-
Bến Đục
Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75
Hoài Điệp Tử
MIỀN NAM xuất bản 1967CHAPTERS 6 VIEWS 1428
Nhốm người lên trên ghế vải, tay Thiện sờ sọang trên mặt bàn tìm bao thuốc lá.
Một điếu Bastos xanh được rút, Thiện cẩn thận châm lửa ở đầu diêm quẹt vừa được bùng cháy.
Mấy lúc sau này, tuy mắt không còn trông thấy gì, Thiện vẫn làm được nhiều công việc quen thuộc không cần ai tiếp giúp.
Mặc dầu có phần lần dò một chút nhưng, Thiện có thể vững vàng đi từ nhà trước tới nhà sau, rồi cũng một mình, anh có thể tự tay kiếm rót nước uống, đốt thuốc hút cùng làm những việc vụn vặt khác nữa mà không bị đụng chạm hoặc làm hư hại.
Từ ngày mắt mất sáng, tức một trong năm giác quan rõ rệt đã bị hỏng, Thiện cảm giác dường như tâm thần anh thư thả hơn, trí óc anh minh mẩn hơn. Anh có thể nhớ và biết rất nhiều điều mà ở những ngày thị giác còn tốt, anh đã không được vậy. -
Còn Xanh Kỷ Niệm
Truyện Dài Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75
Hoài Điệp Tử
MIỀN NAM xuất bản 1967CHAPTERS 8 VIEWS 450
Cuộc gặp gỡ lúc chiều với Phước chẳng những đã không giúp Đào vơi buồn mà còn nặng nề thêm suy nghĩ. Đào trực giác sự có mặt của Phước rồi sẽ là một buộc ràng, một thứ trói kết gắn bó có thể mai kia cho Đào cảm nhận bất hạnh.
Bàn tay Phước với những ngón tròn đầy đẹp như của con gái đó sẽ dịu dàng đưa Đào vô nôi hoa bướm đi hay sẽ nâng tiếng khóc cho Đào ? Làm sao bìểt trước được mai sau. Có điều, gặp đúng hình ảnh trong mộng ước, sau cái thoáng mừng đến sửng sốt, Đào lại thấy sợ, sợ bởi vì đã cho đi yêu thương đến quá nhiều, cho vội vã, không nghĩ suy không do dự nữa. -
Lửa Đạn Về Thành
Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75
Hoài Điệp Tử
MIỀN NAM xuất bản 1969CHAPTERS 7 VIEWS 1560
Lại một ngày nữa bắt đầu.
Đức thức giấc bởi tiếng nhạc đtrợc ai đó mở lớn phía dười nhà.
Nhạc kích động. Âm thanh dường như của "The Rolling Stones". Âm thanh "ngọt" và lôi cuốn. Tuy vậy, Đức không thể nào thưởng thức nổi dầu anh đã cố gắng chịu khó một lúc.
Mới sáu giờ rưỡi sáng. Đồng hồ để bàn ở cạnh giường Đức cho biết như vậy.
Anh uốn người ngồi dậy, thòng chân xuống sàn gạch, thở dài cằn nhằn :
"Rùm hết sức. Nghe nhạc gì mà mới tờ mờ sáng như vầy. Nhứt định cô bé ở dưới nhà nổi hứng lên đây chớ không ai. Phá sao mà phá dữ tợn không biết". -
Lửa Rừng Khuya
Truyện Dài Dã Sử VH Miền Nam Trước 75
Hoài Điệp Tử
HOÀNG LÂM xuất bản 1963CHAPTERS 8 VIEWS 3006
Núi rừng Sơn Minh vào mùa Đông năm 1788.
Buối sáng, trời vần vũ mây và rất lạnh. Lớp lớp sương mù làm đục ngầu cả không gian, kéo giăng lê thê, tưởng chừng như không bao giờ tan biến được.
Trong cái giá lạnh của một mùa Đông xám ấy, nhà nhà bế kín cửa, không ai còn muốn ra đứng giữa đất trời để hứng lạnh hoặc chịu sự rét mướt, thứ rét mướt mà người ta ngở như có thể làm khô đọng lại những giòng máu trong cơ thể con người.
Thế mà ở Lạc Hòa thôn, trên khoảng đất trống trên sau ngôi chùa cổ, lại có một người trẻ tuổi khinh thường sức lạnh của gió núi sương rừng. Người trẻ tuổi ấy gọn gàng trong bộ võ phục màu lam, bàn tay rắn chắc của chàng giữ chặc chuôi đồng của một thanh trường kiếm, rồi điều khiến thứ khí giới đó quay vun vút giữa khoảng không. -
Sóng Hoang
Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75
Hoài Điệp Tử
THẾ HỆ TRẺ xuất bản 1972CHAPTERS 5 VIEWS 2128
Thảo dừng lại trước chặn cửa đầu dẫn sang phòng viên giám đốc. Không khí dường lạnh băng.
Qua khuôn cửa kiếng trong suốt, viên thơ ký già khó tánh đang lạng lẽ làm việc. Thảo nhìn thấy ông la rất gần, mà cung rất xa.
Gần một năm làm việc tại đây, hãng bột giặt "Hai con cua", Thảo chưa lần bước ngang văn phòng này.
Rất nhiều những nỗi lo, những phập phòng chất đầy trong Thảo.
Không biết phải mở đầu bằng cách nào, và liệu người ta có chịu giúp đỡ cho không ?
Lương tháng Thảo không quá bốn ngàn đồng, số tiền Thảo thấy cần và tạm đủ để cứu sống người mẹ bị tai nạn lại gấp ba lần hơn tiền lương tháng đó. -
Hoài Điệp Tử (1942 - 1987) Hoài Điệp Tử tên thật Phạm Văn Tập, sinh năm 1942 tại Cà Mau (Miền Nam Việt Nam). Ông dùng nhiều bút hiệu khác nhau như: Điệp Yên Hà, Lê Thăng, Kép Độc, Kiều Linh Khanh. Ông bắt đầu làm thơ từ năm 14 tuổi, chính thức viết văn năm 1958 với truyện dài đầu tiên "Mớ Tóc Gái Phù Sa" (viết cho nhật báo Chuông Mai của ông Huỳnh Hoài Lạc). Lần lượt cộng tác với các tuần san và nhật báo: Chuông Mai (Ô. Huỳnh Hoài Lạc), Tiếng Chuông (Ô. Đinh Văn Khai), Dân Đen (Ô. Nguyễn Duy Hinh), Phụ Nữ Mới (Ô. Đặng Văn Bé), Dân Tiếng, Tia Sáng (Ô. Nguyễn Trung Thành), Tiếng Nói Dân Tộc (Ô. Lý Quý Chung), Độc Lập (Ô. Hoàng Châu), Tin Sáng (Ô. Ngô Công Đức),
Năm 1966 - Sáng lập Nhà Xuất Bản Sông Hậu
Năm 1982 - 1987: Chủ nhiệm kiêm chủ bút tuần báo MAI (Nam California)
Trước năm 1975, ông học Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, sau là quân nhân cục Chiến Tranh Chính Trị phục vụ tại nhật báo Tiền Tuyến cho đến ngày mất nước 30-4-75.
Sau năm 1975, ông buôn bán ở chợ Nguyễn Huệ. Vượt biên bằng đường biển đến đảo Pulau Bidong năm 1980 và định cư tại Hoa Kỳ vào tháng Sáu năm 1981. Tại hải ngoại, khởi đầu ông cộng tác cho tờ Saigon News của ông Du Miên. Năm 1982, ông làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tuần báo Mai. Ông bị sát hại tại tòa soạn tuần báo Mai trên đường Westminster (Nam California) ngày 9 tháng 8 năm 1987. Vụ án mạng vẫn chưa được làm sáng tỏ.
TÁC PHẨM: Lửa Rừng Khuya (1963)
Vũng Lầy (1964)
Trái Cấm (1965)
Tuổi Tình Yêu (1965)
Mười Sáu Phiên Buồn (1966)
Còn Xanh Kỷ Niệm (1967)
Lửa Đạn Về Thành (1968)
Tình Biển (1968)
Đỉnh Núi Sương Mù (1969)
Bến Đục (1970)
Giọt Máu Cho Cánh Đồng Mùa Hạ (1970)
Mặt Trời Mọc Cho Ai (1970)
Tặng Phẩm Của Đêm (1971)
Bụi Thành Phố (1971)
Hành Lang Đen (1972)
Cao Ốc Số 8 (1973)
Sóng Hoang (1974)
Trên Đầu Sóng (1982)