-
Ba Người Bạn
Truyện Dịch
Erich Maria Remarque
CHAPTERS 28 VIEWS 12373
Ba Người Bạn vẽ lên đầy đủ cuộc sống cơ cực của tầng lớp nghèo hèn nhất trong xã hội, những con người bị coi là hạng "cặn bã" phải chịu hậu quả ghê gớm của chiến tranh, để một nhóm kẻ cầm quyền hưởng lợi nhuận chiến tranh. Có lẽ không ai có thể cảm thông với đám cựu chiến binh hơn là các cô gái điếm và ngược lại. Họ đều là những người trẻ tuổi, nuôi những mơ ước bình dị, nhưng chiến tranh đã không cho họ cái cơ hội làm một con người bình thường. Nạn đói, nạn thất nghiệp, sự bỏ mạng của người chồng nơi chiến địa đã đẩy những người phụ nữ suốt đời chỉ mơ là vợ làm mẹ ấy phải lao vào con đường bán trôn nuôi miệng. Remarque đã viết về họ, những nạn nhân đáng thương chứ không đáng trách ấy, với một ngòi bút đầy nhân đạo, vị tha. Dưới ngòi bút của tác giả, những nhân vật "cặn bã" này, những chàng trai cô gái bất hạnh "bỏ đi" này lại "người" hơn ai hết. Thật cảm động là những trang viết về tình gắn bó đùm bọc giữa họ với nhau, họ không thương lấy nhau thì còn ai thương họ nữa, vả chăng họ mất mát nhiều quá, thiệt thòi nhiều quá nên cũng quá cảm thông nhau. Những người như họ có quyền hưởng hạnh phức, nhưng cuộc đại chiến thế giới thứ nhất đã thiêu ra tro quá khứ và hiện tại của họ, và đại chiến thế giới lần thứ hai đang rình rập hủy nốt cái gọi là tương lai không có tương lai của họ. Đói nghèo, thất nghiệp, mãi dâm - những nét tiêu biểu của xã hội Đức trong những năm cuối thập kỷ 20 thế kỷ này đã được Remarque mô tả một cách hết sức giản dị mà cực kỳ rõ nét, đầy đủ trong "Ba người bạn". Các nhân vật của ông mỗi người khổ sở mỗi cách. Đó là Muttchen, một bà lão đêm đêm đứng đường với chảo xúc xích để cung phụng ông chồng nghiện moocphin, đó là Valentin, cựu chiến binh, nuôi ấn tượng quá khủng khiếp về cuộc chiến tranh, không còn biết bắt đầu lại ra sao với cuộc đời mình, suốt ngày ngập trong rượu mừng vì nỗi thoát chết; đó là Hasse, một viên chức cần mẫn, lúc nào cũng chúi mũi vào việc công sở, nơm nớp lo mất việc, không dám ăn tiêu, dè xẻn từng đồng phòng khi thất cơ lỡ vận, để đến nỗi bà vợ chịu không nổi bỏ đi, cuối cùng kẻ xấu số ấy thắt cổ tự vẫn; đó là F Grau, một họa sĩ có tài nhưng phải sống bằng nghề truyền thần ảnh người chết... Biết bao kiếp người bế tắc trong một xã hội bế tắc. Qua một chương thôi, Remarque đã cho ta thấy sự bế tắc tột cùng của những người Đức thời bấy giờ, họ đổ xô đến những cuộc hội họp chính trị, không cần biết mục đích của đảng phái chính trị ấy, họ tìm một cái gì đó thay cho tôn giáo để mà tin, để mà bấu víu, và dễ dàng trở thành những kẻ cuồng tín. Đó chính là cơ sở để chủ nghĩa phát xít phát triển, đi đến chỗ cầm quyền. Đã thấy bóng dáng của lũ người mặc áo bludông, những tên phát xít khủng bố được dung túng. Vả chăng Lenz cũng đã chết bởi bàn tay chúng.
-
Bản Du Ca Cuối Cùng
Truyện Dịch
Erich Maria Remarque
CHAPTERS 20 VIEWS 28571
Đang ngủ say, Kern giựt mình nhổm phắt lên, nghe ngóng. Như tất cả những kẻ bị tróc nã, Kern tỉnh hẳn ra, sẵn sàng chạy trốn. Ngồi bất động trên giường, hơi nghiêng người một bên, anh nghĩ tới cách đào thoát một khi thang lầu bị chận.
Căn phòng ở tận lầu tư. Cửa sổ mở ra sân chẳng có bao lơn nên không thể từ đó đu mình tới ống máng. Thế là không thể trốn thoát qua ngả đó. Chỉ còn một cách duy nhứt là băng qua hành lang để chạy tới vựa lúa, và từ đó, vượt mái ngói sang nhà bên cạnh.
Kern nhìn xuống mặt đồng hồ dạ quang. Năm giờ hơn. Trời vẫn còn tối trong phòng, hai tấm vải trải giường gần đó làm thành hai đốm mờ. Anh chàng Ba Lan nằm sát tường đang ngáy. -
Đài Tưởng Niệm Đen Của Bầy Diều Hâu Gẫy Cánh
Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75
Erich Maria Remarque - Vũ Kim Thư dịch
ĐẤT SỐNG xuất bản 1973CHAPTERS 25 VIEWS 13013
Bia Mộ Đen Và Bầy Diều Hâu Gãy Cánh (Đài tưởng niệm đen của bầy diều hâu gãy cánh) nói về nước Đức và những hậu quả nghiêm trọng của chiến tranh. Tình trạng lạm phát diễn ra không thể kiểm soát, và người dân sống trong đói khổ, đến cả chết cũng phải đắn đo, vì không chắc mình có thể mua được một tấm áo quan đàng hoàng hay không. Louis - một chàng giáo viên “đã quá chán công việc nhồi vào óc trẻ con với những điều mà mình không còn tin tưởng nữa”, trở thành một nhân viên cửa hàng bán đồ tang chế, và mỗi sáng Chúa Nhật lại đến chơi đàn ở nhà thờ dành cho người tâm thần. Ở đây, anh đã yêu Issabelle - một cô gái điên, bằng tình yêu tuyệt đối thuần khiết. Thật thú vị khi theo dõi những đoạn đối thoại trong cuốn sách này, giữa những người bạn, giữa Louis và cha xứ, đặc biệt là giữa Louis và Issabelle - một người tỉnh và một người điên. Ở đó toát ra cái nhìn giễu cợt vào thời đại, vào cuộc sống, những hoang mang trước cái chết và sự cứu rỗi, cho đến sự bí ẩn của tình yêu.
-
Chiến Hữu (Ba Người Bạn)
Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75
Erich Maria Remarque - Tâm Nguyễn dịch
KINH THI xuất bản 1972CHAPTERS 28 VIEWS 26839
Bầu trời vàng ửng màu đồng, chưa bị che lấp bởi khói từ các cột ống khói lô nhô. Đàng sau dãy mái ngói của xí nghiệp, ánh sáng đặc biệt lộng lẫy. Mặt trời hẳn vừa mới mọc. Tôi nhìn đồng hồ; chưa đến tám giờ. Sớm mười lăm phút.
Thế nhưng tôi vẫn mở cổng, chuẩn bị máy bơm sẳn sàng đón khách. Giờ này thường có một, hai chiếc xe hơi chạy ngang cần nạp nhiên liệu.
Thình lình sau lưng tôi vang lên một âm thanh the thé, chát chúa -- như tiếng một cái cần cẩu rỉ sét di động dưới lòng đất. Tôi đứng im, lắng nghe. Tôi băng qua sân trở lại cổng và thận trọng mở ra.
Một con ma -- trong bóng tối mờ ảo quờ quạng tiến tới! Một thếp vải trắng cáu bẩn quấn quanh đầu, váy vén cao phơi bày đầu gối; mình choàng tạp dề xanh lơ, chân mang dép dầy cộp, vung vẩy một cây chỗi trên tay; nó nặng chừng một tạ tây, và thực sự chính là Matilda Stoss, người lau dọn cho cơ sở của chúng tôi. -
Khải Hoàn Môn
Truyện Dịch
Erich Maria Remarque
CHAPTERS 33 VIEWS 14127
"Khải hoàn môn" là tác phẩm chứa đựng ở mức tập trung nhất những đặc trưng của nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa trong văn nghiệp của Erich Maria Remarque.
"Khải hoàn môn" là thiên tự sự hiện thực chủ nghĩa đầy cảm xúc và suy tư sâu sắc về thân phận của con người trong xã hội phương Tây hiện đại, với những cuộc chiến tranh đế quốc đẫm máu và những hậu quả có tính hủy hoại sâu xa đối với cơ cấu xã hội và đối với tâm hồn con người, cùng những tấn bi kịch và những cảnh sa đọa tiêu biểu của “Buổi hoàng hôn của Chư thần”, như tác giả thường gọi thời kì suy sụp của nền văn minh tư sản Tây Âu. -
Lửa Thương Yêu Lửa Ngục Tù
Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75
Erich Maria Remarque - Vũ Kim Thư dịch
PHÙ SA xuất bản 1973CHAPTERS 24 VIEWS 19072
Bộ xương 509 từ từ ngoi đầu dậy và mở mắt ra. Hắn không hiểu mình đã ngất đi hay chỉ là một cơn ngủ thiếp thôi. Cho tới bây giờ, chẳng còn gì để phân biệt nổi giữa điều này với điều kia, đói và mệt lả từ lâu đã khiến cho sự lầm lẫn ấy thành thói quen, cả hai đều đang chìm sâu tận đáy lầy, nơi mà chẳng một vật gì có thể trồi lên được cả.
509 nằm bất động một lúc để nghe ngóng. Đó cũng là một quy lệ của trại, không một ai biết được nguy cơ sẽ đến từ hướng nào, cho nên càng cố bất động càng có lợi vì không gợi đến sự chú ý của lính canh hoặc bị coi như là đã chết - một thứ quy luật đơn giản của thiên nhiên đối với loài súc vật.
Hắn không thấy có gì khả ngại. Các tay xạ thủ đại liên ở tháp canh phía trước đang ngủ gà ngủ gật, phía sau hắn cũng thế, mọi vật đều yên tĩnh. Cẩn thận, hắn xoay đầu nhìn ra phía sau. -
Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh
Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75
Erich Maria Remarque
KINH THI xuất bản 1973CHAPTERS 12 VIEWS 7310
Tôi cúi xuống Franz nói với nó như thể là cứu được nó không bằng : «Khổng chừng cậu về dưỡng đường Klosterberg, giữa các biệt thự Franz à. Lúc đó có thể từ cữa sổ nhìn qua đồng sang hai cội cây ở chân trời. Mùa này là mùa đẹp nhất trong năm, lúa đang chín : chiều đến dưới ánh nắng đồng trông như xà cừ. Lại còn con đưòng bạch dương cạnh dòng Klosterbach, nơi mình hay đến bắt cá ngạnh ! Cậu lại xây hồ nuôi cá, đi chơi chả cần phải xin phép ai, và tha hồ dạo dương cầm nữa".
-
Một Thời Để Yêu Và Một Thời Để Chết
Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75
Erich Maria Remarque
AN TÊM xuất bản 1972CHAPTERS 26 VIEWS 22951
Yêu và chết của một người trên mặt đất, nhất là trên mặt đất đầy lửa và máu, hoài vọng và thất vọng cay đắng. Một thời yêu và một thời chết, chỉ một thời thôi đời sống của con người kéo dài trong tiếng rạn nức của diêm sinh bắn lửa trên đầu que diêm. Một thời để yêu và một thời để chết, một quyển tiểu thuyết dầy trên năm trăm trang, làm máy động lên những vùng tóc tơ của tình yêu và những tiếng kêu chiều của sự chết. Một người đàn ông mang tên X, gặp cô gái mang tên Y, gặp nhau tình cờ trong bối cảnh, mang tên Z.
Tên X ấy có thể là Ernst Graber và cũng có thể là Xuân, Minh, Vinh hay Tâm; tên Y ấy có thể là Elisabeth Kruse và cũng có thể là Vi, Thủy, Ngọc hay Lan, tên Z kia có thể là một thành phố Đức giữa thời đại chiến mà cũng có thể là một thành phố nào đó. Tình yêu giữa thời chiến, đây là câu chuyện muôn đời xảy ra muôn lần trên lịch sử muôn năm của muôn triệu con người, nhưng đọc một thời để yêu và một thời để chết của Erich Maria Remarque, chúng ta mới thấy rằng có một thời tình yêu và chiến tranh lại trở thành những đề tài sáo cũ và lỗi thời, mà cũng có một thời tình yêu và chiến tranh lại trở lại thành những tiếng gọi thầm thì và những tiếng thống thiết đồng vọng lên hơi thở không ngừng của trái tim. Remarque đưa mình vào một buổi chiều phiêu lãng có mây nhẹ bay qua trên đống gạch vụn điêu tàn của một nền văn minh giẫy chết. Remarque không làm văn chương; chất thơ phớt nhẹ vào quyển tiểu thuyết ông như một chút nước mát từ đồi cao rưới xuống mặt đất cháy đen của thời chinh chiến. -
Phía Tây Không Có Gì Lạ
Truyện Dịch
Erich Maria Remarque
CHAPTERS 12 VIEWS 12833
Phía Tây Không Có Gì Lạ đã được xếp vào số những tác phẩm văn học Đức ăn khách nhất thế giới, với lượng phát hành đã lên tới 20 triệu cuốn, in bằng 50 thứ tiếng. Thậm chí nó được coi là “cuốn tiểu thuyết phản chiến của thế kỷ 20”. Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết, anh lính trẻ Paul Baeumer, sau những ngày tháng kinh hoàng trên chiến trường cuối cùng đã ngã xuống và đoạn kết của cuốn sách là: “Anh ta chết tháng mười, năm 1918, trong một ngày khắp cả mặt trận yên tĩnh, đến nỗi bản báo cáo quân đội chỉ ghi vắn tắt một dòng: Phía Tây không có gì lạ để thông báo”.
Với cái kết đó, tác phẩm của Remarque đã nói được hết sự vô nghĩa của chiến tranh. Ông viết tác phẩm này dựa trên trải nghiệm của chính mình cũng như của các đồng đội khi họ phải ra chiến trận trong Thế chiến I.
Vừa ra đời, Phía Tây không có gì lạ đã gây một tiếng vang hiếm thấy không chỉ ở Đức, một nước mà thời ấy có hàng triệu người vẫn chưa thoát khỏi những hồi ức chiến tranh khủng khiếp: Người ta ca ngợi cuốn tiểu thuyết là “một tượng đài cho mọi người lính vô danh đã hy sinh”, là “bản di chúc của tất cả những người đã ngã xuống trên chiến trường”… Nhà viết kịch Carl Zuckmayer đánh giá Phía Tây không có gì lạ là một cuốn tiểu thuyết “sẽ được đọc mãi trong mọi thời đại”; còn nhà văn Leonhard Frank quả quyết một tác phẩm như vậy “một trăm năm mới có 1 lần”.