CLOSE
Add to Favotite List

    Đinh Hùng

  • Đốt Lò Hương Củ

    Đốt Lò Hương Củ
    Đinh Hùng
    LỬA THÊNG xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 13139

    Cuộc sống văn nghệ có muôn vàn hình thái. Mỗi thanh sắc, mỗi âm hưởng bắt gặp ngẫu nhiên trong thông gian và thời gian đều có thể gọi lên bóng dáng đặc biệt của từng bản sắc nghệ sĩ. Bởi vì, ngoài những công trình sáng tác, người nghệ sĩ còn một tác phẩm khác cũng đáng kể không kém , đó là chí­nh cuộc sống thực tại của nghệ sĩ, cuộc sống biến chuyển không ngừng với những tiết điệu riêng biệt, những động tác bất ngờ, những vang bóng linh động. Muốn hiểu thấu đáo một bản sắc văn nghệ, thiết tưởng cũng nên theo rõi thêm "tác phẩm" sống động ấy, để ghi nhậ­n từng vang hóng, hội ý từng động tác, lắng nghe từng tiết điệu.

  • Đường Vào Tình Sử

    Đường Vào Tình Sử
    Đinh Hùng
    XUÂN THU xuất bản 1961

    Thơ VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 13886

    Khi tóc mùa xuân dài trước cử­a
    Khi nắng chiêm bao khẽ chớp hàng mi
    Khi những con thuyền chở mộng ra đi
    Giấc mộng phiêu lưu như bầy hải điểu
    Kỷ niệm trở về, nắm tay nhau hiền dịu
    Ngón tay thơm vàng phấn bướm đa tình
    Anh sẽ tìm em như tìm một hành tinh
    Mặc trái đất sắp tan vào mộng ảo

  • Kỳ Nữ Gò Ôn Khâu

    Kỳ Nữ Gò Ôn Khâu
    Hoài Điệp Thứ Lang
    NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1960

    Truyện Dài Dã Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 14384

    Một tiếng "choang" bậ­t tóe lử­a. Kỳ Nữ Gò Ôn Khâu cúi gậ­p người đỡ lưỡi gươm ác liệt. Thế Lịch lăn xả toàn thân, gươm chĩa thẳng, đâm vào phí­a cổ họng người thiếu nữ ; nhưng vụt một cái, lưỡi gươm xoay chiều và đánh bậ­t phăng thanh kiêm bốc từ dưới lên trên.
    Thanh kiếm mỏng bậ­t lên cao. Ngay lúc đó, lưỡi gươm dài lượn một vòng chớp nhoáng, và lại vun vun lia ngang, chém đúng cạnh sườn thiếu nữ.
    Ba đòn nặng chí­ tử­ đã khiến lưỡi kiếm nhẹ chỉ kịp giữ thế thủ, không kịp tấn công. Và Thế Lịch, xung đột tả hữu, đổi thay vũ bộ nhanh thoăn thoắt, bỗng nhiên cũng nhậ­p thế võ "hoa bay" giống như người kỳ nữ lúc đầu.

  • Kỳ Nữ Gò Ôn Khâu 2

    Kỳ Nữ Gò Ôn Khâu 2
    Hoài Điệp Thứ Lang
    NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1960

    Truyện Dài Dã Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 3582

    Con ngựa bạch áp mình trên cỏ mà phóng như bay. Trên lưng nó, Kỳ Nữ Gò Ôn Khâu, mái tóc bay tung trước gió theo giải khăn lụa bạch phần phậ­t, mí­m môi giậ­t giây cương, luôn tay ra roi vun vút.
    Người ta nhậ­n thấy con Bạch Tuyết đã thở hơi phì phì đằng mũi như phun khói, nhưng người thiếu nữ vẫn có vẻ nóng nẩy, sốt ruột, hình như cảm thấy con ngựa đi chậ­m quá !
    Con tuấn mã băng ngàn, vượt núi, lao đi như tên bắn. Chẳng mấy chốc, nó đã phi lên một ngọn đồi thoai thoải, xuống dốc, đậ­p vó rào rạo trên đường đất đỏ rồi vùn vụt len lỏi qua những gốc thông già thằng tắp.

  • Mê Hồn Ca

    Mê Hồn Ca
    Đinh Hùng
    TIẾNG PHƯƠNG ĐÔNG xuất bản 1954

    Thơ VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 6240

    Cho đến mãi lúc này, mới có một người làm thơ nghĩ đến chuyện xuất bản tác phẩm của một người làm thơ, thì quả tình giọng cảm khái của Đinh Hùng đã vô cùng thấm thí­a:
    Ngày lại ngày thương nét mặt nhân gian
    thế sự ấy nên cười hay nên khóc?
    Nền thi ca Việt Nam thời tiền chiến đã được định lại giá trị.

  • Ngày Đó Có Em

    Ngày Đó Có Em
    Đinh Hùng
    GIAO ĐIỂM xuất bản 1967

    Phi Hư Cấu Thơ

    CHAPTERS 7 VIEWS 566

    Nhiều nhà văn viết về thân thế người bạn thơ thân nhất của Bí­ch Khê là Hàn Mặc Tử­ - người bạn thơ gần Bí­ch Khê nhất ở cả cuộc sống lẫn cõi chết - thường vẫn không quên nhắc tới những Mộng Cầm, Thương Thương, Mai Đình, cô Cúc... những người đàn bà, vô tình hay hữu ý, đã để lại dấu chân trong cuộc đời tác giả Gái Quê, Xuân Như Ý, Cẩm Châu ... Dầu muốn, dầu không, những trang giai nhân đó cũng đã là một phần linh hồn của nhà thơ, và một khi tiếng thơ của Hàn còn làm rung động tâm hồn những kẻ yêu nhau, thì những bóng dáng đàn bà kia vẫn cần thiết hiện diện, gắn liền cùng sự nghiệp thi ca của Hàn.


  • Đinh Hùng<
    Đinh Hùng (1920 - 1967)

    Đinh Hùng sinh ngày 3 tháng 7 năm 1920 tại Hà Nội. Ngoài việc ký tên thật Đinh Hùng, ông còn dùng bút hiệu Thần Đăng khi làm thơ châm biếm và Hoài Điệp Thứ Lang khi viết tiểu thuyết.
    Tập văn xuôi "Đám ma tôi" của Đinh Hùng lần đầu tiên được đăng trên báo Hà Nội năm 1943. Sau đó ông có sáng tác bài thơ "Kỳ Nữ" , đây là một bài thơ được đánh giá cao và được nhà thơ Thế Lữ chọn in trong truyện Trại Bồ Tùng Linh. Năm 1954, Đinh Hùng lập ra tờ nhật báo Tự Do tại Sài Gòn, với sự cộng tác của Tam Lang, Mặc Đỗ, Mặc Thu, Như Phong....
    Năm 1961, Đinh Hùng cho in tập Đường vào tình sử. Năm 1962, tác phẩm này đã đoạt Giải Thưởng Văn Chương Toàn Quốc về thi ca. Cũng trong năm 1962, Đinh Hùng cho ra mắt tuần báo Tao Đàn thi nhân, mới phát hành được 2 số thì Đinh Hùng qua đời năm 1967 .


    TÁC PHẨM:
    Kinh Đô văn nghệ (1952)
    Mê Hồn ca (Thơ, 1954)
    Đường vào tình sử (Thơ, 1962)
    Kỳ Nữ Gò Ôn Khâu (Truyện dài, 1965)
    Người đao phủ thành Đại La (Truyện dài, 1965)
    Ngày đó có em (Thơ, 1967)
    Đốt lò hương củ (1971)
    Tiếng ca bộ lạc (Thơ, 1973)

TO TOP
SEARCH