-
Đèn Khuya
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Hoài Mỹ
NGÀN THÔNG xuất bản 1971CHAPTERS 5 VIEWS 5328
Từ trong nhà tắm bước ra, nhìn đồng hồ, tôi cuống quít. Đã gần năm giờ rồi. Tôi lấy vở, coi lại bài học. Sinh ngữ. Việt văn. Đầu óc tôi như rối bời, không giữ lại được chữ nào. Chiều nay tôi về chợ trễ hơn mọi ngày. Từ khi ba tôi bị sở Mỹ sa thải, tôi vẫn theo mẹ ra chợ. Việc học bị ảnh hưởng. Những thời giờ trước đây dành cho những bài tập, bài học tôi đem đổ cả vào việc phụ giúp mẹ. Ở chợ về, tôi lại tất tưởi sửa soạn sách vở đi học. Thường thì ba vẫn chở tôi đi, nhưng tối nay ba bận, tôi phải tự túc.
Tôi đứng đón xe lam. Không có lấy một cái dừng lại. Đúng vào giờ tan sở nên người đông. Giá bây giờ có chiếc xe đạp. Điều này tôi đã mơ ước từ lâu. Và ba cũng đã hứa đến Tết lãnh lương tháng mười ba tao mua cho con Huyền chiếc xe đạp. Nhưng giữa năm ba không còn được đi làm nữa. Chiếc xe đạp trở thành một hình ảnh đã phai mờ. -
Dưới Mái Gia Đình
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Hoài Mỹ
TUỔI HOA xuất bản 1972CHAPTERS 6 VIEWS 8605
Đã từ lâu chúng tôi được bác sĩ cho biết ba bị đau tim nặng. Ba gầy đi nhiều, đang từ 91 ký lô xuống còn có 70. Hai bàn tay của ba đã khởi sự run rẩy và bộ mặt trở nên tái nhợt. Đôi khi đang chơi đùa với chúng tôi, ba chợt dừng lại, ôm ngực, lảo đảo như không còn đủ sức đứng vững.
Năm đó ba cũng đã 55 tuổi. Chúng tôi vẫn nghĩ ba là người có nghị lực, cương quyết, biết trước việc gì mình sẽ phải làm và một khi đã khởi sự thực hiện thì phải thành công, nên chúng tôi cho rằng ba chưa thể đầu hàng tử thần vì ba chưa lần nào nói đến “hắn”. Ba đâu có bao giờ chịu thua bất cứ ai! -
Linh Hồn Tượng Đá
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa VH Miền Nam Trước 75
Hoài Mỹ
TUỔI HOA xuất bản 1972CHAPTERS 5 VIEWS 16550
- Thế là ông bô tao quyết định !
- Mày cũng chịu à ?
- Sức mấy mà không ! Tại ổng xem học bạ thấy tao bết về Việt văn và Sinh ngữ, la tao một trận tơi bời. Ổng bảo theo ban C mà kém hai môn này thì kể như cầm chắc cái rớt. Tao cũng lo thí mồ, nhưng ghét loại học “kèm trẻ em tại gia “ !
- Sao mày không xin học lớp luyện thi ?
- Rồi, nhưng ông bô bác bỏ thẳng tay, cho rằng học đông người khó tấn tới … Phải chi tao cũng khá như mày !
- Mỗi đứa có một năng khiếu riêng chứ, như mày đở hơn tao về môn toán.
- Cái đó thì ăn nhậu gì tới ban C !
- Đừng khinh môn phụ mà rớt cái đụi !
- Học với thi cử chán quá hả mày !
- Đời mà ! Mày thấy dung nhan ông thầy tương lai của mày chưa ?
- Chưa. Chỉ biết đại khái trên mục báo rao vặt là sinh viên cao học văn khoa, nghèo, cần có phương tiện để tự lập.
- Chà, bi thảm quá hé ?
- Quảng cáo mà mày !
- Chừng nào bắt đầu ?
- Chưa biết. Ông bô cũng mới viết thư mời được mấy hôm nay.
- Chắc cũng chỉ trong tuần này.
- Khoảng đó.
- Bây giờ mày tính sao ?
- Còn tính gì nữa … nhưng có điều tao ớn tận xương sống ! -
Rong Biển
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa VH Miền Nam Trước 75
Hoài Mỹ
TUỔI HOA xuất bản 1972CHAPTERS 4 VIEWS 13908
Ngọn gió từ hướng tây đem vào đất liền những tiếng động triền miên của biển cả.
Tiếng sóng rì rào càng làm tăng thêm vẻ hoang tịch.
Ngồi dưới gốc cây, Trâm đưa mắt nhìn mong lung trong khoảng không. Chung quanh nàng những chiếc lá vàng không ngừng rơi. Trời về chiều, gió thổi nhẹ, mây bay bay và ánh nắng hiền hoà yếu ớt như đang chết lịm. Ngồi một lúc thật lâu, rồi như muốn xua đuổi những ý nghĩ mù đen, Trâm đứng lên, trút bỏ đôi giầy vải, cầm trên tay rồi cắm đầu chạy. Những bước chân nhỏ bé của nàng in hằn trên cát. Lên đến một đỉnh đồi, Trâm dừng lại, thở dồn dập; lưng tựa vào một hàng rào thoai thoải . Ngôi trường trung học của tỉnh lỵ hiện ra trước mắt nàng; tuy xa cả gần cây số nhưng Trâm vẫn nhận ra màu đỏ của mái ngói, màu vàng nhạt của vách tường và những bóng râm của hàng cây phi lao... -
Triền Dốc
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Hoài Mỹ
NGÀN THÔNG xuất bản 1972CHAPTERS 5 VIEWS 2922
Những dải nắng đầu tiên của ngày xuyên qua kẽ lá, cành cây, kéo thành những đường thẳng mạnh. Dưới thung lũng, những cụm sương mù còn đọng lại trắng xóa. Thiên nhiên như còn tiếc rẻ giấc ngủ.
Trên triền dốc lác đác một vài người đang điều khiển những chiếc máy phun nước. Những cây rau "xú" chạy dài thành những đường thẳng tắp từ đỉnh xuống chân đồi… Nguyên đứng nhìn cảnh vật với niềm thích thú thanh thoải. Từ ngày về đây, sáng nào Nguyên cũng dậy sớm để lang thang trong rừng, để đứng trên ngọn núi cao nhìn xuống sự thức giấc của vạn vật. Nguyên yêu cái giá buốt cắn tận xương tủy của Đà Lạt. Khói theo nhịp thở bốc ra từ miệng và hai lỗ mũi. Nguyên xoa hai bàn tay vào nhau cho đỡ cóng rồi ôm lên má. Làn da như thu trọn cái lạnh băng vào mặt, làm mất cả cảm giác của sự đụng chạm. Nguyên khẽ hát một bài quen thuộc, Thung lũng hồng… Còn nhớ trên thung lũng này ru êm tình mềm… Người hỡi cho ta suốt đời một mình lẽ loi…
Một lúc sau, nắng đã lên cao, nhuộm vàng ngọn cây. Nguyên lững thững trở về nhà. Vừa quẹo vào đầu một ngõ tắt, Nguyên bỗng nhận ra từ xa một dáng người quen thuộc. Nguyên định lánh mặt, nhưng đã muộn. -
Trở Về Tâm Tư
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa VH Miền Nam Trước 75
Hoài Mỹ
TUỔI HOA xuất bản 1974CHAPTERS 7 VIEWS 14929
Nguyễn nhìn theo người đàn bà nhà quê ôm đứa con đi ra cổng. Bệnh nhân cuối cùng trong ngày. Lòng chàng chùng xuống. Dân chúng ở quận lẻ này thật nghèo nàn, còn xa vời ánh sáng văn minh vật chất thành phố. Vợ chồng Nguyễn về đây đã được năm tháng. Một phòng mạch sơ sài được thành lập. Nguyễn khám bệnh, vợ chàng làm y tá. “Thân chủ” của Nguyễn đều túng thiếu. Người trả được năm ba chục, một trăm, kẻ không có gì. Vợ chồng Nguyễn vui nhận. Được tin một người bệnh nặng, chàng đến tận nơi, đi thật xa để chữa trị. Biết ai nghèo, Nguyễn không bao giờ nhận dù một đồng. Chàng thật sự thương họ ngút ngàn. Như vậy là ước nguyện thành hình trọn vẹn. Giấc mơ thành sự thật viên mãn. Lý tưởng được thực hiện tròn trĩnh. Ngược lại, người bình dân trong quận này cũng thương vợ chồng Nguyễn như thương người ruột thịt. Một con cá béo, một giỏ trái cây, những hạt gạo đầu mùa… được kính cẩn đem tới tận nhà Nguyễn. Họ nhớ ơn chàng. Nguyễn, cũng như Uyển, vợ chàng, lấy niềm vui, nỗi buồn của những người quê mùa chất phác ở đây làm của chính mình.