗi Ngày Lại Sáng (1958), Ðất Nở Hoa (1960), Bài Thơ Cuộc Ðời (1963), Những Năm Sáu Mươi (1968), Cô Gái Mèo (1972), Chiến Trường Gần Chiến Trường Xa (1973), Ngày Hằng Sống Ngày Hằng Thơ (1975), Ngôi Nhà Giữa Nắng (1978).

    Là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ Mới, thơ ông có một bản sắc và giọng điệu riêng, có chiều sâu xã hội cũng như triết lý. Thơ Huy Cận mang một nỗi buồn sâu lắng, miên man, ảo não và thảm đạm; nỗi buồn của "đêm mưa", của "người lữ thứ", nỗi buồn của "quán chật đèo cao", của "trời rộng sông dài".

TO TOP
SEARCH