-
Hành Trình Về Phương Đông
Phi Hư Cấu Sử Địa
Dr. Blair T. Spalding
CHAPTERS 10 VIEWS 23713
"Đông du" ngày nay đã trở thành một từ quen thuộc. Không chỉ đối với các nhà thám hiểm, khách du lịch, người khảo sát văn hóa, mà cả những nhà khoa học, nhà triết học. Nhưng chỉ chừng cách đây một thế kỷ thì vấn đề không còn đơn giản như vậy. Bấy giờ, với thói duy khoa học và các nhìn Âu tâm luận, người ta coi phương Đông mà phần lớn là thuộc địa của người châu Âu, là một xứ sở lạc hậu, cần được khai hóa văn minh. Bởi thế, mọi tiếp xúc, nghiên cứu học hỏi nền văn hóa thấp kém bản địa đều bị coi là kỳ quặc, thậm chí là xúc phạm.
"Hành trình về phương Đông" của giáo sư Baird Thomas Spalding (1857 - 1953) kể chuyện một đoàn khoa học kia gồm các chuyên môn khác nhau được Hội Khoa học Hoàng gia Anh (tức Viện Hàn lâm khoa học) cử sang Ấn Độ nghiên cứu về "huyền học". Sau hai năm trời lang thang khắp các đền chùa Ấn Độ, chứng kiến nhiều cảnh mê tín dị đoan, thậm chí "làm tiền" du khách, của nhiều pháp sư, đạo sĩ rởm, họ được tiếp xúc với những vị chân tu sống ẩn danh ở thành phố hay trên rặng Tuyết sơn. Nhờ thế, họ được chứng kiến, hiểu biết đúng đắn về các khoa học cổ xưa và bí truyền của văn hóa Ấn Độ như yoga, thuật chiêm tinh, các phép dưỡng sinh và chữa bệnh, quan niệm về cõi sống và cõi chết...
Hành trình về phương Đông nay đã trở thành một thông lộ. Tây và Đông đã gặp nhau. Khoa học và minh triết đã gặp nhau. Cái hiện đại và cổ xưa đã gặp nhau. Thế giới, vì vậy đã trở nên hài hòa hơn, phẳng hơn và, do đó, nhân văn hơn.