CLOSE
Add to Favotite List

    Hoài Đồng Vọng

  • Ai Có Qua Cầu

    Ai Có Qua Cầu
    Hoài Đồng Vọng
    QUAN ĐIỂM xuất bản 1957

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 4240

    - Ông bỏ tôi ra ! Ông mặc tôi ! Kìa... Bảo mãi !
    Khuya quá rồi... Hay sớm quá rồi ? Nhịp cầu Khánh Hội rộng thênh thang. Đèn trên cầu vằng vặc. Nước dưới cầu loang loáng chảy xiết. Bên trái, xóm Khánh Hội xùm xụp kéo dài vô tậ­n vào giấc triền miên của những con người ăn no vác nặng. Bên phải, xóm nhà Băng và công thự im ỉm trong cảng vắnh lặng của những ngôi nhà không có chủ ở thường xuyên.
    Tiếng sóng ì uộp vọng lên hoà vào tiếng cãi vã của hai bóng người đang giằng co nhau trên lan can. Rồi cái bóng thấp rẫy rụa, vắt được một chân lên lan can, định nhoài ra thì cái Bóng Cao cao vội dằn giọng :
    - Được ! Đã muốn chết thì cho chết... Nhưng... trước khi anh chết, tôi muốn hỏi lại anh một câu đã... Anh nghe đây : "Anh thử­ nói lại cho tôi biết : Tại sao anh định tự vẫn ?... Anh nói đi ! Rồi tôi buông... tha anh ngay... Nói!"


  • Nguyễn Đức Quỳnh
    Nguyễn Đức Quỳnh (1909 - 1974)

    Nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh, bút danh Hà Việt Phương, Hoài Đồng Vọng, Vương Thương Thương, Hoài Nam Hoài, sinh ngày 20-11-1909, quê ở làng Trà Bồ, tổng Ba Động, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
    Thuở nhỏ, ông đi du học ở nước ngoài và đỗ kỹ sư điện toán. Sau đó, ông về nước; năm 1931 cộng tác với Nguyễn Công Tiễu trong tờ Khoa học tạp chí viết các bài về Khoa học phổ thông, năm 1934 viết báo Tiếng Trẻ, Thời thế, Quốc gia (Hà Nội), và thành lập nhóm Hàn Thuyên với tạp chí Văn Mới xuất bản định kì như một nguyệt san văn học. Trong thời gian này, ông viết tiểu thuyết tự thuật về thời thơ ấu của ông ở Hưng Yên, và những thiên khảo luận lịch sử văn minh loài người vào thời nguyên thủy.
    Năm 1946, ông tham gia kháng chiến chống Pháp ở chiến khu cùng với các nhà văn của nhóm Hàn Thuyên như Nguyễn Đình Lạp, Đặng Thai Mai, Trương Tửu, Nguyễn Tuân, Phạm Ngọc Khuê. Năm 1952, ông về Hà Nội, sau đó vào Huế, Sài Gòn cộng tác với các báo Đời Mới của Trần Văn Ân và một số nhật báo khác. Hầu hết các tác phẩm của ông xuất bản trước năm 1945. Sau 1954, ông có viết Ai có qua cầu (ký tên Hoài Đồng Vọng, nhà Quan Điểm xuất bản năm 1957), truyện dài Làm lại cuộc đời (đăng trên báo Đời Mới, ký Hà việt Phương), ngoài ra còn một số truyện đăng báo hằng ngày, như Tia Sáng, ký tên khác. Ông mất tháng 6-1974, hưởng thọ 65 tuổi.

    TÁC PHẨM:
    Phong trào Tân Kỳ (1920)
    Ta và Mọi (1929)
    Các dân tộc lạc hậu miền Thượng du (1930)
    Mình với Ta (thơ, 1930)
    Bốn biển không nhà (1930)
    Khoa học phổ thông (1932)
    Kỹ nghệ làm pin điện (1932)
    Nguồn gốc tiếng Nam (1935)
    Những kẻ lạc đường (Kịch giải thưởng Les Amis de l’Art Sài Gòn, 1939).
    Thằng cu So (Tiểu thuyết, 1941)
    Thằng Phượng (Tiểu thuyết, 1941)
    Thằng Kình (Tiểu thuyết, 1942)
    Đời sống thái cổ (1942)
    Gốc tích loài người (1943)
    Ai Cập cổ sử (1943)
    Cận đông sử (1943)
    Sắt đã vào lò (1943)
    Tây phương cổ sử (1944)
    Lịch sử thế giới (1944)
    Ai có qua cầu (1957)

TO TOP
SEARCH