CLOSE
Add to Favotite List

    Dương Trữ La

  • Cái Lu Chí­n Vú

    Cái Lu Chí­n Vú
    Dương Trữ La
    SỐNG MỚI xuất bản 1968

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 2 VIEWS 3679

    Bé Mai bữa nay viết tậ­p được tám điểm. Hạng nhứt. Bé mừng lắm. Trống vừa điểm tan học là bé ôm cặp chạy u ra cổng, để về khoe với mẹ. Nhưng hôm nay không có mẹ mà là chị bếp đi đón bé.
    Mai buồn hiu hỏi :
    - Mẹ bé đâu ?
    Chị bếp dắt tay bé, đáp :
    - Mẹ đi về nội, chiều ra.
    Bé Mai mất vui vì không được khoe điểm tốt với mẹ. Về tới nhà bé vẫn thấp thỏm đón mẹ ở cử­a. Mỗi khi có tiếng xe ngừng lại hay có người nói chuyện trước nhà là bé hồi hộp mong mẹ về.

  • Cho Buồn Lòng Ai

    Cho Buồn Lòng Ai
    Dương Trữ La
    LÁ DÂU xuất bản 1972

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 13 VIEWS 1484

    Anh uống nước không anh ?
    Vừa đưa tay cột cọng kẽm cho chặt lại xong, Thành nghe hỏi vội quay lại, và chàng sử­ng sốt đến ngẩn ngơ khi nhìn thấy người vừa đến hỏi mình đó !
    Thiếu nữ e thẹn, chớp nhanh đôi mắt tròn to đen láy, để lẫn tránh. Đôi bí­nh tóc phí­a trước hơi đong đưa. Màu da trắng càng nổi hơn, nhờ tấm áo bà ba đen mặc trên người. Vì nàng hay thẹn mà đôi má ưng ử­ng đỏ ?
    Dầu vừa mới uống nước xong, Thành cũng vội và nói:
    - Dạ uống, chị cho tôi xin một ly...
    Cô gái cuối xuống múc nước trong thùng, trao cho Thành. Chàng uống một hơi, cạn ly, chép miệng ngon lành.
    - Chà nước ngọt quá, cứ mỗi lần đi ngang đây, chị nhớ cho tôi xin một ly nghen.
    Thiếu nữ mỉm cười liếm môi, đáp nhỏ:
    - Dạ nhớ...
    Rồi nàng tiếp tục xách thùng đi sang chỗ khác. Thành vẫn đứng ngẩn ngơ nhìn theo.. Tấm thân mảnh mai được gói trọn trong màu áo đen hiền thục...

  • Cuối Đường Kỷ Niệm

    Cuối Đường Kỷ Niệm
    Dương Trữ La
    THIÊN TỨ xuất bản 1969

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 1604

    Từ một góc phòng trà, Danh ngồi ngã ngữa trong lòng ghế, hút thuốc liền miệng. Từng cuộn khói thuốc tròn bay lên ẻo lã. Đầu Danh lắc lư theo nhịp "bí­ bốp" củạ máy "bí­c cúp" gần đó, âm thanh như sóng biển thét gào. Thỉnh thoảng Danh còn đưa tay lên làm điệu, giựt giựt... Mắt lim dim thả hồn theo tiếng nhạc.
    Trước mặt Danh, Thúy ngồi tréo hai chân, cùi'= chỏ chống gối, tay căm chiếc muỗng khuấy đều trong lòng ly nước đá chanh. Mái tóc "gạt son" làm cho chiếdc đầu to của nàng thêm bướng bĩnh. Thúy mặt áo dài trắng, cổ rộng, thân áo "sí­t" lấy chiếc lưng thon. Mắt Thúy đầy vẻ mệt nhọc, chán chường. Thứ mệt nhọc gợi cảm và khiêu khí­ch....


  • Dương Trữ La

    Dương Trữ La tên thật là Dương Ngọc Lạc, sinh ngày 16-3-1937, nguyên quán: An Nhơn - Gò Vấp - Gia Định. Ông có 2 bút hiệu Tâm Đạm và Dương Trữ La, gia nhập vào làng văn làng báo Sài Gòn từ cuối thập niên 1950 thuộc thế kỷ 20, cùng thời với Hoài Điệp Tử, Ngô Tỵ, Phan Yến Linh (còn có tên Phan Trần Duyên, Thái Châu), Trần Xuân Thành, Trương Đạm Thủy, Thiên Hà, Phương Triều, Tô Kiều Phương, Song Phố, Thanh Việt Thanh, Hoài Hương Tử... Vì ông bắt đầu làm thơ từ năm 1955

    Năm 1963, sau khi đoạt giải nhứt truyện ngắn báo Tiếng Chuông, bút danh Dương Trữ La mới bắt đầu xuất hiện chung với nhà văn Bình Nguyên Lộc trong một tiểu thuyết tình cảm xã hội "Lòng Ngỡ Quên Mà Nhớ Rất Xa" đăng báo hàng ngày (feuilleton). Từ đó Dương Trữ La trở thành một nhà văn viết tiểu thuyết hơn là nhà thơ Tâm Đạm. Tuy nhiên với bút hiệu Tâm Đạm, ông làm thơ rất nhiều và rất tình, đăng trên các báo thời ấy, nhưng chưa hề in thơ để bán.

    Sau năm 1975, ông ngưng viết một thời gian, làm công tác Bảo tàng. Năm 1982 ông cầm bút trở lại viết tiểu thuyết cho đến phút lâm chung lúc 0 giờ ngày 20-7-2000 (tức 20 tháng 6 năm Canh Thìn) Dương Trữ La - Tâm Đạm là nhà văn, nhà thơ chuyên viết về đề tài văn học xã hội đầy tình tự dân tộc. Văn phong giản dị mà chân thực thẳng thắn, bình dân mà súc tích, huỵch toẹt mà bao dung, độ lượng, khác nào tính khí người Sài Gòn, bản chất hào phóng người miền Nam. Tác phẩm của ông ít nhiều phản ánh được cuộc sống của lớp nghèo thành thị trong giai đoạn 1955-1975.

    TÁC PHẨM:
    Đường máu tâm tư (thơ, 1961)
    Giọt linh hồn (thơ, 1962)
    Đường thơ dưới mộ (thơ, 1963)
    Bàn tay vào mộng (tập truyện 1963)
    Lòng ngỡ quên mà nhớ rất xa (tiểu thuyết đăng báo với Bình Nguyên Lộc 1963-1964)
    Nhớ nhung (tiểu thuyết, 1966)
    Vẫn còn dang dở (tiểu thuyết, 1966)
    Gái hoàn lương (tiểu thuyết, 1967)
    Tình yêu và chiến tranh (tiểu thuyết, 1967)
    Nắng bên kia đồi (tiểu thuyết 1967)
    Con gái tuổi Dần (tiểu thuyết, 1968)
    Cái Lu chín vú (truyện tuổi thơ, 1968)
    Tuyển tập mùa Thu (tập truyện ngắn ,1969)
    Chiều nghiêng bóng nhỏ (tiểu thuyết, 1969)
    Cuối đường kỷ niệm (tiểu thuyết, 1969)
    Bên kia một dòng sông (tiểu thuyết 1971)
    Cho buồn lòng ai (tiểu thuyết, 1972)
    Tình ơi... chia xa (tiểu thuyết, 1990)
    Đời em như áng mây (tiểu thuyết, 1991)

TO TOP
SEARCH