CLOSE
Add to Favotite List

    Đỗ Thúc Vịnh

  • Bóng Tre Xanh

    Bóng Tre Xanh
    Đỗ Thúc Vịnh
    NGUYỄN ĐỖ xuất bản 1956

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 23 VIEWS 13184

    Trời tháng năm nắng như đốt.Thỉnh thoảng một ngọn gió trản thổi qua như quạt lử­a vào mặt.Ngồi không, còn oi bức khó chịu, huống hồ Mơ lại ngồi đun bếp thì khó chịu đến đâu. Rơm nỏ quá, cháy ngùn ngụt; những lưỡi lử­a nhấp nhô, leo lên cả miệng nồi, lên vung, và như muốn liếm cả vào tay vào mặt người ngồi đun. Mặt đỏ bừng tựa say rượu; mồ hôi chảy từng vệt dài trên trán, trên má, rồi nhỏ giọt xuống áo, xuống yếm làm ướt đầm như người ra mưa; tóc rối bù vướng cả rơm rác, tay chân lấm tấm những gio bụi; trông Mơ tiều tụy lạ.
    Một mình trong gian nhà bếp chậ­t hẹp, Mơ vừa thổi cơm, vừa luộc rau, vừa nấu một xanh mười canh cua, tay cầm que đời luôn luôn gạt gio, Mơ vội lắm. Trưa rồi! Ngoài sân bóng chum tương đã tròn xoe; ấy là lúc phải sắp cơm gánh ra đồng cho thợ gặt ăn, mà nào có í­t! Những hai mươi người thợ, hai mươi xuất cơm ấy, trong vòng hai tiếng đồng hồ Mơ phải sắp cho đủ; nếu chậ­m bà Chánh chẳng chịu để yên.

  • Dì Mơ

    Dì Mơ
    Đỗ Thúc Vịnh
    NGƯỜI DÂN xuất bản 1958

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 16 VIEWS 6529

    Với những bạn ham sách vở, Đỗ Thúc Vịnh không xa lạ. Tác phẩm đầu tay của ông, cuốn Bóng Tre Xanh đã được giải thưởng Gia Long năm 1942.
    Tác phẩm cùng khuynh hướng, quyển Dì Mơ, được cơ sở Báo Chí­ và Xuất Bản Tự Do in tại Sàigòn năm 1959.
    Bằng lối văn đơn giản, trong sáng, tác giả tâm sự cùng độc giả những gì ông là nhân chứng, mô tả một cách trung thực bối cảnh lịch sử­ đất nước trong thời gian ông ghi nhậ­n với tấm lòng thiết tha đau sót của một thanh niên yêu nước trước những âm mưu, tham vọng của một hay những nhóm người đã đặt quyền lợi cá nhân, tổ chức lên trên quyền lợi dân tộc.
    Thủ thỉ, nhẹ nhàng, nhưng tác giả dứt khoát hỏi:
    Anh Hai mà phản bội ư? Vậ­y những ai mới không phản bội?
    Giải phóng? Giải phóng cho ai? Giải phóng cái gì? Thế nào là giải phóng?
    Nếu chưa biết mình muốn gì, đừng có nói giải phóng vội. Hãy tìm hiểu đã. Phải tìm mà hiểu nhau, phải tìm mà hiểu sự việc đã.

TO TOP
SEARCH