-
Bùn Lầy Nước Đọng
Phi Hư Cấu Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn
Hoàng Đạo
CHAPTERS 3 VIEWS 7644
Tư ngày Justin Godart từ biệt đất nước vô duyên này, ai ai cũng sẵn lòng nói đến nỗi khổ của dân quê, ai ai cũng muốn cúi mình xuống nơi bùn lầy nước đọng là nơi ăn ở của hầu hết dân Việt-Nam.
Đó là môt triệu chứng đáng mừng. Nỗi đói khổ của dân quê sau lũy tre xanh đã đến cực điểm. Dân quê trở nên dốt nát cũng đã đến cực điểm. Dốt nát vì đói khổ, đói khổ lại vì dốt nát, cứ như thế mãi trong cái vòng luẩn quẩn, không bao giờ ngóc đầu lên nỗi, nếu không có sức gì đưa họ ra ánh sáng. -
Cô Bé Đuôi Cá
Truyện Dịch Tuổi Trẻ / Học Trò Truyện Hay Tiền Chiến
Hans Christian Andersen - Hoàng Đạo dịch
VIEWS 498
Xa xa ngoài biên cả, nước xanh như màu hoa biếc, và trong tựa pha lê. Và biển ở đấy sâu lắm — dễ chưa có cái neo nào buông tới đây ; từ đáy biển phải chồng chất rất nhiều gác chuông nhà thờ cái nọ trên cái kia mới lên được tới mặt nước. Các loài thủy tộc cũng ở
dưới ấy.
Các em đừng tưởng rằng ở dưới chỉ toàn một màu cát trắng. Không, không phải thế. Ở dưới ấy người ta thấy mọc những cây rất lạ lùng, cánh và lá mềm đến nỗi nước nước hơi rung rinh là đưa đi đưa lại như động vật vậy.
Cá to cá nhỏ đều lượn đi lượn lại trong cành cây y như chim bay liệng quanh cây cối trên măt đất. Ở nơi sâu nhất là lâu đài của Long Vương. -
Con Cá Thần
Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn
Hoàng Đạo
VIEWS 519
Ngày xưa, ở một làng đánh cá miền bể, có một cậu học trò tên là Minh.
Cậu Minh hiếu học và thông minh, thầy dạy và bè bạn ai cũng mến yêu. Năm cậu lên mười ba, thân phụ cậu qua đời. Mẹ cậu khóc lóc quá thành bệnh. Nhà đã nghèo, lại nghèo thêm ; có đồng nào chạy thuốc thang hết cả. Minh, vì thế, phải thôi học về nhà giúp mẹ.
Từ đó, cậu học trò chăm chỉ đã trở nên một cậu bé đánh cá. Ngày ngày, cậu lang thang ở ngoài bãi biển, khi đi bắt ngao, khi đi câu cá. Tuy cậu tiếc không được theo học cho đến nơi đến chốn, Minh vẫn cố tươi cười làm lụng cho vui lòng mẹ. Mẹ con cậu sống cuộc đời chật vật ấy, bữa đói bữa no, không còn mong có một tương lai tốt đẹp được. -
Con Chim Gi Sừng
Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò Tự Lực Văn Đoàn VH Miền Nam Trước 75
Hoàng Đạo
VIEWS 364
Hôm nay, được ngày tốt, tôi nhất định bắt đầu viết tập ký ức của tôi. Hiện tôi đã già rồi, không còn đủ sức để sống một cuộc đời phiêu lưu như thời hoa niên nữa, chỉ ngày ngày hai bữa đi kiếm mồi rồi về tổ nằm nghỉ. Trong lúc nhàn rỗi các bạn nghĩ còn gì hơn là chép lại cuộc đời của mình, để ghi lấy những việc đã qua. Và biết đâu sau này con cháu tôi không xem đến và lấy đó làm gương ? Giống chim gi sừng chúng tôi sở dĩ không thịnh vượng được, một phần lớn cũng là vì những kinh nghiệm của chim trước không truyền được đến chim sau mà thôi.
Giống chim gi sừng chúng tôi là một giống đẹp hùng tráng nhất trong loài chim gi. Thân chúng tôi thon thon như búp hoa quỳ, nhỏ nhắn nhưng có vẻ phong nhã, nhanh nhẹn, mạnh mẽ; chúng tôi bé thật, nhưng mà bé hạt tiêu.
Lông chúng tôi mượt như nhung, màu đen ở trên đầu, trên cánh, nâu thẫm ở cổ, nâu nhất dưới bụng. Tuy lông cũng có màu nâu đấy nhưng xin các bạn chớ lẫn chúng tôi với lũ chim sẻ nứa. Màu nâu của chúng lôi là màu nâu sáng quý, chứ đâu như thứ nâu của bọn chim sẽ, tầm thường, thô kệch, không có chút mỹ thuật nào ! -
Con Chim Họa Mi
Truyện Dịch Tuổi Trẻ / Học Trò Truyện Hay Tiền Chiến
Hans Christian Andersen - Hoàng Đạo dịch
CHAPTERS 2 VIEWS 697
Ở bên Tàu, không nói chắc ai cũng thừa biết Hoàng đế là một người Tàu, và mọi vật mọi sự chung quanh Hoàng đế cũng đều tàu cả. Chuyện này xảy ra đã lâu đời rồi, và vì thế đáng kể lại trưởc khi người ta quên mất. Hoàng thành là một tòa lâu đài lộng lẫy nhất hoàn cầu, xây toàn bằng xứ hạng tốt và rất đắt tiền, nhưng mỏng mảnh dễ vỡ lắm nên ai nấy đều phải hết sức cẩn thận không dám đụng chạm đến. Trong vườn Thượng uyển trồng các cây hoa đẹp nhất trên đời, và ở cuống những bông đẹp nhất trong đám hoa ấy, có treo những chuông bạc để nó rung vang lên mỗi khi có người qua, vì sợ người quên không để mắt nhìn đến hoa. Thật vậy, thứ gì trong vườn Thượng uyển cũng đẹp rất mực, và vườn rộng rãi đến nỗi chính người giữ vườn cũng không biết đi đến đâu mới bết nữa.
-
Con Đường Sáng
Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn
Hoàng Đạo
ĐỜI NAY xuất bản 1940CHAPTERS 19 VIEWS 29850
Dưới bước chân nhẹ của Nga, bụi hồng là là bay từng làn trên mặt đường. Gió buỗi chiều lành lạnh ở phía bắc thổi về... Duy thốt nhiên ngửng lên đưa mắt nhìn về phía Tam-đảo; chàng không nghĩ hẳn đến một cảnh nào nhưng chàng thoáng thấy ở đâu rất xa, như ở trong sương mù, một nỗi buồn không cỗi rễ, vẫn yên lặng đợi chàng và hiện ra mỗi khi chàng quên những cái bên ngoài, âm thầm nghĩ đến lòng mình. Khi chợt nhận thấy mình nghĩ sâu vào trong như vậy, Duy vội vã đập mạnh hai bàn tay vào nhau như mọi lần để thôi khỏi nghĩ.
-
Con Hưu Sao
Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò Tự Lực Văn Đoàn VH Miền Nam Trước 75
Hoàng Đạo
VIEWS 423
Một đám mây vàng hiện ra ở phương đông, nằm ngang chân trời. Lá cây nặng trĩu sương đêm nghiêng minh và bỏ những giọt nước trong vắt rơi lốp bốp xuống nội cỏ. Tiếng bai con chim thủ thỉ và thù thì nghe đã gần nhau lắm. Trời đã rạng đông.
Dưới gốc một cây trám trắng, trong bụi rậm, con hươu sao mẹ đương âu yếm thò lưỡi liếm đứa con mới đẻ, một con hươu sao nhỏ và gầy, đứng chập chững trên bốn chân còn run run vì yếu ớt quá. Một con chim chích chòe, ý chừng vừa mới ngủ dậy, ở trên cành cao bay là xuống đậu gần hai mẹ con con hươu, vểnh đuôi lên mấy cai , nhìn tả nhìn hữu để làm duyên rồi nói :
- Mẹ tròn con vuông chứ ? Chích ! chích ! Trông nó hay đấy nhỉ ! Nhưng nó to lớn làm sao ! Và lông nó thô quá, ít ỏi quá. Hôm nọ chị tôi cũng vừa ở cữ được một lứa, những năm đứa trẻ nhỏ xíu trông xinh lắm kia. Chích ! chích ! -
Lan Và Huệ
Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn
Hoàng Đạo
VIEWS 1851
Chợ Chu là một đô thị nhỏ ở vùng Thái nguyên. Mấy gian chợ xây gạch ở chính giữa, chung quanh là những ngôi hàng của người Kinh lên đây buôn bán với bọn Thổ, Mán, rồi là rừng núi bao phủ bốn phía.
Trong các ngôi hàng kia, có ngôi hàng của vợ chồng ông Bá là thịnh vượng hơn cả. Cũng như các bạn hàng khác, ông bán cho dân Thổ những thứ họ cần dùng như muối, đường... và mua sản vật của họ để xuôi Thái nguyên bán lại. Nhưng ông hiền hậu và thực thà, không có tính lừa lọc lại sẳn lòng cửu giúp kẻ nghèo, nên dân Thổ thích giao, dịch với ông và mến yêu ông lắm.
Vì thế, công việc làm ăn của ông rất dễ dãi và hai ông bà có thể tự mãn, nếu không có một nỗi khổ tâm : Hai ông bà muộn con. Hai ông bà uống thuốc suốt năm và luôn luôn đi cầu tự ở các đền chùa, nhưng vẫn không có kết quả gì. -
Lên Cung Trăng
Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò Tự Lực Văn Đoàn VH Miền Nam Trước 75
Hoàng Đạo
VIEWS 399
Các cháu đâu ra mà pha cỗ !
Nghe tiếng chú ở ngoài vườn gọi vào, Sang, Liên và Ngọc đáp lại rối rít :
— Vâng... vâng ạ.
Chúng xếp vội vàng đầu sư tử với trống vào một nơi rồi sô nhau chạy ra. Ngoài vườn, hàng gẫy đèn xếp đủ các màu sáng nổi lên trong bóng lá tối om và vẽ ra một cảnh trông rất đẹp mắt. Trên Trời, trăng đã lên cao và rái xuống mọi vật một thứ ánh sáng trong xanh, êm như nhung ; từ phía đông lại, ngọn gió đêm mới dậy se sẽ rung cành tre.
Những bọn trẻ con không để ý đến vẻ nên thơ của cảnh trí dưới bóng trăng rằm. Chúng nhanh chân chạy đèn một bàn cỗ kê trên một bồn cỏ rộng. Ở đây, cả nhà đã đu mặt, đương ngồi uống nước, ăn bánh và nói chuyện.
Sang đến ngồi bên cạnh chú Học, hai con mắt dán vào đĩa bánh nướng và bánh rẻo đặt ở giữa các đĩa hồng và cốm. Nhưng Sang là một đứa trẻ ngoan, không dám tự tiện thò tay bốc, cũng không dám đòi.
Chú trông biết ý mỉm cười hỏi :
- Cháu muôn ăn gì, cốm hay bánh ?
- Bánh rẻo ạ. -
Mười Điều Tâm Niệm
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Tự Lực Văn Đoàn
Hoàng Đạo
CHAPTERS 10 VIEWS 8793
Hỡi các bạn trẻ!
Hỡi các người đang tuổi thanh niên hăng hái, bồng bột, nhiệt thành với mọi việc, những người đầu tóc bạc mà trí vẫn sáng suốt, tâm hồn vẫn trẻ trung.
Những người lúc nào cũng nghĩ đến tiến, tiến hơn lên, tiến lên hơn nữa.
Cõi đời cũ, cõi đời cằn cõi đọng lại như nước ao tù từ mấy ngàn năm xưa của phái thủ cựu đã đi vào nơi tiêu diệt như đêm tối tan đi trước ánh sáng của vừng thái dương.
Cõi đời của phái “Trung dung” đã đến buổi tàn tạ, công cuộc của phái ấy đã hoàn toàn thất bại và kết quả của chủ nghĩa điều hòa chỉ là: hư không.
Vậy cần phải có một cuộc đời mới, với một tinh thần, một linh hồn mới. Đó là cuộc đời của các bạn, của phái trẻ chúng ta.
Trong cuộc đời mới đang đợi ta, đầy ánh sáng và chông gai, lúc nào cũng phải tâm niệm đến những ý tưởng chính, đến nguyên tố nền tảng của tinh thần mới. Những tư tưởng, những nguyên tố ấy, ta có thể gồm lại đúng mười điều, mười điều tâm niệm. -
Sơn Tinh
Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò Tự Lực Văn Đoàn VH Miền Nam Trước 75
Hoàng Đạo
VIEWS 441
Một buổi chiê u hè oi bức, ông Tảo đưa hai con đến đường Cổ ngư hóng gió. Ông thuê chiếu ngồi ven hồ Tây, còn Dung và Thảo dắt tay nhau đi thung thăng trên bải cỏ. Gió hây hẩy đưa ; những lá sen non trên mặt hồ sẽ rung động, một vài con chuồn chuồn chập chờn vụt đậu lên những bông quỳ mới nở vụt bay lên trên không.
Ông Tảo ngổ i yên lặng nhìn theo mấy cánh buồm trắng lấp loáng ánh chiều nhạt đương lướt trên mặt hồ xanh, nhẹ nhàng như trong một giấc mộng, ông mải ngắm cảnh, không biết hai con đi bộ đã mệt, đều đến ngồi cả bên cạnh ông, bàn tán huyên thiên.
Lúc đó mặt trời đã xế ngang ngọn núi Ba-vì đứng sừng sững ở phương Tây về phía bên kia hồ như một bức bình phong khổng lồ màu lam nhạt trên nền trời hồng. Dung bỗng chỉ ngọn Ba-vì bảo anh :
- Này anh trông ! Mặt trời sắp lặn sau đám mây.
- Không phải mây, núi đấy. -
Tiếng Đàn
Tập Truyện Tự Lực Văn Đoàn
Hoàng Đạo
CHAPTERS 15 VIEWS 57979
Xuân không nhớ vì lẽ gì rằm tháng giêng năm ấy Xuân lại vào Huế. Song những cảm giác mênh mông lạnh lẽo đã kích thích tâm hồn Xuân hôm đó. Xuân không bao giờ có thể quên được. Cứ mỗi buổi chiều, lúc sương lam lặng lẽ trùm lên ngọn tre, lòng Xuân lại rung động, da thịt Xuân lại cảm xúc tất cả nỗi buồn trụy lạc tiết phát ở tòa Thành Cổ ủ rũ bên bờ sông Hương.
Chiều hôm ấy Xuân yên lặng ngồi trong khoang thuyền, một chiếc thuyền dài, đi êm như lướt trên mặt sông lặng. Mặt trời đã lặn; đằng xa, về phương Tây, sau rặng thông in hình mờ mờ trên đỉnh núi Ngự Bình như mấy nét chấm phá trong bức tranh thủy mặc Tầu, da trời nhuộm màu xanh non. Gần hơn, những đám cây đã bắt đầu đen sẫm in bóng xuống mặt nước xám, nặng nề chảy. Cảnh vật im lìm như đợi rơi vào đêm tối. Riêng Lương, bạn Xuân, đương ngả nghiêng trên mạn thuyền, hai tay nhét túi quần, cười cười nói nói hỏi chuyện cô lái đò. Câu chuyện có lẽ đằm thắm lý thú lắm, vì chốc chốc hai người lại nhìn nhau rồi cùng bật lên một chuỗi cười giòn rơi vào sự yên tĩnh, vang ra trên mặt sông rồi lẩn vào bóng tối. -
Trước Vành Móng Ngựa
Phi Hư Cấu Phóng Sự Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn
Hoàng Đạo
CHAPTERS 52 VIEWS 65049
Cổ quấn cái “Phu la" nâu, mình vận chiếc áo tây tàng, Lê Văn Quang không có vẻ gì là một ông thầy thuốc có danh, vẻ mặt xương xương, hốc hác như người ốm lao, vậy mà Quang giả danh làm đốc tờ cũng được nhiều người tin, thì cũng nên buồn hộ các ông lang tây.
Quang xưa kia đã từng làm “anh phia mê”.( infirmier= Y tá)
Anh ta nhắc lại cái công nghiệp vĩ đại ấy một cách tự đắc lắm, đã từng trông thấy vô số đốc tờ tiêm thuốc cho bệnh nhân. Anh ta nhận ra rằng tiêm không có gì là khó cả. Cho thuốc vào ống tiêm, rồi cắm vào đùi, vào mông người ta, thì ai làm chẳng được nên anh ta cũng bắt chước chơi. Trước mặt tòa, anh ta chối biến. -
Hoàng Đạo (1907-1948) Hoàng Đạo tên thật là Nguyễn Tường Long, sinh ngày 16 tháng 11 năm 1907 tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ngoài bút danh Hoàng Đạo, ông còn có những bút danh khác: Tứ Ly, Tường Minh.
Năm 1932, Hoàng Đạo khởi đầu viết cho tờ Phong hóa của Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh), rồi cùng với người anh này và Khái Hưng chủ trì bút nhóm Tự Lực văn đoàn.
Năm 1938, Nguyễn Tường Tam thành lập đảng Hưng Việt, rồi đổi tên là đảng Đại Việt Dân Chính năm 1939. Cuối năm 1940, Hoàng Đạo, Khái Hưng, Nguyễn Gia Trí bị Pháp bắt và bị đầy lên Sơn La. Mãi đến năm 1943 ông mới được giải về và quản thúc tại Hà Nội.
Hoàng Đạo mất đột ngột ngày 22 tháng 7 tháng 1948.TÁC PHẨM: Trước vành móng ngựa (Phóng sự, 1938)
Mười điều tâm niệm (Luận thuyết, 1939)
Con cá thần (Truyện thiếu nhi, 1939)
Bùn lầy nước đọng (Luận thuyết, 1940)
Con đường sáng (Tiểu thuyết, viết chung với Nhất Linh, 1940)
Lên cung trăng (Truyện thiếu nhi, 1940)
Tiếng đàn (Tập truyện ngắn, 1941)
Lan và Huệ (Truyện thiếu nhi, 1941)
Con chim gi sừng (Truyện thiếu nhi, 1941)
Sơn Tinh (Truyện thiếu nhi, 1941)
Con hươu sao (Truyện thiếu nhi, 1944)
Cô bé đuôi cá (Truyện dịch, 1944)
Con chim họa mi (Truyện dịch, 1944)