-
Anh Em Nhà Karamazov
Truyện Dịch
Fyodor Dostoevsky
CHAPTERS 96 VIEWS 76969
"Anh em nhà Karamazov" là tác phẩm cuối cùng của Dostoievsky, ông viết tác phẩm này từ 1878 đến 1880. Dostoievsky thuộc loại thiên tài hiếm hoi mà càng về cuối đời thì sự nghiệp sáng tác càng lên tới đỉnh cao hơn.
"Anh em nhà Karamazov" là tác phẩm vĩ đại nhất của ông, là tác phẩm tổng kết cả cuộc đời viết văn của ông: ở đây hội tụ tất cả những ý tưởng chủ đạo mà nhà văn ấp ủ suốt đời và đã giãi bày một phần trong tác phàm trước đó, đây là sự kết tinh kinh nghiệm sóng sóng gió đầy đau khổ của nhà văn và vô vàn quan sát trong thực tế, tay nghề điêu luyện sau bốn chục năm lao động văn học. -
Chàng Ngốc
Truyện Dịch
Fyodor Dostoevsky
CHAPTERS 50 VIEWS 12731
Chàng Ngốc là Hoàng thân Myshkin – một nhân vật phức tạp. Độc giả có thể tìm thấy ở chàng một chút của Chúa Jesus, một chút của Don Quixote, một chút của Pickwick để hình dung ra hình ảnh lý tưởng về một tín đồ đạo Thiên chúa. Nhưng khác với nhân vật của Bunyan trong The Pilgrim’s Progress, Dostoievsky không xây dựng Myshkin như một nhân vật mang tính biểu tượng, trong một thế giới phi thực tế mà đặt chàng vào thế giới thực, sống động. Bằng cách đưa Chàng Ngốc vào một thế giới trần tục, Dostoievsky đã thể hiện cái nhìn phê phán và đả kích của mình đối với chế độ quân chủ tư sản và sự ngự trị của quyền lực trong xã hội nước Nga lúc bấy giờ. Nhân vật chính của tác phẩm, Hoàng thân Myshkin là con trai cuối cùng trong một gia đình thuộc dõng dõi hoàng gia đã bị phá sản. Sau một thời gian sang Thụy Sĩ trị bệnh, chàng trở về nước Nga và từ đây, chứng kiến nhiều chuyện khóc cười trong lòng một xã hội đang bước vào thời nhốn nháo. Ngoài chứng bệnh tâm, Myshkin là hình mẫu tiêu biểu cho thứ lòng tốt đơn thuần và cao thượng. Chàng đơn độc, nghèo khó, trong sáng, khờ khạo, trung thực, hào phóng, độ lượng, dễ bị lợi dụng và rất dân chủ (theo nghĩa không hề quan tâm đến thứ bậc cũng như địa vị của con người trong xã hội)… Myshkin còn là người vụng về trong các mối quan hệ xã hội, thường xuyên đau đớn vì chứng động kinh nhưng vẫn ảo tưởng về sự lãng mạn của tình yêu và sự chân thành của tình huynh đệ, bằng hữu. Khác với Raskolnikov, nhân vật chính trong Tội ác và trừng phạt, được xây dựng từ một vụ giết người mà Dostoievsky đọc được trên báo, hoàng thân Myshkin là hình ảnh xuất phát từ nguyên mẫu là chính nhà văn. Ngay khi trở về St. Petersburg, chàng đã gặp hai người phụ nữ xinh đẹp. Một là Nastasya - tình nhân của một gã quý tộc giàu có, thích hưởng lạc. Nàng được hắn nuôi dưỡng sau khi bố mẹ qua đời và sau đó, bị chính hắn cưỡng bức và biến thành vợ không chính thức. Câu chuyện bất hạnh của nàng trở thành đề tài bàn tán của người dân khắp thành phố. Còn người kia là Aglaia – cô con gái của tướng Epansin. Mẹ Aglaia là một người họ hàng xa với chàng Ngốc. Myshkin bị cả hai người phụ nữ hấp dẫn nhưng chàng quá dại khờ để phân biệt sự khác nhau giữa tình yêu và niềm đam mê. Hoàng thân không có khả năng chọn lựa, càng không xác định được tình cảm của mình với hai người phụ nữ. Liệu đó là sự khờ khạo? Hay đó đơn giản bởi chàng quá tốt? “Tôi yêu nàng bằng tất cả trái tim” (chàng nói với mẹ của Aglaia, ám chỉ đến Nastasya). “Và cùng lúc đó, hoàng thân cũng bộc lộ tình yêu của mình với Aglaia Ivanova?” “Ồ, vâng, vâng”. “Thế là sao? Nghĩa là cậu muốn yêu cả hai người họ?” “Ồ, vâng, vâng”. Dostoievsky không bao giờ viết thẳng ra ý tưởng của mình mà để cho chúng ta tự đặt ra nhiều giả thuyết. Nhưng trong trường hợp này, có một điều tương đối rõ ràng: ấy là cảm xúc của con người luôn có tính hai mặt hoặc ít nhất, trong thế giới tình cảm của con người, luôn luôn có nhiều tầng bậc đan xen vào nhau. Dostoievsky trước sau vẫn là một nhà tâm lý học bậc thầy. Ông là “nhà tâm lý học duy nhất mà từ đó, tôi học được mọi thứ”, Nietzsche từng nói về Dostoievsky như vậy. Hơn bất cứ nhà văn nào khác, ông giới thiệu đến độc giả một bức tranh cận cảnh nhất về con người. Ông thuộc vào số ít những nhà văn phức tạp, khó nắm bắt, có khả năng khai phá những tầng sâu thăm thẳm cũng như những góc khuất u tối trong tâm hồn con người.
-
Con Bạc
Truyện Dịch
Fyodor Dostoevsky
CHAPTERS 17 VIEWS 8858
Con Bạc nằm trong khuôn khổ seri "Cuộc Đổ Bộ Của Chàng Dostoievski" trong hình dạng ba cuốn sách bìa giống hệt nhau, chỉ khác nhau tên sách, bao gồm: Con Bạc, Người Chồng Vĩnh Cửu, Chàng Ngốc Hữu Ích.
Với nguyên mẫu trực tiếp của một con người đã phát triển đa dạng, nhưng nhiều mặt lại chưa hoàn chỉnh, không tin gì, nhưng lại không dám không tin, chống lại quyền lực nhưng lại sợ quyền lực. Anh ta tự huyễn hoặc mình rằng ở nước Nga anh ta chẳng có việc gì làm và vì thế anh ta chỉ trích gay gắt những người từ trong nước Nga kêu gọi ngoại kiều Nga về nước.
Vấn đề chính là ở chỗ tất cả những tinh túy cuộc sống của anh ta: sức mạnh, niềm hăng say, lòng dũng cảm lại đổ vào trò chơi rulet. Anh ta là con bạc, nhưng không phải con bạc tầm thường, cũng như tên hiệp sĩ keo bẩn của Pushkin không phải là tên keo bẩn tầm thường. Anh là nhà thơ có đẳng cấp riêng biệt, nhưng vấn đề là ở chỗ chính anh lại xấu hổ với thơ anh, bởi vì anh cảm thấy sâu sắc cái thấp hèn của loại thơ ấy, mặc dù nhu cầu phiêu lưu đã làm tăng phẩm giá cho anh trong con mắt của chính anh. Toàn bộ câu chuyện là chuyện anh chơi rulet ở các sòng bạc đến năm thứ ba. -
Đầu Xanh Tuổi Trẻ
Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75
Fyodor Dostoevsky - Vũ Trinh dịch
NGUỒN SÁNG xuất bản 1974CHAPTERS 31 VIEWS 3585
Không thể nhịn được nữa, tôi bắt đầu viết lại câu chuyện của những bước đầu trong đường đời của tôi. Lẽ ra, tôi không làm việc đó cũng được. Nhưng có một điều chắc chắn là tôi sẽ chẳng bao giờ viết lại tiểu sử của tôi nữa, dù tôi có sống đến trăm tuổi. Phải say mê con người của mình một cách hèn hạ lắm mới có thể nói tới mình mà không hổ thẹn. Lí do duy nhất tôi có thể viện ra để bào chữa cho mình ấy là động cơ thúc đẩy tôi viết không giống như trăm ngàn người khác, họ viết để được những lời tán tụng của độc giả. Vì một nhu cầu nội tại nên bỗng nhiên tôi nảy ra ý kiến ghi chép từng chữ một tất cả những gì đã xảy ra cho tôi kể từ năm ngoái. Tôi đã quá kinh ngạc trước những việc đã xảy ra! Tôi chỉ ghi chép lại những sự việc mà cố tránh bằng đủ mọi cách những gì xa lạ với chúng, và cố tránh nhất là những xảo thuật văn chương; một nhà văn có thể viết suốt ba chục năm trường mà rốt cuộc chẳng hiểu vì sao ông ta lại có thể viết trong nhiều năm đến thế. Tôi chẳng phải là văn sĩ mà cũng chẳng muốn là văn sĩ. Đem lôi phần thầm kín của tâm hồn và mô tả đẹp đẽ những tình cảm của tôi ra bầy trên thị trường chữ nghĩa của văn đàn, họ, theo tôi, hẳn là một việc sỗ sàng và tồi bại. Tuy nhiên tôi cũng thấy trước một cách không phải không khó chịu, rằng có lẽ khó tránh được một cách triệt để những sự miêu tả tình cảm và những sự suy tư (có thể rất tầm thường nữa): bởi lẽ bất cứ công việc văn chương nào, dù chỉ thực hiện cho chính mình thôi, cũng khiến người ta nản lòng! Và những suy tư ấy có thể rất thô lỗ, vì những gì mình phải, chính mình ưa thích rất có thể lại chẳng có chút giá trị gì đối với người khác. Nhưng tất cả những điều trên kia đều nên coi là một câu nói ngoài đề. Ấy thế là lời nói đầu của tôi đã viết xong: sẽ chẳng bao giờ còn có gì tương tự thế nữa. Ta hãy bắt tay vào việc! Dẫu rằng chẳng còn gì khó khăn hơn là khởi công sáng tác một cuốn sách, và có lẽ ngay cả bắt tay vào bất cứ việc nào nói chung.
-
Đêm Trắng
Truyện Dịch
Fyodor Dostoevsky
CHAPTERS 5 VIEWS 8830
Đó là một đêm kì diệu, một đêm mà có lẽ chỉ có thể có được khi chúng ta còn trẻ, hỡi bạn đọc thân mến. Bầu trời đầy sao, một bầu trời lộng lẫy đến mức ngước nhìn lên nó ta phải bất giác tự hỏi mình: chẳng lẽ những con người cau có, trái tính trái nết đủ loại lại có thể sống dưới một bầu trời như thế? Đây cũng là một câu hỏi của tuổi trẻ, hỡi bạn đọc thân mến, một câu hỏi rất trẻ, nhưng cầu xin Đức Chúa Trời ban cho bạn thường xuyên hơn câu hỏi ấy!.. Còn nói về những quý ngài trái tính trái nết và cau có đủ loại thì tôi không thể không nhớ lại cách xử sự hợp lẽ của tôi trong cả ngày hôm đó. Ngay từ sáng sớm tôi đã bị một nỗi buồn kì lạ hành hạ. Tôi bỗng nhiên có cảm giác rằng tôi, một kẻ cô đơn, đang bị tất cả bỏ rơi, xa lánh. Tất nhiên, bất kì ai cũng có quyền hỏi: tất cả là ai? Bởi vì tôi sống ở Peterburg 1 đã tám năm nay mà hầu như chưa hề làm quen được với một người nào. Nhưng tôi phải làm quen để làm gì? Không có việc đó thì cả thành phố Peterburg cũng đã quen thuộc với tôi rồi; mà chính vì thế nên tôi mới cảm thấy tất cả đều bỏ rơi tôi khi toàn bộ thành Peterburg bỗng đột ngột kéo nhau ra các nhà nghỉ ngoại thành. Ở lại một mình tôi rất sợ, và suốt ba ngày dài tôi lang thang khắp thành phố trong nỗi buồn nặng nề và tuyệt nhiên không hiểu cái gì đang xẩy ra với mình. Dù xuôi đại lộ Nevxki, dù vào công viên hay lang thang dọc con đường bờ sông - không một khuôn mặt nào tôi vẫn quen gặp ở những nơi đó vào một giờ nhất định trong suốt cả năm qua. Tất nhiên mọi người không biết tôi, nhưng thôi lại biết họ. Tôi biết họ khá rõ; tôi gần như đã nghiên cứu từng khuôn mặt họ - tôi thích thú ngắm nhìn họ khi họ vui vẻ, và tôi buồn khi họ rầu rĩ u ám. Tôi gần như đã kết bạn với một ông mà tôi vẫn gặp hàng ngày vào một giờ nhất định ở Đài Phun Nước. Ông ta có vẻ mặt trang trọng, trầm tư, lúc nào cũng lẩm bẩm nói chuyện một mình và vung vẩy tay trái, còn trong tay phải là cây gậy dài có nhiều mấu, tay cầm bịt vàng. Ông ta thậm chí đã nhận ra tôi và tỏ vẻ thân thiện đối với tôi. Nếu như vào cái giờ nhất định đó mà tôi không có mặt ở cạnh Đài Phun Nước thì chắc là ông ta cảm thấy buồn. Chính vì vậy mà có khi chúng tôi đã gần như nghiêng người chào nhau, nhất là vào những hôm cả hai thấy trong lòng sảng khoái. Một lần cách đây không lâu, suốt hai ngày chúng tôi không gặp nhau, đến ngày thứ ba vừa trông thấy nhau chúng tôi đã suýt túm lấy vành mũ, nhưng kịp nhớ lại và hạ tay xuống, đi ngang qua nhau với mối đồng cảm trong lòng. Cả những ngôi nhà cũng quen biết tôi. Khi tôi đi ngang qua, chúng dường như chạy ra đón gặp, nhìn tôi bằng tất cả các cửa sổ và hình như nói với tôi: "Chào anh, sức khoẻ anh thế nào? Còn tôi, nhờ trời vẫn khoẻ, đến tháng Năm này tôi sẽ có thêm một tầng nữa". Hay là: "Anh có khoẻ không? Còn tôi ngày mai sẽ được sửa chữa". Hoặc: "Hôm rồi tôi suýt cháy rụi, làm tôi sợ quá", và vân vân... Trong số đó có những ngôi nhà tôi yêu thích, có những ngôi nhà là bạn thân thiết của tôi; có một ngôi nhà mùa hạ này sẽ nhờ kiến trúc sư chạy chữa. Tôi sẽ cố hàng ngày ghé qua thăm để người ta, cầu chúa ban ơn, chạy chữa cho nó đến nơi đến chốn... Và không bao giờ tôi quên câu chuyện xảy ra với ngôi nhà nhỏ màu hồng tươi cực xinh xắn. Đó là một ngôi nhà bằng đá dễ thương, đối với tôi hết sức niềm nở và nhìn những hàng xóm xấu xí của mình kiêu hãnh đến mức mỗi khi đi qua nó tôi thấy tim mình rộn lên vui sướng. Bỗng nhiên tuần trước khi đi trên phố, vừa nhìn thấy người bạn quen thì tôi chợt nghe một tiếng kêu não ruột: "Mà người ta sắp quét sơn vàng lên tôi đấy!" Quân độc ác! Lũ người man rợ! Họ không thương tiếc một cái gì hết: cả những dãy cột tròn, cả những mái đua, và người bạn của tôi vàng ệch ra như một con chim hoàng yến. Tôi suýt lộn ruột lên vì chuyện ấy và đến giờ không dám đến nhìn lại mặt người bạn đáng thương dị dạng của tôi đã bị trét lên cái màu của các hoàng đế Trung Hoa.
-
Hồi Ký Viết Dưới Hầm
Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75
Fyodor Dostoevsky - Thạch Chương dịch
VĂN xuất bản 1966CHAPTERS 21 VIEWS 18853
Cả tập buÌt kí này lẫn tác giả của nó cố nhiên chỉ là tưởng tươÌ£ng. Tuy nhiên, nếu quan sát những hoàn cảnh trong đó xã hôÌ£i ta đươÌ£c hình thành, thì mẫu người tương tưÌ£ như tác giả tập buÌt kí này chẳng những có thể, mà coÌ€n nhất định phải có trong xã hôÌ£i ta.
Tôi muốn phác hoÌ£a rõ neÌt hơn bình thường môÌ£t chuÌt cho đôÌ£c giả thấy môÌ£t trong những nhân vật của thời đại vưÌ€a qua, môÌ£t trong những người đại diện của thế hệ coÌ€n sống đến bây giờ. Trong phâÌ€n đâÌ€u có tên goÌ£i DươÌi hâÌ€m này, nhân vật đó sẽ tưÌ£ giơÌi thiệu về mình, trình bày những quan điểm của y và dường như có ý muốn giải thích những lý do khiến y đươÌ£c sinh ra trong xã hôÌ£i chuÌng ta. CoÌ€n phâÌ€n hai mơÌi chính là những hôÌ€i ức về môÌ£t vài biến cố trong đời y. -
Là Bóng Hay Là Hình
Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75
Fyodor Dostoevsky - Đinh Đắc Phúc dịch
ĐẤT SỐNG xuất bản 1973CHAPTERS 13 VIEWS 10473
Được xuất bản vào năm 1846, "Là Bóng Hay Là Hình" vẫn là hình ảnh con người trong trong cái nhìn lạ lùng của Dostoiesvski, ném ánh mắt tinh tế vào tận nẻo thâm cùng của tâm hồn con người, những tâm hồn độc đáo, bất thường, bệnh hoạn.
Golyadkin, nhân vật của câu chuyện, và "cái bóng sống thực" của y, cho ta thấy sự hoảng hốt ngỡ ngàng của con người về chính mình: rất gần mà rất xa, thân thiết mà hận thù, thật một mà quả hai, rất hai nhưng chỉ là một. Nhưng mỗi chàng Golyadkin là một mẫu người: Nếu Golyadkin là một tích lũy của những dồn nén ẩn ức, thì Golyadkin hai là sự giải tỏa những ẩn ức dồn nén đó: nếu Golyadkin một là con người trong sạch (theo cái nghĩa gần như sơ khai, nguyên thủy) thì Golyadkin hai là một người tạo ra bởi những giả dối của xã hội văn minh. Và tâm hồn què quặt của Golyadkin là bãi chiến, là sự giằng co giữa hai con người đó. -
Lũ Người Quỷ Ám
Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75
Fyodor Dostoevsky - Nguyễn Ngọc Minh dịch
NGUỒN SÁNG xuất bản 1973CHAPTERS 24 VIEWS 17646
F. Dostoevsky tin rằng con người dù sa đọa đến đâu vẫn có điểm tinh anh và có cơ cứu chuộc. Tác phẩm Lũ Người Quỷ Ám mang tính lý giải chứ không lên án. Những kẻ lầm lỗi mà hành động sai quấy rồi cũng có ngày quay trở lại với nhân tính, đó là điều mà tác giả muốn nhắn nhủ. Họ chỉ bị "quỷ ám" hiện thời, chứ không mãi mãi là "ma quỷ". Tuyển tập tác phẩm F. Dostoevsky gồm những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà vÇŽn kinh điển người Nga này sẽ góp phần làm giàu thêm tủ sách quý của bạn.
-
Người Chồng Muôn Thuở
Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75
Fyodor Dostoevsky - Tô Thùy Yên dịch
KẺ SĨ xuất bản 1971CHAPTERS 18 VIEWS 1664
Mùa hè đến, và trái với mọi sự chờ đợi, Veltchaninov vẫn ở lại Pétersbonrg. Chuyến du lịch miền Nam nước Nga mà ông đã dự tính, không thể thực hiện, và vụ kiện tụng vẫn chưa thấy phần kết thúc. Vụ kiện tụng đó, liên quan đến một miếng đất, đã trở nên rắc rối. Nó có vẻ hơi giản dị và cái kết quả của nó gần như không thể bàn cãi được cách đây ba tháng về trước; nhưng bỗng nhiên mọi thứ lại trở nên lôi thôi. (Và theo thói thường, mọi thứ càng lúc càng tệ thêm). Bây giờ Veltchauninov thường hay lập lại câu nói đó. Ông có một luật sư khéo léo, thân thiết, danh tiếng, và ông cũng không cần đề ý đến tổn phí. Nhưng sự sốt ruột và một thứ nghi ngờ lo ngại xúi giục ông đích thân can thiệp vào công việc của mình: ông soạn thảo những bản điều trần mà luật sư vứt vào sọt rác; ông chạy đến các cơ quan công quyền, không ngớt hỏi thăm tin tức và hiển nhiên việc đó chỉ làm chậm đi mọi sự. Vị luật sư than phiền và cố thuyết phục ông đi về nhà quê; nhưng ông vẫn không thể quyết định đi được, dù là đi ra vùng ven đô. Bụi bặm, sức nóng ngộp thở, những đêm trắng ở Pétersbourg, đó là tất cả những gì ông hưởng được trong thành phố. Ông cũng chẳng được may mắn với cả căn phòng trọ của ông, ở một nơi nào đó gần Nhà Hát Lớn, mà ông đã mướn cách đây ít lâu: “Chẳng có gì thành công hết” Nỗi ưu uất càng ngày càng trầm trọng, hơn nữa, từ lâu nay, ông cũng đã có khuynh hướng như thế …
-
Người Chồng Vĩnh Cửu
Truyện Dịch
Fyodor Dostoevsky
CHAPTERS 16 VIEWS 8574
Người Chồng Vĩnh Cửu viết về câu chuyện một người chồng bị “cắm sừng” và những hành vi của ông ta sau khi biết mình bị vợ và bạn phản bội. Về đề tài này Dostoevski đã từng có một truyện ngắn trước đó, nhan đề Vợ người khác và gã chồng dưới gầm giường (1848), trong đó, theo “gu” thịnh hành trong văn học đương thời, Dostoevski mô tả nhân vật người chồng bị lừa dối theo kiểu nửa hài kịch thông tục. Còn giờ đây, với Người chồng vĩnh cửu, Dostoevski đã “nâng tầm” sáng tác của mình, tạo bước ngoặt phát triển nghệ thuật mô tả tâm lí phức tạp cho dạng đề tài này.
Viết về đề tài ghen tuông và tính cách của người chồng bị phản bội Dostoevski có thể đã xuất phát từ một số tình huống cốt truyện và diễn biến tâm lí của hài kịch Molier - Trường học dạy làm vợ (1665) và Trường học dạy làm chồng (1667). Năm 1867, theo lời khuyên của Turghenev, Dostoevski đã đọc Bà Bovary của G. Flaubert. Cuốn tiểu thuyết của nhà văn Pháp đã gợi ý cho ông ý đồ mô tả và lí giải hình tượng người chồng bị cắm sừng theo hướng nghệ thuật-tâm lí mới. Ông tìm thấy trong cuốn tiểu thuyết này motip mà sau này ông sử dụng như điểm xuất phát cốt truyện cho tác phẩm của mình: Charles Bovary sau cái chết của vợ, qua những bức thư của bà với tình nhân, đã biết về sự phản bội của vợ mình, đâm ra rượu chè rồi chết. Trusotski sau cái chết của Natalia Vacilievna, vợ mình, và qua thư từ của bà biết mình bị phản bội, đồng thời phát hiện ra đứa con gái yêu không phải con đẻ của mình. -
Tội Ác Và Hình Phạt
Truyện Dịch
Fyodor Dostoevsky
VIEWS 4476
"Tội Ác Và Hình Phạt" là một trong những cuốn tiểu thuyết lừng danh nhất của văn học Tây phương, một trong số rất ít những tác phẩm thực sự vĩ đại của muôn đời.
Dostoïevski bắt đầu viết kiệt tác này năm 1865, lúc ông đã bốn mươi tư tuổi và cũng giống như Raskolnikov, nhân vật chính, ông đang mắc nợ như chúa chổm. Về cả hai phương diện tình cảm và tài chính, đây là thời kỳ đen tối nhất của đời ông, không kể thời gian bị tù đày (1849-1854) dĩ nhiên. Nhưng có lẽ cảnh nợ nần còn khó chịu hơn cả sự tù đày. Trong một lá thư gởi cho một người bạn cũ quen từ hồi ở Semipalatinsk, bá tước Wrangel, ông viết: "Đột nhiên tôi lại thấy mình cô độc; tôi sẵn sàng trở lại nhà tù từng ấy năm nếu có thể vì thế mà được sạch nợ nần và sau đó lại cảm thấy tự do. Bây giờ tôi sắp bắt đầu viết một cuốn truyện, miễn cưỡng và bắt buộc, phải viết thật nhanh..."