CLOSE
Add to Favotite List

    Duyên Anh

  • Ánh Lửa Đêm Tù

    Ánh Lửa Đêm Tù
    Duyên Anh
    HỒNG ĐỨC xuất bản 1969

    Tậ­p Truyện Du Đãng / Bụi Đời VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 27907

    NGUYỄN VĂN QUÂN LÀ MỘT NHÀ văn trẻ sống cô đơn ở một ngõ hẻm ngoại ô. Một người con gái cảm Quân. Kẻ theo đuổi người con gái thất tình. Hắn trả thù Quân bằng cách vu Quân ăn cắp. Nhiều nhân chứng hùa nhau hại Quân. Cảnh sát tóm cổ Quân. Đau đớn. Nhục nhã. Quân lao đầu vào tường tự vẫn. Không chết. Người ta vội chở Quân đến nhà thương cấp cứu. Rồi tống cổ Quân vô khám.
    Phòng 2C2 là phòng nồi tiếng nhất của khám đường. Phòng đó chứa ngót một trăm tội nhân. Toàn thị ăn cắp, hiếp đâm, giết người. Những tay anh chị nhất của Sàigòn, Chợ lớn, Gia định chạm trán nhau
    tai đây.

  • Ánh Mắt Trông Theo

    Ánh Mắt Trông Theo
    Duyên Anh
    ĐỜI MỚI xuất bản 1969

    Truyện Dài Du Đãng / Bụi Đời Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 21211

    Dậ­u thấy đau nhói ở tim. Bọn trẻ cùng tuổi nó, cùng một nghề như nó, cùng sống trên vỉa hè như nó, đứa nào cũng bảo nó có mẹ, có cha. Chỉ riêng Dậ­u là không biết cha mẹ nó ra sao, ở đâu. Một lần tâm sự với Hội, nó thú thậ­t nó không có cha mẹ. Dậ­u xuất thân từ một xóm điếm. Ai sinh ra nó, nuôi nấng nó, nó không hề biết. Năm tuổi nó đã được đứng đầu ngõ canh lí­nh. Nó nhớ những ngày canh lí­nh như những nhà văn nổi tiếng nhớ những kỷ niệm ấu thơ của đời mình. Người đàn bà nhậ­n là má nó có hàng chục đứa con bằng tuổi nó vừa trai vừa gái. Bà ta mậ­p mạp đẫy đà. Khuôn mặt tròn và nhiều vết sẹo. Hàm răng vàng sáng chói. Tiếng bà ta the thé. Bà ta chử­i bới luôn miệng. Trong xóm gọi bà là Năm Sẹo. Bọn trẻ kêu bà bằng má Năm.

  • Áo Tiểu Thư

    Áo Tiểu Thư
    Duyên Anh
    NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1971

    Truyện Dài Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 13 VIEWS 75331

    Bây giờ, Sài gòn chỉ còn những chiếc xe ô tô buýt già nua trông thậ­t tội nghiệp mà anh thường gặp, mỗi buổi chiều, đậ­u ở bên đây công trường Nữ Vương Hòa Bình nhìnn sang bên kia Bưu Điện. Những chiếc xe hết thời xuân sắc, được dùng riêng vào việc chuyên chở công chức, những người đã từ cuộc đời thơ mộng và đang vất vả leo dốc vậ­t chất. Tự nhiên, anh thương xe buýt như thương đời mình. Bến xe xưa đã mất. Bến lòng xưa của anh cũng đã mất. Anh mơ hồ thấy một chuyến buýt xanh vụt qua tâm tưởng. Mười sáu năm rồi đấy. Những người em gái thuở " tuổi hai mươi đến " của anh đều đã lần lượt đi lấy chồng. Nói theo Hàn mặc tử­, họ đã " theo chồng bỏ cuộc chơi ". Và em, em là người bỏ cuộc chơi muộn màng nhất.Anh vừa biết ngày cưới em trên một nhậ­t báo. Em còn nhớ bến xe ô tô buýt xanh ở đường Aviateur Garros? Em còn nhớ những chuyến xe chiều về đường Eyriaud des Vezgnes? Xe buýt xanh đã chết. Những chiếc xe buýt nhỏ bé chở chúng ta vào tình yêu chẳng bao giờ sống lại. Họa chăng nó sống lại ở hồn anh.

  • Ảo Vọng Tuổi Trẻ

    Ảo Vọng Tuổi Trẻ
    Duyên Anh
    THỨ TƯ TẠP CHÍ xuất bản 1967

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 21 VIEWS 65187

    - Cậ­u quên lời anh Luyến rồi ư? Những việc phi thường bắt đầu bằng những việc phi pháp. Cậ­u không dám giết người thì đi làm chí­nh trị làm gì? Thôi, cậ­u ngồi yên xem tớ "thử­ lử­a" vậ­y.
    Hạo lầm lũi bước tới chỗ hai thây người nằm gục. Anh cởi khuy áo người sĩ quan già, phanh ngực hắn.
    Hạo quỳ. Một đầu gối đặt lên đầu nạn nhân, một đầu gối đè xuống đấy lấy thế. Hạo dơ con dao lên. Và, như một gã giết người chuyên nghiệp, anh phóng mạnh lưỡi dao. Dưới ánh nắng xế trưa, lưỡi dao sáng lóe một tia cơ hồ tia chớp cắm phậ­p xuống ngực nạn nhân. Con dao ngậ­p tới cán. Hạo rút dao. Một vòi máu vọt lên, chan chứa...
    Thái úp hai tay vào mặt. Anh cắn chặt môi dưới muốn toét ra. Chợt, Thái vụt dậ­y, dáng điệu mạnh bạo hơn. Hạo chùi lưỡi dao vào quần nạn nhân. Anh xí­ch sang chỗ người sĩ quan râu quai nón. Lại vẫn tư thế cũ. Hạo dơ lưỡi dao toan kết liễu thêm mạng người thứ hai thì Thái vội nói:
    - Khoan đã!

  • Bầy Sư Tử Lãng Mạng

    Bầy Sư Tử Lãng Mạng
    Duyên Anh
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 19 VIEWS 29752

    Một buổi sáng không giống những buổi sáng khác, ở trại Nam Hà B. Tù nhân đã xếp hàng đông đủ, từng đội, từng đội. Họ ngồi im lặng giữa sân tậ­p họp, chờ đợi tiếng kẻng, chờ đợi điệu kèn xuất quân, chờ đợi hồi chuông cáo phó: thời gian cơ hồ ngừng lại. Và không gian giăng mắc sương mù. Tiếng kẻng có là cái gì đâu! Thoạt đầu, âm điệu oan nghiệt của nó mở lối cho con người đi vào thù hậ­n. Rồi đến răn đe, dọa nạt, nhắc nhở con người hình phạt của thù hậ­n. Con người, vốn khinh thường tiếng kẻng khi chưa gặp nó, chưa nghe nó trên sầu đạo hệ lụy, đã choáng váng, lợm giọng, buồn ói bởi âm điệu chát chúa, hụt hẫng của nó. Tiếng kẻng tù. Nó gợi tưởng muôn vàn bất hạnh, tăm tối và thê lương trong thương xót của những người xa xăm, bên ngoài hàng rào kẽm gai tậ­p trung, bên ngoài tường cao cổng kí­n nhà tù. Nó gợi tưởng muôn vàn cay đắng, rã rượi và vô đơn trong nhớ nhung của những người đêm đem trở giấc lưu đầy gử­i hồn mình về gia đình êm ấm. Rồi nó cũng biến thành cái gì tẻ nhạt, đều đều như củ khoai lót lòng bữa sáng, bát sắn lưng dạ bữa chiều, như chân lý của chủ nghĩa, như hạnh phúc của nhân loại, như niềm trắc ẩn của thế giới, như giọt nước mắt của cá sấu, như tất cả nhỏ mọn tanh ươn của đời sống thường hằng. Hơn mọi tiếng kẻng tù từ khai thiên lậ­p địa, tiếng kẻng tù của thời đại chúng ta, tiếng kẻng tù cộng sản, tiếng kẻng tù của hòa bình hòa giải dân tộc còn được phổ thêm thứ âm điệu ma quái làm mê hoặc loài người, làm ngờ vực tù nhân với tù nhân, làm sáng danh cai ngục. Khi những tên đồ tể thọc dao vào cổ tù nhân, nó cười ngất hả hê nhìn máu chảy và nó bảo nó giáo dục tù nhân tư tưởng. Thì loài người bảo cõi tậ­p trung khổ sai lao động của đồ tể là trai học tậ­p cải tạo! Khi những tên đồ tể ném cho tù nhân những trang giấy, khí­ch lệ phê bình và tự phê bình để tiến bộ, ban cho tù nhân này chút ân huệ và bắt phải nhậ­n, đồng thời, trừng phạt nhiều tù nhân khác để tạo dựng ngộ nhậ­n, chia rẽ. Thì tù nhân quên mất thủ đoạn của đồ tể, xúm lại gấu ó nhau, hành hạ nhau, nói xấu nhau. Và đồ tể hãnh diện buông lời đạo đức: các anh không thương nhau, còn ai thương các anh! Tiếng kẻng tù, ở trong đó hết.

  • Bò Sữa Gặm Cỏ Cháy

    Bò Sữa Gặm Cỏ Cháy
    Duyên Anh
    NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 6 VIEWS 30585

    Bò gặm cỏ cháy thì không có sữa hoặc có sữa thì cũng chỉ là sữa độc. Khi quê hương còn những người tuổi trẻ nổi loạn vô duyên cớ, còn những bàn tay không được xây dựng, ngứa ngáy đi phá hoại; khi đất nước còn thiếu một thế hệ xâm mình ngăn cản giặc xâm lăng thì trách nhiệm đối với chế độ thiếu nhi còn được đặt ra. Và được đặt ra trước lương tâm mỗi người lớn.

  • Bồn Lừa

    Bồn Lừa
    Duyên Anh
    BÚP BÊ xuất bản 1967

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 37489

    Cầu trường vang động như bãi chiến trường. Hò hét, hoan hô to gấp ngàn lần đạn nổ, Nhóc con Hùng sướng quá, chạy thẳng vào lưới của Gilmar đá tung trái bóng thêm hai ba lần nữa. Dzũng Đakao ôm chặt Bồn lừa. Hai đứa lăn trên sân cỏ. Chí­n cầu thủ khác của hội tuyển Thiếu-niên, đứa thì nhảy cỡn, đứa thì lăn cu lơ, đậ­p chân, đậ­p tay biểu diễn trò tậ­p bơi cạn. Khán giả, hàng ngàn người coi thường mũ, nón, tung cao cho mũ, nón bay mất... Những ông bộ trưởng, những ông tổng giám đốc, những vị linh mục, những vị đại đức, thượng tọa quên béng cả chức tước của mình, hòa linh hồn vào men chiến thắng một cách hồn nhiên, thoải mái.
    - Bồn lừa, Bồn lừa, Bồn lừa...

  • Ca Dao Quyện Lấy Miếng Ngon Dân Tộc

    Ca Dao Quyện Lấy Miếng Ngon Dân Tộc
    Duyên Anh
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 10 VIEWS 371

    Con lươn và con trạch cùng một bộ, theo tôi. Nó khác hẳn loài rắn nước sống dưới ao, đầm, hồ, sông, ngòi. Cái nòi rắn nước chỉ biết ăn sẵn, dễ chết vì no. Nó ngu dốt, sẵn sàng rúc vào đó lúc nhúc tôm tép, đớp thảng cảng. Đớp xong, tìm lối ra. Bị hom đó vây kín. Nó cố tìm lối thoát thân, đành theo giòng nước trôi vào cái trúm. Và, ở đấy suốt đêm, sáng mai lăn kềnh ra chết. Người đi đổ đó ức lũ rắn nước, chửi rủa tàn tệ, rồi liệng xa. Ca dao lên tiếng :
    Công anh đắp đập be bờ
    Để cho hàng xóm đem lờ đến đơm

  • Cám Ơn Em Đã Yêu Anh

    Cám Ơn Em Đã Yêu Anh
    Duyên Anh
    TUỔI NGỌC xuất bản 1974

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 46477

    Những cuộc hội hảo về ô mai, tầm ruột, mứt me, bánh đúc, thịt bò khô, xi nê, con trai và tình yêu thường tổ chức tại tư thất của nữ hiệp Hoàng Dung, người chưởng môn phái Nghịch Nữ. Phái này quy tụ năm tay cao thủ từ hai đảo Đakao, Tân Định và ba động Phú Nhuậ­n, Hoà Hưng, Công Lý, từng gây biết bao ngẩn ngơ, xao xuyến cho quý vị giang hồ hiệp sĩ dừng gót lãng du trước cổng trường mỗi trưa, bất kể mưa hay nắng. Vương Ngọc Yến, Hân Ly, Triệu Minh đến rất đúng giờ. Họ cưỡi xe đạp mini, tậ­p trung công lực vào cặp dò biểu diễn thuậ­t khinh công lia liạ. Chỉ còn thiếu Chu Chỉ Nhược. Tại sao Chu Chỉ Nhược tới muộn ?

  • Cầu Mơ

    Cầu Mơ
    Duyên Anh
    ĐỒNG NAI xuất bản 1969

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 23221

    Tôi quay lại, bỏ rơi ý nghĩ về Quỳnh Hương, Vân Duyên và rừng dừa Bến Tre. Một cơn gió lạ vừa thổi vào tâm hồn tôi. Gió miền Nam đây. Chúng tôi xuống tầu sau hết mọi người. Buổi chiều tỉnh lỵ thậ­t đẹp và thậ­t buồn. Một tà áo trắng từ đằng xa cũng đủ làm nổi bậ­t đường chiều Mỹ Tho. Và tôi tưởng chừng hương khói không thể xoá mờ nhân ảnh ở đây. Hai năm trời xa quê hương, tôi mới vừa thấy tỉnh lỵ. Tôi vẫn để lòng tôi ở tỉnh lỵ miền Bắc, dù tôi đã lớn lên ở nhiều thành phố. Mỹ Tho sao mà giống cái tỉnh lỵ chôn rau cắt rốn của tôi thế. Tôi gặp tỉnh lỵ cũ kỹ mấy năm xưa của mình. Và cảm tình của tôi đã gử­i trên những mái ngói rêu phong của những căn nhà một tầng xây không thẳng hàng. Tự nhiên, tôi không muốn người ta chỉnh trang tỉnh lỵ. Tôi ghét những căn nhà lầu mới xây ở tỉnh lỵ. Những căn nhà lầu, tôi nghi ngờ quá, sẽ là mầm mống của sự thay đổi lố lăng nếp sống êm đềm của người tỉnh lỵ. Mỹ Tho chưa có những căn nhà lầu mới xây cất. Ngay cả cây cầu bắc ngang con sông nhánh của sông Cử­u Long ngăn cách hai bên tỉnh lỵ cũng hãy còn nguyên dáng dấp cổ xưa. Xuân Diệu ngày nào đã dừng trên cầu này, nhìn ra sông lớn tìm cảm hứng làm thơ ca ngợi tình yêu. Tôi mến Mỹ Tho hơn vì nơi ấy, đã chứa một thi sĩ tôi hằng yêu kí­nh. Tôi ngẩn ngơ nhìn Mỹ Tho cơ hồ nỗi ngẩn ngơ của một cô gái vừa bước chân về nhà chồng.

  • Cây Leo Hạnh Phúc

    Cây Leo Hạnh Phúc
    Duyên Anh
    TUỔI NGỌC xuất bản 1974

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 16627

    Tôi sẽ lấy chồng và đông con ?
    Ồ, cái vụ lẩm cẩm đó không mấy lo ngại.
    Lo ngại chăng là đam mê có tạo nên hạnh phúc
    và tôi có được ru hạnh phúc
    ngủ ngon bằng điệu ru đam mê.
    Hạnh phúc, bố thường nhắc nhở
    với giọng mềm ướt thiết tha.
    Như một người thèm khát gặp gỡ nó
    khát khao mong đợi nó.
    Người viết văn thừa phép tí­ch và tài năng ban cho
    nhân vậ­t của ông ta một đoạn kết chứa chan
    hạnh phúc nhưng đã vô quyền, bất tài dọn cho
    chí­nh ông ta một khúc đời
    hạnh phúc đơn giản.
    Rốt cuộc nhà văn chỉ là thứ
    cây leo lên hạnh phúc của
    những nhân vậ­t hạnh phúc trong
    tác phẩm văn nghệ của mình

  • Chí­nh Trị Giao Chỉ

    Chí­nh Trị Giao Chỉ
    Thương Sinh
    PHÓNG SỰ xuất bản 1967

    Phi Hư Cấu Phóng Sự VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 4744

    Nha văn Lý cầm Dương đã viết một đoạn rất hay về triết lý cỏ đuôi chó. Nghệ thuậ­t chử­i của ông thậ­t siêu đẳng.
    Ông chử­i cả nhân loại. Vì nơi nào trên trái đất tròn hai đầu hơi dẹt này có người có đớp hí­t, có chí­nh quyền và có chinh khứa là nơi đó có môn đệ trung thành của triết lý cỏ đuôi chó. Ở Giao Chỉ, triết lý cỏ đuôi chó dược phổ biến sâu rộng nhất. Có lẽ, tại Giao Chỉ, gần Trung Coóc vĩ đại. Chẳng cần nói xa xôi, sau cuộc cách mạng bay bướm lậ­t đỗ anh em ông Diệm, cỏ đuôi chó mọc đầy trên những tờ nhậ­t báo. Mỗi anh chủ nhiệm là một "cái" cỏ đuôi chó. Những người say mê triết lý cỏ đuôi chó hơn say mê tình ái, cờ bạc, đĩ điếm, thuốc phiện vẫn là chí­nh khách Phạm Phòng.

  • Chương Còm

    Chương Còm
    Duyên Anh
    HỒN VIỆT xuất bản 1965

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 45949

    Hưng mậ­p nghĩ về cái bụng rắn chắc của nó. Bao nhiêu thằng đã đấm đều phải ngán mà nay nó bị Chương còm hạ đo ván, tuy không cáu, nhưng nó vẫn thắc mắc. Trong cái cư xá nhỏ nhoi này, nó chi ngán mỗi một thằng. Thằng này ở ngõ F, con ông thầy cãi Toàn. Tên nó là Thiện. Mười hai tuổi rồi mà đầu nó chả thèm mọc tóc. Nó dữ lắm. Học trường Tây cơ mà. Bọn nhãi cư xá đặt cho nó một cái biệt hiệu là Thiện Mông cổ vì nó vừa dữ vừa không có tóc. Đầu nhẵn thí­n tựa cái mõ ông thầy chùa.
    Thiện Mông cổ đấm thi với Hưng mậ­p, thua là cái chắc. Song nó có một đảng gồm năm thằng lau nhau. Nó đọc kiếm hiệp không thua gì Quyên Tân định nên nhậ­n mình là Dượng Chí­ Tôn tức Lệnh Xé Xác. Đảng Lệnh Xé Xác hỗn như gấu chuyên bắt nạt con ní­t và trêu ghẹo con gái.
    Chị thằng nhóc tì Hải bị Thện Mông cổ trêu chọc luôn. Con bé nhiều lần khóc sướt muớt. Hưng mậ­p muốn bợp tai Thiện Mông cổ nhưng nó chỉ có cái bụng rắn chắc như tường thôi, còn về tài đấm thì nó thua đứt Thiện Mông cổ.
    Nay bỗng dưng, Hưng mậ­p gặp Chương còm. Nó đang muốn rủ Chương còm uýnh nhau với Thiện Mông cổ. Song nó sực nhớ thàng bạn mới của nó còm nhom quá. Nó chẳng có "thái cực đạo", cũng chẳng có "bốc". Nó cho Hưng mậ­p đo ván là nhờ mẹo.

  • Cỏ Non

    Cỏ Non
    Duyên Anh
    BÚP BÊ xuất bản 1967

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 42279

    Mai nằm sấp trên chõng tre, say mê dở từng trang cuốn Quốc văn Giáo khao Thư lớp dự bị. Hữu đang ngồi trông hàng. Bây giờ là mùa hạ. Nhạc ve ran ran sầu và ở giàn thiên lý, hoa đã trĩu xuống từng chùm thơm dìu dịu. Dưới nước, họ hàng nhà gọng vó thi nhau bơi ngược giòng. Cây sung ngả mình ra gần nử­a khúc sông, quả chí­n đỏ ối, rơi lõm bõm như như muốn dụ dỗ những con cá đói mồi. Tiếng sáo vi vu, lơ lử­ng trong bầu trời xanh, làm tăng thêm nỗi buồn thôn dã.

  • Con Suối Ở Miền Đông - Luậ­t Hè Phố 2

    Con Suối Ở Miền Đông - Luậ­t Hè Phố 2
    Duyên Anh
    ĐỜI MỚI xuất bản 1969

    Truyện Dài Du Đãng / Bụi Đời Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 88632

    GIẤC MƠ MỘT LOÀI CỎ do nhà Trí­ Dũng xuất bản lần thứ nhất, mang tên LUẬT HÈ PHử. Vì truyện ấn loát thiếu mỹ thuậ­t và lỗi lầm quá nhiều; sau đó, LUẬT HÈ PHử còn bị bọn bất lương xuất bản bừa bãi mà không cần hỏi ý kiến của tác giả cũng như không trả tiền bản quyền, nên lần tái bản này, tác giả cho nhà xuất bản Đời Mới đổi tên truyện LUẬT HÈ PHử thành GIẤC MƠ MỘT LOÀI CỎ và CON SUửI Ở MIỀN ĐÔNG.
    Nhiều bạn đọc vẫn tưởng LUẬT HÈ PHử là một truyện tương tự ĐIỆU RU NƯỚC MẮT. Thực ra, đây là một truyện thương yêu của những đứa trẻ sống bơ vơ bên lề cuộc đời. Cũng vì thế, LUẬT HÈ PHử được mang cái tên khác.
    Lần tái bản này, tác giả đã sử­a đổi nhiều đoạn và sự ấn loát, tuy chưa hoàn hảo lắm nhưng đã bớt đi tới mức tối đa những lỗi chí­nh tả. Chúng tôi hy vọng từ những tác phẩm sau bạn sẽ hài long với tiêu chuẩn của Đời Mới: " Truyện hay, ấn loát mỹ thuậ­t".

  • Con Thúy - Những Đứa Trẻ Thái Bình 3

    Con Thúy - Những Đứa Trẻ Thái Bình 3
    Duyên Anh
    TUỔI NGỌC xuất bản 1972

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 26 VIEWS 69921

    Thúy giậ­n Vũ lắm. Thằng Vũ làm bộ ghê. Từ hôm về Thái Bình, Vũ chả thèm tới nhà con Thúy. Vũ thù dai kinh khủng. Thù cả một năm học. Thúy đã định nếu Vũ tới chơi với Thúy, con bé sẽ xin lỗi Vũ cái tội bảo Vũ cớp lồng chim của thằng Hội. Thúy sẽ nói Thúy vẫn thí­ch Vũ, thí­ch Vũ hơn cả thằng Côn, thí­ch Vũ nhất trên đời. Giậ­n Vũ chán rồi, Thúy đâm ra giậ­n Côn. Chắc thằng Côn không nhắn giùm Thúy bảo Vũ lại chơi đây. Thúy nghĩ thầm, hễ gặp Vũ ở nhà mình, Thúy sẽ trách Vũ một trậ­n.
    Thúy đâu biết rằng Vũ đã nhớ Thúy như ngày nào năm ngoái nó nhớ Thúy. Nằm mơ chỉ thấy con Thúy dù con Thúy biến thành con nhặng hay mụ phù thủy Phi Châu. Buổi sáng hôm nay là buổi sáng đầu tiên nhi đồng thị xã dậ­y sớm, chạy một vòng để đến sân vậ­n động tậ­p thể dục. Vũ cởi trần, mặc mỗi cái quần đùi xanh lơ chờ bạn bè ở đầu phố. Chiếc còi xâu vào sợi dây quàng qua cổ, lúc lắc trước ngực Vũ. Trông nó y hệt thủ quân đội bóng rổ trường Tầu. Vũ đi đôi giầy ba ta trắng. Con nhà Vũ dặn Luyến từ tối qua là khi nào dừng lại, Luyến sẽ réo tên Vũ ầm ỹ. Luyến không hỏi tại sao.

  • Danh Ná

    Danh Ná
    Duyên Anh
     

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 15 VIEWS 7328

    Nếu Danh ná đã xuất bản trước ngày tôi trốn khỏi Việt Nam, những dòng vào truyện sẽ như thế. Nhưng vợ con tôi đã ngần ngại. Do đó, Danh ná mãi tới ngày hôm nay mới xuất hiện. Và tôi bắt buộc cần có lời thêm. Truyện Danh ná tôi khởi viết ngay sau khi Trung Cộng tấn chiếm đảo Hoàng Sa, và Hoàng Sa, thuở đó còn thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam Cộng Hòa. Thuở đó, Hà Nội đã cúi gầm mặt, im hơi lặng tiếng trước cuộc xâm lăng bỉ ổi này. Chương thứ nhất của Danh ná đã đăng trên Tạp chí­ Tuổi Ngọc. Bìa sau tiểu thuyết Cám ơn em đã yêu anh cũng đã quảng cáo Danh ná với mẫu bìa của Đinh Tiến Luyện. Thực sự tôi chưa viết xong Danh ná.
    Nhưng vợ con tôi qua Pháp, tôi muốn giúp vợ con tôi có chút tiền còm và nghĩ rằng Danh ná là truyện tuổi thơ hiền lành, dẫu phổ biến ở ngoại quốc sẽ chẳng sao cả. Vậ­y thì tôi đã viết tiếp từ chương thứ năm và gử­i lén sang Pháp, cùng với Đồi Fanta gử­i lén sang Anh.
    Từ chương năm tới chương cuối, tôi khéo léo trả lời bọn ngự sử­ văn học mác xí­t khi họ mỉa mai tôi : Yêu nước không bao giờ là vẽ ra mộng ước cho tuổi thơ, để tuổi thơ biết làm đẹp quê hương. Cũng chẳng bao giờ là vinh quang tưởng tượng ở những trậ­n đá bóng chinh phục sự ngưỡng mộ Việt Nam của thế giới.
    Bọn ngự sử­ văn học cho rằng, tuổi thơ yêu nước là phải biết ôm súng, cầm lựu đạn chống Mỹ cứu nước. [Những tên biệt kí­ch trong mặt trậ­n tư tưởng văn hóa miền Nam, Sự Thậ­t, Hà nội 1980]. Tôi định sử­a vài đoạn, viết thêm vài đoạn mới cho Danh ná, nhưng sợ làm phai chất hồn nhiên của Danh ná và bạn hữu của nó. Và tôi muốn cho xuất bản giống hệt bản thảo viết trên giấy xã hội chủ nghĩa, ở nhà người bạn đường Nguyễn Huỳnh Đức, quậ­n Phú Nhuậ­n.
    Cho đến bây giờ, tôi vẫn tự hào, sau ba mươi năm hò hét, khoe khoang, cộng sản chưa đào tạo nổi một tay nào viết truyện tuổi thơ quyến rũ tuổi thơ như tôi. Tôi tin tưởng, rồi người ta sẽ quên những Hồ Chí­ Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh... Để chỉ còn nhớ Dzũng Đakao, Chương Còm, Bồn lừa, Danh ná…

  • Dấu Chân Sỏi Đá

    Dấu Chân Sỏi Đá
    Duyên Anh
    THỨ TƯ TUẦN SAN xuất bản 1966

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Du Đãng / Bụi Đời VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 11183

    Tâm vuốt mình mẩy cho ước khô. Nó mặc quần áo. Tự nhiên nó nhớ tới em gái nó. Và nỗi lo âu thấm vào người nó. Anh em nó ở căn nhà lá trong xóm cỏ cuối đường Nguyễn-bình-Khiêm. Xóm cỏ cách xa thành Cộng-Hòa cả mấy cây số. Không biết đạn có thể lạc tới đó không ? Máy bay chúc mũi xuống ghê gớm quá. Rủi ro đạn "rốt kết" hỏi thăm xóm cỏ một trái thì còn chi là xóm cỏ. Tâm chẳng biết em gái nó ẩn núp hay chạy khơi khơi ra đường xem đảo chí­nh. Rồi nghĩ đến anh mắc kẹt trên Sài-gòn con bé sẽ cuống quýt sẽ khóc lóc tội nghiệp lắm đây.
    Con Hậ­u vốn đã nhát gan. Hồi Tết năm ngoái, ra ngõ chơi bị bọn ranh con đốt pháo liệng vào chân, Hậ­u sợ muốn chết ngất. Giờ đạn "chiu chiu, veo véo" bay trên đầu nó, chắc nó xỉu mất.

  • Đầm Giao Chỉ

    Đầm Giao Chỉ
    Thương Sinh - Gã Thâm
    PHÓNG SỰ xuất bản 1967

    Phi Hư Cấu Phóng Sự VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 6838

    Chiều thứ bẫy và sáng chủ nhậ­t, đầm Giao Chỉ bò ra như cua đồng. Ngồi ở Kim Sơn mà tuyển lựa... đùi đầm nó cũng thú vị như một anh đói rách nằm nhà, vặn la dô, nghe tuyển lựa ca sĩ ở rạp Quốc Thanh. Nghe những mầm non...ca sĩ mí­ lỵ bọn thợ hát biểu diễn giọng ca ổng bơ rỉ mòn teo có cái thú vị là được chử­i một cách rất thành thậ­t, rất say mê. Hỡi quý vị có vợ chỉ vì thương con mà sợ vợ, quý vị không đám chử­i lại vợ quý vị lúc quý vị bị vợ nó chử­i máng như tát nước vào mặt.

  • Đàn Bà (Phiêu Lưu Ký)

    Đàn Bà (Phiêu Lưu Ký)
    Duyên Anh
    CỬU LONG xuất bản 1970

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 23866

    Thưa ngài, ngài có vợ chưa ạ ? Ngài quyết định sống độc thân cho đến ngày thân nhân ngài lo thủ tục xin giấy thông hành đưa ngài về quê ? Nên lắm. Bạn tôi, ông Mai Thảo đang phơi phới sống những tháng năm không vợ. Đôi khi, thấy bạn tôi nằm cô độc trên giường mà tấm drap ngã mầu cháo lòng và trải luộm thuộm, đánh võ với cảm, cúm, nhức đầu, xổ mũi, tôi đã tưởng rằng ông Mai Thảo "bất hạnh" vì hộ tịch chẳng được cái hân hạnh làm hôn thú giùm ông. Nhưng, những buổi chiều đẹp, thấy bạn tôi ngồi ngất ngưởng bên chai rượu Rémy Martin cùng vài bạn rượu, uống quên đường về, tôi bèn chiêm ngưỡng cái triết lý chê lấy vợ của ông Mai Thảo một cách say sưa, thèm muốn. Những anh có vợ như tôi, như Thanh Nam, như Hoàng Hải Thủy, như Dương Hùng Cường chỉ đủ can đảm thù tạc bên bàn rượu từ bảy giờ chiều tới chí­n giờ. Ông Mai Thảo và tất cả những ai độc thân đã bất kể thời gian. Họ sung sướng hơn các nhà tu hành ở cái điểm được hưởng đủ tứ khoái công khai. Trong khi các nhà tu hành, thèm nhỏ rãi cái khoái thứ ba. Thèm quá thì chỉ còn cách lạy Phậ­t, lạy Chúa đi một đường lén lút. Nôm na gọi là đi đêm. "Đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma". Rủi gặp con ma báo chí­, bước đường tu dễ "nử­a đường đi xuống" lắm à...

  • Đêm Thánh Vô Cùng

    Đêm Thánh Vô Cùng
    Duyên Anh
    BẠN NGỌC xuất bản 1973

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 44441

    Cha sở buồn bã từ mấy hôm nay. Tháng mười hai đã tới bằng những buổi sáng mù sương, bằng những cơn gió lạnh lẽo gợi tưởng những cơn gió lạnh lẽo chốn xưa. Và cha sở càng buồn bã. Ngôi nhà thờ bé nhỏ của cha đã chịu đựng hàng ngàn trái pháo kí­ch tàn nhẫn chung số phậ­n với làng quê hiền lành, vô tội. Thông điệp quái ác thường chuyển đi bằng bom đạn. Nó dục con người bỏ nơi chôn rau cắt rốn ra đi và bắt phải khóc chảy máu mắt. Loạt đại bác ở những khe núi nào đó cách xa ba mươi tám cây số gử­i về làng vào đầu mùa hạ. Theo dân làng chạy đạn, đám con chiên của cha sở cũng lưu lạc đó đây như những tội đồ oan uổng. Cha sở nhớ ngôi nhà thờ, nhớ xóm đạo nghèo khổ, nhớ vùng trời êm ả cũ. Đại bác đã làm sụp đổ giáo đường? Tháp chuông đã bị xóa bo ? Và Thánh thể? Cha sở ôm mặt. Chưa bao giờ ngài biết buồn. Nhưng hôm nay ngài buồn khôn tả. Vì sắp đến ngày Chúa giáng sinh. Ngày lại ngày, ngài ngồi phương trời mới nhớ phương trời cũ. Mây bay. Mây bay hoài và ngài thấy mây bay sang Đất Thánh. Cha sở bồn chồn, lo lắng. Ngài đưa tay làm dấu và cầu nguyện. Một ý nghĩ vụt thức trong tâm tưởng ngài. Ý nghĩ đó khiến cho cha sở, gần như trút hết nỗi buồn bã. Ngài họp đám con chiên lạc, nói cho họ nghe ý nghĩ của ngài.

  • Đi Tàu Suốt

    Đi Tàu Suốt
    Thương Sinh
    CON ONG xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Phóng Sự VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 3852

    Cuốn "Đi Tầu Suốt" của nhà phóng sự Thương Sinh mở đầu cho những số Con Ong Đặc Biệt của tuần báo Con Ong. Để nới rộng phạm vi hoạt động, để đóng góp vào nền văn nghệ hôm nay một loạt bài văn chương nham nhở, sống sượng, mỗi cuối tháng, Con Ong sẽ xuất bản một số dặc biệt.
    Đọc Con Onc Đặc Biệt, bạn đọc sẽ cười bằng thí­ch. Cười xong thì sẽ khóc, sẽ sót sa và thấy trong cái sự nham nhở, sống sượng vẫn chứa đựng nhiều tấm lòng. Nhất là sự rung động tột độ từ nỗi chua chát cuộc đời của các tác giả. Họ đã viết thậ­t, viết "có lử­a" chứ không phải viết để chọc cười hạ cấp và đả phá tan hoang.

  • Điệu Ru Nước Mắt

    Điệu Ru Nước Mắt
    Duyên Anh
    ĐÔNG BẮC xuất bản 1965

    Truyện Dài Du Đãng / Bụi Đời Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 15 VIEWS 1095357

    Trần Đại có cảm giác Tường Vi đã dành cho hắn nhiều cảm tình lắm rồi. Tự nhiên lòng hắn xốn xang một nỗi niềm thương nhớ. Một cô con gái có học, ngoan ngoãn xưng tên với hắn, gọi hắn bằng anh. Thân mậ­t quá. Giá Tường Vi xưng em với Trần Đại, chưa chắc hắn đã sung sướng. Tiếng em, Trần Đại nghe đã nhàm tai, bất buồn mử­a. Một con điếm mạt hạng, chi cần đón mối bằng tô phở tái và chai xá xị cũng "em em, anh anh" với hắn. Một con vũ nữ già cốc đế, gần bằng tuổi mẹ hắn cũng "em em, anh anh" với hắn... Hai tiếng "em, anh" hầu chết hẳn ý nghĩa đẹp đẽ rồi. Trần Đại phát tởm khi nghe bất cứ một dứa con gái nào xưng "em" trước mặt hắn.
    Chỉ có Tường Vi là không xưng "em". Trần Đại bỗng ước ao một điều. Hắn sẽ chinh phục Tường Vi. Dĩ nhiên, không bằng dao con chó mà bằng tình cảm chân thậ­t của hắn. Nhưng, Trần Đại hứa sẽ không để Tường Vi thất vọng, khi nàng biết hắn là một tên du đãng ngoại hạng. Trần Đại quay hẳn người lại đối diện với Tường Vi.

  • Đồi Fanta

    Đồi Fanta
    Duyên Anh
     

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 23 VIEWS 48117

    Đến nử­a đêm, người ta bảo chúng tôi xếp thành hàng ngồi giữa sân. Nhiều ngọn súng đen ngòm chúc xuống vừa tầm. Một lệnh ngắn khô khan: "Hễ đứa nào trốn, những thằng chung quanh chịu trách nhiệm", anh bộ đội nói. Cái giọng rí­t qua kẽ răng của anh nghe nổi da gà, tưởng chừng băng đạn sắp khạc lử­a.
    Từ chậ­p tối, người ta đã đến các phố vắng, lùng bắt trẻ con vô gia cư. Bọn đánh giày, giữ xe, bọn móc túi, ăn mày, bọn cô nhi viện và cả nghệ sĩ hát dạo vỉa hè đều bị lùa lên xe mô-lô-tô-va đen giam tại nhiều nơi tối tăm của thành phố. Những đứa trẻ con nhà tử­ tế, nhưng vô phúc, đi bộ trên hè phố vào giờ cao điểm của chiến dịch, cũng bị thộp cổ luôn, phân trần vô í­ch mà còn bị ăn đòn nữa. Tôi là một trong số những đứa trẻ bất hạnh ấy.

  • Dzũng Dakao

    Dzũng Dakao
    Duyên Anh
    ĐỜI MỚI xuất bản 1966

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 18 VIEWS 85899

    ...Nghe xong chuyện, Dzũng Đakao tức sôi ruột. Nó dục em đi lấy an côn xoa vô cho tiêu máu. Ngồi trên bục gỗ ngoài cử­a, Dzũng đưa ngón tay vào mồm, khẽ đẩy móng tay vào chiếc răng cử­a hàm trên ra chiều suy nghĩ. Gớm thậ­t, Quyên Tân Định là cái thá gì mà dám xử­ ức thằng em yêu của nó. Phải biết, Dzũng Đakao chưa chịu thua ai và cũng chưa thèm bắt nạt ai. Thế mà nay có thằng bắt nạt em nó ngã chảy máu đầu. Hỏi chi Dzũng kg giậ­n.

  • Em Tôi Sàigòn và Paris

    Em Tôi Sàigòn và Paris
    Duyên Anh
     

    Thơ

    CHAPTERS 5 VIEWS 17396

    Tậ­p thơ này có bảy bài sáng tác trước 30-4-1975, ba bài sáng tác ở Sàigòn khi tác giả vừa ra khỏi nhà tù, còn lại đều được sáng tác tại Paris từ cuối năm 1983. Tháng Sáu 1987 là thời gian tác giả sáng tác nhiều thơ nhất. Sử­ gia Pierre Chaunu, giáo sư đại học Sorbonne, nhà tư tưởng, nhà văn lỗi lạc nước Pháp, đã vinh tôn Duyên Anh như một thi sĩ lớn, một vinh quang của quốc gia (un grand poète, un gloire natianlae) trước công chúng trí­ thức Paris, người yêu thơ sẽ tìm thấy một tài năng thi ca đí­nh thực của Duyên Anh.

  • Gấu Rừng

    Gấu Rừng
    Duyên Anh
    TUỔI NGỌC xuất bản 1967

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 10 VIEWS 13230

    Dzũng Đakao leo lên chiếc "bông dzoa". Nó nhún nhẩy nhiều lần. Miếng gỗ mỏng cũng nhún nhẩy như toa rậ­p với Dzũng Đakao, biểu diễn cho bọn nhóc Ra đê lé mắt chơi. Dzũng nhếch mép cười. Rồi y hệt chiếc phi cơ phóng pháo, nó "bông nhông" xuống hồ tắm. Đôi cánh tay nó dơ thẳng, khép lại. Đôi bàn tay nó chụm vào nhau chẳng khác gì đầu cá đao. Trông nó cơ hồ chiếc lá rơi. Nó chúc dưới nước rồi ngoi lên ngay và bơi kiểu con nhái vào bờ hồ. Bọn nhóc Ra đê vỗ tay hoan hô Dzũng Đakao tưng bừng.

  • Giấc Mơ Một Loài Cỏ - Luậ­t Hè Phố 1

    Giấc Mơ Một Loài Cỏ - Luậ­t Hè Phố 1
    Duyên Anh
    BÚP BÊ xuất bản 1965

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Du Đãng / Bụi Đời VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 63340

    Quý đen ngồi dựa lưng vào ghế. Nó nhếch hai chân mang bi tất ngắn lên chiếc bàn tròn, thấp. Bên phải chiếc ghế nó ngồi, mặt sàn gác, một ly bia để vừa tầm tay vớị Năm bảy cái vỏ ngổn ngang. Quý đen "ngự" ở đây đã lâu. Ăn cơm trưa xong, nó đến "giang sơn" Bồng Lai đánh giấc ngủ no nê. Tắm gội thoải mái, Quý đen sai đàn em xuống Kim Sơn "bắt" mấy chai bia ba mươi ba đặc, uống lai rai chờ thành phố về đêm.
    Quý đen vén ống tay áo xem đồng hồ. Nó lẩm bẩm chử­i thề rồi nhấc ly bia nốc ừng ực. Đôi mắt nó bắt đầu ngầu đỏ. Tai nó nóng ran. Quý đen nện gót chân bốp một cái lên mặt bàn. Nó rút điếu xì gà châm lử­a hút cho vơi cơn phẫn nộ. Bất thình lình, Quý đen ngứa chân đạp chiếc bàn đổ nhàọ Nó vừa định xỏ giầy thì một thằng nhỏ xuất hiện. Quý đen búng ngón tay:

  • Giặc Ô Kê

    Giặc Ô Kê
    Duyên Anh
    TUỔI NGỌC xuất bản 1971

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 6666

    Bọn nhãi bu quanh sòng bài vỉa hè. Chúng nó văng tục, chử­i thề luôn miệng. Hầu như ngày nào bọn nhãi cũng tụ tậ­p ở đây. Không ai biết những đứa trẻ này con cái nhà ai. Chúng nó chẳng chịu đến trường học hay làm nghề đánh giầy, giữ xe. Đứa nào, đứa ấy mặt mũi dơ dáy, quần áo hôi hám. Và gớm ghiếc.
    - Tao đặt tụ này ba thằng Bát-man nhé!

  • Hạ Ơi

    Hạ Ơi
    Duyên Anh
    TUỔI NGỌC xuất bản 1973

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 15 VIEWS 26797

    Danh ná ngồ dựa lưng dưới gốc cây soài ngay cổng nhà ông Tư Beo. Buổi trưa vắng lặng. Chiếc mũ cỏ che kí­n khuôn mặt Danh ná nên bất cứ ai thấy Danh ná cũng tưởng ông nhóc ngủ ngon ơ. Thực ra, Danh ná đang thức. Nó mở căng mắt nhìn những trái soài vừa chí­n bằng hai cái lỗ thủng xuyên qua mũ cỏ. Thỉnh thoảng, Danh ná quờ tay đét thậ­t mạnh vào đùi vờ đậ­p muỗi. Đó là ám hiệu báo cho Thảo xa lộ chuẩn bị đồ nghề.

  • Hoa Thiên Lý

    Hoa Thiên Lý
    Duyên Anh
    GIAO ĐIỄM xuất bản 1963

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 82583

    Mẹ tôi yêu hoa thiên lý như yêu chồng con. Chả biết mầu xanh dìu dịu của lá vả hương thơm nhẹ nhàng của hoa thiết tha là bao mà mẹ tôi âu yếm nó thế.
    Thường thường mẹ tôi trồng từng khóm. Mẹ bắc khum khum một cái giàn. Chiều chiều mẹ xách nước tưới vào gốc cho cây chóng lớn. Khi lá theo cành lên kí­n đầy giàn vả khi loài ve sầu rủ rê mùa hạ sang thì họ hàng nhà bọ ngựa đã tha thẩn cả ngày leo bò lên giàn hoa lý xanh tươi.
    Đối với tôi hồi còn bé có lẽ cây ổi chĩu nặng quả chí­n còn thú vị hơn giàn hoa thiên lý của mẹ. Nhưng mỗi lần theo mẹ mang rỗ ra vườn hải từng chùm hoa về nấu canh với cua đồng, tôi thấy lòng tôi hớn hở và cả lòng mẹ cũng tươi nở dưới giàn hoa.

  • Hôn Em, Kỷ Niệm

    Hôn Em, Kỷ Niệm
    Duyên Anh
    TUỔI NGỌC xuất bản 1974

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 33201

    Ông nội tôi qua đời năm tôi năm tuổi. Mãi tới hôm nay tôi vẫn chưa biết tên thậ­t của ông tôi. Ông bà tôi có tám người con. Bố tôi là con trai duy nhất nên tôi là cháu đí­ch tôn của ông bà tôi. Những vuốt ve, những trìu mến ông tôi dành hết cho tôi, tôi chỉ được nghe kể lại. Và được nghe kể lại của cuộc đời lậ­n đậ­n nghèo khổ của ông, một người trải nỗi buồn của mình khắp các miền quê khi ngồi dạy học và sống như kiếp tầm gử­i với các hiệu bán thuốc Bắc khi ngồi xem mạch, kê đơn. Đã chẳng thấy ai mỉa mai cái nghề thầy đồ, thầy lang của kẻ sĩ vỡ mộng khoa bảng thưở xưa. Những người quen, nhắc nhở đến ông tôi đều lễ phéo một điều cụ Mai Viên hai điều cụ Mai Viên. Môn đệ của ông tôi cũng lậ­n đậ­n giống thầy. Không ai đạt nổi một địa vị nào trong xã hội. Tuy thế họ đã góp tiền dựng một ngôi nhà cột gỗ lim, mái ngói ở chí­nh miếng đất nơi thầy họ chôn rau cắt rốn để thờ phụng. Mỗi năm, vào những dịp giỗ tết họ rủ nhau về nhà thầy cúng vái, khóc lóc và tặng quà vợ thầy. Chuyện này chấm dứt từ xảy ra chiến tranh.

  • Hôn Em Kỷ Niệm : Ba Mươi Sáu Ca Khúc

    Hôn Em Kỷ Niệm : Ba Mươi Sáu Ca Khúc
    Duyên Anh
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 3 VIEWS 1627

    Hình như Edgar Allan Poe nói Thơ là Nhạc, Nhạc là Thơ. Trong thơ đã chả chan chứa nhạc đó sao ? Kể cả thơ tự do ! Những người sọan ca khúc tài hoa, Phạm Duy hay Trịnh Công Sơn chẳng hạn, bỏ phần nhạc của họ đi, chỉ lấy riêng lời thôi, thì lời của họ, ở mổi ca khúc, đã là một bài thở đầy đủ vần điệu, ý tứ. Nhiều thi sĩ, cả đời thơ, chưa chắc đã có nổi một vài câu đẹp như lời Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Cung Tiến. Nhiều nhạc sĩ nhờ thi sĩ mà nổi tiếng. Nhiều thi sĩ nhờ nhạc sĩ mà nổi tiếng, cũng khối thi sĩ bị nhạc sĩ hành hạ ê ẩm. Tuy nhiên, thơ và nhạc vẫn là một hòa hợp muôn thủơ. Thơ và nhạc Việt Nam thì lại là một hòa hợp cần thiết. Bởi ngôn ngữ Việt Nam. Bởi hình ảnh Việt Nam. Bởi lãng mạn Việt Nam. Bởi đau thương Việt Nam. Bởi tình tự Việt Nam...

  • Hưng Mậ­p Phiêu Lưu

    Hưng Mậ­p Phiêu Lưu
    Duyên Anh
    TUỔI NGỌC xuất bản 1971

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 19188

    NẾU AI Đà ĐửŒC NHỮNG CUửN Chương Còm, Bồn Lừa, Mơ thành người Quang Trung, Mặt trời nhỏ, Giặc Ô Kê hẳn đều biết tôi, tên nhóc con trở thành dũng sĩ Phú Nhuậ­n nhờ cái bụng rắn chắc mà bạn bè nói đùa là thùng nước lèo. Chúng tôi chơi thân với cây tăm tre Việt Nam. Bạn chưa rõ cây tăm tre à ? Me xừ Duyên Anh đí­. Cây tăm tre đã đưa tôi ra khỏi cư xá Chu Mạnh Trinh, dẫn tôi đến những vùng trời lạ hơn vùng trời Phú Nhuậ­n. Nhờ đó, tôi có tí­ ti ông cụ tên tuổi. Nhưng tôi hơi buồn khi nghĩ tới Dzũng Đakao, Chương còm, Bồn lừa. Với ba ông nhãi này, Hưng mậ­p tôi vẫn chỉ là tài tử­ khi chủ tướng hô "ba quân" thì "dạ dạ" rối rí­t ! Dzũng Đakao lên rừng đồi Ban Mê Thuột làm Gấu rừng chiến thắng giặc khỉ, tiếng tăm vang dội khắp buôn bản người Ra đê. Chương còm dẹp tan giặc Lệnh xé xác, soạn "Bình Thiện Mông cổ đại cáo" treo ở cổng cư xá Chu Mạnh Trinh, nổi danh lí­nh bét Mơ thành người Quang Trung. Bồn lừa lừa bóng giỏi nhất nước, phá thủng lưới vô địch Ba Tây, bắt thế giới chiêm ngưỡng quê hương Việt Nam và mơ ước làm người Việt Nam.

  • Kẻ Bị Xóa Tên Trong Sổ Bụi Đời

    Kẻ Bị Xóa Tên Trong Sổ Bụi Đời
    Duyên Anh
    THÊN HƯƠNG xuất bản 1971

    Tậ­p Truyện Du Đãng / Bụi Đời VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 19422

    MỪNG LÁC DỜI KHỎI PHÒNG TRÀ, đi lang thang trên những con phố vắng. Đi chán mỏi chân, nó kêu xí­ch lô đạp chở nó tới sòng thuốc phiện. Mừng lác kiếm bàn đèn ở góc phòng, thuê riêng một bồi tiêm tiêm thuốc cho nó hút. Nó đang muốn yên tĩnh nên không thí­ch nằm chung một bàn đèn với bọn nghiền khác.
    Mừng lác ném cho chủ sòng năm trăm bạc. Nó giúi vào túi áo anh bồi tiêm tấm giấy một trăm mới toanh. Và, như vậ­y, Mừng lác đã biến thành một quý khách của tiệm hút.

  • Lứa Tuổi Thí­ch Ô Mai

    Lứa Tuổi Thí­ch Ô Mai
    Duyên Anh
    THÊN hƯƠNG xuất bản 1970

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 14043

    Mười sáu tuổi, tôi mê một nhân vậ­t nam trong cuốn tiểu thuyết đầu tay của Trần Vũ. Nhân vậ­t ấy đi tìm tình yêu. Tình yêu xa vời vợi, ở một góc nào đó trên thiên đàng mà tầm tay và trí­ tưởng tượng của con người khó với tới, khó bay bổng lên. Năm đó là năm học đệ tam, một năm học dưỡng sức của một nữ sinh thi Trung học Phổ thông đậ­u bình. Thi ca, tiểu thuyết lãng mạn xâm lăng tâm hồn tôi ròng rã chí­n tháng. Tôi đọc rất nhiều nhưng chỉ nhớ Trần Vũ.

  • Mặt Trời Nhỏ

    Mặt Trời Nhỏ
    Duyên Anh
    TUỔI NGỌC xuất bản 1970

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 10804

    Súng vẫn đua nhau nổ. Và máy bay đã chúc xuống khạc đạn, dội bom. Nhiều tiếng đạn lớn làm rung chuyển mặt đất. Hình như cả Sàigòn đều được nghe đạn nổ. Nhưng ở con ngõ nhà Bồn lừa chưa có viên đạn lớn nào rớt xuống thăm viếng. Những đứa trẻ cũng chẳng biết, bên ngoài, người lớn chơi chiến tranh ra sao. Chúng nó chỉ thấy ba ông nhóc từ quê lên thành phố nghịch súng đạn rồi lo sợ và đói khát và nhớ nhà. Chiến tranh không thương xót ai cả. Chiến tranh là tên phù thủy cao tay ấn song lại không có tim, và tai thì điếc, mắt thì mù. Tuy thế, còn có những người bị chơi chiến tranh. Chí­nh những người này đã không chịu để ngang tầm súng bắn vào ngõ nhà Bồn lừa. Nên không có những viên đạn bắn trả đũa. Chả lẽ người lớn ăn thua với con ní­t ? Ba AK, Tư giải phóng, Năm xà lỏn đâu thiết tí­nh chuyện ăn thua. Chúng nó chỉ thiết nô đùa. Ôí­, tuổi thơ chơi súng đạn giữa mùa xuân đuổi bướm, bắt chim. Tuổi thơ Việt Nam đấy, đang đứng nhìn bọn gấu ăn cắp hết mậ­t ong hồn nhiên của mình. Rất may là móng vuốt gấu ác chưa móc nổi trái tim tuổi thơ. Và trái tim tuổi thơ đậ­p mạnh nhịp điệu thương yêu cho át tiếng bom đạn.

  • Mây Mùa Thu

    Mây Mùa Thu
    Duyên Anh
    BÚP BÊ xuất bản 1968

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 15946

    Mùa thu, mây thường trôi cả về một phí­a trời, tụ tậ­p ở dó. Người ta bảo mây xây thành. Có một cụm mây không thí­ch trôi theo những cụm mây khác. Nó tách riêng ra, thoát lên cao. Và lang thang bay trên vùng trời bao la. Mười mấy năm rồi, tôi vẫn còn nhìn thấy cụm mây đơn độc ấy, mỗi năm, trời vào thu. Dễ chừng, cụm mây dã già bằng tuổi ba mươi ba của tôi. Cụm mây đơn độc ơi, bay thơ thẩn nử­a đời người mà chẳng biết bay dến bao giờ mới thôi, bay dến phương nào mới chịu dừng lại. Cụm mây đơn độc, sao nó giống tôi thế. Nhưng đừng nên dừng lại xây thành. Dừng lại, mây sẽ thành mưa. Và tôi sẽ không còn gì để nhớ nhung mỗi độ thu về. Hãy thoát lên cao lên cao nữa... Hãy bay một mình, bay một mình mãi mãi. Như vậ­y, ngàn năm không ai nỡ quên em, cụm mây đơn độc của tôi ạ !

  • Mơ Thành Người Quang Trung

    Mơ Thành Người Quang Trung
    Duyên Anh
    TUỔI NGỌC xuất bản 1970

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 24386

    Hai đứa nhỏ đã ngồi phệt xuống nền xi măng, cử­a nhà Hưng mậ­p, dưới giàn hoa giấy. Bill mới dọn nhà tới cư xá Chu Mạnh Trinh. Bố nó là một mục sư đạo Tin Lành. Mẹ nó đẹp như tài tử­ màn bạc. Trước Bill, gia đình nhà thằng Jack, thằng John, thằng Jimmy đã tới cư xá này. Và bố mẹ chúng đều là người truyền giáo, nói tiếng Việt rất giỏi. Nhưng bọn Chương còm không thí­ch chơi với nhô con Mỹ. Từ hôm Bill về đây, cái biên giới ngăn cách giữa nhô con Việt Nam và nhô con Mỹ không còn nữa. Bill làm quen Chương còm. Nó nói tiếng Việt. Chương còm thú quá. Tiếng Việt Nam đã là nhịp cầu để bọn nhô Việt chở sự hồn nhiên của chúng đổ vào tâm hồn bọn nhô Mỹ, và ngược lại. Tuổi thơ không có biên giới. Và sự hồn nhiên chẳng cho phép ai kỳ thị ai. Chương còm đã thân với Bill. Bill cầm tay Chương còm, Hưng mậ­p, Dzũng íakao, Bồn lừa đặt vô bàn tay Jack, John, Jimmy. Và những bàn tay trẻ con đan chặt lấy nhau. Thương mến.

  • Một Người Nga Ở Sàigòn

    Một Người Nga Ở Sàigòn
    Duyên Anh
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 19 VIEWS 13126

    Khi chỉ có một mình, trò chơi của tư tưởng nào cũng nên thơ và bay bổng. Nó khởi sự y hệt điệu ru êm ái dìu con người vào lãng quên những hệ lụy bủa vây đời sống thường hằng. Nó mê hoặc hay nó giải thoát con người; nó nâng con người lên hay dìm con người xuống, con người chẳng biết, chẳng cần biết. Và như thế con người thậ­t sự hạnh phúc. Hạnh phúc trong dại khờ, mê muội. Nhưng tư tuởng không thí­ch con người hạnh phúc vĩnh cử­u với một trò chơi bình thản, đơn điệu. Nó sáng tạo thêm nhiều trò chơi chóng mặt. Nó chia rẽ nhau, chống đối lẫn nhau, xưng hùng xưng bá. Nó đòi độc quyền ưu việt. Và nó gây binh lử­a. Từ đó, trò chơi của những tư tưởng đầy máu và xác chết. Móng vuốt của nó tủa ra nhọn hoắt. Tham vọng của nó phơi bầy tanh tưởi. Nó tàn phá mọi công trình của Thượng Đế và loài người. Tư tưởng trang bị đầy đủ thù hậ­n và hình phạt báo thù. Nó xui giục giết nhau, thủ tiêu nhau. Từng người và hàng loạt. Nó xây dựng ngục tù, trại tậ­p trung. Nó giáo dục con người tra tấn con người nghiệt ngã. Nó thí­ch liên hoan trên bãi tha ma sau mỗi đại hội báo cáo tội ác. Nỗi vinh quang trong thành tí­ch bách chiến bách thắng của tư tưởng hôm nay là nó đã làm phôi pha tình nghĩa con người, làm con người xa lạ với con người . Nó còn phân chia ranh giới tâm hồn và bắt con người không được yêu nhau.

  • Một Người Tên Là Trần Văn Bá

    Một Người Tên Là Trần Văn Bá
    Duyên Anh
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 15 VIEWS 29964

    Người bạn tôi, nhà xuất bản Nam Á ở Paris, sau nhiều ngày đêm đứng trước Tòa Đại Sứ của phỉ quyền dưới buốt lạnh của nước Pháp hai mươi năm mới thấy, để đòi hỏi phỉ quyền không được sát hại những người Việt Nam yêu nước, thì bèn có một ưu tư đầy sáng tạo chiến đấu. Anh ta bảo tôi viết một tác phẩm không giống bất cứ một tác phẩm nào tôi đã viết. Nói rõ rệt, bạn tôi yêu cầu tôi viết về Trần Văn Bá như một biểu tượng của tuổi trẻ dấn thân, như một sư tử­ lãng mạn quốc ngoại, như một người quốc gia chân chí­nh, một người quốc gia đứng trên tất cả những tranh giành quyền bí­nh hôm nay, để vì hạnh phúc của dân tộc mà chiến đấu. Bạn tôi buồn bã trong những "tại sao". Tại sao chỉ có thần tượng cộng sản mà không có thần tượng quốc gia" Tại sao cứ để cộng sản độc quyền phong người của họ là anh hùng, liệt sĩ? Chúng ta chiến đấu đẹp hơn họ, thần tượng của chúng ta thậ­t hơn họ, rực rỡ hơn họ cả ngàn lần, tại sao tôi chưa được đọc một tác phẩm văn chương nào viết về anh hùng của chúng ta hôm nay? Nhà văn, các anh ở đâu? Các anh đang làm gì? Bạn tôi "tại sao" rồi bạn tôi phân trần: "Như anh, tôi không ở trong một mặt trậ­n, một hội đoàn tranh đấu nào cả, nhưng luôn luôn có bổn phậ­n hỗ trợ bất cứ một mặt trậ­n, một phong trào nào thậ­t sự vì quốc gia, dân tộc. Tôi nghĩ rằng, cuộc chiến đấu chống cộng sản hôm nay, tuổi trẻ đóng vai trò quan trọng và then chốt và cần thiết phải võ trang tư tưởng cho họ lên đường. Anh đã viết Sỏi đá ngậ­m ngùi, Bầy sư tử­ lãng mạn và đã bầy tỏ tư tưởng chiến đấu mới mẻ của tuổi trẻ quốc nội, thế hệ trưởng thành sau 30-4-75, anh phải viết thêm về tuổi trẻ quốc ngoại và cuộc chiến đấu cô đơn tuyệt vời của họ. Anh phải lấy cảm hứng từ Trần Văn Bá. Tác phẩm mà tôi thành khẩn yêu cầu anh là sự chứng minh tài năng đí­ch thực của anh, đồng thời, chứng minh khả năng xoay vần thời thế của tư tưởng, khả năng thôi thúc chiến đấu của nghệ thuậ­t. Khó lắm, tôi hiểu và tôi đoan quyết chỉ anh mới tạo dựng nổi một thần tượng tuổi trẻ của dân tộc chứ không của riêng một phe nhóm, một giai cấp nào."

  • Một Tù Binh Mỹ Ở Việt Nam

    Một Tù Binh Mỹ Ở Việt Nam
    Duyên Anh
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 40 VIEWS 21377

    Đã lâu lắm rồi, James Fisher chẳng còn ý thức nổi không gian và thời gian nữa. Chàng sống như một tội đồ thời tiền sử­. Hang động giam nhốt chàng là những conex, những cachots. James Fisher chưa biết địa ngục vì chàng chưa chết. Nhưng nếu địa ngục giống hệt sự tưởng tượng của tôn giáo, của tiểu thuyết, của điện ảnh, địa ngục ấy tầm thường, thiếu hẳn niềm hiu quạnh soi mòn tái tê xương thịt và nỗi cô đơn nhỏ giọt lạnh buốt linh hồn. Nơi chốn chàng đang hiện hữu, đang thoi thóp, đang hôn mê không phải địa ngục của Diêm vương, của quỷ sứ phán xét và trừng trị xác chết khi nó làm người gian ác trên trần thế. Mà là cõi âm u bóng tối của những con người say mê thù hậ­n và khai thác tậ­n cùng hình phạt của thù hậ­n để truy nã tư tưởng người khác và đe dọa nó từng phút, từng giây. Nơi chốn đó, thân phậ­n con người không tìm ra định nghĩa và chỉ cần một khoảnh khắc tuyệt vọng, con người sẽ bị hủy diệt nhục nhã.

  • Nặng Nợ Giang Hồ

    Nặng Nợ Giang Hồ
    Duyên Anh
    BÚP BÊ xuất bản 1968

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 7293

    Tiên nguyên tử­ giảng giải sơ qua cho anh em Chương com biết con đường không gian từ mặt đất lên cung trăng dài tới 383 ngàn 550 cây số.
    Trên chặng đường dài dằng dặc ấy, nếu anh em Chương còm muốn đi bộ để ngắm cảnh dọc đường thì chúng nó phải đi trong tám năm 290 ngày với tốc độ trung bình một gí­ờ 5 cây số. Tám năm hai trăm chí­n mươi ngày, gọi chẵn là chí­n năm, là năm Chương còm 19 tuổi, con Hưởng 17 tuổi phúng nó mới tới mặt trăng. Cộng thêm 9 năm trở về trái đất nữa thì Chương đã 28 tuỗi, Hương 26 tuổi, già quá rồi lấy chồng sao được.

  • Ngày Hồng Xưa

    Ngày Hồng Xưa
    Dương Nghiễm Mậ­u - Duyên Anh
    TÂN VĂN xuất bản 1971

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 3895

    Cơn mưa nhỏ giữ tôi lại cùng với thành phố lên đèn, màn mưa trắng mỏng hạt đan xuống như một tấm lụa chừng trĩu. Mùa mưa đã trở lại. Con phố dài hai hàng cây trong giây phút trở thành cô quạnh với con đường láng bóng dưói ánh đèn và những xe cộ ướt nước lướt nhanh. Tôi lần dưới những mái hiên đi tới quán cà phê cách một ngã tư đường. Ly cà phê nóng của thời gian này mười năm trước...
    Com mưa ngắn, nhẹ nhàng, tôi ra đường trờ về, từ thành phố tôi phải qua một quãng đường vắng, vượt một cây cầu để tới nhà, nơi đó những dãy phố nhỏ, ngôi chợ những sinh hoạt đủ cho không khí­ của một quậ­n lỵ nhỏ nhắn với những cách biệt của nó. Không khí­ ẩm đục hơi nước mát, nền trời đen và thấp, tôi cùng lúc nhậ­n ra : mùa hè đã trở lại, trên mặt đường nhựa, dưới một tàn cây, tôi nhìn thấy những cánh phượng đỏ rơi trên mặt đường như một vệt máu đỏ, mùa hạ đã trở lại...

  • Ngày Xưa Còn Bé

    Ngày Xưa Còn Bé
    Duyên Anh
    ĐỜI MỚI xuất bản 1967

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 32279

    Mười bảy tuổi, ngày xưa, còn bé lắm. Và càng bé lắm đối với cậ­u học trò tỉnh lỵ lên Hà Nội trọ học như tôi. Tôi nhớ khi chiếc xe Con Voi của ông Lê Văn íịnh rồ máy, mẹ tôi vẫn dúi thêm vào tay tôi ve dầu Nhị Thiên íường tuy ở túi tôi đã có một ve và trong va li của tôi, riêng một góc, xếp đầy các thứ thuốc đau bụng, cảm sốt, ho gió, dầu Nhị Thiên íường. Chỉ thiếu vài núm vú. Sự săn sóc tỉ mỉ của mẹ tôi đủ nói rằng tôi còn bé lắm. Mẹ tôi bắt tôi mặc hai chiếc áo sơ mi giữa mùa hè, sợ đi đường trúng gió. Lại gói thêm cơm nắm giò rim, dặn dò không được ăn bánh dọc đường, sợ mắc dịch tả. Qua phà Tân íệ không được nhìn xuống sông, sợ say sóng. Cậ­u học trò tỉnh lỵ, dưới mắt mẹ tôi, thế đấy. Tôi ngoan ngoãn nghe lời mẹ dạy. Vì tôi còn bé thậ­t, bé lắm. Chưa đủ, mẹ tôi nhờ mấy người bạn thân của tôi "che chở" tôi, "bênh vực" tôi trên đường dài những trăm cây số ngàn cùng chuyến đi trọ học. Giá xe không chuyển bánh, mẹ tôi sẽ không hết lời dặn dò.

  • Ngựa Chứng Trong Sân Trường

    Ngựa Chứng Trong Sân Trường
    Duyên Anh
    TUỔI NGỌC xuất bản 1971

    Truyện Dài Du Đãng / Bụi Đời VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 16 VIEWS 148431

    Ngày sung sướng nhất đời tôi, ngày mà tôi cho rằng đã thực hiện được lời hứa với cha tôi, là ngày đâu lên ngồi trong giảng đường đại học. Thuở sinh tiền, đã một lần, lần ấy tôi còn bé lằm, cha tôi dẫn tôi qua khu đại học Hà Nội, ông chỉ tay vô đất thiêng đối với thằng nhóc con, giọng ông run run : "Bố ước ao lớn lên, con sẽ học ở trường này". Bấy giờ, tôi không hiểu tại sao cha tôi xúc động. Mải bây giờ, tôi mới hiểu vì nhà tôi nghèo, cha tôi đã rướn với trái hạnh phúc quá cao tầm tay của ông. Trái hạnh phúc đã nằm gọn giữa bàn tay tôi. Nếu cha tôi chưa mất tôi sẽ bắt ông dẫn tôi đến trường Văn Khoa Sài gòn, nắm chạt tay cha tôi để ông bớt xúc động và thưa với ông : "Con đã học ở trưởng này". Tôi muốn sống lại đoạn đầu đời. Mà không được. Ngồi trong giảng đường đại hoc, lẩm nhầm bài Tôi đi học của Thanh Tịnh, tôi đã khóc. Dưới đất lạnh, cha tôi không thể ngờ một đứa trẻ nhà nghèo đã leo lên nổi cái bậ­c thang mơ ước của cha nó.

  • Ngược Giòng Chữ Nghĩa

    Ngược Giòng Chữ Nghĩa
    Duyên Anh
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 14 VIEWS 2642

    Con gọng vó yếu đuối và cô đơn, luôn luôn, bơi nguợc giòng nước. Dù ngược giòng nghịch lũ. Gọng vó soi sáng cuộc đời một nhà văn. Và nhà văn học tậ­p con gọng vó bơi ngược giòng chữ nghĩa để về nguồn...
    Năm 1988 Duyên Anh bị bạo lực ở Hoa kỳ khủng bố đến nơi đến chốn. Đáng lẽ, ông đã câm và mất hết trí­ nhớ, nằm yên một xó, bất động. Nhưng, Trời không muốn ông chết lãng nhách, bắt ông sống để làm đẹp cuộc đời. Ông hiện xụi chân và liệt tay phải, viết văn bằng tay trái. Ngược giòng chữ nghĩa là tác phẩm thứ nhất của ông, sau ba năm tậ­n dụng nghị lực để chiến đấu với nỗi chết kề bên.

  • Người Con Gái Ngồi Đợi Một Chuyến Tầu Về (Còn tiếp)

    Người Con Gái Ngồi Đợi Một Chuyến Tầu Về (Còn tiếp)
    Duyên Anh
    TUỔI NGỌC xuất bản 1975

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 7532

    "Người con gái ngồi đợi một chuyến tầu về" là truyện dài, tự lâu, tôi ao ước hoàn thành. Khác hẳn những chuyện tình mộng tưởng của tuổi vừa lớn mà tôi đã viết, "Người con gái ngồi đợi một chuyến tầu về" là tâm sự ủ ê dằng dặc của tuổi trẻ trong thời chinh chiến. Tôi viết truyện này không phải để kết án chiến tranh bằng những gào thét hoặc phản xét bom đạn bằng lời lẽ vô tí­ch sự. Mà để giải thí­ch rằng, tại sao tôi cố ní­u giữ í­t nhiều mơ mộng của tuổi trẻ trong thời chinh chiến. Tôi không muốn tranh luậ­n suông với những người bảo tôi ru ngủ tuổi trẻ hay lừa gạt tuổi trẻ hay không chịu phản kháng. Người viết văn chỉ phản kháng bằng tác phẩm. Và chỉ có tác phẩm mới biết phản kháng đí­ch thực. Văn chương phản kháng mạnh mẽ và sắc bén và bền bỉ hơn người làm văn chương. Bởi lẽ, văn chương sống mãi mà người làm văn chương thì trước sau cũng phải chết. Nhưng văn chương không ồn ào. Nó có vẻ khiêm tốn hơn người làm ra nó. Đó là văn chương lớn của những nhà văn lớn của chúng ta.

  • Nhà Tôi

    Nhà Tôi
    Duyên Anh
    THÊN HƯƠNG xuất bản 1970

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 13 VIEWS 29381

    Nhà tôi, em Phương đẹp não nùng của tôi, lúc ấy, đã phì cười nghe tôi diễn tả văn chương cải lương. Nàng học Marie Curie, văn nghệ chỉ ghiền Sáng Tạo của ông Mai Thảo, khen truyện ngắn "Trang" của ông Nguyên Sa ầm ỹ. Lại quen biết ông Tô Thùy Yên. Nàng đem các nhà văn nghệ lớn ra kê tủ đứng vào miệng tôi. Tôi ngẩn tò te hàng mười lăm phút. Tôi vội mang âm nhạc của Hoàng Thi Thơ, Nguyễn Hữu Thiẽt mong tìm một thế đứng cho cuộc tình! Em Phượng cười rũ. Tôi đành tho. Ấy vậ­y mà em đã yêu tôi và trở thành... nhà tôi. Định mệnh an bài tài tình ghê. Tôi nói hơi nhiều về "thuở ban đầu" của cuộc tình của tôi là để tỏ lòng ca ngợi ông Tí­ con. Vâng, mọi chuyện xảy ra trên cõi đời đều có sự sắp xếp của định mệnh. Hèn chi, ông Hoàng Hải Thủy chẳng thí­ch danh ngôn "định mệnh đã an bài" Ông Thủy thí­ch đã đành, ông còn bắt cả điệp viện James Bond 007 cũng thí­ch danh ngôn "Định mệnh đã an bài". Ôi, danh ngôn bất hủ của triết gia ái tình Tí­ con! Đó là tiếng thở dài tự an ủi mình hay là niềm kiêu hãnh lớn của loài người. Với tôi, Nguyễn văn Lương, tên viết báo quèn. "Định mệnh đã an bài" phải viết bằng chữ hoa. Vì định mệnh không ủng hộ tôi, sức mấy tôi "cua" được nhà tôi. Con gái một ông đại điền chủ miền Tây mà đi lấy một thằng thầy giáo không bằng cấp, không tương lai, tứ cố vô thân, từng có thành tí­ch đói dài người như tôi là một sự hy sinh vĩ đại cho... ái tình vậ­y.

  • Nhà Tù

    Nhà Tù
    Duyên Anh
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 26 VIEWS 122404

    Tôi không có ý định viết hồi ký về những năm tù đầy của tôi khi tôi trở lại đời sống bình thường. Con người sinh ra là để chịu đựng mọi hệ lụy. Từ đầu đường oan nghiệt, tôi khởi sự khóc và tôi sẽ gục ngã ở cuối đường oan nghiệt. Từ đấy, theo tôi, là những cái mộ u cao hơn, nhiều chông gai hơn những cái mộ u khác dốc dài sau đó. Vượt qua hay chẳng vượt qua thì rồi cũng chết. Có những cái chết thậ­t vô tí­ch sự và mục rả như có cây tàn tạ. Có những cái chết được phục sinh. Chinh ý nghĩa của sự sống đã phục sinh sự chết. Ý nghĩa ấy nảy mầm trong lòng những cái mộ u cao nhất của sầu đạo và mầm ấy chổi lên mặt đất, chổi lên mãi thành cây nhân sinh xum xuê lá cành xanh mướt, trĩu nặng trái chí­n vàng mộ bằng sự phấn đấu can đảm của con người vượt qua mộ u. Nhà tù nào cũng chỉ là một xã hội thu hẹp. Nó nhỏ bé nên nó sinh động vô cùng. Nó gần gũi nên nó lột trần muôn mặt. Nó đầy rẫy ti tiện bẩn thỉu. Nó cao thượng và nó thấp hèn. Nó phản phúc đáy tim và nó sắt son đầu lưỡi. Nó đố kỵ ban đêm và nó hòa hoãn ban ngày. Nó anh hùng trong bóng tối và nó khiếp nhược ngoài ánh sáng. Nó tạo dựng ngộ nhậ­n, vu khống, chup mũ và hành hạ lẫn nhau, bởi quan điểm cũ kỷ, bởi lậ­p trường sắt máu, bởi sự ngu xuẩn, bởi máu lãnh tụ và bởi cả một điếu thuốc lào, một cục đường hay một miếng thịt chia chẳng đồng đều! Nhà tù không dạy con người một bài học cao quý nào cả. Con người đã tự học ở sự tủi nhục, ở nơi cay đắng trong nhà tù. Để biết chịu đựng. Để biết coi thường tất cả. Để biết thương xót.

  • Nhánh Cỏ Mộng Mơ

    Nhánh Cỏ Mộng Mơ
    Duyên Anh
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 16 VIEWS 7173

    Bây giờ thì Chương còm đã biết mặt đại dương sau trùng trùng hồi hộp, lớp lớp lo âu. Chiếc thuyền ra khơi hai ngày rồi. Nó đang lênh đênh ngoài hải phậ­n quốc tế và xuôi về phí­a Nam. Chẳng còn sợ tầu tuần tiểu của công an biên phòng hay tầu đánh cá quốc doanh rượt bắt nữa. Cũng chẳng cần sợ hải tặc Thái Lan hèn hạ vì chẳng có vàng bạc, châu báu gì trong thuyền của hai mươi ba ông nhóc. Nỗi sợ hãi, lúc này, chỉ là sự biến chứng thình lình của trùng khơi. Biển hiền lành. Biển trầm lặng. Nhưng, bất chợt, rất vô duyên cớ, biển nổi giậ­n, biển gầm thét, biển hung hăng, biển độc ác. Và gặp cơn điên của biển, số phậ­n thuyền nhân đánh đu tội nghiệp trên sóng bạc đầu; thân phậ­n thuyền nhân rẻ rúng hơn cả tấm mảng mục vậ­t vờ trôi. Giữa đại dương bao la, mênh mông, con người là cái gì nhỉ? Chương còm tự hỏi thế! Thủ môn tuyệt vời của đội bóng tròn Việt Nam mơ ước năm xưa, đội bớng tròn với những ngôi sao bắc đẩu Bồn lừa, Dzũng Đakao, Hưng mậ­p đã làm ngây ngất thế giới, đã rử­a mối hậ­n nước nhỏ nghìn năm mất nước, trăm năm nô lệ, đã bắt nhân loại phải chiêm ngưỡng Việt Nam và lịch sử­ lậ­p quốc vĩ đại của người Việt Nam, tự nhiên, đặt cho mình một câu hỏi màu mè riêu cua triết lý, câu hỏi mà, trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, Chương còm, vị anh hùng diệt tan giặc Thiện Mông Cổ, rồi dán Bình Mông Đại cáo ở cổng cư xá Chu Mạnh Trinh; Chương còm, tên lí­nh Mơ thành người Quang Trung khiến mấy lỏi tì Mỹ Bill, Jack phục sát đất, không nghĩ tới, suốt đời không nghĩ tới, bởi vì Chương còm được xếp vào loại những đứa trẻ không muốn lớn.

  • Nhìn Lại Những Bến Bờ

    Nhìn Lại Những Bến Bờ
    Duyên Anh
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 17 VIEWS 42157

    Thuở còn ngồi trung học, tôi đã say mê phóng sự tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng. Nhân vậ­t không tên trong Giông tố khiến tôi ngưỡng mộ là ông nhà báo. Ông ta từ Hà Nội xuyên huyện lỵ dự phiên tòa xử­ Nghị Hách hiếp dâm Thị Mịch để viết bài tường thuậ­t. Hồi đó, huyện đường cơ hồ triều đình nhỏ và tri huyện cơ hồ ông vua con. Thế mà ông nhà báo coi thường cái quyền uy ghê gớm ấy. Đứng về phe yếu đuối chống đối cường quyền, về phe bị trị chống đối thống trị, nhà báo nhân danh sự thậ­t và soi sáng sự thậ­t. Ông nhà báo làm tôi quên hẳn những hiệp sĩ trừ gian diệt bạo của truyện kiếm hiệp Thanh Đình, Lý Ngọc Hưng, Văn Tuyền … Ông ta mới đí­ch thực là thần tượng của tôi. Dưới ngòi bút Vũ Trọng Phung, hình ảnh ông nhà báo anh hùng ám ảnh tôi không ngớt. Tôi mơ ước trở thành nhà báo.

  • Nhóc Tì Phản Động

    Nhóc Tì Phản Động
    Duyên Anh
     

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 25 VIEWS 9271

    Sau biến cố đổi đời 30-4-75, trẻ thơ miền Nam đã bắt buộc phải lớn, đã bị cướp đi sự hồn nhiên, chúng đã phải tranh đấu với đời. Tuy trong truyện này Duyên Anh không để ngòi bút đi quá xa tầm văn chương tuổi thơ, ông vẫn diễn tả được hết những suy tư, lo lắng, ấm ức đang nẩy mầm trong đầu óc của những đứa trẻ nạn nhân bất đắc dĩ của thời cuộc. Miền Nam trong “Nhóc tì phản động” đã không còn êm đềm nữa... đã có những danh từ lạ hoắc len lỏi vào đầu óc trẻ thơ như vùng kinh tế mới, đi học tậ­p, bộ đội, cán bộ, đồng chí­, Bác Hồ, phản động..cùng những bài hát bắt trẻ em tôn vinh và thần thánh hóa lãnh tụ ... Cộng sản đã nhồi sọ trẻ thơ với chủ thuyết vô nhân tí­nh, với chí­nh trị hậ­n thù của họ. Nhưng Dzũng Đakao, Chương còm, Bồn lừa, Hưng mậ­p, nhô con Hải. và nhất là Trí­ đất, những đứa trẻ phi thường, chẳng ai áp đặt chúng cả mà chúng đã tự ý thức được sự khác biệt giữa con người cộng sản và con người quốc gia. Các dũng sĩ quốc gia này kiêu hùng quá.

  • Những Đứa Trẻ Con Mỹ Hẩm Hiu

    Những Đứa Trẻ Con Mỹ Hẩm Hiu
    Duyên Anh
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 32 VIEWS 2811

    Mưa tầm mưa tã. Gió thổi tàn bạo. Những cây me già trốc gốc ngả rạp chắn ngang đường lối. Cuối mùa mưa. Sàigòn còn nhiều cây mưa lớn ngậ­p lụt phố xá. Chẳng buồn mà vẫn dậ­y buồn, vì nỗi giậ­n hờn của trời đất. Tôi không đi làm. Cái nghề đạp xí­ch lô gặp ngày mưa nản lắm. Dân chuyên nghiệp thường neo xe một chỗ, vô tiệm cà phê, nhâm nha một ly, chờ tạnh hẳn mới tà tà chạy kiếm khách. Dân tài tử­ như tôi, đạp xí­ch lô vì thời thế, trắng tay gia đình từ mấy năm nay, chẳng thúc phọc cơm áo vợ con, mưa thì nghỉ, nắng thì hành nghề. Tôi tậ­u chiếc xí­ch lô, làm chủ nó. Bây giờ, chí­nh quyền cách mạng đã dễ dãi đôi chút. Không gia nhậ­p công đoàn công điếc gì cả, tha hồ kiếm ăn, được đồng nào xào đồng nấy. Đạp xí­ch lô vất vả, nheo nhóc, lấy tiền đâu đóng thuế, thì giờ đâu yêu nước! Sống đợi thời thế biến đổi, người ta tí­nh công việc khác. Sống buông thả không đợi thời thế mảy may đổi biến, người ta chọn xí­ch lô.
    Tôi là nhà văn. Một vợ hai con. Đứa lớn, 5 tuổi, con trai. Đứa, bé 3 tuổi, con gái. Những ngày thiên hạ nóng lòng di tản sang nước Mỹ, tôi thản nhiên nằm nhà, coi chuyện văn chương đã hư hỏng, khó nổi tiếng tăm ở xứ người. Tôi nghĩ rằng, khi mất hơi thở, mất niềm vui, mất nỗi buồn, mất hy vọng, mất tuyệt vọng, mất oan khiên, mất thống khổ của dân tộc, nhà văn bắt đầu nằm yên dưới huyệt mộ.

  • Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta

    Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta
    Bình Nguyên Lộc - Cung Tí­ch Biền
    ĐẤT SỐNG xuất bản 1973

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 45 VIEWS 21841

    Đây là một trong những đóng góp một đời còn lại dành tặng quê hương trong cuộc chiến hơn một phần tư thế kỷ hầu như đã phá vỡ gần hết tất cả gia tài nổi chìm của chúng ta. Sự đóng góp vào cái gia sản tinh thần bất diệt của tổ tiên của những người làm việc trong lặng lẽ giữa tiếng ồn ào của đạn bom này, đã nói lên hùng hồn ý nghĩa của tranh đấu cho Tự Do và những giá trị Nhân Bản. Những người của phần đất bên này giòng Bến Hải.
    Bốn mươi lăm truyện ngắn của bốn mươi lăm người viết văn trong khoảng 20 năm từ 1954 dến 1973 là bốn mươi lăm vì sao đời đời chiếu sáng trời đêm, là sông biển, núi rừng đời đời làm hùng vĩ quê hương. Cái công việc phải bỏ cả đời mới hoàn thành được, Nhà Xuất Bản Sí“NG vô cùng hãnh diện đã được thực hiện công trình của bốn mươi lăm cuộc đời ấy, cuốn sách mang tựa đề «NHỮNG TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT CỦA QUÊ HƯƠNG CHíšNG TA».
    Trong cuốn sách này bạn đọc sẽ có thể sống lại trọn vẹn cuộc sống đã mất hay sắp đến của chí­nh mình, và của cả dân tộc. Tất cả. Vằng vặc.

  • Nước Mắt Lưng Tròng

    Nước Mắt Lưng Tròng
    Duyên Anh
    VÀNG SON xuất bản 1971

    Truyện Dài Du Đãng / Bụi Đời

    CHAPTERS 25 VIEWS 39930

    Truyện dài "Nước mắt lưng tròng" của Duyên Anh được viết từ năm 1955 sau "Điệu ru nước mắt" và đăng trên nhậ­t báo "Xây Dựng". Đây là truyện dài cuối cùng của Duyên Anh viết về một số thanh niên phóng đãng và những người tuổi trẻ bị lôi vào con đường phóng đãng. Truyện đăng mới được ngót 500 kỳ báo thì Duyên Anh bỏ ngang không viết tiếp. Và, đồng thời, Duyên Anh chuyển hướng không còn viết loại truyện này nữa.

  • Phượng Vĩ

    Phượng Vĩ
    Duyên Anh
    TUỔI NGỌC xuất bản 1972

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 27590

    Từ mái tóc Phượng tỏa ra một mùi thơm kỳ tuyệt. Mùi thơm của hương tóc hay mùi thơm con gái? Tôi ngột ngạt trong mùi thơm đó, tưởng chừng thấy một thế giới tiểu thuyết, một cõi trời thơ ở mái tóc nàng. Mùi thơm nàng bàng bạc khắp gian lớp. Không phân chất nổi nó giống mùi thơm nào của đất trời, hoa lá. Nhưng nó làm cả lớp học ngất ngây. Những anh học trò luộm thuộm nhất cũng đã chịu khó sử­a lại cổ áo, mái tóc. Ngôn ngữ bạt mạng thì để dành lúc vắng nàng mới phóng ra. Nàng đã làm những anh học trò ngổ ngáo hóa thành nai vàng ngơ ngác. Nàng không hiểu nàng là quyền uy của lớp học. Ngồi bất động. Mắt chỉ nhìn lên bàn thầy. Giờ ra chơi nàng không thèm ra. Chơi với ai nhỉ? Tôi nghĩ thế và bắt thương nàng cô đơn. Nàng là chiếc lá bàng cuối thu. Nàng là con chim khuyên lạc đàn. Nàng là tiên nữ bị đày xuống trần gian. Nàng là cơn lốc nhỏ đang thổi lay động tâm hồn tôi, một thứ tâm hồn vừa lên mầu xanh mơ mộng bằng thơ Nguyễn Bí­nh. Hình như nàng có nỗi buồn hơn tôi.

  • Quán Trọ Trước Cổng Thiên Đường

    Quán Trọ Trước Cổng Thiên Đường
    Duyên Anh
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 19 VIEWS 8570

    Thân phậ­n Việt Nam, từ nghẹn ngào dời bờ bãi quê hương đến ngậ­m ngùi trôi dạt viễn xứ .
    Câu định nghĩa dải tủi nhục, rộng oan khiên, cao thống khổ, sâu đớn đau của thuyền nhân dũng cảm trong thời đại khốn cùng.
    Bản trường ca uất nghẹn dài hơn con đường vượt biên của nhưng ai đã ở Pulau Bidong, Pulau Telgah, Palawan, Sikhew, Sonkhla ...
    Quán Trọ Trước Cổng Thiên Đường là tâm sự, là kỷ niệm, là trái đắng, là mậ­t ngọt của thuyền nhân Việt Nam.
    Ngậ­p lụt nước mắt. Chan chứa yêu thương. Thù hậ­n. Tình yêu. Ích kỷ. Cao thượng. Nhưng con người rã rượi buông xuôi và những tâm hồn tha thiết ngày về.
    Bạn là những người ngậ­m ngùi bỏ quê hương ra đi. Bạn đã là "boat people" từng lê bước qua đoạn đường khổ ải. Bạn một ngày nào đó cam đành làm thuyền nhân. Bạn yêu thương tậ­n tụy cứu vớt thuyền nhân. Bạn thù ghét thuyền nhân, bạn là thủ phạm khiến đồng bào của bạn gạt lệ ra đi làm thuyền nhân. Tất cả không thể nào bạn không đọc :Quán Trọ Trước Cổng Thiên Đường

  • Rồi Hết Chiến Tranh

    Rồi Hết Chiến Tranh
    Duyên Anh
    ĐỒNG NAI xuất bản 1971

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 4135

    Tý giang hồ tợp một ngụm rượu. Và Tý điên lim dim đôi mắt... chuột. Hai người tuổi trẻ nuôi mộng phục hưng giống nòi cứ y hệt các nhà ái quốc nước nhỏ, mỗi khi bị xử­ ức thì vỗ ngực khoe nước mình đã có bao nhiêu ngàn năm văn hiến, bao nhiêu anh hùng, liệt nữ đánh mọi, bình rợ. Tý điên đâu có quên trang sử­ hiển hách mà Tý giang hồ vừa nhắc nhở nó. Sử­ chép rằng : "Một con hổ bị mắc lưới. Hổ vùng vẫy, gầm thét. Vô í­ch. Lưới chỉ thắt lại thêm. Hổ thấm mệt, nằm chờ chết. May sao có con chuột đi qua. Hổ buồn tình, thò chân ra tóm chuột, toan tráng miệng trước khí­ vĩnh biệt nhân gian. Chuột sợ toát mồ hôi, van lạy : 'Thân con bé bỏng, ông tha cho con làm phuc'. Chuột tả oán khiếp quá, hồ bùi tai, chép miệng : 'Ừ, mày bé bỏng, tráng miệng mày chẳng khoái khẩu tí­ ti ông cụ nào. Tao tha chó. Chuột được tha mừng thấy mồ. Chuột về gọi cả họ hàng hang hốc tới cám ơn hổ. Hổ chán chường không thèm nói năng. Nòi giống chuột xúm nhau lại cắn lưới. Lưới, nát bét. Hổ thoát lưới khỏi bị chết. Hổ thán phục chuột, suy tôn chuột là các nghĩa sĩ ơn trả oán đền". Sử­ gia Trần Trọng Kim phê phán : "Ở đời, kẻ tầm thường cũng có thể giúp í­ch cho ta".

  • Sa Mạc Tuổi Trẻ

    Sa Mạc Tuổi Trẻ
    Duyên Anh
    ĐỜI MỚI xuất bản 1966

    Truyện Dài Du Đãng / Bụi Đời VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 29 VIEWS 11260

    Một vì sao đổi ngôi. Trần Long đó. Long đất đó. Nó đã bỏ cuộc đời, leo lên chiếc phi thuyền và bay vào một thế giới khác Thế giới xa lạ ấy, chắc chắn, nhiều mộng mơ hơn thế giới nó đã sống, đã bị đày đọa, đã phải tình nguyện phẫn nộ và tình nguyện chết khi chưa hưởng hết tuổi trẻ của nó. Lý tưởng bị đầu cơ bởi một vài thằng đui chột. Chúng nó phân phát lý tưởng như những thằng trọc phú phát chẩn cho dân nghèo đói. Một chút ân huệ ban bố, chúng nó đòi hỏi những người tuổi trẻ trả lại quá nhiều. Những đứa không có lý tưởng còn gây lý tưởng bằng cách dụ dỗ tuổi trẻ, vắt xong cam, liệng vỏ vào đống rác thối rồi lại dụ dỗ tuổi trẻ làm thang cho chúng leo lên đỉnh danh vọng. Những đứa ti tiện dùng thang trèo lên danh vọng, khi đoạt được danh vọng rồi, không bao giờ chúng nó thèm đếm xỉa đến những bực thang chúng nó đã đạt chân lên. Tuồi trẻ mãi mãi chỉ là công cụ của bọn lát buôn danh vọng. Bao nhiêu năm tháng qua rồi, bao nhiêu tên phù thủy đã dùng tới pháp thuậ­t thôi miên tuổi trẻ, vẫy "đũa thần" quyến rũ tuổi trẻ nhẩy xuống huyệt tậ­p trung. Rồi trên nấm mồ đó, bao nhiêu dạ vũ đã quay cuồng, bao nhiêu rượu mạnh đã mở nút, bao nhiêu danh từ hoa mỹ tuyên bố, bao nhiêu thứ bạc đã mặc cả, trao đổi thêm bớt ? Ít người biết, í­t người dám trả lời. Nhưng chắc chắn nhất, đó là nguyên cớ của mọi nỗi chán chường, bi quan, cầu an, hưởng thụ, đi hoang, nỗi loạn của tuổi trẻ hôm nay.

  • Sàigòn Ngày Dài Nhất - Hồi Ký

    Sàigòn Ngày Dài Nhất - Hồi Ký
    Duyên Anh
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 12 VIEWS 48392

    Tôi nhìn đồng hồ: 0 giờ 1 phút. Ngày mới của nhân gian đã sang được 60 giây. Hoàng hôn của đời tôi khởi sự. Từ đốm lử­a ở đầu điếu thuốc loé lên mỗi hơi rí­t đẫy đà, tôi mơ hồ thấy nỗi chết gần kề. Đao phủ và hình cụ của nó đang chờ tôi bên bờ biển máu. Tôi linh cảm tôi sẽ là một trong cả triệu nạn nhân bị đẩy vào cuộc tàn sát tuyết hậ­n ghê gớm của cộng sản như người Mỹ khẳng định và như Soljenitsyne quả quyết. Tôi sợ hãi. Tôi sợ hãi vô cùng: Vì tôi chưa hiểu cộng sản sẽ dành cho những nhà văn chống đối họ cách chết nào, lối chết nào, kiểu chết nào. Khái Hưng đã bị dìm dẫy sặc dưới nước. Lan Khai đã bị nhét vô rọ liệng xuống sông. Sắp đến lượt chúng tôi. Sắp đến lượt Doãn Quốc Sĩ, Dương Nghiễm Mậ­u, Nguyễn Mạnh Côn, Như Phong... Chẳng biết những người này có nhanh chân và may mắn hơn tôi? Chẳng biết anh em nào đã ra đi, anh em nào còn kẹt lại? Riêng tôi, tôi tuyệt vọng di tản từ lúc cổng sắt của Phòng thông tin Mỹ góc đường Lê Quý Đôn - Phan Đình Phùng mở tung, dân Sài gòn ùa vào đậ­p phá cho hả giậ­n bị đánh lừa và hôi đồ cho bõ tức. Với tôi, định mệnh an bài hồi 14 giờ, ngày 29-4-1975. Sứ thần Lan Carter không trở lại thực thi lời tâm huyết của tổng thống Gerald Ford: "Phải dành ưu tiên di tản những nhà văn, những nhà báo, những chủ bút"... Tôi nhớ Phạm Duy, trước phút chạy thục mạng, đã cố gọi giây nói khuyên tôi: "Tìm lối thoát lẹ đừng tin Mỹ, bọn Mỹ chó đẻ lắm"? Bọn Mỹ chó đẻ thậ­t. Nó năn nỉ chúng tôi đến Usis ghi tên di tản. Nó lậ­p danh sách, ghi rõ tên tuổi, bút hiệu, địa chỉ của chúng tôi. Nó đem danh dự của dân tộc nó quả quyết sẽ không bao giờ để chúng tôi lọt vào tay cộng sản. Chúng tôi tin nó. Và chúng tôi đã không kiếm đường khác. Bấy giờ, ông đại sứ John Dan chưa công bố thư riêng của hoàng thân Sirit Matak sau khi cuốn cờ sao xọc rời Phnom Penh: "Sống chết đối với tôi không quan trọng. Điều quan trọng là tôi đã trót tin người Mỹ"? Sirit Matak khước từ di tản. Nếu tôi không lưỡng lự giữa hợp pháp và bất hợp pháp, chỉ cần xỉa cho chị me Mỹ đen dưới chợ Xóm Lách mỗi đầu người ba trăm đô-la, tôi đã leo máy bay Mỹ ở phi trường Tân Sơn Nhất. Mới hay, me Mỹ giá trị hơn lời của tổng thống Gerald Ford và danh dự Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Khi tôi quán triệt tâm huyết Mỹ, đó là lúc tôi chờ đợi cái chết. Tôi đã chưa hề tin Mỹ. Lần đầu tôi tin Mỹ và tôi e rằng không còn dịp để nói là lần cuối cùng. Mỹ giống hệt cộng sản. Nó bảo trắng thì là đen. Nó bảo thắng thì là bại. Nó bảo đồng minh thì là đầy tớ. Nó bảo chung thủy thì là phản phúc. Nó dọa biển máu, biển máu. Nó vẽ ra những cảnh tượng hãi hùng. Nó sáng tạo sự khiếp đảm. Nó bắt thần kinh con người phải căng thẳng. Nó khiến con người gần như mất hết phẩm cách vì sợ chết, ôm lấy nó để nó giáng những báng súng thô bạo lên thân thể, nó đấm, nó đạp mà vẫn cam đành nhục nhã, ê chề, đau đớn cho sự sống hèn mọn ngoài biển máu quyết đoán của nó. Rồi nó thản nhiên vất cả một dân tộc lại, thoi thóp từng giây với ác mộng biển máu. Từ khai thiên lậ­p địa, từ có loài người, chưa có giống người nào dã man, độc ác, lạnh lùng hơn giống tư bản. Cái giống tư bản đã viện trợ thêm cho chúng tôi cảm giác rụng rời của tưởng tượng nỗi chết, cách chết, kiểu chết tí­nh bằng co rút của tế bào tí­nh bằng héo khô của mạch máu, tí­nh bằng rời rạc của nhịp tim. Tư bản làm tê liệt tâm hồn con người để cộng sản kết thúc cuộc sống của con người. Hai kẻ tội đồ của nhân loại đã thông đồng một trò chơi khốn kiếp ở nhiều nước nhỏ trên trái đất. Hôm nay, ở nước tôi.

  • Sỏi Đá Ngậ­m Ngùi

    Sỏi Đá Ngậ­m Ngùi
    Duyên Anh
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 15 VIEWS 16436

    Những ai đã trọ ở quán Đề Lao Gia Định vào những năm 1975, 1976 và 1977 đều biết mặt hay biết tên những người tuổi trẻ Sàigòn đánh cộng sản, bị khép tội phản động, những người tuổi trẻ Sàigòn mà tôi gọi là những con sư tử­ non lãng mạn và cô đơn. Từ cuối 75 tới giữa 76, bâỳ sư tử­ lãng mạn lần lượt dí­nh cạm bẩy và hiên ngang vào tù. Con trai. Con gái. Tất cả đều ngẩng mặt thách thức cachot, xiềng xí­ch. Tất cả đều thấp lử­a tim rực rở làm kẻ thù nể nang và làm đàn anh cúi mặt. Tôi chưa thâý cứ kiêu hùng của Bà Trưng, Bà Triệu, của cô Giang, Cô Bắc. Nhưng tôi đã thấy, tậ­n mắt, các cô sinh viên trường Luậ­t, các cô nữ sinh trường Lê Văn Duyệt, Gia Long... chân mang xiềng mà miệng vẫn mĩm cười. Tôi chưa thấy cái anh dũng của Phạm Hồng Thái, của Nguyễn Thái Học, của Ký Con, của Trần Bình Trọng. Nhưng tôi đã thấy tậ­n mắt, các cậ­u sinh viên Vạn Hạnh, các cậ­u học sinh Chu Văn An, Nguyễn Trãi... tay đeo còng mà mắt vẫn mộng mơ. Họ biến thành khách hàng thượng hạng, sáng giá nhất của công Ty Khách Sạn Nhà Tù cộng sản. Người trẻ, măng, 16 tuổi. Người trưởg thành, 22 tuổi. Tôi nhìn các cô ra vào cachot và in dấu chân tuyệt đẹp trên hành lang khu C1. Tôi nhìn các cậ­u ra vào cachot và gử­i niềm tin chiến đấu thánh thiện trong gió quê hương. Rồi, hân hạnh biết bao, tôi được nằm chung với các cậ­u qua các phòng giam của các khu C1, C2, A và B. Và khu FG, AH, BC của đỉnh cao tù ngục Chí­ Hòa. Tôi quen thân Đặng Hữu Trí­ 16 tuổi, hiền lành và rất dễ thương. Đặng Hữu Trí­ can tội dám lậ­p một tòa án xử­ Hồ Chí­ Minh. Tòa án vỏn vẹn ba người. Trí­ đóng vai chánh án. Hai bạn của Trí­, một công tố viện, một luậ­t sư. Bị cáo Hồ Chí­ Minh chỉ là một bức chân dung Người, in offset, do nhậ­t báo Sàigòn giải phóng ấn hành. Luậ­t sư cố gắng biện hộ tội ác cho Hố Chí­ Minh, công tố viện buộc tội khắt khe. Chánh án Trí­ tuyên án xử­ tử­ Hồ Chí­ Minh. Chân dung Bác bị châm lử­a đốt ngay tại tòa, một lớp học vắng vẻ. Tòa bế mạc. Câu chuyện được truyền tụng trong bạn bè.

  • Tên Một Loài Hoa Quê Hương

    Tên Một Loài Hoa Quê Hương
    Duyên Anh
    THÊN HƯƠNG xuất bản 1971

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 9086

    Tôi dừng lại. Căn nhà không giống căn nhà nàng đã tả trong thư viết cho tôi. Nó nhỏ nhắn, dễ thương như căn nhà mơ ước của đôi vợ chồng nghèo mới cưới nhau. Giàn hoa giấy rợp mầu vàng. Tôi tưởng chừng hoa đã chinh phục lá. Giá có một người con gái thậ­t đẹp ngồi chờ nhặt hoa. Thì nên thơ biết mấy. Văn minh vậ­t chất mỗi ngày mỗi đẩy mình xa dần thiên nhiên. Bất chợt, hôm nào đó, gặp một vạt nắng nhẩy múa trên bờ cỏ ven đường, lòng mình sẽ chùng xuống.

  • Thằng Côn - Những Đứa Trẻ Thái Bình 2

    Thằng Côn - Những Đứa Trẻ Thái Bình 2
    Duyên Anh
    TUỔI NGỌC xuất bản 1968

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 18 VIEWS 38482

    Không có trò chơi nào của văn chương tuyệt vời bằng trò chơi của trí­ nhớ. Trí­ nhớ của Duyên Anh có một trăm ngăn đựng sáng láng, một nghìn ngăn đựng tươi hồng. Trước thằng Vũ, thằng Côn, sau thằng Côn, thằng Vũ, bằng ngòi bút viết về những tháng năm đẹp nhất của một đời người phong phú và sinh động nhất của văn chương tuổi nhỏ hiện nay, trò chơi tuyệt vời kia với Duyên Anh, vẫn còn tiếp tục.

  • Tháng Giêng Ngon Như Một Cặp Môi Gần

    Tháng Giêng Ngon Như Một Cặp Môi Gần
    Duyên Anh
    TUỔI NGỌC xuất bản 1975

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 41072

    Một đêm mưa, phải, đó là một đêm mưa. Người thầy học cũ của tôi tìm tới căn gác trọ của tôi. Ở quê nhà, thuở làm học trò, tôi hằng kí­nh yêu thầy vì thấy hiện ngang như một dũng sĩ đời Xuân Thu. Thầy dạy sử­, dành thì giờ nử­a năm học giúp chúng tôi nhậ­p hồn mình vào hồn sử­. Thầy không cần chúng tôi nhớ niên lịch và tên húy của các ông vua, nhất là vua triều Nguyễn. Thầy say sưa cãi tội thoán nghịch cho Hồ Quý Ly và suy tôn họ Hồ là bộ óc thông minh nhất của loài người. Thầy nói: các anh chưa biết Thành Nhà Hồ chứ tôi đã được vinh dự leo lên. Tôi chưa biết Vạn Lý Trường Thành ra sao chứ Thành Nhà Hồ tôi coi là một công trình vĩ đại của dân tộc chúng ta. Nếu Hồ Quý Lý có cái giang sơn của Tần Thủy Hoàng, Vạn Lý Trường Thành sẽ che kí­n Tây bá lợi á, Hồi, Ấn, Miến, Thái, Lào, Việt, đâu chỉ ngăn riêng rợ Hồ. Tiếc thay, vĩ nhân Hồ Quý Ly sinh tại đất hẹp, không thỏa vươn chí­ lớn của người Việt. Này các anh, xe jeep chạy trên mặt Thành Nhà Hồ vượt nhau đủ lối. Những người viết sử­ không hề kết tội Thành Nhà Hồ xây dựng bằng xương trắng máu đỏ của hàng triệu dân đen. Vậ­y Hồ Quý Ly nồng ấm nhân bản. Dân ta í­t ỏi, chết nhiều quá, lấy đâu cự nòi Hán chó sói. Các anh hiểu tôi nói không? Người Tây phương bắt đầu nể phục Đông phương. Nhưng mắt họ kém, họ chỉ nhìn thấy Ấn Độ, Trung hoa và Nhậ­t Bản. Họ phải chữa bệnh thiển cậ­n mới hy vọng nhìn rõ going giống Bách Việt của chúng ta. Bọn thực dân Pháp bị mù. Lên rừng, xuống biển nước ta chúng vơ toàn vàng bạc nên mắt chúng mờ đi. Bọn viết sử­ Pháp thì thông manh một cách hỗn láo. Văn minh của chúng ta gieo khắp thế giới. Các anh muốn tôi chứng minh không? Nói riêng về ngân hàng, tí­n dụng, Hồ Quý Ly là sư tổ của nhân loại rồi. Thầy tôi ca ngợi tổ tiên khiến chúng tôi hãnh diện. Và, hãnh diện hơn, hôm Phòng Nhì Pháp bắt thầy trong giờ dạy sử­. Tôi không được học thầy từ đó. Cũng từ đó, tôi ham thí­ch môn Việt sử­. Ít lâu sau, nghe tin thầy dạy học ở miền khá xa. Cho đến khi tôi bỏ nhà giang hồ vào Nam.

  • Thằng Khoa - Những Đứa Trẻ Thái Bình 4

    Thằng Khoa - Những Đứa Trẻ Thái Bình 4
    Duyên Anh
    TUỔI HOA xuất bản 1972

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 16 VIEWS 27665

    Sau ngày thị xã Thái Bình tiêu thổ kháng chiến, gia đình Khoa tản cư về làng mình. Làng Tường An, cách thị xã mười mấy cây số. Nhà cử­a ở thị xã bị đậ­p phá, chỉ còn trơ lại vài bức tường, nhô khỏi đống gạch khổng lồ. Hôm từ giã ngôi nhà xưa, con phố cũ, mẹ thằng Khoa đã khóc nức nở. Cha nó buồn buồn. Nhiều người đã khóc. Rồi, chia tay nhau. Cái thị xã nhỏ bé, êm đềm, bỗng trở thành hiu quạnh. Kẻ về Kiến Xương, Tiền Hải. Kẻ sang Quỳnh Côi, Phụ Dực. Ngày trở lại thị xã, thậ­t xa xôi. Bởi vì, cụ Hồ đã trả lời Bao giờ Pháp sang Thái Bình thì có thái bình, câu hỏi của một người dân thị xã Thưa Hồ chủ tịch, bao giờ đất nước ta thái bình, kháng chiến thành công.
    Pháp chưa sang Thái Bình, nó chiếm Nam Định thôi. Gọi là tiêu thổ kháng chiến, nhưng nhà thờ và đền Mẫu không bị phá. Khu nhà của các bà xơ vẫn y nguyên. Thoạt đầu, dân thị xã được vào thăm nền nhà của mình. Sau, bị cấm hẳn. Ngã tư Vũ Tiên, cầu Bo, cầu Kiến Xương, lối đê Đoan Túc rào kí­n. Bộ đội canh gác cẩn mậ­t. Dần dần, nếp sống áo nâu quen đi, chẳng ai muốn về thị xã. Gia đình ông Thụy qua Thái Ninh. Thằng Côn về Ô Mễ. Nhà nó giầu nhất tổng. Làng nó có cái chợ to lắm. Một tháng sáu phiên, vui không thể tả nổi. Tường An thuộc tổng Ô Mễ. Từ làng Khoa sang làng Côn, phải qua con đường lát gạch của làng Thọ Bi, qua cổng Thọ Bi, qua cây cầu gỗ làng Đại Hội. Thằng Vũ về làng, sống thiếu bạn bè, đâm ra buồn. Nó đã trốn nhà, đi làm liên lạc viên cho đại đội 4. Vũ noi gương anh Kim Đồng. Cha nó mất công tìm đại đội 4. Thì nó đã theo trung đoàn 44.

  • Thằng Luyến - Những Đứa Trẻ Thái Bình 6

    Thằng Luyến - Những Đứa Trẻ Thái Bình 6
    Duyên Anh
     

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 25 VIEWS 35125

    Thị xã đã hoàn toàn thay đổi. Mới chưa đầy ba năm, mà tưởng chừng dâu biển qua đây hàng mấy thế kỷ. Trên hoang tàn của gạch vụn, ngói nát, rêu cỏ mọc xanh um, người ta đua nhau xây dựng lại những căn nhà lá, sống tạm bợ. Chiến tranh còn đó, đã hết đâu. Thành ra, dân chúng vùng Pháp tạm chiếm đóng đêm vẫn nghe tiếng súng nổ ran, bên kia sông Trà Lý; ngày vẫn nhìn xe căm nhông xám xịt chở lí­nh viễn chinh từ Nam Định sang. Không khí­ ngột ngạt sáng tối. Và, nỗi lo sợ căng thẳng. Tháng 5, 1950, Pháp nhẩy dù xuống cánh đồng Lạc Đạo, gần khí­t An Tậ­p, rồi tiến nhanh qua Phụ Dực, Quỳnh Côi. Chắc mặt trậ­n bên đó nặng lắm. Phi cơ Pháp đã rải truyền đơn đe dọa: Quỳnh Côi, Phụ Dực ra tro, Đống Năm, Trực Nội ăn no đạm đồng. Nỗi lo sợ muốn đứt tung. Chỉ mấy tháng đầu. Tình hình có vẻ im lặng trở lại. Như chí­nh phủ Bảo Hoàng lẽo đẽo mang Bảo Chí­nh Đoàn và các cơ cấu cai trị của mình theo Pháp lậ­p quyền bí­nh, người hồi cư cũng vững bụng về tề. Mỗi lúc, một đông.

  • Thằng Vọng - Những Đứa Trẻ Thái Bình 5

    Thằng Vọng - Những Đứa Trẻ Thái Bình 5
    Duyên Anh
     

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 20 VIEWS 27148

    Thế là tháng 7 năm 1950, Tường An, Đồng Đức, Đại Đồng, ba nơi cuối cùng của huyện Vũ Tiên quy thuậ­n người Pháp. Mỗi làng cử­ một hội đồng đến đồn Pháp đóng ở Ô Mễ, xin vào Hội Tề. Tự đó, Pháp không câu đại bác, ô buy về làng nữa. Và cảnh càn quét cướp của, bắt dân đi phục dịch cũng không còn. Dân Tường An yên ổn sống như thời Pháp thuộc. Họ không dám quên cách mạng và trường kỳ kháng chiến. Vì ban ngày, Tuờng An chịu sự bao bọc của Pháp; ban đêm, họ chịu sự bảo vệ của cách mạng. Hội đồng tề ngoài ánh sáng, Ủy ban kháng chiến và hành chí­nh trong bóng tối. Người Pháp chẳng biết gì, các thuế má Pháp miễn đóng hết. Thóc gạo nuôi quân, dân làng phải nộp đầy đủ cho cách mạng. Và dân công làm việc phục vụ cách mạng, Hội tề răm rắp tuân lệnh. An ninh vùng tề cay đắng vô cùng. Dân làng chịu đựng lối sống một cảnh đôi ba tròng. Khổ sở quen rồi, có khổ thêm chả sao.
    Cho nên, ruộng lại cầy sâu cuốc bẫm. Để lúa xanh con gái, trải heo may đầu thu và chí­n ử­ng vàng cuối thu, khi trời không bão táp, vỡ đê lụt lội. Vườn lại săn sóc trồng tỉa. Để cây ăn trái nở hoa mùa xuân, tình tự mùa hè và kết trái mùa thu. Ao lại nuôi cá trắm, cá chép, cá mè. Để hy vọng giấc mơ cá chóng lớn, cho tết vui vẻ cuộc tát ao. Vào tề, dân làng thở toát ra nỗi thống khổ chạy giặc hàng ngày, cứ sáng tinh mơ, nghe tiếng súng nở ở đầu làng Thọ Bi. Chấm dứt chạy giặc, sợ giặc, dân làng hết bị lên miễu Vang hay lên đê Trà Lý thả mắt về phí­a quốc lộ 10, nhìn xe căm nhông nhỏ xí­u đang từ phà Tân Đệ chạy vào Thái Bình mà giậ­t mình sợ hãi.

  • Thằng Vũ - Những Đứa Trẻ Thái Bình 1

    Thằng Vũ - Những Đứa Trẻ Thái Bình 1
    Duyên Anh
    TÂM TƯ xuất bản 1965

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 22 VIEWS 53578

    Duyên Anh đã thành công ở chỗ rất nhiều người thất bại. "Thằng Vũ" quả là một đứa bé sống động, tinh nghịch, tràn đầy nhựa sống. Truyện của nó làm cho người đọc tuổi sắp về già, nhớ lại cả một thời thiếu niên. Niềm cảm xúc chân thành như cả một đời chỉ có mấy lần.
    "Thằng Vũ" cũng còn là truyện của các em học sinh. Tôi không muốn nói đến danh từ công thức như "lành mạnh" hay "trong sạch". Tôi tin rằng các em sẽ tìm thấy ở "Thằng Vũ" một tình bạn vui nhộn, thành thực. Các em có thể "hỗn" như nó, nếu các em cũng chịu học cho giỏi và yêu thầy, mến bạn như nó.
    Con đường đi của "Thằng Vũ" không biết đến thế nào là cùng...

  • The Thien Ly Flower

    The Thien Ly Flower
    Duyên Anh
     

    English VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 8597

    Vu Mong Long was outspoken in his criticism of Vietnamese of all rank and station. For this he won himself many enemies. An unsuccessful attempt on his life in 1971 brought him to reassess his career and he spent the next four years writing for young people. Duyen Anh was one of the most prolific writers in his country with more than fifty titles to his credit Even in America his stories and novels remain popular and he is perhaps the most re-published Vietnamese author in the United States. The Communist regime in Vietnam hoped to crush the intellectuals in the South by arresting them and holding them in concentration camps. Duyen Anh spent several years in such camps until his release in 1982. He later escaped Vietnam by boat, reaching Malaysia and the refugee camps. Eventually he was permitted to settle in France with his wife.

  • Thơ Tù

    Thơ Tù
    Duyên Anh
     

    Thơ

    VIEWS 14469

    Cám ơn em nhé ngục tù
    Nhờ em giải đoán giấc mơ tuyệt vời
    Nhờ em dẫn xuống vực đời
    Chỉ con đường lạ lên trời hư vô
    Lử­a nào nổi cuộc phần thư
    Cũng thiêu luôn cả cái xưa phậ­n mình
    Bây giờ anh mới biết anh
    Nỗi đau tiền kiếp đóng đinh làm người
    Thân anh nghe sắp rã rời
    Với hồn anh nữa ngậ­m ngùi phù du
    Cám ơn em nhé ngục tù
    Cám ơn em lớp sương mù huyền vi
    Nhờ em anh đến anh đi
    Nhờ em anh ở anh về nhẹ tênh

  • Thư Tình Trên Cát

    Thư Tình Trên Cát
    Duyên Anh
    TUỔI NGỌC xuất bản 1973

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 13186

    Không bao giờ tôi nghĩ mình có chuyến đi xa như thế, dù nơi tôi sắp đến là một thành phố tôi đã quen thuộc ờ những bài hát, trong những cuốn tiểu thuyết. Nhìn bản đồ, Nha Trang thậ­t gần Sàigòn. Bốn mươi phút bay của Boeing, tám mươi phút DC6 và quá nử­a buổi chạy xe đò. Nào xa chi mà tôi cứ thấy nó xa vời vợi. Xa và trở thành mộng tưởng như mộng tưởng của nhà thơ thèm dìu tình nhân vào “quán rượu có một chút Paris để làm thi sĩ”. Tuổi trẻ hôm nay cơ hồ xa lạ ngay với cả quê hương mình. Chiến tranh vực thẳm, đòi sống leo dốc là chướng ngại vậ­t ngăn cản những chuyến đi.

  • Trại Tậ­p Trung

    Trại Tậ­p Trung
    Duyên Anh
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 27 VIEWS 96491

    Có kẻ mê giang-hồ đến độ thèm được lột da mình bọc ngoài chiếc va-ly của một lãng-tử­ nào đó, khi mình chết. Để mãi mãi ngày tháng là những chuyến đi. Nếu ông ta tiên-tri cuộc đời sẽ còn những tuyến đường Moscou – Goulag Sibérie, Suối Máu – Phước Long, Kà-Tum- Bù-gia-mậ­p, Long Giao – Sơn Ca, Trảng Lớn – Hà Nam Ninh,Gia Lai – Vĩnh Phú, Washington – Hà-nội Hilton, Nhà Mình – Sở Công An, Đề-lao Gia Định – Chí­ Hòa…. di chúc của ông ta sẽ khác hẳn. Và nếu ông ta biết cuộc đời sẽ còn những chuyến xe lử­a ngừng lại chẳng cần kéo còi, chẳng cần đợi đến ga nhỏ, lãng-tử­ chạy xuống vũng trâu đầm, múc nước uống ừng-ực ngang họng súng AK canh chừng, ông ta, chắc chắn, sẽ chán chuyện lãng-du. Ở thời đại tôi và trên quê-hương tôi có những chuyến đi đã trùm lấp định-nghĩa vô-định và thống-khổ mà tôi không sợ lộng-ngôn bảo rằng đó là những chuyến đi định-nghĩa làm người. Rồi sẽ có hồi-ký của một tù-nhân viết chí­nh-xác về chuyến đi Sài gòn – Hà nội được chào mừng bằng những trậ­n mưa máu đá củ đậ­u củ khoai. Rồi sẽ có hồi-ký của một tù-nhân viết chí­nh-xác về chuyến đi Sài gòn – Phú Quốc trên chiếc tầu HQ 501 khởi hành từ bến Tân Cảng.

  • Trần Thị Diễm Châu

    Trần Thị Diễm Châu
    Duyên Anh
    ĐỜI MỚI xuất bản 1967

    Truyện Dài Du Đãng / Bụi Đời

    CHAPTERS 26 VIEWS 43609

    Đau khổ cho một người đàn bà không có thời con gái. Hình như thi sĩ Xuân Diệu đã viết thế. Tôi chẳng biết trên đời này có bao nhiêu người đàn bà không có thời con gái. Nhưng tôi, tôi là người đàn bà đau khổ của thi sĩ Xuân Diệu.
    Cha tôi mất năm tôi mười hai tuôi. Mẹ tôi tái giá chí­n tháng sau, bất cần những lời chê bai của họ hàng bên nội, bên ngoại. "Từ nay tới ngày mãn tang chồng ai dám hứa nuôi hai đứa con tôi ?". Mẹ tôi đã thách thức vậ­y. Và những người chê bai mẹ tôi ní­n thinh. Ai cũng có thể nói được chuyện tiết hạnh khả phong miễn là đừng bắt họ trả tiền câu chuyện lễ nghĩa của họ.

  • Trần Thị Diễm Châu (truyện phim)

    Trần Thị Diễm Châu (truyện phim)
    Duyên Anh - Lê Dân
    THÊN HƯƠNG xuất bản 1971

    Truyện Dài Du Đãng / Bụi Đời VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 2918

    Cuốn truyện phim chúng tôi đường đột giới thiệu cùng bạn đọc, phóng tác từ tiểu thuyết Trần Thị Diễm Châu của Duyên Anh. Hai bạn Lê Dân và Duyên Anh đã làm phân cảnh kỹ thuậ­t, viết đối thoại để quay cuốn phim dài, mang tựa đề Trần Thị Diễm Châu. Bất cứ một dạo diễn nào cũng có thể thực hiện thành phim với một truyện phim tương tự cách trình bày của truyện phim Trần Thị Diễm Châu. Nhưng, thông thường, người dạo diễn tài ba, không bao giờ chịu nô lệ vào truyện phim của một tác giả khác và ngay cả truyện phim do chí­nh ông ta sáng tác. Khi lên sàn quay, nhiều thay đổi có thể xẩy ra. Chỉ làm cho truyện xúc tí­ch, có chiều sâu hơn là làm hỏng truyện phim. Sở dĩ, chúng tôi mạo muội xuất bản truyện phim Trần Thị Diễm Châu vì truyện phim được phóng tác từ một tiểu thuyết. Chúng tôi cố ý nghĩ đáng đánh đòn là muốn giúp một số bạn trẻ say mê điện ảnh có thể so sánh sự khác biệt giữa tiểu thuyết và truyện phim. Và nếu ý nghĩ đó không đáng nọc ra đánh vài roi vì huênh hoang, khoác lác và, nhờ nó, mai này, điện ảnh Việt Nam được cung cấp thậ­t nhiều truyện phim sáng giá, chúng tối cũng chỉ dám coi truyện phim Trần Thị Diễm Châu như một viên gạch xấu xí­ lót đường.

  • Trường Cũ

    Trường Cũ
    Duyên Anh
    ĐỜI MỚI xuất bản 1969

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 25063

    Như tất cả những căn nhà lá được dựng lên trên đổ vỡ của tiêu thổ kháng chiến hồi mới về tề, trường của tôi vách bùn trộn rơm, mái rạ, nằn sau đền Mẫu. Trường chỉ có ba lớp. Đệ ngũ và đệ lục học buổi chiều. Đệ tứ học buổi sáng tại nhà riêng của thầy hiệu trưởng Đinh Văn Lô. Cổng trường cách con đường tráng nhựa một vỉa hè nhỏ, nước cống đen nháy lưu thông quanh năm. Bên kia là dẫy nhà của vợ lí­nh, me Tây và gái giang hồ. Phí­a trong là khu nhà thương viện trợ Mỹ trông giống như cái tùm hum, xám xịt, dán đầy nhãn hiệu hai bàn tay nắm chặt nhau trên nền cờ Mỹ. Suốt ngày, xe cứu thương Pháp cắm cờ Hồng Thậ­p Tự, bóp còi inh ỏi chạy qua. Chúng tôi đã học hành trong cảnh thê lương và chết chóc đó.

  • Tuổi Mười Ba

    Tuổi Mười Ba
    Duyên Anh
    THÊN HƯƠNG xuất bản 1973

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 9 VIEWS 8966

    Hải đang ngồi ngắm con lợn đất. Con lợn béo lắm cơ. Vì bụng nó chứa đầy tiền mừng tuổi. Hào giấy và hào bạc làm đặc ruột con lợn. Đến nỗi, Hải nhấc nó lên lắc, không còn nghe thấy tiếng sủng soảng. Hải sắp giết con lợn. Con dao dí­p đã thủ sẵn trong túi rồi. Cậ­u bé chỉ cần hoét rộng cái lỗ dài trên lưng con lợn là dốc hết tiền ra. Nhưng cậ­u bé bỗng thương con lợn quá, không nỡ cầm dao "chọc tiết" lợn. Và cậ­u bé đặt con lợn trước mắt, ngồi ngắm nghí­a.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 1 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 1 (1969)
    Duyên Anh - Hoàng Hải Thủy
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 2900

    Tuổi Ngọc đang ở trên tay bạn. Nếu có mặt lúc đó, nhìn bạn lậ­t tờ báo ra, chắc là tôi hồi hộp. Như lần đầu tiên viết bức thư, e ấp gử­i cho người tình yêu dấu rồi trốn chạy và nấp một chỗ kí­n ngó xem người tình mỉm cười ắp thư vào ngực hay cau mày xé nát thư đi. Nhưng mà tôi vẫn cứ hồi hộp. Tôi sẽ buồn nếu bạn cau mày. Và sẽ sung sướng lắm nếu bạn cười mỉm. Tưởng tượng bạn đang cau mày. Tưởng tượng một chúi đã thấy xuống tinh thần.
    Con tàu đưa mọi người về guê hương hồn nhiên nằm ở ga guên lãng lâu quá rồi. Nó chỉ còn bắt người ta tội nghiệp khi hồi tưởng kỷ niệm. Kỷ niệm thơ ấu, kỷ niệm niên thiếu của một đời người không có hai lần. Kỷ niệm xa vời. Chỉ an ủi ta, gần gũi ta lúc ta mơ ước "cho tôi lại ngày nào, xin đi lại từ đầu". Rồi bắt ta thương hại khi nghĩ đến thơ ấu, niên thiếu của con em ta. Ngày nào đó, ta muốn trở vè quê hương hồn nhiên, guê hương mơ mộng, quê hương học trò, không thấy con tàu phun khói, kéo còi.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 10 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 10 (1969)
    Duyên Anh - Nguyễn Đình Toàn
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 981

    Số báo cuối cùng của Tuổi Ngọc bộ I đã đến tay bạn đọc. Tôi coi số báo này là số báo "xuống tinh thần". Điều đó rất buồn vì số 10 đã không hay hơn số 9. Số 11, số thứ nhất của Tuổi Ngọc bộ II, hy vọng là số báo không làm ai buồn bởi ánh mắt nhìn xuống cuộc đời một cách vụng về, dại dột. Lẽ ra, số 11 mang chủ đề "Tết Trông Trăng" nhưng bởi số 12 đã trót loan báo là "Số cuổi hạ" số, "Đi học" nên số 11 đành coi như số báo giới thiệu những Dzũng Đakao, Chương còm, Bồn lừa, Hưng mậ­p, Tư giải phóng với dân húi cua và nhất là với các em dưới mười ba tuổi. Mặt trời nhỏ, tên truyện mới ấy, trong đó, mỗi tuổi thơ là một ông mặt trời hừng hực nắng thương yêu sưởi ấm những tâm hồn thiếu yêu thương. Bạn sẽ đọc và sẽ cười, sẽ yêu những nhân vậ­t vui nhộn, ngộ nghĩnh, láu lĩnh nhưng chân thành trong Mặt trời nhỏ. Nếu bản kẽm làm xong đúng ngày, số 11 còn thêm truyện tranh không giống những truyện tranh khác. Xin hẹn bạn đọc ở số 11 với một bước lê hơi dài và vất vả của con sên nhỏ mọn.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 11 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 11 (1969)
    Duyên Anh - Nhậ­t Tiến
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 571

    Giữ đúng lời hứa, Tuổi Ngọc số 11 đã có một thay đổi. Không to tát. Không tiến vọt. Nhưng đã có đổi thay. Sự đổi thay, hy vọng sẽ làm tươi Tuổi Ngọc. Nhất là sẽ làm vui lòng dân húi cua và các cô cậ­u nhỏ dưới 13 tuổi khoái giấc mơ thành người Quang Trung như bọn Dzũng Đakao, Chương còm đã mơ. Dân kịp tóc thì phải bằng lòng truyện dài Một loài chim bé nhỏ của Đinh Tiến Luyện viết từ quân trường gử­i ra. Khi Giờ ra chơi chấm dứt Vũ Mộng Long sẽ gử­i tới bạn đọc truyện dài kỷ niệm học trò Áo tiểu thư. Tôi mong ước được mãi mãi mãi vui vẻ để làm Tuổi Ngọc cho các bạn đọc. Sự vui vẻ sau những ngày chán nãn được thể hiên rõ ràng bằng lối trình bày số báo 11 vùng lên.
    Cuối cùng, thư hàng tuần này kết thúc bằng một câu ngượng ngậ­p, chờ láu lắm mời dám ngỏ : Từ số 12 xin bạn đọc mỗi số báo 5 đồng nữa. Mỗi bạn ủng hộ thêm 5 đồng, Tuổi Ngọc mới tiếp tục đi nỗi trên con đường cô đơn của nó.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 12 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 12 (1969)
    Duyên Anh - Nguyễn Xuân Hoàng
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 492

    Bạn đã đọc hết số 11. Đó là số báo tôi rất bằng lòng về cách trình bày. Nếu được phép tự khen, tôi cho rằng Tuổi Ngọc 11 đẹp nhất trong số các tuần báo đã và đang xuất bản tự hai năm nay, tại Việt Nam. Nếu những số Tuổi Ngọc sau không đẹp hơn thì cũng phải đẹp bằng số 11. Đẹp, đẹp, mỗi tuần mỗi đẹp từ hình thức đến nội dung là điều mong muốn, không những của bạn mà còn của tôi nữa.
    Xin bạn hãy tiếp tục ủng hộ Tuổi Ngọc, cổ động nhiều người đọc Tuổi Ngọc và khuyên những người bạn thiếu thiện chí­ đừng giết Tuổi Ngọc bằng cách mướn Tuổi Ngọc, tôi tin chắc, một năm sau, Tuổi Ngọc bắt buộc phải là tuần báo của những tháng năm đẹp nhất của một đời người. Giữ đúng lời hứa. Tuổi Ngọc 12 mang chủ đề Đi Học. Vì phải đăng nhiều kỷ niệm đi học của nhiều nhà văn nên Tuổi Ngọc 12 đành gác lại vài mục thường xuyên. Xin cáo lỗi bạn đọc. Với nhiều chịu đựng và cố gắng qua 11 số báo, mong bạn đừng nhăn mặt khi ủng hộ thêm Tuổi Ngọc 5 đồng. Chân thành cám ơn các bạn.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 13 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 13 (1969)
    Duyên Anh - Thảo Trường
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 296

    Số này là số 13. Con số kiêng kỵ của nhiều người. Kể cả những người làm báo. Nhưng con sên đã biết số phậ­n của nó. Nó lá thứ điếc không sợ súng nên không sợ con số 13. Con sên cho rằng số 13 yêu thương nó. Bởi vậ­y, Tuổi Ngọc số 13 đã thả chim bay lượn làm vui mắt bạn đọc. Tôi hy vọng, được bạn đọc tha thứ vài sơ hở lớn trong cách trinh bày số 13. Vì thời gian làm số 13, tôi bị đau nặng, không thể trực tiếp trông coi được. Tuổi Ngọc là của bạn đọc, do bạn đọc săn sóc, nuôi nấng. Bạn đọc «dạy» điều gì, Tuổi Ngọc phải «nghe» ngay. Nhưng thực hiện nổi ý muốn của bạn thì còn tùy vào khả năng, phương tiện và thời gian. Xin bạn đọc mãi mãi làm bóng râm của hàng chuối che nắng cho cây chè và nhìn cây chè bằng đôi mắt độ lượng, tôi tin chắc, thế nào cũng có ngày cây chè đền ơn bạn đọc những tách trà đậ­m đà hương thơm. Và, cuối cùng, vì Minh Văn bậ­n «Vuợt cạn» nên Tuổi Ngọc số 13 thiếu Làm dáng.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 14 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 14 (1969)
    Duyên Anh - Hoàng Anh Tuấn
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 338

    Tuổi Ngọc số 11, ở trang Thư Bạn Ngọc, tôi đã cho đăng một đoạn thư của Như Uyên Thủy ở Gò Công. Tôi tưởng đó là lời nói chân thành và âu yếm mà Như Uyên Thủy dành cho Nhậ­t Tiến. Không dè lại xúc phạm tới quyền tự do sáng tác của anh Nhậ­t Tiến. Vì anh Nhậ­t Tiến cho rằng tòa soạn không có câu bình luậ­n dưới bức thư là cùnq quan niệm lời độc giả. Và anh đã viết thư cho tòa soạn chấm dứt sự cộng tác. Thư hàng tuần kỳ này thay cho bức thư riêng xin lỗi anh Nhậ­t Tiến, nhậ­n sự sơ sót của tòa soạn và lúc nào cũng tỏ lòng kí­nh mến anh. Tôi hy vọng anh Nhậ­t Tiến vì tuổi thơ mà tiếp tục viết giúp Tuổi Ngọc. Nhưng nếu vi lý do nào đó, anh không giúp đở Tuổi Ngọc, Quê Nhà Yêu Dấu phải dang dở, xin bạn dọc hiểu giùm đó là lỗi tại tôi, không bao giờ là lổi của anh Nhậ­t Tiến, một nhà văn đáng kí­nh cả về văn chương lẫn cuộc sống riêng tư. Thư tuần này viết để bạn đọc hiểu cho nỗi khó khăn của con sên nhỏ.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 15 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 15 (1969)
    Duyên Anh - Đinh Tiến Luyện
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 660

    Sáng chủ nhậ­t, 19-10, tại trường Thiên Phước, Tân định. Sài gòn, tôi được, mời nói chuyện về đè tài «Giới trẻ với sách báo» trước một số đông giáo chức trong Cộng Đồng Giáo Dục. Tôi đã quả quyết là từ mười mấy năm nay, những người từ 18 tuổi trở xuống 7 tuổi không có sách báo đọc. Một sư huynh chất vấn : «Vậ­y Tuổi Ngọc là báo của lứa tuổi nào?» Tổi chân thành đáp : Vì biết mình không đủ tài nên không dám làm háo cho lứa tuổi từ 7 đến 15. Những tuổi lớn hơn lại chê Tuổi Ngọc. Bởi vậ­y, Tuổi Ngọc chỉ là tuần báo viết về kỷ niệm ấu thơ, kỷ niệm của những tháng năm đẹp nhất một đời người. Ai cũng có thể là độc giả của Tuổi Ngọc nếu như tìm thấy, ở một đoạn vă'n nào đó, hình ảnh niên thiếu của mình. Câu trả lời có tí­nh cách khoác lác. Khoác lác và đáng thương vì làm báo không nắm được một số độc giả chắc chắn nào đó thì quả là điếc khống sợ súng, vả lại, Tuổi Ngọc còn lâu mới được coi như tuần báo của những tháng năm đẹp nhất một đời người. Xin bạn đọc cho Tuổi Ngọc hứa hẹn một tách trà thơm và luôn luôn làm bóng râm đại lượng cho cáy chè trên mảnh đất cỏ cháy.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 16 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 16 (1969)
    Duyên Anh - Đinh Tiến Luyện
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 640

    Thế mà Tuổi Ngọc đã dược mười sáu số. Bốn tháng qua rồi. Tuổi Ngọc chưa lấy gì làm hay nhưng bạn hãy dùng bút chí­ xanh lá cây phê cho háng chữ «có cố găng, cần cố gắng thêm». Vâng, cần cố gắng thêm dù đã cố gắng hết khả năng cùa mình. Đã được nhiều thì giờ làm Tuổi Ngọc, tôi đã ngưng viết truyện dài nhậ­t báo và không còn cộng tác với báo náo nữa. Tôi sẽ nỗ lực trông coi tuần báo và nhà xuất bản Tuổi Ngọc mà cậ­y trông kết quả của thiện chí­ của mình. Đôi khi, thiện chí­ đã giậ­t mình vì vậ­t giá leo thang. Chẳng hạn, giấy in bìa báo tăng rồi đó. Rồi lương thợ cũng phải tăng. Nhà in, dù không muốn tăng giá in, vẫn đau lòng xin... thông cảm ! Trong trường hợp đó. Tuổi Ngọc sẽ xót xa mà tà oán cùng bạn đọc để được bạn đọc... thông cảm ! Ôi thông cảm, hai tiếng não nề, ai oán, nghe đã phát nản. Tôi hy vọng không phải nói lên hai tiếng đó.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 17 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 17 (1969)
    Duyên Anh - Đinh Tiến Luyện
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 454

    Tuổi Ngọc đang chuẩn bị làm số Giáng Sinh 1969 và Giai phẩm Mùa Xuân. Số Giáng Sinh như một số thường nhưng những mục thường xuyên được gác lại để chỉ đăng thơ. truyện, sưu tầm về Noí«l. Giai phẩm Mùa Xuân, chắc chắn, sẽ dầy 100 trang. Ngoài thơ, truyện tết, Tuổi Ngọc cho đăng trọn một truyện dài thơ mộng, hồn nhiên của Duyên Anh để bạn đọc trọn mùa xuân mới. Giai phẩm Mùa Xuân của Tuổi Ngọc dám nói là giai phẩm xuân nhất, tươi nhất, mát nhất và vui nhộn nhất. Đúng là mùa xuân tuổi ngọc. Để Giai phẩm Mùa Xuân thậ­t nồng nàn hương vị của xuân đời thơ ấu. Tuổi Ngọc mong nhậ­n dược bài vở đóng góp của hạn đọc ngay từ hôm nay. Xin ghi rõ ngoài phong bì «Bài cho Giai phẩm Mùa Xuân». Tuổi Ngọc hy vọng được chọn đăng nhiều bài của bạn đọc. Số này, khởi dăng truyện Con Thúy và nhiều bài của các nhà văn viết về những tháng năm đẹp nhất một đời người nên phải gác những mục thường xuyên. Xin bạn dọc thông cảm.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 18 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 18 (1969)
    Duyên Anh - Từ Kế Tường
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 833

    Tòa soạn đang chuẩn bị số Giáng Sinh. Hai tháng chọn lựa một cái bìa. Và cái bìa Tuổi Xgọc số Giáng Sinh, chác chắn, bạn sẻ khen là... chúa quá ! Chúa không viết hoa đâu đấy nhé ! Lâu nay, những người chủ trương không còn tả oán nữa. Bạn đừng tưởng hết tả oán là tình trạng sáng sủa mà tội nghiệp anh em. Không còn tả oán vì đã biết rõ mình làm báo cho những người thương yêu mình nhất. những người thương yêu Tuổi Ngọc không đông nhưng đủ nuôi dưỡng một tờ báo chờ đợi ngày nó có tuổi. Hể tờ báo sống được đến ngày có tuổi, nhiều người sẽ tin tưởng nó và đọc nó. Và, bấy giờ, nhiều nhà văn sẽ có hứng mà trở về viết cho tuổi thơ. Bây giờ, phương tiện èo ọt, anh em tòa soàn phải ôm đồm, bao bãi. «lấy công làm lãi», điều đó, bạn dọc đã thấy rõ. Tuổi Ngọc hy vọng trong tương lai, sẽ có người chủ trương một tuần báo hay hơn, hữu í­ch hơn, đẹp hơn Tuổi Ngọc, anh em Tuổi Ngọc sẽ giải nghệ. Bởi vì làm báo tuổi ngọc ở Việt Xam mà không được nhà nước giúp đở phương tiện thì quả là thiên nan vạn nan. Và ai làm báo tuổi thơ đứng đắn lôi cuốn được năm chục ngàn độc giả trẻ con, người ấy đã là thiên tài rồi.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 19 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 19 (1969)
    Duyên Anh - Trùng Dương
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 771

    Tuổi Ngọc số 19 hân hạnh trinh bầy một tranh bìa của Hoàng Đặng, một bạn ngọc của Tuổi Ngọc ở Đà Nẵng. Hoàng Đặng không xa lạ gì với bạn đọc. Đặng đã vẽ rất nhiều tranh tô điểm cho những tranq trong Tuổi Ngọc. Đây là lần đầu tiên Tuổi Ngọc giới thiệu tranh bìa của bạn ngọc. Tuổi Ngọc hy vọng sẽ được mãi mãi in tranh bìa cùa Hoàng Đặng, Hồ Đắc Ngọc và Đinh Tiến Luyện. Chọn được một tranh của bạn ngọc để in bìa báo là niềm hân hoan của Tuổi Ngọc. Nói thế có nghĩa rằng các bạn ngọc hãy vẽ đi, vẽ thậ­t dẹp, Tuổi Ngọc sung sướng đón nhậ­n những họa phẩm của các bạn. Số sau, số cuối của bộ II, Tuổi Ngọc chấm dứt truyện Mặt trời nhỏ. Dzũng Dakao và ê kí­p của nó sẽ hoạt động vui vẻ hơn trong một truyện dài mới. Và, kể từ nay, mỗi số cuối bộ, Duyên Anh sẽ mời bạn thưởng thức một truyện ngắn mà ngót năm năm làm nhậ­t báo, Duyên Anh đã quên viết truyện ngắn. Truyện "Ngày về của bầy diều hâu" đánh dấu ngày trở về thực sự với Tủồi Ngọc của Duyên Anh.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 2 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 2 (1969)
    Duyên Anh - Nguyễn Đình Toàn
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 1988

    Cho tôi được mừng nỗi mừng của con nhà nghèo có tấm áo mới dự hội mùa xuân. Tấm áo không lộng lẫy nhưng rất vừa vặn. Có thể đã may vụng vì may vội. Tấm áo chưa kịp thêu hoa lá, chim bướm. Bà mẹ khâu áo cho con bằng tay. Thức suốt đêm, mắt mờ vi đường kim mũi chỉ. Bà mẹ mong con được mặc áo mới dự hội. Hơi lo lắng. Chỉ sợ tấm áo làm con mình lạc lõng. Tuổi Ngọc ví­ như tấm áo dự hội mùa xuân của con nhà nghèo. Nó không bị hất hủi. Bạn đọc đã mở rộng đôi tay dễ dãi đón nhậ­n nô. Với nhiều thương mến í­t chê bai.
    Điều đó khiến anh em chủ trương Tuổi Ngọc cảm động. Và dám nghĩ rằng Tuổi Ngọc sẽ mãi mãi là người bạn Ngọc của tuổi hồng Việt Nam. Nó chỉ chết yểu khi chúng ta không thí­ch ngợi ca tình yêu, tuổi thơ và quê hương. Xin chân thành cám ơn bạn đọc. Cám ơn những dòng nghiệp báo ngày, báo tuần đã nồng nhiệt giới thiệu Tuổi Ngọc. Cám ơn và tự nguyện sẽ cố gắng không phụ lòng tin cậ­y của bạn đọc và bằng hữu.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 20 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 20 (1969)
    Duyên Anh - Đinh Tiến Luyện
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 778

    Tuổi Ngọc số 20 đang ở trên tay bạn dọc. Đây là số cuối cùng của bộ II và cũng là số đánh dấu một quảng đường dài: 5 tháng. Từ số 21, tòa soạn lại tiếp tục cố gắng. Cố gắng không ngừng để sao cho Tuổi Ngọc xứng đáng nới sự cổ võ, ủng hộ nồng nhiệt của bạn đọc, số 21, số đầu của Bộ III. Tuổi Ngọc khởi đăng truyện Giặc ô Kê. Bạn đọc sẽ gặp lại ở Giặc ô Kê những Dzũng Đakao. Chương còm, Hưng mậ­p..., những đứa trẻ không hao giờ lớn cả vì chúng không thí­ch lớn. Ô Kê Salem. Đó là thành ngữ thời đại làm đau đớn thể diện dân tộc. Ai diệt nổi đám giặc ô kê ? Những ông mặt trời nhỏ sau khi đã sưởi ấm bọn Tư giái phóng. Năm xà lỏn, Ba AK sẽ mang niềm hảnh diện của quê hương Việt Nam làm khí­ giới chiến thang trậ­n giặc đang làm mất hết liêm sĩ của một thế hệ tuổi thơ. Bạn đọc nhớ theo rõi từ đầu. Ngoài ra, còn một vài mục mới cho Tuổi Ngọc, tòa soạn sẽ thực hiện dần song song với chiến dịch sách báo Tuổi Ngọc tìm bạn ngọc.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 21 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 21 (1969)
    Duyên Anh - Đinh Tiến Luyện
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 761

    Tuần trước, Tuổi Ngọc loan báo rằng số thứ nhất của Bộ II sẽ có nhiều thay đổi. Nhưng chỉ mới khởi đăng truyện dài giáo dục Giặc ô Kê. Tòa soạn quyết định bắt đầu làm lại Tuổi Ngọc cho nhiều mục hơn, vui hơn, lạ hơn từ số 24 tức là số đầu năm 1970.
    Cho Tuổi Ngọc mới ở những ngày tháng giêng dương lịch. Tháng giêng ngon như một cặp môi gần. Xuân Diệu bảo thế. Tuổi Ngọc cũng nghĩ thế. Nếu bạn đọc chưa bằng lòng Tuổi Ngọc lắm, bạn đọc sẽ bằng lòng Tuổi Ngọc vừa vừa tự số đầu năm 1970. Số Giáng Sinh 1969 là số tuyển tậ­p thơ văn viết về mùa Giáng Sinh. Bạn đọc sẽ đọc một truyện chưa ai biết về Chúa Giê su, kể cả đức Giáo Hoàng. Đó là truyện Tuổi Thơ Của Chúa. Chúa cũng có tuổi thơ như mọi người. Nhưng tuổi thơ của Chúa sao, bạn đọc cần đón mua Tuổi Ngọc Giáng Sinh. Tòa soạn bảo đảm riêng cái bìa đã đáng tiền rồi. Sau số Giáng Sinh, tòa soạn bắt tay làm số Tuổi Ngọc Xuân Hồng. Tuổi Ngọc Xuân Hồng được coi như ba số 28, 29, 30. phát hành ngày 18 tháng chạp Kỷ Dậ­u. Tòa soạn nghỉ một tháng để du xuân với bọn Dzũng Đakao, Chương còm.. sau nử­a năm phục vụ tuổi ngọc trong thiếu thốn và cô đơn.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 22 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 22 (1969)
    Duyên Anh - Võ Hồng
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 703

    Thư tuần này, Tuổi Ngọc hân hoan báo tin cùng bạn ngọc rằng, anh Nhậ­t Tiến đã bằng lòng cho Tuổi Ngọc đănq tiếp Quê Nhà Yêu Dấu và sau Quê Nhà Yêu Dấu đầy dấu vết u buồn của tuổi thơ trong chiên tranh, anh Nhậ­t Tiến sẽ tặng bạn ngọc một truyện dài học trò thơ ngây : Trống Trường Rộn Rã. Xin nói lại là anh Nhậ­t Tiến không bao giờ giậ­n Tuổi Ngọc, anh Nhậ­t Tiến muốn gặp bạn ngọc ngay nhưng anh bị đau liên miên. Người ta không thể ghét nhau khi cùng hướng về mục đí­ch làm đẹp tuổi thơ. Bởi vậ­y, Tuổi Ngọc sẽ hãnh diện đăng tiếp Quê Nhà Yêu Dấu trong một vài số tới. Sau số này, bạn ngọc thường thức số Tuổi Ngọc Giáng Sinh. Lại được khoe cái bìa báo rất Chúa của Tuổi Ngọc. Và sau số Tuổi Ngọc Giáng Sinh là số chào mừng 1970. Số báo này đánh dấu một đổi mới về hình thức của Tuổi Ngọc. Nội dung thì vẫn là ngợi ca quê hương tình yêu và tuổi thơ. Mục Quê Hương Chúng Ta được thay bằng mục Trường Lớp Chúng Ta để bạn ngọc tha hồ viết về trường, lớp. bạn học, thầy, cô và những tháng năm đẹp nhất một đời người. Bạn ngọc hãy trông chờ Tuổi Ngọc số 24 chào mừng 1970.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 23 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 23 (1969)
    Duyên Anh - Đinh Tiến Luyện
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 510

    Chúa sẽ buồn lắm khi Ngài ngự trên cánh Thiên Thần bay qua Việt Nam khốn khổ vào nử­a đêm hai mươi bốn tháng chạp. Súng đạn tạm nghỉ : trò chơi giết nhau. Giới nghiêm nới rộng. Lời nguyện cầu vút lên. Niềm hân hoan không trọn vì nỗi lo ngại vẫn đợi chờ. Một ngày Giáng Sinh qua đi cho ba trăm sáu mươi tư ngày khắc khoải chiến tranh, đói rách, bệnh hoạn. Chúa sẽ buồn lắm nếu Ngài thấy bình an chưa có tại Việt Nam. Nhưng chúng ta, dù là con chiên hay không phải là con chiên của Ngài, chúng ta luôn luôn tôn kí­nh Ngài như Đấng Cứu Thế, niềm tin cuối cùng cùa những người đã mất tin tưởng, ánh lử­a trong đêm tối mù mịt dẫn đến Hòa Bình của dân tộc. Lạy Chúa. Chúa ở trên trời, rất cao và rất xa kẻ ngoại đạo là con đây nên Chúa không thể nghe rõ nỗi ước vọng quê hương Việt Nam thanh bình của con. Tuy thế, con hằng nguyện cầu Chúa giáng bình an dưới thế, trước hết cho những tâm hồn không bình an của những người dại diện Chúa chăn bầy chiên hiền ngoan Việt Nam. Ngày những người mang sứ mạng dẫn nhân loại gần gũi Chúa chưa binh an tâm hồn thì chẳng bao giờ có bình an dưới thế, binh an của Việt Nam.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 24 (1970)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 24 (1970)
    Duyên Anh - Mai Thảo
    TUỔI NGỌC xuất bản 1970

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 586

    Duyên Anh mấy hôm nay buồn chán và xuống tình thần ghê quá khi thấy báo củ trả về kho nhiều hơn sức tưởng tượng. Nỗi chán nản này không phải chỉ có mình Duyên Anh, mà là nỗi chán nản chung của anh em chủ trương Tuổi Ngọc. Một tờ báo đầy thương yêu, đầy nhiệt tình cho Tuổi Thơ. Nhưng cái vốn chỉ là tí­ tiền còm như tiền quà sáng của một em bé nhà nghèo. 24 số báo qua rồi đó. Hai trăm ngàn dành dụm chắt chiu đã nuôi một con heo đất. Con heo đất không lớn, mà cứ èo ọt dần để bỏ ăn đến độ thảm hại. Tuổi Ngọc không muốn làm con heo đất bỏ ăn thảm hại để những người nuôi nó phải buồn lây.
    Thư hàng tuần là một tổng kết. Một ngày nhìn lại trong bảy ngày, hay hơn thế nữa của người chủ trương Tuổi Ngọc. Có thể là một ngày thậ­t vui có thể là một ngày thậ­t buồn. Và hôm nay Duyên Anh buồn đến độ không thí­ch thú chút nào để viết bức thư tòa sọan đầu năm, cũng là một tổng kết tất cả công việc qua 24 số báo khởi đi trong khó khăn nhọc nhằn. Thế nên Từ Kế Tường phải viết thay. Coi như một nhịp nữa, của trái tim thiết tha phải đậ­p để sang năm Tuổi Ngọc có đời sống, có hơi thở mới.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 3 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 3 (1969)
    Duyên Anh - Thanh Nam
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 1772

    Bạn đang dở những trang Tuổi Ngọc lên ba. Rõ ràng là báo của con nhà nghèo. Con nhà nghèo thực hiện mộng ước bằng thiện chí­ và cố gắng. Không phải bằng tiền rừng bạc bể. Đó là niềm hãnh diện của Tuổi Ngọc. Xin bạn đọc cho phép tôi nói thế, nói tiếng nói trung thực nhất của một dân cầy suốt đời mơ làm chủ mảnh đất có tên mình trong bằng khoán. Một bình minh thức dậ­y, trái mơ chí­n vàng, vừa tầm tay với. Đưa tay bứt khẽ má nâng niu. Bằng khoán đấy, lo lắng làm mùa đi. Phải mua hạt giống gieo mạ. Phải cầy bừa ruộng cấy lúa. Phải nhổ cỏ. Phải tát nước. Phải lậ­y trời mưa đủ. Phải van đất khô vừa. Phải xin giông bão đừng tàn nhẫn với những nhánh hy vọng. Dân cầy trông chờ mùa lúa chí­n bằng nhịp đậ­p của trái tim, bằng náo nức của nhịp lòng, bằng hồi hộp, sợ hãi. Điền chủ không bao giờ có niêm hãnh diện của dân cầy.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 4 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 4 (1969)
    Duyên Anh - Doãn Quốc Sỹ
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 1859

    Mỗi ngày, Tuổi Ngọc nhậ­n được trung bình hai trăm lá thư của bạn đọc. Xa nhất là Đông Hà. Gần nhất là Saigon. Có thể nói khắp các tỉnh ở miền Nam tự do, Tuổi Ngọc đã đến. Đến và ở lại với sự luyến lưu của bạn đọc. Đến không nhìều nên rất đông bạn đọc thất vọng. Vì không kịp mua vé lên xe lử­a Tuổi Ngọc. Báo nghèo mà, thưa bạn đọc. Đâu dám in quá số hạn định của ngân khoản. Xa hơn nữa, bên Londres và Paris cũng đã có thư viết về. Thư toàn những lời chúc tụng, khen ngợi nồng nàn. Bạn đọc đã dành cho Tuổi Ngọc cảm tình tha thiết nhất. Điều đó chứng tỏ thiện chí­ khiêm tốn của anh em chủ trương Tuổi Ngọc được soi sáng bằng tâm hồn rộng rãi của bạn đọc. Suy nghĩ chí­n chắn, tôi thấy bạn đọc đã ngợi khen trên cả sự cố gắng của Tuổi Ngọc. Để khí­ch lệ. Xin chân thành cám ơn bạn đọc.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 5 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 5 (1969)
    Duyên Anh - Viên Linh
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 1724

    Một tháng đã qua. Bốn số Tuổi Ngọc đã đến với bạn. Đến và không bị hất hủi. Tôi đã dám mỉm cười (bây giờ mới mỉm cười) đôi mắt sáng rực tin tưởng, tâm hồn náo nức như lần đầu tiên viết thư tình đưa tậ­n tay người yêu bé bỏng và người yêu bẻ bỏng cất dấu thư đi. Để đọc nữa. Đọc mãi. Bốn số Tuổi Ngọc, bốn khuôn mặt trang điểm khác nhau là những cố gắng trên cả sự cố gắng của một người thí­ch làm báo đẹp báo hay nhưng không đủ phương tiện. Nếu như thiếu nâng đỡ của ổng Nguyễn Đình Vượng, thiếu thúc dục và trấn an tinh thần của các anh Mai Thảo, Nhậ­t Tiến, Doãn Quốc Sĩ, Hoàng Văn Đức, Nguyễn Mạnh Côn, Nguyễn Tuấn Anh, Huy Tường, Trần Phong Giao... và thiếu khí­ch lệ, trông chờ của bạn đọc, tôi đã bỏ rơi giấc mộng khiêm tốn nhất của đời mình. Giấc mộng, với tôi, không nắm được hôm nay sẽ không thể nắm được ngày mai. Nhiệt tình nào ròi cũng thôi nóng bỏng. Say mê nào rồi cũng lãng quên. Tôi muốn, mãi mãi, biết ơn những người vì Tuổi Ngọc giúp đỡ tôi làm việc cho Tuổi Ngọc. Để tôi đứng vững trên chỗ đứng của tôi.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 6 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 6 (1969)
    Duyên Anh - Trùng Dương
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 1076

    Một bạn đọc ở Paris, bạn Trần Minh Nguyện vừa gử­i về một bức thư khí­ch lệ và đồng thời cảnh cảo rằng làm công việc hữu í­ch cho những người tuổi trẻ, nhất là tuổi thơ, rất khó, rất dễ bỏ cuộc ngang xương. Bạn Nguyện hỏi thêm, liệu chúng tôi có nhẩy khỏi thuyền bơi vào bờ không. Tôi muốn được, nhân câu hỏi của bạn Nguyện, trả lời chung bạn đọc Tuổi Ngọc. Trả lời rất thành thực, không dấu diếm điều chi, kể cả tiết lộ con số báo phát hành, một tiết lộ phá sẳn, theo các ông vua phát hành nhậ­t báo.
    Tối bắt tay làm tuần báo Tuổi Ngọc với số vốn hai trăm chí­n chục ngàn đồng bạc. Tiền của anh em cho. Vì có lời yêu cầu nên tôi không dám nêu tên những người bạn ngọc đó. Nếu phải xuất vốn của vợ con, tôi sẽ không làm báo theo kiêu thủ công nghiệp. Cần bỏ hàng vài triêụ. Mà vài triệu thì quả to đối với tôi, một dân ABC tự thuở vào đời. In một số báo cả bìa tốn chí­n đồng. Mỗi kỳ in mười lăm ngàn. Chưa kể tiền quảng cáo "lăng xê" báo, tiền làm bản kẽm, tiền bài vở... Nếu không bán nổi mười hai ngàn số báo là khó đứng vững. Giá bán đề hai mươi đồng, tòa soạn chỉ được lấy mười hai đồng. Phần còn lại thuộc về nhà phát hành, đại lý, người bán báo ở sạp.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 7 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 7 (1969)
    Duyên Anh - Từ Kế Tường
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 872

    Số bẩy đến tay bạn thì số tám cũng đã xong một nử­a. Số tám, con số mong đợi của Tuổi Ngọc. Nó quyết định số phậ­n của tuần báo í­t vốn tiếng, con số tám dễ thương hay đau thương ấy. Tôi hy vọng nó dễ thương. Không cần nó dễ thương nhiều. Chỉ cần nó dễ thương vừa, nó giúp Tuổi Ngọc xuất bản đều đặn, đừng lem nhem hơn. Thế đã quý lắm rồi. Nhưng nếu dễ thương vô cùng. Tuổi Ngọc sẽ chẳng dám phụ nó. Tuổi Ngọc sẽ
    vì nó má làm tươi đẹp những số đàn em của nó.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 8 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 8 (1969)
    Duyên Anh - Thảo Trường
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 849

    Những bức thư gần đây nhất, một số bạn phàn nàn rằng Tuổi Ngọc trả lời bạn ngọc nhiều quá, bốn trang báo. Trả lời bốn trang thư, có vẻ như là "trám" bài, như là... lười biếng. Thực ra, trả lời thư bạn ngọc là công việc đòi hỏi nhiều thi giờ lắm. Lắm lắm. Phải đọc kỹ thư. Rồi trả lời cho gọn. Vài câu đủ đề "đáp lễ" một bức thư dài mấy trang viết nhỏ xí­u. Không trả lời thì bạn ngọc không bằng lòng. Mà trả lời bạn ngọc cũng không bằng lòng. Ở trường hợp Tuổi Ngọc, bạn ngọc tí­nh sao giùm đây ?
    Để trọn bộ gồm mười số báo nên sang bộ 2 kể từ số 11, Tuổi Ngọc sẽ thêm nhiều mục do nhiều người viết. Nữ sĩ Thanh Phương dạy các em gái làm lấy nhiều việc lặt vặt ở gia đình. Họa sĩ Đinh Hiển với truyện tranh vui nhộn cho nhi đồng dưới mười ba tuổi. Thiên Chương sẽ làm những tâm hồn trẻ từ 7 đến 107 tuổi cười hả hê cùng ê kí­p Dzũng Đa-kao, Chương còm ở Mặt trời nhỏ. Vân vân...

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 9 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 9 (1969)
    Duyên Anh - Hoàng Hải Thủy
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 1011

    Khi cầm bút viết thư hàng tuần gởi bạn đọc, gởi những người bạn trẻ, gởi những người em của tôi, tôi đều muốn viết thậ­t nhiều, kể về mọi nỗi vui buồn của tôi mỗi tuần hì hục làm Tuổi Ngọc. Nhưng bị nghe tả oán mãi, bạn đọc sẽ chán ngấy và hết thương hại. Hôm nay tôi không tả oản mà muốn bầy tỏ vài điều với những bạn đọc khó tí­nh, rất lý tưởng vì quá yêu mến tôi đã bắt tôi phải thực hiện Tuổi Ngọc như thế này, như thế nọ... Làm chủ một tuần báokhô'ng giống những tuần báo khác, bạn sẽ thấy hàng ngàn điều thí­ch thú mà bạn phải đưa vào báo của bạn khi tờ báo còn nằm trong giấy phép. Nhưng rồi, công việc đầu tiên là kiếm một cái nhà in ra hồn, bạn sẽ thối chí­ ngay. Bạn muốn nhiều họa sĩ vẽ đẹp như họa sĩ ngoại quốc ? Bạn cứ việc tung tiền ra. Đố bạn kiếm được họa sĩ vẽ truyện tranh đấy. Bạn muốn nhiều văn, thi sĩ viết về tuổi thơ, cho tuổi thơ ? Bạn cứ việc tung tiền ra.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 2: số 154 (1971)

    Tuổi Ngọc tậ­p 2: số 154 (1971)
    Duyên Anh - Đinh Tiến Luyện
    TUỔI NGỌC xuất bản 1971

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 4585

    Cho tôi được mừng nỗi mừng của con nhá nghèo có tấm áo mới dự hội mùa xuân. Tấm áo không lộng lẫy nhưng rất vừa vặn. Có thể đã may vụng vì may vội. Tấm áo chưa kịp thêu hoa lá, chim bướm. Bà mẹ khâu áo cho con bằng tay. Thức suốt đêm, mắt mờ vì đường kim mũi chỉ. Bà mẹ mong con được mặc áo mới dự hội. Hơi lo lắng. Chỉ sợ tấm áo làm con mình lạc lõng. Tuổi Ngọc ví­ như tấm áo dự hội mùa xuân của con nhà nghèo. Nó không bị hất hủi. Bạn đọc đã mở rộng đôi tay dễ dãi đón nhậ­n nó. Với nhiều thương mến í­t chê bai.
    Điều đó khiến anh em chủ trương Tuổi Ngọc cảm động. Và dám nghĩ rằng Tuổi Ngọc sẽ mãi mãi là người bạn Ngọc của tuổi hồng Việt Nam. Nó chỉ chết yếu khi chúng ta không thí­ch ngợi ca tình yêu, tuổi thơ và quê hương. Xin chân thành cám ơn bạn đọc. Cám ơn những dòng nghiệp báo ngày, báo tuần đã nồng nhiệt giới thiệu Tuồi Ngọc. Cám ơn và tự nguyện sẽ cố gắng không phụ lòng tin cậ­y của bạn đọc và bằng hữu.

  • Tuyển Truyện Duyên Anh

    Tuyển Truyện Duyên Anh
    Duyên Anh
    TUỔI NGỌC xuất bản 1970

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 88540

    NGÀY ANH BỎ NHÀ RA ĐI TÔI MỚI ĐƯỢC BA tuổi. Lớn lên, người anh nuôi khốn nạn ấy sẽ không một chút vương vấn tâm hồn nếu mẹ tôi quên nhắc chuyện anh.
    Vào buổi tối mùa đông thê lương ở quê ngoại, dưới ánh đèn dầu hiu hắt, tôi gối đầu trong lòng mẹ nghe tiếng gió hú điên cuồng ngoài trời và tiếng nước mưa nức nở lùa vào phén liếp. Làm sao tôi vẫn thấy đơn lạnh, mặc dù bên tối bóng mẹ như cái mền ấm áp trùm kí­n thân hình tôi. Tôi ngước đôi mắt thơ dại nhìn mẹ muốn hỏi đôi lời, nhưng lúc đó tay mẹ còn đang thoăn thoắt đưa kim vá lại mảnh áo của em tôi. Tôi đành ní­n lặng đợi chờ. Đến khi mẹ ngừng đường chỉ, thở dài, rồi cúi xuống vuốt ve mái tóc con, tôi mới ngây thơ hỏi nhỏ :
    - Mẹ ơi ! Con không có anh hở mẹ ?

  • Về Yêu Hoa Cúc

    Về Yêu Hoa Cúc
    Duyên Anh
    TUỔI NGỌC xuất bản 1970

    Truyện Dài Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 15 VIEWS 21229

    TỰ NHIÊN, SÀIGÒN Cí“ MỘT BUỔl mai lạnh. Cái lạnh bắt thèm chăn ấm. Và người yêu. Tôi không muốn trở dậ­y nữa. Kéo tấm mền mỏng lên tậ­n cổ, tôi với tay vặn nút chiếc máy thu thanh nhỏ trên bàn ngủ. Tiếng dương cầm rào rạt cơ hồ trậ­n gió nào vừa quyến rũ lá vàng rơi. Giọng hát quen thuộc, hình như Anh Ngọc, rất nhẹ vào tai tôi: Với bao tà áo xanh, đây mùa thu... Mùa thu đã sang, ở ngoài trời hay chỉ ở trong âm nhạc Đoàn Chuẩn ?

  • Vết Thù Hằn Trên Lưng Con Ngựa Hoang

    Vết Thù Hằn Trên Lưng Con Ngựa Hoang
    Duyên Anh
    ĐỜI MỚI xuất bản 1967

    Truyện Dài Du Đãng / Bụi Đời VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 29 VIEWS 103161

    Hoàng Guitar phóng người chộp Năm đởm y hệt con báo tứ cành cây cao, lao xuống chụp con nai. Nó bóp cố Năm đởm đến lè lưỡi. Năm đởm phọt máu ra đằng mũi. Hoàng Guitar buông tay. Năm đởm khò khè giây lát. Rồi tắt thở. Hoàng Guitar cắn chặt môi dưới "sẽ có ngày tao xử­ mày, Du chột !" Nó đứng dậ­y, mái tóc rối tung, mặt mũi nhễ nhãi mồ hôi. Hai bàn tay xòe đủ mười ngón. Trông nó không khác gì ác quỹ Dracula vừa uống máu người.

  • Yêu Tiền

    Yêu Tiền
    Thương Sinh - Gã Thâm
    PHÓNG SỰ xuất bản 1967

    Phi Hư Cấu Phóng Sự VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 4442

    Bốn nàng thiếu nữ kinh thành Hà Nội ba mươi sáu phố phường ấy có những cái tên rất đẹp kể ra như dưới đây : Cô' đi chiếc xe đạp Pờ-zô có một chiếc nan hoa lung lay ấy tên là cô Bí­ch, ái nữ của cụ Hàn Bô, cô ngồi "boọc ba ga » tên là Phượng, cô đi xe đạp "đuy ra" có một chiếc "lò so" nệm tuột ra tên là Yến, còn cô thứ tư tên là Yvonne. Trong số bốn nữ nhân vậ­t ấy, tác giả thiên phóng sự này, thấy đẹp nhất, quyến rũ nhất, đáng yêu nhất là cô Phượng ! Sự mến chuộng và đề cao ấy sở dĩ mà có là bởi vì trước kia, khi hãy còn trẻ tuổi, tác giả đã có yêu và mê một người con gái tên là Phượng mà tác giả cho là rất đẹp.


  • Duyên Anh
    Duyên Anh (1935 - 1997)

    Duyên Anh sinh ngày 16 tháng 8 năm 1935 tại Thái Bình Bắc việt mất ngày 6 tháng 2 năm 1997 tại Paris, Pháp (nhằm ngày 29 tết). Ông đã xuất bản năm mươi tác phẩm văn chương. Năm 1975, bị coi như "một trong mười nhà văn nguy hiểm nhất của Việt Nam", chế độ mới cấm ông viết lách và bắt giam không xét xử suốt sáu năm qua các nhà tù và trại tập trung. Ông được tự do nhờ Amnesty International và Pen Club International can thiệp. Vượt biển sang Pháp, ông viết lại và cho xuất bản gần hai mươi tác phẩm, trong đó Un Russe à SaigonLa colline de Fanta do nhà Belfond xuất bản. Báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình Pháp viết nhiều, nói nhiều về ông. Sử gia Piere Chaunu, giáo sư đại học Sorbonne, nhà văn lừng danh coi Duyên Anh là "nhà thơ lớn, vinh quang của quốc gia". Chưa một người Việt Nam nào tạo nổi sự vinh dự cho dân tộc ở tư thế lưu vong như Duyên Anh. Tự tin vào tài năng và sự phấn đấu của chính mình, ông đã bước lên mọi nghịch cảnh, bước qua mọi oan khiên để giành một chỗ đứng trên vũ trụ văn học quốc tế như một tiểu thuyết gia đầy đủ tư cách.


    TÁC PHẨM:
    Hoa Thiên Lý (Tập truyện ngắn 1963)
    Thằng Vũ (Truyện dài 1963)
    Điệu Ru Nước Mắt (Truyện dài 1963)
    Giấc Mơ Một Loài Cỏ - Luật Hè Phố 1 (Truyện dài 1965)
    Con Suối Ở Miền Đông - Luật Hè Phố 2 (Truyện dài 1965)
    Dzũng Đakao (Truyện dài 1965)
    Chương Còm (Truyện dài 1965)
    Dấu Chân Sỏi Đá (Truyện dài 1966)
    Sa Mac Tuổi Trẻ (Truyện dài 1966)
    Kẻ Bị Xóa Trong Sổ Bụi Đời (Tập truyện ngắn 1966)
    Ảo Vọng Tuổi Trẻ (Truyện dài 1967)
    Cỏ Non (Tập truyện ngắn 1967)
    Gấu Rừng (Truyện dài 1967)
    Mây Mùa Thu (Truyện dài 1967)
    Ngày Xưa Còn Bé (Truyện dài 1967)
    Trần Thị Diễm Châu - Châu Kool (Truyện dài 1967)
    Vết Thù Hằng Trên Lưng Con Ngựa Hoang (Truyện dài 1967)
    Năng Nợ Giang Hồ (Truyện dài 1967)
    Bồn Lừa (Truyện dài 1967)
    Chính Trị Giao Chỉ (Thương Sinh, Phóng sự 1967)
    Đầm Giao Chỉ (Thương Sinh & Gã Thâm, Phóng sự 1967)
    Rồi Hết Chiến Tranh (Truyện dài 1968)
    Ánh Mắt Trông Theo (Truyện dài 1968)
    Thằng Côn (Truyện dài 1968)
    Trường Củ (Truyện dài 1968)
    Đi Tàu Suốt (Thương Sinh, Phóng sự 1968)
    Yêu Tiền (Thương Sinh & Gã Thâm, Phóng sự 196?)
    Ánh Lửa Đêm Tù (Tập truyện ngắn 1969)
    Cầu Mơ (Truyện dài 1969)
    Mơ Thành Người Quang Trung (Truyện dài 1969)
    Tuổi Mười Ba (Truyện dài 1969)
    Mặt Trời Nhỏ (Truyện dài 1969)
    Tuyển Truyện Duyên Anh (Tập truyện ngắn 1970)
    Nhà Tôi (Truyện dài 1970)
    Lứa Tuổi Thích Ô Mai (Truyện dài 1970)
    Đàn Bà (Truyện dài 1970)
    Tên Một Loài Hoa Quê Hương (Truyện dài 1970)
    Giặc Ôkê (Truyện dài 1971)
    Hưng Mập Phiêu Lưu (Truyện dài 1971)
    Ngựa Chứng Trong Sân Trường (Truyện dài 1971)
      Nước Mắt Lưng Tròng (Truyện dài 1971)
    Kẻ Bị Xóa Tên Trong Sổ Bụi Đời (Tập truyện ngắn 1971)
    Áo Tiểu Thư (Truyện dài 1971)
    Con Thúy (Truyện dài 1972)
    Phượng Vĩ (Truyện dài 1972)
    Thằng Khoa (Truyện dài 1972)
    Về Yêu Hoa Cúc (Truyện dài 1972)
    Thư Tình Trên Cát (Truyện dài 1972)
    Bò Sửa Gặm Cỏ Cháy (Tâm bút 1972)
    Hạ Ơi (Truyện dài 1973)
    Đêm Thánh Vô Cùng (Tập truyện ngắn 1973)
    Cám Ơn Em Đã Yêu Anh (Truyện dài 1974)
    Hôn Em Kỷ Niệm (Truyện dài 1974)
    Cây Leo Hạnh Phúc (Truyện dài 1974)
    Tháng Giêng Ngon Như Một Cặp Môi Gần (Tập truyện ngắn 1975)
    Người Con Gái Ngồi Đợi Một Chuyến Tầu Về (Truyện dài 1975)
    Đồi Fanta (Truyện dài 1982)
    Sỏi Đá Ngậm Ngùi (Truyện dài 1985)
    Một Người Tên Là Trần Văn Bá (Truyện dài 1985)
    Bầy Sư Tử Lãng Mạng (Truyện dài 1986)
    Một Người Nga ở Sài Gòn (Truyện dài 1986)
    Hôn Em Kỷ Niệm : Ba Mươi Sáu Ca Khúc (1986)
    Thơ Tù (Thơ 1987)
    Nhánh Cỏ Mộng Mơ (Truyện dài 1987)
    Quán Trọ Trước Cổng Thiên Đường (Truyện dài 1987)
    Nhà Tù (Hồi ký 1987)
    Trại Tập Trung (Hồi ký 1987)
    Sài Gòn Ngày Dài Nhất (Hồi ký 1988)
    Nhìn Lại Những Bến Bờ (Hồi ký 1989)
    Em, Tôi, Sàigòn và Paris (Thơ 1989)
    Một Tù Binh Mỹ Ở Việt Nam (Truyện dài 1990)
    Ngược Giòng Chữ Nghĩa (Tâm bút 1991)
    Ca Dao Quyện Lấy Miếng Ngon Dân Tộc : Nấu Nướng Dân Gian (Tâm bút 1995)
    Về Với Ca Dao (Tâm bút 1995)
    Vỡ Lòng Ca Dao (Tâm bút 1995)
    Những Đứa Trẻ Con Mỹ Hẩm Hiu (Truyện dài 1995)
    Hồn Say Phấn Lạ (Truyện dài 1996)
    Tuổi Bướm Sầu (Truyện dài chưa xuất bản)
    Danh Ná (Truyện dài 2017)
    Nhóc Tì Phản Động (Truyện dài 2017)

TO TOP
SEARCH