-
Cô Tư Hồng
Truyện Dài Dã Sử
Đào Trinh Nhất
CHAPTERS 27 VIEWS 7416
Vào khoảng trung tuần tháng giêng năm Canh Tuất (1910), hồi 9 giờ sáng, một ông cụ hình dáng cục mịch hom hem, râu tóc đã bạc gần hết, mình mặc áo the sờn vai, chân đi đôi giày da lộn, một tay kẹp chiếc ô vào nách để chổng đầu nhọn lên trên, tay kia xách một lồng chim bồ câu độ chục con, xem bộ tịch rõ ra một vị huynh thứ trong làng, lên tỉnh có việc.
Không ai biết cụ từ đâu đến, chỉ biết khi xuống xe hỏa ở ga Hàng Cỏ, cụ lần mò hỏi thăm người ta đường lối về ngõ Hội Vũ.
Ngõ này ở Hà Thành ta ba chục năm trước hẹp nhỏ, đường đi còn rải gạch non phủ cát, hai bên cỏ mọc làm bờ, phía trong còn nhiều đất để hoang chưa làm nhà; quang cảnh đó đâu sửa sang vui vẻ và cửa nhà tấp nập được như bây giờ.
Tuy vậy, lúc đó ai mới ở ngoài bước vào đầu ngõ, cũng trông thấy ngay một tòa lâu đài sừng sững, kiến trúc xen lẫn hai kiểu Tây Tàu, nhưng đại thể kiểu mới nhiều hơn: nguy nga, đột ngột, rộng rãi, có vẻ như một chốn phủ đệ thâm nghiêm, đài các. Chỉ cái ngoại quan đủ tỏ cho những người trông vào phải đoán ngay chủ nhân tất là một bực phong lưu, quí hiển. -
Con Quỷ Phong Lưu
Phi Hư Cấu Phóng Sự
Đào Trinh Nhất
CHAPTERS 20 VIEWS 4686
Ai ở Sài Gòn lâu năm, hẳn nhớ cái khoảng nam giữa hai đầu đường Catinat và Charner, ngó ngay mặt ra bến tàu Nam Vang, trước kia làm gì có tòa nhà hùng tráng tối tân của chú Hỏa dựng lên, làm đại khách sạn Majestic, như ta trông thấy bây giờ.
Mười lăm năm về trước, chỗ ấy là mấy căn phố lầu kiểu xưa, gần đến tuổi khai tử, chú Hỏa cho mấy hãng mướn làm kho chứa hàng, tối đến cảnh tượng tối tăm, tiều tụy.
Phía bên kia đường, còn có ga xe lửa nhỏ, người ta gọi là xe lửa “con cóc”, chạy đường Chợ Lớn, Sài Gòn lên Đa Kao. Cách nửa giờ lại có một chuyến xe đi qua, bánh xe lăn cành cạch, uể oài như bước chân của ông lão bảy, tám mươi; tiếng còi rít lên điếc tai mà có vẻ sầu thảm.
Trong hàng ba và ngoài vỉa hè của dãy phố nói trên, tức là buồng ngủ cho đám dân lao công khổ dịch sớm tối sống nhờ về bến tàu Nam Vang và các hãng, các sở chung quanh. -
Đào Trinh Nhất - Tập 1
Phi Hư Cấu Sử Địa
Đào Trinh Nhất
CHAPTERS 5 VIEWS 2392
Hình như trong thế gian không có một nước nào trải qua nhiều phen vong quốc cho hằng nước Nam mình.
Thuở xưa Bắc thuộc 3 lần trước sau 1050 năm.
Ngày nay Tây thuộc chưa biết đến bao giờ.
Vậy thì sự bại vong của ta có lai lịch và duyên do thế nào, ta càng phải nên tìm tòi hiểu biết.
Song chuyện hại vong dĩ vãng đã có những khúc vãn hồi của lịch sử và mây mù thời gian che khuất đi lâu rồi, không cần bươi móc trở lại nữa. Sự cần thiết là nên tìm tỏi câu chuyện hại vong gần đây. -
Đào Trinh Nhất - Tập 2
Phi Hư Cấu
Đào Trinh Nhất
CHAPTERS 4 VIEWS 1555
Đào Trinh Nhất (1900-1951): Nhà văn, kí giả, học giả, con trai Hoàng giáp Đào Nguyên Phổ và bà Nguyễn Thị Châu.
Đào Trinh Nhất là một nhà báo nổi tiếng thời cận đại, tự Quán Chi, với rất nhiều bút hiệu: Tinh Vệ, Vô Nhị, Nam Chúc, Hồng Phong, Hậu Đình, Vân Anh, Trường Thiệt, Viên Nạp, Anh Đào, Trương Văn Thu, Doãn Chu, XYZ... Ông sinh ở Thuận Hóa (Huế) nguyên quán xã Thượng Phán, huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình, sống và làm việc ở Hà Nội, Sài Gòn cho đến ngày qua đời (1951).
Trong 30 năm làm báo và viết văn ông từng làm chủ bút, đã viết ở các báo: Thực nghiệp dân háo, Hữu Thanh, Trung Hòa nhật hảo, Thần Chung, Đuốc Nhà Nam, Phụ nữ Tân văn, Mai, Trung Bắc chủ nhật, Cải Tạo... là những tờ báo nổi tiếng ờ Hà Nội và Sài Gòn trước năm 1945 (thời Pháp thuộc). Ông cũng đã viết nhiều tác phẩm về lịch sử, triết học... -
Đào Trinh Nhất - Tập 3
Truyện Dài
Đào Trinh Nhất
CHAPTERS 5 VIEWS 1647
Tập Đào Trinh Nhất - Tác phẩm 3 gồm 6 tiểu thuyết của nhà văn, nhà báo, dịch giả Đào Trinh Nhất.
Phần lớn các tiểu thuyết của ông chúng tôi sưu tầm từ mấy chục năm trước trên các số báo Trung Bắc Chủ nhật xuất bản ở Hà Nội mà chúng tôi còn lưu giữ (gần đây chúng tôi “trao đổi vật ngang giá ” với ông V.A.T, hiện ông T đã nhượng lại cho một trường Đại học tư ờ Sài Gòn). Nay chỉ còn bản phóng ảnh.
Về phần sáng tác văn chương, Đào Trinh Nhất đã đăng kí được một số tiểu thuyết có giá trị xã hội, nhất là tiếu thuyết lịch sử cận đại Việt Nam. Các tác phẩm này phần lớn từng đăng định kỳ trên Trung Bắc Chủ nhật ờ Hà Nội từ năm 1941-1945. -
Đào Trinh Nhất - Tập 4
Truyện Dài Trung Hoa
Đào Trinh Nhất
CHAPTERS 52 VIEWS 4601
Trong số tác phẩm Đáo Trinh Nhất, chúng tôi hiện có 20/22 cuốn trong toàn bộ trứ tác và sáng tác của ông trong 30 năm cầm bút . chưa kể các bài báo ngắn khác (trừ 2 cuốn sách dịch Thần tiên kinh và Đông Chu liệt quốc hiện biên giả chưa sưu tầm được). Trong số 20 cuốn, chúng tôi cho in đủ, trừ cuốn Cái án Cao Đài, không dưa vào phần Tác phẩm, vì đây là vấn dề tôn giáo tế nhị, như đã viết trong Đào Trinh Nhất: Nhà văn, nhà báo bực thầy (trang 119. 120). Nay xin khỏi nhắc lại.
Thế cho nên, tập 4này gồm: tiểu thuyết Lể Văn Khôi và truyện dịch Liêu Trai chí dị. -
Đóng Cửa Dạy Chồng
Phi Hư Cấu Phóng Sự
Đào Trinh Nhất
CHAPTERS 15 VIEWS 3532
Đầu mùa sầu riêng, có lẽ quanh miền Hồng Ngự chưa ai được biết hương vị nó ra thế nào, trước sân gạch nhà ông Huyện hàm Thạch Huy Lai tức Châu Hồng đã thấy ném vỏ sầu riêng ngổn ngang; chiều gió có thể đưa mùi thơm phảng phất bay qua mũi những người đi lại ngoài đường, cách xa hơn hai chục thước.
Một nhà trồng bắp (lúa ngô) và buôn bắp phát đạt nhất vùng có khác, mùa nào thức ấy, họ cúng vái thần khẩu một cách chịu khó cầu kì, và chiều chuộng con tì con vị của họ đáo để, không ngại gì những sự tốn kém xa xôi.
Nhà ông Châu Hồng ở tít trong đồng ruộng mênh mông, gọi là đường lối giao thông chỉ có những ngòi với rạch. Người ta đi lại đã có đò dọc tàu con, nhưng ông giàu có lớn, ông sắm riêng một chiếc ca nô chạy bằng máy dầu xăng, cũng như trên bộ có xe hơi nhà vậy. Mỗi năm đến mùa sầu riêng, muốn được thưởng thức hương vị của thứ giai quả ấy sớm hơn hết thảy mọi người quanh miền, ông Châu Hồng sai người đi Kampot hay lên Nam Vang mua về, có phần thuận tiện nhanh chóng hơn, vì tỉnh Châu Đốc tiếp giáp đất xứ Cao Miên, nơi sản xuất sầu riêng không khác gì đất Bắc ta sản mít. -
Lê Văn Khôi
Truyện Dài Dã Sử
Đào Trinh Nhất
CHAPTERS 16 VIEWS 3943
Giữa năm Kỷ Mảo (1819), vua Gia Long phát bệnh, tự liệu mình không qua khỏi thiên số, liền giáng chỉ vời ông Duyệt về triều, để phú thác hậu sự.
Ông giao ấn tín Gia Định thành Tống trấn cho ông Huỳnh Công Lý quyền tạm, rồi tức tốc lên đường, đi suốt đêm ngày ra kinh đô.
Nằm trên giường bệnh, vua Gia Long truyền gọi ông Duyệt lại gần, lấy lời ân cần dặn bảo ông hết lòng giúp đở tự quân:
- Trẫm vẫn biết khanh là người trung, nghĩa lại nhiều lịch duyệt việc đời, tự quân một mai thân chính, chắc hẳn quốc gia đại sự, ban đầu hãy còn bỡ ngỡ, vậy khanh phải nghĩ phúc nước lợi dân làm trọng, mỗi việc đều nên trịnh trọng suy xét, phò tá tự quân, chó phụ lòng trầm tin cậy, ký thác. -
Một Kẻ Bán Trời
Phi Hư Cấu Phóng Sự
Đào Trinh Nhất
CHAPTERS 20 VIEWS 2715
Họ cốt xả thân tu hành để trả nợ nghiệp báo cho người đã đưa họ ra đời; cốt tụng kinh sốt sắng chăm chỉ để cầu nguyện cho vong linh người được chóng siêu độ.
Thì ra luật nhân quả, chẳng hề riêng ở bản thân mỗi người mà thôi, cho đến hành vi và tâm tính lành dữ của người làm cha mẹ cũng ảnh hưởng hay dở cho đời con cháu. Ta thường bảo để đức cho con, và hiểu nghĩa phụ trái tử hoàn là thế. Ý hẳn tin tưởng đạo trời lẽ Phật như vậy, anh em nhà này muốn lấy sự tu hành trang trải phụ trái ở kiếp này, cho khỏi vương mang qua kiếp sau. Cái nghiệp nhà khiến ra phải thế, chính Phật đã tự nói.
Quả vậy, thì hai cái đời thanh niên đáng quí đáng yêu, vô can vô tội, chỉ bời kẻ trước gây nên oan trái mà thân họ phải chịu long đong vất vả đấy ư? -
Phan Đình Phùng
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Đào Trinh Nhất
CHAPTERS 21 VIEWS 2612
Cụ Phan sanh ra, tướng mạo rất sấu, nếu cứ lấy ngoài da mà xét người, thì không có ai ngờ đâu về sau cụ làm nên được anh hùng đến thế. Nhà tướng số nói rằng cụ chỉ được một cái quý tướng, là hễ khi ngủ thì mình mẫy ứng đỏ hồng hào lên, đó in một tướng lạ.
Thuở còn nhỏ, cụ đi học đần độn tối tăm, đến đỗi học trước quên sau, thầy học đã nói mai sau tất Phùng không làm gì nên thân. Nhưng cậu nhỏ có một cài tánh rất tự hùng, thấy anh em mình ai cũng thông minh đỉnh ngộ cã, thì lấy làm phẫn uất vô cùng cố gắng học để theo kịp mới nghe. Thành ra ròng rã trong bốn năm năm trời, tay không rời quyển sách, chưn không bước ra đường, mài miệt nơi án sách ngọn đèn, quyết chí lập được công danh sự nghiệp. Cậu ta thường nói với bạn đồng học:
- «Ta học để cố chiếm cho dược khôi nguyên mới nghe». -
Việt Sử Giai Thoại
Phi Hư Cấu Sử Địa
Đào Trinh Nhất
CHAPTERS 7 VIEWS 8708
Người ta gọi “giai thoại” là việc tốt, chuyện hay thường truyền tụng ở dân gian. Sách làm ngày xưa cũng có một quyển đề là “Tùy Đường giai thoại”, chép những chuyện hay trong đời Tùy Đường. Theo nghĩa chữ Pháp thì “giai thoại” (anecdote) là chuyện vặt, chuyện dật sử, có cái không đáng tin.
Nhưng quyển này thì đáng tin, tác giả thuật theo chuyện cổ nước nhà, độc giả không tốn công mà thích đọc, lại biết được nhiều chuyện hay. Đoạn thì dẫn sách ta, đoạn thì dẫn sách Tàu, sách Tây, đủ cả, y như một bài khảo cứu. Lời văn lại lưu loát, câu văn có thú vị, không đến nỗi khô khan như văn khảo cứu. -
Việt Nam Tây Thuộc Sử
Phi Hư Cấu Sử Địa
Đào Trinh Nhất
CHAPTERS 3 VIEWS 1504
Hình như trong thế gian không có một nước nào trải qua nhiều phen vong quốc cho hằng nước Nam mình.
Thuở xưa Bắc thuộc 3 lần trước sau 1050 năm.
Ngày nay Tây thuộc chưa biết đến bao giờ.
Vậy thì sự bại vong của ta có lai lịch và duyên do thế nào, ta càng phải nên tìm tòi hiểu biết.
Song chuyện hại vong dĩ vãng đã có những khúc vãn hồi của lịch sử và mây mù thời gian che khuất đi lâu rồi, không cần bươi móc trở lại nữa. Sự cần thiết là nên tìm tỏi câu chuyện hại vong gần đây. -
Vương An Thạch
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Đào Trinh Nhất
TÂN VIỆT xuất bản 1960CHAPTERS 10 VIEWS 74
Vương An Thạch tự Giới Phủ, hiệu Bán Sơn Lão Nhân, người ở Phủ Châu, Lâm Xuyên (nay là huyện Đông Hương, tỉnh Giang Tây), là một nhà văn nổi tiếng thời nhà Bắc Tống và cũng là nhà kinh tế, chính trị lỗi lạc trong lịch sử Trung Quốc.
Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng. Cha đẻ là Vương Ích. Đỗ tiến sĩ năm Khánh Lịch thứ 2 (1042) đời Tống Nhân Tông. Cùng năm, được bổ dụng làm trợ lý cho quan đứng đầu thủ phủ tỉnh Dương Châu. Năm 1047, ông được thăng tri huyện Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang. Năm 1051 ông được cử đến Thương Châu làm thông phán. Hết nhiệm kì này ông được điều về kinh đô. Năm 1057, ông làm tri châu Thương Châu tỉnh Giang Tô Năm 1058vông lại được điều đi làm quan hình ngục Giang Đông trông coi việc tư pháp và hành chính Giang Nam. Đến cuối năm này, sau 17 năm làm quan địa phương, ông đã viết một bài trình lên Tống Nhân Tông nêu rõ các trì trệ hiện thời của Bắc Tống và nêu lên các biện pháp khắc phục, áp dụng tân pháp để cải cách chế độ kinh tế-xã hội, quân sự của nhà Tống nhưng thất bại do sự chống đối của các tầng lớp quan lại đương thời. Trải qua một thời gian dài hai đời vua Tống Nhân Tông và Tống Nhân Tông sau khi về chịu tang mẹ 3 năm ở quê nhà, ông ở lại đó và mở trường dạy học.