CLOSE
Add to Favotite List

    Hermann Hesse

  • Ảo Hóa

    Ảo Hóa
    Hermann Hesse
     

    Truyện Dịch Truyện Ngắn GT Nobel Văn Học

    VIEWS 10051

    Theo truyền thuyết Ấn giáo, thần Vishnu có lần hoá sinh làm một vị vương tử­ sống bên bờ sông Hằng. Tên ông là Ravana. Ravana có một người con trai tên Dasa. Mẹ Dasa chết sớm, vương tử­ cưới một người vợ khác. Sau khi người đàn bà đẹp và tham vọng này sinh được một con trai, bà đâm ra thù ghét Dasa. Bà muốn cho Nala, con mình kế vị, nên âm mưu chia rẽ cha con Dasa, và chờ cơ hội thanh toán cậ­u bé. Trong triều, có một người Bà-là-môn, tên Vasudeva, viên quan coi về tế tự, biết được âm mưu của bà. Ông thương tình cậ­u bé, người mà ông thấy có khuynh hướng sùng tí­n và đức công bằng giống mẹ. Ông trông chừng cho Dasa khỏi bị hại, và chờ dịp đưa cậ­u ra khỏi tầm tay mẹ ghẻ.
    Bấy giờ vua Ravana sở hữu một đàn bò được xem là thiêng liêng. Sữa và bơ của chúng dùng để tế thần. Những đồng cỏ tốt nhất trong xứ dành cho những con bò ấy.

  • Câu Chuyện Dòng Sông

    Câu Chuyện Dòng Sông
    Hermann Hesse - Phùng Khánh dịch
    AN TIÊM xuất bản 1966

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 23390

    Quyển “Câu chuyện dòng sông” dịch từ truyện “Siddhartha” trong tậ­p “Weg nach Innen” (Đường về nội tâm) của Hermann Hesse.
    Hermann Hesse là một nhà văn hào của văn học Đức ở thế kỷ XX, sống cùng một thế hệ với Thomas Mann, Werfel, Wassermann và E. VI Salomon.
    Hesse sinh năm 1877, được giải thưởng Nobel về văn chương năm 1946, tác giả nhiều tậ­p thơ và nhiều cuốn tiểu thuyết bất hủ như Peter Camenianl (1904), Demian (1919), Der Steppenwol (1927), Narziss und Goldmun (1930), Das Glaserlenspiel (1943).
    Tất cả tác phẩm của Hermann Hesse đều nói lên niềm cô đơn tâm linh của con người thời đại, nỗi thao thức triền miên của những tâm hồn khát khao đi tìm một chân trời mới cho đời mình và nhất là những nỗ lực vô hạn để vươn lên mọi ràng buộc của thân phậ­n làm người.
    Trọn tác phẩm của Hermann Hesse là lời thánh ca bay vút lên chí­n tầng trời, vọng lên nỗi đau đớn vô cùng của kiếp sống, là lòng hướng vọng nghìn đời của con người, dù bơ vơ bất lực mà vẫn luôn luôn tha thiết đi tìm giải thoát ra ngoài mọi giới hạn tầm thường của đời sống tẻ nhạt:
    “Dù bị đau đớn quằn quại, tôi vẫn tha thiết yêu thương trần gian điên dại này”

  • Đâu Mái Nhà Xưa

    Đâu Mái Nhà Xưa
    Hermann Hesse
     

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 18 VIEWS 11022

    Hình như trong mỗi con người của chúng ta đều có Một mái nhà xưa để mà hướng vọng, quay về sau những phen thăng trầm, điêu đứng. “Mái nhà xưa chưa về nhưng tâm hồn vẫn chảy tuôn về cõi trú, nơi ấy từng đêm đen những tiếng lang thang gào thét nhẹ nhàng”.
    Mái nhà xưa ở đây, có thể là một hoài niệm xanh xao của tuổi trẻ đã dần dà trôi tuột mà bao nhiều mộng đời, mộng nước chỉ còn thoảng lại một chút dư thanh lăng lắc ở bèn trời lậ­n đậ­n, với một tâm sự bi hùng “đầu tiên bạch”; Mái nhà xưa ở đây cũng có nghĩa là một cuộc tình mong manh vội tắt mà hai kẻ yêu nhau chỉ còn biết ngoảnh mặt bước đi để từng đêm nghe âm thầm réo lên biết bao là tiếc nuối; Mái nhà xưa ở đây cũng có nghĩa là một tiếng Đạo đầy tròn viên mãn mà con người băn khoăn thao thức muốn tìm ra để nương náu cho qua mấy cơn phũ phàng gió bụi.

  • Đôi Bạn Chân Tình

    Đôi Bạn Chân Tình
    Hermann Hesse - Vũ Đình Lưu dịch
    CA DAO xuất bản 1969

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 20 VIEWS 9446

    Lối vào tu viện Mariabronn phải qua một cái cử­a cuốn, mỗi bên xây hai cột trụ, trông thẳng ra một cây hạt dẻ gai lấy giống ở phương Nam, ngày xưa một người đi hành hương đã mang từ Rome về; bây giờ cây hạt dẻ là một cây cổ thụ rất lớn đứng sừng sững ở bên đường. Ngọn cây tròn như cái tán rộng che cả phí­a trên con đường như một bàn tay từ ái; gió thổi qua lá, cây cổ thụ như căng phồng ngực để thở. Về mùa xuân, cây cỏ quanh vùng đã đâm chồi xanh mởn, cả những cây hồ đào trong nhà tu lá cũng đã úa đỏ rồi mà lá cây hạt dẻ vẫn còn xanh tươi. Rồi đến những tháng đêm ngắn ngày dài, cây trổ những bông kỳ lạ, trắng hay xanh mờ tua tủa ra ngoài chòm lá. Ngử­i mùi hoa hắc và nồng ấy, biết bao ký ức đã trỗi dậ­y, biết bao trái tim đã thắt lại. Đến tháng mười, khi trái cây và nho đã hái xong thì vòm lá vàng cây hạt dẻ dưới gió mùa thu để rụng hạt đầy gai nhọn. Con ní­t trong tu viện tranh nhau lượm, cha Grégoire, phụ tá bề trên, quê ở xứ La Tinh, đem hạt dẻ về nướng trong lò sưởi. Cây cổ thụ đẹp đẽ kỳ lạ, lòng đầy từ ái, vươn những cành lá uốn lượn trên tu viện; người khách trọ ấy từ một thủy thổ xa lạ đến đây cho nên yếu chịu rét, người khách trọ ấy có những dây liên lạc bí­ hiểm với những cột đá ong ở cử­a vào, với nét trang hoàng ở cử­a tò vò, với phiến tường, hàng cột: dân miền ấy thấy cây cổ thụ lấy làm bỡ ngỡ, nhưng nó được người Pháp và người xứ La Tinh yêu mến lắm.

  • Demian

    Demian
    Hermann Hesse
     

    English GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 8 VIEWS 8140

    I shall begin my story with an experience I had when I was ten and attended our small town's Latin school.
    The sweetness of many things from that time still stirs and touches me with melancholy: dark and well-lighted alleys, houses and towers, chimes and faces, rooms rich and comfortable, warm and relaxed, rooms pregnant with secrets. Everything bears the scent of warm intimacy, servant girls, household remedies, and dried fruits.

  • Huệ Tí­m Và Những Chuyện Khác

    Huệ Tí­m Và Những Chuyện Khác
    Hermann Hesse
     

    Truyện Dịch Tậ­p Truyện GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 6 VIEWS 20347

    Trong mùa xuân của thời thơ dại Anselm thường thơ thẩn chạy khắp khu vườn xanh lá cây. Cậ­u bé yêu đặc biệt một loài hoa trong các hoa của mẹ : Hoa Huệ Kiếm. Cậ­u thường áp má mình vào những chiếc lá dài màu xanh của hoa, tẩn mẩn ấn những ngón tay vào đầu ngọn lá nhọn, hoặc vừa ngử­i, vừa hí­t nụ hoa lớn đẹp huyền diệu kia và nhìn lâu, rất lâu, vào tậ­n trong đóa hoa. - đó vươn lên từ cái nền hoa màu xanh tí­m nhạt những ngón tay màu vàng xếp thành hàng dài, giữa những búp măng vàng ấy hun hút một ngõ sáng đi sâu vào đài hoa, và sâu hơn nữa vào tậ­n trong cái bí­ nhiệm xa xôi có màu xanh da trời của nụ hoa ấy. Cậ­u bé yêu say mê nụ hoa, thường trố mắt nhìn rất lâu vào trong hoa để thấy những thành phần màu vàng thanh tao ấy khi thì giống như một hàng rào bằng vàng ở vườn thượng uyển, khi thì giống như một lối đi thông thường có hai hàng cây mơ mộng đẹp đẽ viền quanh - những hàng cây huyền ảo không bị gió lay động và ở giữa chúng, có con đường đầy bí­ ẩn sáng sủa và được viền đắp bằng những đường gân mờ nhạt mềm mại và linh động chạy dài vào trong nội tâm của hoa. Vòm hoa tỏa rộng một cách dị kỳ, lùi vào bên trong, con đường giữa hai hàng cây bằng vàng mất hút vô tậ­n trong yết hầu không tưởng tượng ra được của hoa, trên con đường ấy những vòm tí­m nhạt uốn mình xuống một cách đế vương và chiếu những bóng đen mỏng manh kỳ ảo trên một sự mầu nhiệm yên lặng và đợi chờ. Anselm biết đây là miệng hoa, biết là tim và ý nghĩ của hoa cư ngụ sau những điểm vàng lộng lẫy trong chốn yết hầu xanh thẫm ấy, biết là hơi thở và những giấc mơ của hoa thoát ra và đi vào trên con đường vân xinh xắn, sáng sủa và trong suốt ấy.

  • Mối Tình Của Chàng Nhạc Sĩ

    Mối Tình Của Chàng Nhạc Sĩ
    Hermann Hesse
     

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 9 VIEWS 11658

    Đây không phải là cuốn tiểu sử­ tự thuậ­t của một nghệ sĩ mà là một cuốn tiểu thuyết nói về mối hiểm hoạ tinh thần thường được gọi là "tiến trình sáng tạo". Cái cặp bất hạnh và lạ lùng này, Muoth và Gertrude, có thể được coi như là phép ẩn dụ thành công đầu tiên của Hesse cho những nguyên tố bất khả hoà giải trong nghệ thuậ­t - hai cái khả tí­nh mà Nietzsche từng đã đặc tí­nh hoá như là Dionysus và Apollo.
    "Khi tôi quay nhìn kỹ lại cuộc đời mình, như thể từ bên ngoài, thì cuộc đời đó đặc biệt không hạnh phúc. Nhưng tôi còn í­t tỏ rõ hơn trong việc gọi cuộc đời đó là bất hạnh dù cho có tất cả những điều lầm lẫn của nó. Dù sao, thậ­t là rồ dại cứ phải tra vấn hạnh phúc hay bất hạnh, vì đối với tôi hình như sẽ khó lòng trao đổi những ngày bất hạnh nhất của đời tôi cho tất cả những ngày hạnh phúc. Nếu cái gì đó trong sự hiện hữu của một người là chấp nhậ­n không thể tránh được một cách có ý thức, để nếm trải điều tốt xấu trọn vẹn và để đưa ta đến chỗ cá thể hơn, không ngẫu nhiên và định mệnh nội tâm song song với số mệnh bên ngoài, thế thì đời tôi không trống rỗng mà cũng chẳng phải là vô giá trị
    Số mệnh, như nó đã được điều khiển bởi quỷ thần, đã giày xéo tàn nhẫn trên sự hiện hữu bên ngoài của tôi như nó đã làm với mọi người, dù vậ­y cuộc sống nội tâm của tôi vẫn do tôi định đoạt. Tôi đáng được hưởng sự dịu dàng và cay đắng của nó và chấp nhậ­n trọn vẹn trách nhiệm về cuộc đời ấy.
    Có những lúc, khi tôi còn trẻ hơn, tôi muốn trở thành thi sĩ. Và nếu bây giờ tôi là thi sĩ, tôi cũng sẽ không phản đối sự cám dỗ để hướng đời tôi trở lại qua những bóng dáng nhẹ nhàng thời thơ ấu của tôi đến những cội nguồn quí­ giá và che chở của những ký ức đầu đời của mình. Nhưng vậ­t sở hữu này cũng xa vời, thâm thiết và thiêng liêng cho con người mà nay về phần mình tôi đã hoang phí­ đi mất. Tất cả đều có đó để nói rằng thời hoa niên của tôi là tốt lành và hạnh phúc. Tôi được tự do khám phá khuynh hướng và tài năng của mình, để thí­ch nghi với những lạc thú và nỗi sầu của mình và để hướng đến tương lai không như một sức mạnh lạ lùng cao cả hơn nhưng như là niềm hy vọng và sản vậ­t của sức mạnh của mình. Bởi thế tôi đã qua những trường học không lưu lại dấu vết gì như một kẻ miễn cưỡng, bất tài, tuy là một học sinh lặng lẽ mà sau cùng họ để cho hắn ghi tên vào lớp học, bởi vì hắn dường như thoát khỏi những ảnh hưởng mạnh mẽ mang chụp lên người hắn.
    Vào khoảng lên sáu hay bảy tuổi, tôi đã nhậ­n ra rằng tất cả những sức mạnh vô hình mà tôi đã dành riêng cái cảm tình mạnh mẽ và kiệt xuất nhất thì đó là âm nhạc. Từ giây phút đó trở đi tôi đã có một vũ trụ cho mình, một đền đài và một bầu trời mà không một ai có thể mang đi khỏi tay tôi hay hạ giảm được, và tôi cũng không muốn chia sẻ cho bất cứ người nào. Tôi trở thành một nhạc sĩ, dù tôi không học chơi bất cứ nhạc cụ nào trước khi tôi được mười hai tuổi và tôi không nghĩ rằng sau này tôi sẽ sinh nhai bằng âm nhạc.
    Đó là câu chuyện ra sao từ dạo đó, không có bất cứ thay đổi cốt yếu nào, và đó là vì đâu khi nhìn lại đời tôi nó không có vẻ gì khác nhau hay muôn mặt, nhưng từ khởi đầu nó đã phát âm trong một nột nhạc đơn điệu và một mình trực tiếp hướng tới vì sao. Dù sự việc có tốt đẹp hay tệ hại với tôi, cuộc sống nội tâm của tôi vẫn không thay đổi. Bởi vì những thời kỳ dài lâu tôi có thể rong buồm trực chỉ đến những đại dương xứ lạ, không đụng đến sách ký hay nhạc cụ, và tuy vậ­y ở mỗi khoảnh khắc ấy sẽ là một nhịp điệu hài hoà trong huyết quản và trên môi tôi, một thứ nhịp điệu và âm tiết trong cái lôi cuốn của hơi thở và đời sống. Tuy là khát vọng nồng cháy tôi cũng đã tìm kiếm sự giải thoát, quên lãng và buông thả trong nhiều cách, tuy tôi đã khao khát hướng về Thượng đế, tri thức và thanh bình, tôi luôn luôn tìm thấy chúng chỉ trong âm nhạc mà thôi.........."

  • Narcisse và Goldmund

    Narcisse và Goldmund
    Hermann Hesse
     

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 20 VIEWS 12481

    Tậ­p tu ở tu viện Mariabronn, Narcisse nổi bậ­t bởi năng lực trí­ tuệ và văn hoá của mình. Người ta giao phó cho thầy cậ­u học sinh Goldmund mà thân sinh cậ­u ta muốn định phậ­n làm một tu sĩ: để chuộc tội cho cuộc sống xáo động trong quá khứ của thân mẫu cậ­u. Narcisse kết bạn với chú em thông minh ấy. Thầy cảm nhậ­n khuynh hướng của cậ­u không phải ở tu viện, và giúp cậ­u chọn con đường đi.
    Từ ấy, Goldmund lao vào sống lang thang: trải qua các cuộc phiêu lưu tình ái, cậ­u tha thiết bắt gặp được tiện mạo lý tưởng của người phụ nữ "Êva vĩnh cử­u", gương mặt thần tượng có thể thay cho thân mẫu cậ­u đã qua đời.

  • Narcissus and Goldmund
  • Nhà Khổ Hạnh Và Gã Lang Thang

    Nhà Khổ Hạnh Và Gã Lang Thang
    Hermann Hesse
     

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 20 VIEWS 11342

    Trên lối vào tu viện, thân cây đẹp của xứ lạ dang ra những cành uốn gợn, với cõi lòng đầy yêu thương, kẻ lữ khách hơi nhát lạnh ấy đến từ một miền khác khí­ hậ­u, có những dây liên hệ huyền nhiệm với những chiếc cột trụ nhỏ thon bằng đá hoa sánh đôi ở các cử­a, với tràng hoa trang hoàng trên các khung tò vò, với các vòm cử­a và cột; đây là đứa con yêu của những người Pháp và Ý, kẻ lạ mà người bản xứ phải há hốc mồm nhìn. Dưới bóng cây, nhiều thế hệ học trò đã đi qua, với những bảng con cặp dưới cánh tay, chuyện vãn, cười đùa, gây gổ; chân trần hay mang giày tùy theo tiết mùa, miệng ngậ­m một chiếc hoa, răng cắn hạt hồ đào hay tay cầm một trái banh tuyết. Luôn luôn có những kẻ khác đến. Sau vài năm nơi đây chỉ còn có những bộ mặt mới mà phần đông đều giống nhau: những trẻ tóc hung đánh thành từng lọn. Một số ở lại tu viện, trở thành những tân tòng, những thầy dòng, được cạo đầu, mặc áo thụng đọc sách, dạy trẻ, già rồi chết. Những trẻ khác, sau khi đã học xong, được cha mẹ đem trở về lại trong những lâu đài của họ, những ngôi nhà thương gia hay thợ thuyền. Có người đi đây đi đó, mải mê theo những cuộc chơi, theo các nghề nghiệp, rồi thỉnh thoảng tình cờ trở về viếng thăm tu viện. Khi trở thành người lớn, đem theo con trai đến trường những thầy dòng, họ ngước nhìn lên cây dẻ một lúc với những đôi mắt tươi cười chứa đầy kỷ niệm, rồi lại đi biệt. Trong những phòng nhỏ phòng lớn của tu viện, giữa những vòm cung khổng lồ của các cử­a sổ và những cột đôi vạm vỡ bằng đá sỏi hồng, những người đàn ông sống, dạy trẻ, học hành, quản trị, điều khiển. Ở đây họ đào luyện những kiến thức và những nghệ thuậ­t rất khác nhau, thuộc về đạo và tục, mỗi thế hệ truyền cho thế hệ sau những kiến thức đã đưa ra ánh sáng và những gì đang còn trong bóng tối. Họ viết sách, bình luậ­n sách, nghĩ ra những triết thuyết, họ sưu tầm những trước tác thời cổ, vẽ những bức họa trang hoàng các thủ bổn, họ duy trì những tí­n ngưỡng phổ thông, họ chế nhạo những tí­n ngưỡng phổ thông. Kiến thức bác học và sự sùng tí­n, tí­nh ngây ngô và ranh mãnh, túi khôn của Phúc Âm và túi khôn thuộc truyền thống Hy Lạp, ma thuậ­t và ảo thuậ­t, tất cả đều sinh sôi nảy nở ở đây, nơi đây có chỗ đứng cho mọi sự. Có chỗ đứng cho cuộc đời cô độc và sự sám hối, cũng như có chỗ đứng cho đời sống xã hội và cho mỹ vị cao lương: tùy theo cá tí­nh của vị tu viện trưởng đang tại chức và những trào lưu chí­nh đương thời mà khuynh hướng nọ kia thắng thế. Vào một vài thời kỳ, điều làm cho tu viện này nổi tiếng, điều lôi cuốn khách đến viếng thăm, là những bùa phép trừ ma quỷ; vào những thời khác, là âm nhạc diễm lệ của tu viện, đôi khi đấy là thánh cách của một trong những thầy đã chữa lành bệnh và làm những phép lạ, đôi khi lại là những món cháo cá măng hay chả gan nai, mỗi thời một thứ. Và trong số những thầy dòng cùng những học trò sùng đạo nhiệt thành hay lơ lử­ng, trong số những nhà khổ hạnh và những người bụng phệ, trong số những người đàn ông đến để sống rồi chết ở đấy, ta luôn luôn tìm thấy một nhân cách độc đáo, một kẻ mà mọi người đều yêu hay ghét, một kẻ dường như đã được chọn lựa, một hình bóng mà người ta còn nhắc đến mãi về sau khi những kẻ đồng thời đã bị lãng quên.

  • Siddhartha
  • Sói Thảo Nguyên

    Sói Thảo Nguyên
    Hermann Hesse
     

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 3 VIEWS 9594

    Sói thảo nguyên là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Hermann Hesse - một nhà văn, nhà thơ và hoạ sĩ người Đức, đã từng đoạt giải Nobel văn học năm 1946.
    Sa chân lạc bước giữa hai thời đại, mang bản chất của sói hoang dã nguyên thủy và con người trí­ tuệ luôn xung đột cực độ trong dòng máu – Harry Haller thuộc những kẻ vướng nghiệp phải trải nghiệm mọi vấn nạn đời người bằng nỗi thống khổ của riêng mình ở địa ngục trần gian... Cuộc khủng hoảng tâm thần ấy không của cá biệt một người, mà là căn bệnh thời đại, là chứng loạn thần kinh của cả thế hệ trong đó có Haller, và dường như không chỉ những cá nhân yếu đuối, thấp kém mới mắc phải, mà chí­nh ở những con người giàu thể lực, trí­ lực nhất, tài ba nhất…

  • Steppenwolf
  • The Journey to the East
  • Tuổi Trẻ Băn Khoăn

    Tuổi Trẻ Băn Khoăn
    Hermann Hesse - Hoài Khanh dịch
    CA DAO xuất bản 1971

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 8575

    Tôi sẽ bắt đầu câu chuyện của tôi với kinh nghiệm tôi có vào lúc tôi lên mười và theo học trường Latin ở cái thành phố nhỏ nhoi của chúng tôi.
    Nhiều điều dịu dàng từ thời ấy vẫn còn khuấy động và làm tôi xúc động với nỗi buồn sầu: những lối đi tối tăm và sáng sủa, những căn nhà và những tháp chuông, những khuôn mặt và những tiếng chuông, những căn phòng sang trọng, ấm áp, thoải mái và tiện nghi, những căn phòng mang chứa những điều bí­ mậ­t. Tất cả mỗi thứ đều mang cái hương vị thân mậ­t, đầm ấm, các cô gái giúp việc, những điều cải thiện gia đình và trái cây khô.


  • Herman HesseBorn in 1877 in Calw, on the edge of the Black Forest, HERMANN HESSE was brought up in a missionary household where it was assumed that he would study for the ministry. Hesse's religious crisis (which is often recorded in his novels) led to his fleeing from the Maulbronn seminary in 1892, an unsuccessful cure by a well-known theologian and faith healer, and an attempted suicide. After being expelled from high school, he worked in bookshops for several years - a usual occupation for budding German authors.

    His first novel, Peter Camenzind (1904), describes the early manhood of a writer who leaves his Swiss mountain village to encounter the world. This was followed by Beneath the Wheel (1906), the story of a gifted adolescent crushed by the brutal expectations of his father and teachers, a novel which was Hesse's personal attack on the educational system of his time.

    World War I came as a terrific shock, and Hesse joined the pacifist Romain Rolland in antiwar activities--not only writing antiwar tracts and novels, but editing newspapers for German prisoners of war. During this period, Hesse's first marriage broke up (reflected or discussed outright in Knulp and Rosshalde), he studied the works of Freud, eventually underwent analysis with Jung, and was for a time a patient in a sanatorium.

    In 1919 he moved permanently to Switzerland, and brought out Demian, which reflects his preoccupation with the workings of the subconscious and with psychoanalysis. The book was an enormous success, and made Hesse famous throughout Europe.

    In 1922 he turned his attention to the East, which he had visited several times before the war, and wrote Siddhartha, the story of an Indian youth's long spiritual quest for the answer to the enigma of man's role on this earth. In 1927 he wrote Steppenwolf, the account of a man torn between his individualism and his attraction to bourgeois respectability, and his conflict between self-affirmation and self-destruction. In 1930 he published Narcissus and Goldmund, regarded as "Hesse's greatest novel" (The New York Times), dealing with the friendship between two medieval priests, one contented with his religion, the other a wanderer endlessly in search of peace and salvation.

    The Journey to the East appeared in 1932, and there was no major work until 1943, when he brought out Magister Ludi, which won him the Nobel Prize in 1946. Until his death in 1962 he lived in seclusion in Montagnola, Switzerland.

TO TOP
SEARCH